Bài giảng Văn học 1 - Lê Thị Hồng Thắm

Bài giảng học phần Văn học 1 được soạn với mục đích trang bị cho người

học:

1. Về mặt kiến thức:

- Các hiểu biết cơ bản về Lý luận văn học.

- Các hiểu biết tổng quan về văn học dân gian Việt Nam.

- Hệ thống hóa văn học viết Việt Nam đã học ở phổ thông trung học.

- Các hiểu biết về văn học thiếu nhi Việt Nam.

- Văn học nước ngoài dành cho thiếu nhi trong chương trình tiểu học

pdf 129 trang phuongnguyen 8640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn học 1 - Lê Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Văn học 1 - Lê Thị Hồng Thắm

Bài giảng Văn học 1 - Lê Thị Hồng Thắm
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN 
BÀI GIẢNG 
HỌC PHẦN VĂN HỌC 1 
Năm học: 2013 - 2014 
- 2 - 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN 
BÀI GIẢNG 
HỌC PHẦN VĂN HỌC 1 
Giáo viên: Lê Thị Hồng Thắm 
Bộ môn: Sư phạm Tiểu học 
Năm học: 2013 - 2014 
- 3 - 
LỜI NÓI ĐẦU 
Bài giảng học phần Văn học 1 được soạn với mục đích trang bị cho người 
học: 
1. Về mặt kiến thức: 
- Các hiểu biết cơ bản về Lý luận văn học. 
- Các hiểu biết tổng quan về văn học dân gian Việt Nam. 
- Hệ thống hóa văn học viết Việt Nam đã học ở phổ thông trung học. 
- Các hiểu biết về văn học thiếu nhi Việt Nam. 
- Văn học nước ngoài dành cho thiếu nhi trong chương trình tiểu học. 
2. Về mặt kỹ năng, người học biết: 
- Ứng dụng các mảng kiến thức đã học để nâng cao kỹ năng sư phạm trong 
việc dạy các phân môn tiếng Việt ở tiểu học. 
- Phân tích các tác phẩm văn học có trong chương trình tiếng Việt tiểu học phù 
hợp với từng lứa tuổi, khối lớp. 
- Dạy tốt môn tiếng Việt ở tiểu học, đặc biệt là phân môn Tập đọc, Kể 
chuyện, Tập làm văn... 
- 4 - 
MỤC LỤC 
TÊN BÀI TRANG 
Chương 1: LÝ LUẬN VĂN HỌC 6 
Bài 1: Đối tượng - nội dung – và chức năng của Văn học 6 
Bài 2: Hình tượng và nhân vật trong văn học 12 
Bài 3: Ngôn ngữ văn học 16 
Bài 4: Đề tài – chủ đề - kết cấu - cốt truyện 20 
Bài 5: Đặc trưng cơ bản của thơ – truyện – ký – kịch 25 
Bài 6: Một số thể thơ ở Việt Nam 31 
Bài 7: Phương pháp phân tích một tác phẩm văn học 38 
Chương 2 : VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 43 
Bài 1: Đại cương về văn học dân gian Việt Nam 43 
Bài 2: Truyện dân gian 50 
Bài 3: Các thể loại văn vần dân gian 61 
Chương 3: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VỀ VĂN HỌC VIỆT 
NAM ĐÃ HỌC Ở PHỔ THÔNG TRUNG HỌC 
67 
Bài 1: Đặc điểm và thành tựu của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến 
hết thế kỷ XIX 
67 
Bài 2: Đặc điểm và thành tựu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 
XX đến CMT8/1945 
74 
Bài 3: Đặc điểm và thành tựu của văn học Việt Nam từ CMT8 đến 
năm 1975 
83 
Bài 4: Văn học viết Việt Nam trong chương trình tiểu học 87 
Chương 4: VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM 89 
Bài 1: Khái quát văn học thiếu nhi Việt Nam 89 
Bài 2: Thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho thiếu nhi 92 
Bài 3: Tô Hoài với “Dế Mèn phiêu lưu ký” 97 
Bài 4: Nguyễn Huy Tưởng với “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” 101 
- 5 - 
Bài 5: Thơ Trần Đăng Khoa 104 
Bài 6: Phạm Hổ và tập thơ “Chú bò tìm bạn” 107 
Chương 5 : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
TIỂU HỌC 
110 
Bài 1: Khái quát về những tác phẩm văn học nước ngoài dạy trong 
chương trình tiểu học 
110 
Bài 2: Giới thiệu Andecxen và tác phẩm “Bà chúa tuyết” 115 
Bài 3: Giới thiệu Grim và tác phẩm “Bạch Tuyết và bảy chú Lùn” 118 
Bài 4: Giới thiệu Hector Malot và tác phẩm “ Không gia đình” 121 
Bài 5: Giới thiệu M.Gorki và tác phẩm “ Thời thơ ấu” 125 
- 6 - 
Chương 1 
LÝ LUẬN VĂN HỌC 
Bài 1: Đối tượng, nội dung và chức năng của văn học 
1.1. Khái niệm văn học: 
- Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là những tác phẩm dùng phương tiện ngôn từ 
để sáng tạo những hình tượng về cuộc sống. 
- Văn học tồn tại dưới nhiều dạng: 
+ Dạng thuần túy nghệ thuật ngôn từ như: thơ, phú, tiểu thuyết, ngâm khúc 
 ra đời muộn, có chức năng thẩm mỹ và hư cấu nghệ thuật. 
+ Dạng nguyên hợp: gắn liền với lễ hội, diễn xướng truyền miệng. 
 Văn học dân gian, ca dao, vè, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, 
kịch . ra đời sớm. 
+ Dạng pha tạp: gắn với các chức năng: hành chính, nghiên cứu, báo chí, 
ngoài ra trong văn học có: sử ký, cáo, chiếu, biểu, luận, văn tế, tuyên ngôn, phóng 
sựđược hình thành từ khi có chữ viết (văn tự). 
1.2. Đối tượng và nội dung của văn học: 
- Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của chính 
trị, đạo đức, tôn giáo, triết học và cũng có ảnh hưởng tới các hình thái ý thức ấy. 
- Văn học có nội dung riêng, đặc thù do đối tượng của nó quy định. 
1.2.1. Đối tượng của văn học: 
- Là sự sống của con người. Đó là sự tác động qua lại của con người với ngoại 
cảnh, với chính mình nhằm mục đích tồn tại và khẳng định ý nghĩa cuộc sống, giá 
trị của mình (quá trình này đầy những ước mơ, buồn, vui) 
- Sự sống của con người chủ yếu là cuộc sống tinh thần đầy cảm xúc, suy 
nghĩ, đầy sự đánh giá xung quanh và sự tự đánh giá. Mở bất kỳ tác phẩm văn học 
nào cũng bắt gặp sự sống: 
+ Mở đầu Chí Phèo: tâm trạng đầy uất hận. 
 + Mở đầu Vợ chồng A Phủ: tâm trạng buồn bã của Mỵ. 
 + Mở đầu Việt Bắc: đối đáp đầy tâm trạng của người đi kẻ ở : "Mình về" 
- 7 - 
 + Mở đầu Vội vàng: khát vọng níu giữ tuổi trẻ và thời gian. 
"Tôi muốn tắt nắng đi, 
 Cho màu đừng nhạt mất. 
Tôi muốn buộc gió lại, 
Cho hương đừng bay đi” 
Đó là sự ý thức về sự sống, nói đến sự sống là nói đến chủ thể con người, tính 
cách con người, toàn bộ các mối quan hệ xung quanh con người, về thế giới tự 
nhiên và xã hội xung quanh. 
1.2.2. Nội dung của văn học 
- Văn học phản ánh cuộc sống một cách toàn vẹn, sinh động, cụ thể, cảm tính 
mà con người chủ thể là trung tâm. Văn học làm sống dậy những con người cá thể: 
 Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Thúy Kiều, Hoạn Thư, Ô –Ten – Lô, Giăng – 
Van – Giăng, Chí Phèo, Chị Dậu 
- Các nhân vật văn học có những quy luật hành động, những kiểu cách ứng xử 
được gọi là tính cách, do quan hệ của nhân vật và hoàn cảnh xung quanh hoặc thời 
đại lịch sử tạo nên (Nhân vật chị Út Tịch) 
- Nếu trong tác phẩm văn học tả cảnh thì cảnh thể hiện sự sống con người, 
đằng sau cảnh thấp thoáng con người, thấm đượm tình người: 
 "Gió đưa cành trúc la đà 
Tiếng chuôngTrấn Vũ, canh gà Thọ Xương 
Mịt mù khói tỏa ngàn sương 
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ". 
“Trong đầm gì đẹp bằng sen...” 
- Văn học chọn những khoảng sống, những cuộc đời, những số phận giàu ý 
nghĩa, làm sống lại vĩnh viễn sự sống ấy, khái quát cho nổi bật các ý nghĩa nhiều 
mặt của nó, truyền đến cho người đọc, làm cho họ cũng được sống và thể nghiệm 
các ý nghĩa ấy, từ đó có thêm sức mạnh trí tuệ, văn hóa. 
- Sự sống trong văn học là sự sống đã được ý thức, được lý giải, giải thích từ 
nhiều góc độ: xã hội, lịch sử, văn hóa, nhân cách: 
- 8 - 
Nhân vật Chí Phèo: được lý giải bằng chế độ bất công của bọn cường hào 
nông thôn, bằng trình độ ý thức thấp kém, nhân cách bị méo mó. 
- Sự sống trong văn học đã được đánh giá, khẳng định, hay phủ định, yêu 
mến, hoặc căm thù được soi sáng bằng tình cảm hoặc lý tưởng, tràn đầy cảm 
hứng, có khả năng thức tỉnh những tính cách xã hội và thẩm mỹ của người đọc . 
Văn học khác với chính trị, đạo đức, tôn giáo, triết học (chính trị học: xem xét 
tương quan lực lượng văn học để xây dựng quyền lực, chi phối xã hội  chỉ quan 
tâm tới sự sống cá thể với những cảm xúc tinh tế đang diễn ra; Triết học chỉ quan 
tâm tới những quy luật chung khái quát đang tồn tại của lịch sử, của tư duy, tôn giáo 
thì khêu gợi niềm tin vào thế giới bên kia; Đạo đức quan tâm tới việc xác định 
chuẩn mực ứng xử giữa người với người, tuân theo trong cuộc sống đang ở một thời 
điểm nhất định. 
Văn học không hề tách biệt với các hình thái ý thức xã hội vì các hình thái ấy, 
ý thức ấy vốn có trong cuộc đời và được văn học phản ảnh, suy nghĩ, đánh giá, nhà 
văn cũng là con người trong xã hội chịu ảnh hưởng của chính trị, triết học, tôn 
giáo. Và những ảnh hưởng đó được thể hiện rõ trong văn học. 
Tóm lại: Văn học có đối tượng riêng là sự sống con người, xã hội người với tư 
cách là chủ thể của sự sống trong tính chỉnh thể toàn vẹn. 
Văn học là sự tái hiện và khái quát về giá trị và ý nghĩa của sự sống con người, 
về cuộc đời, số phận và xã hội loài người. 
 Văn học liên hệ với mọi hình thái xã hội, nhưng không đồng nhất với chúng. 
1.3. Chức năng của văn học: 
- Nhờ sự tái hiện sự sống và khái quát về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống, văn 
học giúp cho con người sống có ý nghĩa hơn, hiểu nhau hơn, mạnh mẽ hơn. 
- Văn học có tác dụng rất to lớn trong cuộc sống => Văn học là sách giáo khoa 
về cuộc sống dạy cách sống. Văn học có 5 chức năng: 
1.3.1. Chức năng nhận thức: 
- Cung cấp cho người đọc một vốn tri thức phong phú, nhiều mặt: Cây cỏ, 
chim muông, vật dụng cho tới phong tục tập quán, các trạng thái, tình cảm và đời 
sống tinh thần của con người. 
- 9 - 
- Văn học giúp người ta nhận thức các trạng thái éo le, phức tạp của nhân sinh 
giúp người ta xé toạc mọi cái giả dối, bênh vực cho những số phận bị vùi dập oan 
trái. 
- Nhận thức trong văn học chủ yếu là nhận thức ý nghĩa, giá trị và sự biểu hiện 
của ý nghĩa, giá trị của con người (đó là sự đánh giá, nhận xét, châm biếm hay ca 
ngợi) trong sự tỉnh táo, tinh tường thường xuyên: 
+ Quan phụ mẫu (Tắt đèn- Ngô Tất Tố): “cái râu mới lạ làm sao” (T.10) 
 +Tú Bà (Truyện Kiều-Nguyễn Du): “Thoắt trông nhờn nhợt”: Có cuộc sống 
về đêm. 
 + Mã Giám Sinh: “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”.(Truyện Kiều-
Nguyễn Du), cho thấy con người này luôn chú ý hình thức bên ngoài một cách giả 
tạo. 
 Cách nhận thức như vậy sẽ góp phần mở rộng phạm vi thể nghiệm và phát huy năng lực 
nhận xét cho người đọc, làm phong phú kinh nghiệm sống của họ. 
1.3.2. Chức năng giáo dục: 
M.Gorki nói về chức năng giáo dục của văn học: Giúp con người hiểu được 
bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy sinh trong con 
người khát vọng hướng đến chân lý, đấu tranh với cái xấu xa trong con người, biết 
tìm thấy cái tốt của con người và thức tỉnh trong tâm hồn họ sự xấu hổ, chí căm thù 
và lòng dũng cảm, biết làm tất cả để con người trở nên lành mạnh hơn và cuộc sống 
con người trở nên đẹp và thiêng liêng, (Văn học - tập hai, nhà xuất bản Giáo 
dục,1998). 
- Văn học có tác dụng giáo dục độc đáo: chức năng nuôi dưỡng tâm hồn, trí 
tuệ, tình cảm đạo đức con người. 
- Giúp con người khả năng nhận ra cái giả, cái thật, cái đúng, cái sai, cái đẹp, 
xấu, cái có giá trị, và cái tầm thường trong cuộc sống ngổn ngang bề bộn. Nó mài 
sắc cảm giác của con người, vũ trang cho con người các tiêu chuẩn nhân bản, dạy 
con người biết yêu thương đất nước, thiên nhiên, yêu gia đình, đồng loại, khinh miệt 
thói luồn cúi, đớn hèn, biết ngưỡng mộ các tấm gương anh hùng, các tài năng siêu 
việt của nhân loại. 
- 10 - 
- Văn học kích thích con người biết tự trọng, khát khao sự hoàn thiện, sống vị 
tha có lương tâm. Giáo dục con người lòng đồng cảm, tự thể hiện nhu cầu tự giải 
bày, mong sự đồng tình và đáp lại. Văn học dạy cho người ta biết đồng cảm với nỗi 
đau, sự cô đơn, tủi nhục của người khác, biết đoàn kết, yêu ghét trong một lý tưởng 
chung (chuyển sang chức năng tổ chức xã hội) .Văn học là vũ khí đấu tranh cho 
hạnh phúc, tự do và tiến bộ của con người: 
+ Truyện dân gian: Cho chúng ta biết được ước mơ của cha ông, phấn đấu 
thực hiện bằng được giấc mơ đó của cha ông. Truyện hiện đại,giúp cho chúng ta 
biết chia xẻ, thông cảm với từng số phận của con người.Văn học giáo dục con người 
có ý thức hơn trong việc xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ văn minh (Chí Phèo của 
Nam Cao,Tắt đèn của Ngô Tất Tố). 
1.3.3. Chức năng thẩm mỹ: 
- Là chức năng đem lại sự hưởng thụ thẩm mĩ cho con người, biết hưởng thụ 
vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người. 
- Văn học phản ảnh đời sống dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mĩ: 
+ Con người bị oan khuất, thiệt thòi, được bênh vực, yêu thương 
+ Cô đơn, buồn tủi được giải bày và đồng cảm 
+ Bạc ác, đen tối thì bị trừng trị, lên án, tố cáo 
Có thể nói, Văn học có tác dụng giải sầu, đem lại sự an ủi, xoa dịu bớt nỗi 
đau, gợi ca niềm hy vọng. 
- Con người hưởng thụ được vẻ đẹp của nghệ thuật,tạo ra từ ngôn từ, hình 
tượng, kết cấu độc đáo, cấu tứ mới lại. 
Đỗ Phủ làm thơ với ý thức "Lời chưa kinh động lòng người thì chết vẫn chưa 
thôi" cho thấy văn học phải là nguồn cảm khoái lớn cho hậu thế. 
1.3.4. Chức năng giải trí: 
- Nghệ thuật giúp con người phát triển các năng lực cảm thụ, cách đánh giá 
chủ quan, tác phẩm văn học đưa con người vào trò chơi rèn luyện tinh thần, tình 
cảm, phát huy năng lực trí tuệ. 
- Văn học giúp con người phát triển toàn diện, làm cho đầu óc con người nhạy 
bén, linh hoạt, sắc cạnh trước các biểu hiện phức tạp và pha tạp của đời. 
- 11 - 
- Nắm bắt được ý tứ, khám phá ra cách dùng từ, chơi chữ của tác giả. 
- Giải trí thẩm mĩ của người đọc, đưa người đọc vào thế giới tưởng tượng làm 
phong phú thêm đời sống tinh thần của con người: 
+ Truyện ngụ ngôn: ý tại ngôn ngoại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản 
thân: 
(Đẽo cày giữa đường, Treo biển, trong cuộc sống cần phải có chính 
kiến, có lập trường,không giao động trước những lời góp ý không thật lòng). 
 + Ca dao: trữ tình, luôn tràn đầy cảm xúc bài “Tát nước đầu đình” thể hiện 
cách tỏ tình ý nhị, kín đáo. 
 + Bài ca dao Hỡi cô tát nước bên đường thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, 
yêu lao động, yêu thiên nhiên. 
1.3.5. Chức năng giao tiếp: 
- Văn học là thông điệp, là tiếng lòng đến với tiếng lòng, bất chấp thời gian và 
không gian. 
- Văn học giúp con người hiểu nhau qua những điều riêng tư thầm kín => văn 
học là tiếng nói của tình cảm, là người bạn của con người trong những lúc cô đơn và 
nó lưu truyền từ đời này sang đời khác: 
Thực vàng chẳng phải thau đâu 
Đừng đem thử lửa cho đau lòng vàng. 
1.3.6. Mối quan hệ của năm chức năng: 
- Các chức năng găn bó hữu cơ với nhau, không thể tách rời. Giúp con người 
nhận thức về xã hội, thiên nhiên, biết vươn lên, sống có ý thức, tạo cho con người 
đẹp về cảm xúc và tâm hồn. Sống có lý tưởng. Văn học làm cho họ thỏa mãn về 
tình cảm, về giải trí. 
Tóm lại: Văn học có một sức sống mãnh liệt, lâu dài, có sức tác động sâu xa 
bền bỉ. Đảng ta luôn coi trọng vai trò của văn học trong đời sống xã hội => văn học 
xây dựng và nuôi dưỡng con người một cách toàn diện. 
Câu hỏi và bài tập 
1. Trình bày đối tượng và nội dung của văn học. 
2. Trình bày các chức năng của văn học. 
- 12 - 
Bài 2: Hình tượng và nhân vật trong văn học 
2.1. Khái niệm hình tượng và hình tượng văn học: 
Đặc điểm nổi bật của văn học là thể hiện thế giới và con người bằng hình 
tượng, hình tượng là phương thức tồn tại và biểu hiện của nghệ thuât. 
2.1.1. Hình tượng nghệ thuật là gì? 
Hình tượng nghệ thuật là một sự sáng tạo tinh thần đặc biệt, là cái thế giới đời 
sống do người nghệ sĩ sáng tạo ra để thể hiện quan niệm, tư tưởng và tình cảm có ý 
nghĩa phổ biến của mình. Đó là một thế giới hư cấu, có sự nhào nặn, tưởng tượng 
thêm thắt, theo chủ quan của tác giả. Các loại hình nghệ thuật khác nhau thì cách 
sáng tạo hình tượng nghệ thuật cũng khác nhau,cụ thể như sau: 
+Tạc tượng: chứa đựng thế giới tinh thần, một quan niệm qua hình khối. 
 + Hội họa: chứa đựng thế giới tinh thần, một đường nét, màu sắc. 
 + Thơ ca: chứa đựng giới tinh thần, cái riêng của từng người. 
2.1.2. Hình tượng văn học: 
- Hình tượng văn học là thế giới đã được cảm, được nhìn, nó mang cái nhìn, 
cái cảm của tác giả, điều này thể hiện rõ ở các tác phẩm sau: 
+ Trong một bài thơ viết về xuân, tả niềm vui mênh mông, dào dạt trên cách 
đồng lúa xuân, Tố Hữu viết Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện (T.20, Văn 
học, tập hai) 
+ Trong bài Nguyệt cầm,, Xuân Diệu nghe tiếng đàn nhị buồn và lạnh  ... vẫn sống 
hạnh phúc. 
Câu hỏi và bài tập: 
1. Phân tích nội dung của tác phẩm Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn của anh em 
nhà Grim. 
2. Phân tích các chi tiết của yếu tố kỳ diệu trong tác phẩm Bạch tuyết và bảy 
Chú Lùn. 
- 121 - 
Bài 4: Hector Malot với “Không gia đình” 
4.1. Giới thiệu tác giả: 
Hec Tor Malot, sinh năm 1830 tại một tỉnh miền Bắc nước Pháp. Ông là một 
nhà văn chuyên viết tiểu thuyết. Những tác phẩm như: Không gia đình, Trong gia 
đình; Pông-Pông; Rô manh Can đơ ri  đều hấp dẫn bạn đọc Pháp. Ông mất năm 
1890. 
- Ông sinh ra và trưởng thành trong một thời đại có nhiều biến động về kinh 
tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở châu Âu 
- Xã hội Pháp từ cuộc cách mạng năm 1830 đến Công xã Pari năm 1871 chắc 
chắn để lại những dấu ấn rõ ràng trong lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. 
4.2. Phân tích: 
4.2.1. Tóm tắt truyện: 
- Rê mi là con của một gia đình quý tộc giàu có ở nước Anh, bị bỏ rơi từ khi 
mới năm, sáu tháng tuổi (do ông chú tranh gia tài). Ông Bác bơ ranh mua mang về 
quê nuôi hy vọng sau này gia đình họ chuộc sẽ được một món tiền để đỡ nghèo 
túng.Vì theo vụ kiện, tốn rất nhiều tiền, ông bán Rê mi cho cụ Vitaly, người đứng 
đầu gánh xiếc. Cụ chăm sóc dạy dỗ Rêmi học văn hóa và hoc nghề. Cụ bị cảnh sát 
cà khịa và bắt giam. Rêmi phải tự kiếm sống. Em gặp bà Miligơn (mẹ đẻ). Sau đó 
em lần tìm về quê và biết được âm mưu chiếm đoạt tài sản của ông chú (theo qui 
định ông anh chết thì con trai được hưởng gia tài nên chú ra tay giết cháu). Cuối 
cùng nhờ thông minh Rêmi đã thoát chết và gặp lại mẹ và em trai. 
4.2.2. Giá trị nội dung: 
Truyện kể lại cuộc phiêu lưu đầy gian khổ và hấp dẫn của chú bé Rêmi qua đó 
ca ngợi lương tri, lương tâm, tấm lòng nhân hậu của con người. Những nhân tố đó 
giúp con người suy nghĩ đúng, cư xử đúng giữa cuộc đời và do đó cũng đưa con 
người tới hạnh phúc. 
4.2.2.1. Truyện phản ánh đời sống bấp bênh của nhân dân lao động: 
- Tầng lớp nông dân: 
+ Má Bacbơranh phải bán con bò sữa để lấy tiền cho chồng hầu kiện 
- 122 - 
+ Bác A Canh phải lâm vào cảnh phá sản, vỡ nợ phải ngồi tù vì thiên tai. 
- Tầng lớp công nhân phải làm việc trong một hoàn cảnh khắc nghiệt, nhiều tai 
nạn chết người đã xảy ra. 
- Người trí thức phải làm thêm nhiều nghề khác để kiếm sống. 
Đây là bức tranh có ý nghĩa hiện thực của tác phẩm; Nó tập hợp cái "Tầng lớp 
thứ ba" đầy tài năng nhưng không có quyền thế của xã hội Pháp thế kỷ XIX. Đó là 
động lực của mọi đấu tranh vì tự do và công lý, đó cũng là đối tượng chịu sự phản 
bội của giai cấp thống trị chuyên quyền. 
4.2.2.2. Truyện ca ngợi những tấm lòng nhân hậu: 
- Giữa bức tranh ảm đạm của cuộc sống, lấp lánh những tấm lòng nhân hậu 
đáng quý; đó là những con người có lòng yêu thương, có lòng biết ơn, có tình bạn 
chung thủy, đó là những con người mà nghèo khổ cũng như giàu sang đều không 
làm biến đổi tấm lòng vàng của họ. (Trang114, Văn học- tập ba), cụ thể: 
+ Má bác Bơ ranh chăm sóc, nuôi dạy Rêmi như con đẻ. 
+ Bác Acanh sẵn sàng cưu mang Rêmi khi em gặp nạn. 
+ Tình yêu thương của cụ Vitaly đối với Rêmi thật đặc biệt. 
+ Bà Miligơn có những tình cảm thật đáng quý. 
- Lòng yêu thương con người làm con người biết ơn nhau. Lòng biết ơn cũng 
là những âm thanh êm dịu tỏa ra từ tác phẩm, ví dụ: 
+ Rêmi không bao giờ quên ơn cụ Vitali, bà Miligơn và gia đình bác Acanh-> 
có nguyện vọng đền ơn xứng đáng cho những ân nhân của mình (mua bò sữa cho 
má bác Bơranh, cứu bác Acanh thoát khỏi nhà tù; thắp hương cho cụ Vitali trong 
buổi đoàn tụ). 
+ Tình bạn giữa Rêmi và Mátchia thật cao quý và cảm động (Mátchia cũng có 
những suy nghĩ và hành động đồng cảm với Rêmi) 
Có thể nói, trong xã hội có nhiều biến động về chính trị và xã hội, những 
người lương thiện tài hoa luôn luôn bị phản bội thì lòng nhân hậu của con người là 
cần thiết biết bao, nó như một ngọn đèn soi sáng biển đời đen đục. 
- 123 - 
4.2.2.3. Truyện đề cao những quan điểm giáo dục tiến bộ thích hợp với thiếu 
nhi: 
Tuy truyện không có những người thầy giáo, không có những người học trò 
làm việc trong lớp học những truyện có những thầy giáo thực sự, những học trò 
thực sự và phản ánh một quan điểm giáo dục rất sáng tỏ và tiến bộ, đó là các cặp 
thầy trò: 
 Cụ Vitali (người thầy giáo, nhạc sĩ) dạy Rêmi 
 Acanh dạy Rêmi 
 Rêmi dạy Actơ, Mátchia, Lidơ. 
Qua việc dạy và học đó, có thể đúc kết thành những vấn đề giáo dục: 
- Về mục tiêu giáo dục: Rèn luyện cho học trò trở thành con người thực sự. 
- Về nội dung giáo dục: 
+ Yêu cầu lớn nhất là giáo dục phẩm hạnh cần thiết đối với xã hội, con người. 
+ Yêu cầu tiếp theo là con người phải biết lao động, dù là lao động nghệ thuật 
hay tay chân. 
+ Trang bị cho con người những tri thức và năng lực nhất định. 
+ Con người phải có cả năng lực hành động. 
- Về phương pháp giáo dục: 
+ Người thầy, nhà giáo dục phải hết lòng yêu thương trẻ. 
+ Phải nắm vững tâm lý trẻ để đề ra những phương pháp thích hợp. 
+ Phải biết kết hợp nội dung với hình thức dạy học. 
+ Phải luôn luôn gây hứng thú, không làm cho trẻ sợ sệt luôn luôn nêu gương 
tốt. 
* Truyện "Không gia đình" đều được thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ và những 
ai yêu mến trẻ em đọc say sưa có lẽ một phần vì truyện giải đáp cho người ta những 
câu hỏi mới mẻ về việc nuôi dạy thiếu nhi. 
4.2.3. Giá trị nghệ thuật: 
4.2.3.1. Giá trị kết cấu: 
- Kết cấu truyện đơn giản, dễ hiểu, có nhiều sự việc dồn dập bất ngờ, nhiều chi 
tiết ly kỳ phù hợp với trí tưởng tượng của trẻ em. 
- 124 - 
- Kết cấu làm nổi bật tình người, đây chính là chất thơ của truyện đã làm cho 
lứa tuổi thiếu nhi say mê. 
4.2.3.2. Ngôn ngữ: 
- Ngôn ngữ truyện đa dạng, có sự xen kẽ giữa lời kể, đối thoại, tả và độc thoại. 
- Truyện có nhiều lời nói như châm ngôn (Thô bạo đem lại ít kết quả; trái lại 
ngọt ngào thì được rất nhiều ; Sự sợ hãi làm tê liệt óc thông minh). 
- Truyện có nhiều đoạn tả cảnh tả người đặc sắc. (cái cười của con khi Giôlia, 
cái cười của ông Giêm miligơn). 
- Truyện có những đoạn văn ngắn phản ánh sinh động những suy nghĩ của trẻ 
thơ. 
4.2.3.3. Giá trị của hình tượng nhân vật: 
- Truyện xây dựng được những hình tượng nhân vật rõ nét (Cụ Vitali) có tính 
chất thanh cao, Rêmi, Mát chi a  có tính cách rõ ràng. 
- Những nhân vật tiêu cực cũng được miêu tả rất sinh động (tên Garophi tàn 
nhãn (bầu gánh xiếc trẻ em).Chú Giêm Miligơn thâm hiểm, xảo quyệt). 
4.3. Kết luận: 
Qua câu chuyện phiêu lưu kỳ thú của chú bé Rêmi, truyện ca ngợi lao động, 
tinh thần tự tin của tuổi trẻ, tinh thần phấn đấu vươn lên, khuyến khích tình bạn 
chân chính. Truyện cũng ca ngợi tình thương yêu, lòng biết ơn giữa con người với 
con người Truyện cũng đã có những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên, tả người, tả 
vật đặc sắc. Đó là những nét có thể khai thác để phục vụ việc hình thành nhân 
cách cho học sinh ở lứa tuổi thiếu nhi. 
Câu hỏi và bài tập 
1. Tóm tắt nội dung tác phẩm Không gia đình của Hecto Malo. 
2. Bài học về quan điểm giáo dục thiếu nhi qua nội dung tác phẩm Không gia 
đình. 
3. Phân tích các đoạn trích trong sách giáo khoa ở tiểu học: 
- Bà tôi (Lớp 5) 
- Bài Tập làm văn lớp 3 – tập một. 
- 125 - 
Bài 5: MacximGorki với “Thời thơ ấu” 
5.1. Giới thiệu tác giả: 
- M.Gorki, tên thật là Macximôvít Peskốp; sinh năm 1868, tại một thành phố 
miền Nam nước Nga. Ông là người sáng lập ra nền văn học hiện thực xã hội chủ 
nghĩa. 
- Mới mười bốn tuổi ông đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải làm nhiều nghề khác 
nhau để kiếm sống; Ông là người ham đọc sách. 
- Bước vào thời thanh niên, M.Gorki vừa tích cực sáng tác vừa tham gia đấu 
tranh cách mạng. Vì tham gia nhóm tuyên truyền trong công nhân, ông từng bị bắt 
và bị tù đày ở Arzomas (1901). 
- Năm 1902, Viện Hàn Lâm chọn Gorki làm Viện sĩ danh dự nhưng Sa Hoàng 
hủy bỏ quyết định này. Hoạt động cách mạng của Gorki ngày càng mở rộng. 
- Sau cách mạng Nga bị thất bại (Lần thứ nhất năm 1905), cùng với xuất bản 
tác phẩm "Người Mẹ" – Gorki không trở về Nga được nữa, ông sống lưu vong ở Ý 
năm bảy năm. 
- Trong những năm đầu sau cách mạng tháng Mười Nga, Gorki đảm nhiều 
nhiều công việc lớn về văn hóa xã hội.Năm 1934, ông tham gia sáng lập Hội nhà 
văn Nga và trở thành Chủ tịch Hội. 
5.2. Phân tích tác phẩm: 
Thời thơ ấu miêu tả sự hình thành tính cách của Aliôsa Peskôp trong quá trình 
phản kháng chống lại cái xấu, cái ác của đời sống, trong sự khát khao hướng tới cái 
gì tốt đẹp, công bằng và nhân đạo. 
 5.2.1. Giá trị nội dung: 
 5.2.1.1. Những con người và những mối quan hệ xã hội góp phần hình thành 
tính cách của Aliôsa peskôp: (Trang 122-123, Văn học-tập ba). 
- Nhân vật Karisin – ông ngoại của A.peskôp: là một người gia trưởng và tiểu 
chủ.Ông ta thâu tóm và điều hành mọi công việc trong gia đình bằng quyền uy và 
bạo lực: 
+ Đối với con gái ông phá đám cưới vì không thích chàng rể. 
- 126 - 
+ Đối với cháu ngoại ông giáo dục bằng đòn roi, bạo lực. 
+ Đối xử với vợ rất tàn nhẫn, đánh bà trước mặt các con, cháu. 
+ Tham lam, keo bẩn dẫn đến bất nhân. 
 Bên cạnh đó, ông cũng có những điểm tích cực như làm việc chăm chỉ, biết 
phục thiện (đón vợ chồng con gái về ở chung), quan tâm tới việc học hành của cháu. 
- Nhân vật Epghêni Maxinốp – bố dượng của Aliôsa là một tên sở khanh. 
- Nhân vật Piốt – người đánh xe ngựa là một tên ăn trộm đầy ác ý. 
- Hai người cậu ruột của Aliosa là những người tham lam, độc ác,tàn nhẫn. 
Nhưng nếu chỉ có những con người trên thì chắc chắn tính cách và cuộc đời 
của A. Peskôp khó có thể trở nên tốt đẹp và lương thiện. May thay, bên cạnh họ, 
Aliôsa còn được tiếp xúc và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nhiều người đôn hậu, tốt 
bụng, đó là: 
 - Bà Aculina – bà ngoại của Aliôsa: bà có lòng yêu thương, thông cảm với mọi 
người: 
 + Đối với con gái Vacvara, bà xây dựng và bảo vệ hạnh phúc của con 
+ Đối với cháu ngoại Aliôsa, bà dành tất cả tình yêu thương cho cháu, truyền 
cho cháu những cái đẹp từ các truyện cổ dân gian và sau này trở thành hành trang 
vào đời của cậu bé Aliosa. 
+ Đối với anh Tsưganốc, bác thợ cả Griôri; bác Tốt lắm. 
+ Đối với ông Karisin: Bà luôn thông cảm, vị tha, chịu đựng tính nóng nảy của 
chồng, không một lời trách móc. 
Bà Aculina là hiện thân của một người phụ nữ giàu lòng yêu thương, đôn 
hậu:yêu chồng,thương con,đối xử tốt với mọi người xung quanh. 
- Bố của Aliôsa: Tên là Mắcxim, đó là một thanh niên khỏe mạnh, đẹp trai, 
sống có nghị lực, cứng cỏi, đàng hoàng: 
+ Đối với Vacvara: anh yêu say đắm và sống có trách nhiệm 
+ Đối với bà Aculina: mẹ vợ, anh luôn tở lòng biết ơn, quí trọng và thương 
yêu. 
+ Đối với ông Karisin, bố vợ (không tán thành hôn nhân của anh), anh đối xử 
đàng hoàng, cứng cỏi, có lý, có tình -> cảm hóa được bố vợ. 
- 127 - 
+ Đối với hai cậu em vợ: anh sẵn sàng tha thứ (suýt dìm chết anh dưới hố 
băng). 
+ Đối với con trai Aliôsa: chăm sóc, giáo dục con đến nơi, đến chốn, không 
dùng roi vọt. Con bị dịch tả anh chăm sóc chu đáo và bị lây bệnh và chết. 
Đó là những con người tốt. Họ đã góp phần tạo nên một bức tranh xã hội ấm 
áp, trong sáng và có khả năng giúp cho Aliôsa đấu tranh vượt lên mọi khổ đâu để 
sống xứng đáng với danh hiệu con người. 
Phát hiện ra những con người này, Gorki mới có thể lạc quan khẳng định cuộc 
sống của chúng ta thật kỳ lạ vì nó đã chứa đựng những mầm mống tươi sáng, lành 
mạnh đầy sáng tạo, không ngừng xuyên qua lớp bùn và rác rưởi của cuộc sống để 
vươn lên một cách mạnh mẽ. 
 5.2.1.2. Quá trình hình thành tính cách của Aliôsa Peskốp: 
- Những tính cách của A.Peskôp được hình thành theo một quá trình vận động 
hợp lý. Những phẩm chất vốn có ở ban đầu được củng cố và phát triển khi tiếp xúc 
với cái tốt; được thử thách và tôi luyện trong cuộc đấu tranh với cái ác. 
 a. Những phẩm chất ban đầu: 
- Ngay từ nhỏ Peskôp là đứa thích quan sát, ham học hỏi, ham hiểu biết, yêu 
thương bà và bố mẹ, thích kết bạn, thẳng thắn, thật thà, dũng cảm. 
 Những phẩm chất đó có được là do Aliôsa đã thừa hưởng từ bố mẹ cậu. 
b. Những phẩm chất vốn có được củng cố, phát triển trong quá trình tiếp xúc 
với cái tốt và được thử thách tôi luyện trong đấu tranh chống cái ác: 
- Trong cuộc sống tại gia đình ông ngoại và xung quanh bao gồm nhiều mối 
quan hệ tích cực và tiêu cực, Aliôsa cần phải quan sát, tìm hiểu để phân biệt cái 
đúng, sai để xử lý chủ động, Aliosa tôi luyện được óc quan sát, tinh thần ham hiểu 
biết và học hỏi, hàng loạt câu hỏi đặt ra cho chú: tại sao ?( phân tích). 
- Giữa cuộc đời cay đắng nhiều hơn là ngọt bùi, Aliôsa nhận được tình cảm 
yêu thương của bà, của mẹ, của bác Griôri, của ông Trưganốc chính những tình 
cảm ấy giúp cho tình yêu thương vốn có của Aliôsa được nhân lên phong phú hơn, 
sâu sắc hơn. Tình cảm đó thường được biểu hiện bằng việc làm cụ thể,cậu yêu quí 
- 128 - 
mẹ bằng một tình yêu thiêng liêng,pha xót xa,tìm mọi cách bảo vệ mẹ, có khi là 
những hành động quyết liệt chống lại cái ác, cái tàn nhẫn (VD). 
c. Một quan điểm giáo dục trẻ thơ: 
- Aliosa lớn lên giữa hai cách giáo dục: ngọn roi của ông ngoại và tình yêu 
thương của bà, nên chú đã phản ứng quyết liệt với ông ngoại, xa lánh ông, coi ông 
như kẻ thù. Chú quấn quýt bên bà, nghe lời bà dạy, coi bà như một thứ ánh sáng kỳ 
diệu soi tỏ bước đi cho chú-> tạo sức mạnh giúp chú chiến thắng mọi sự tàn ác và 
trở thành người cứng cỏi,giàu nghị lực,giàu tình thương. 
- Cái gì chú thích, chú say mê, chú sẽ dồn hết sức mình để làm (cố học chữ để 
đọc truyện thánh bằng thơ).Không thích những bài học thuộc lòng vừa dài,vừa 
nhàm chán.Thích đến lớp vì được học với ông Giám mục( ông biết cách nói chuyện 
với trẻ). 
Bài học giáo dục trẻ là: Phải giáo dục trẻ bằng tình cảm, biết khêu gợi hứng 
thú học tập ở chúng, nắm được tâm lý, hoàn cảnh của chúng. 
5.2.2. Giá trị nghệ thuật: 
5.2.2.1. Nghệ thuật kết cấu: 
- Nghệ thuật kết cấu của truyện đơn giản,dễ hiểu. 
- Kết cấu của truyện bộc lộ rất rõ chủ đề:Phản ánh quá trình hình thành tính 
cách của nhân vật chính. 
5.2.2.2. Nghệ thuật kể chuyện: 
-Sự việc được tường thuật ngắn gọn, không nhàm chán. 
- Sự việc được tường thuật xen kẽ với cảm xúc làm cho câu chuyện được cảm 
nhận một cách sâu sắc. 
5.2.2.3. Nghệ thuật miêu tả: 
- Văn tả cảnh,tả người,tả cảm xúc có nhiều nét đặc sắc,cá biệt nên sinh 
động,hấp dẫn. 
- Cách miêu tả được trình bày theo cách nhìn, cách cảm của cậu bé Aliosa. 
Câu hỏi và bài tập: 
1. Phân tích quá trình hình thành tính cách của Aliosa để rút ra bài học giáo 
dục trẻ thơ. 
2. Tóm tắt nội dung tác phẩm Thời thơ ấu của MacximGorki. 
- 129 - 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Văn học tập 1 (Giáo trình đào tạo 
giáo viên tiểu học hệ Cao đẳng Sư phạm và Sư phạm 12 + 2), NXB Giáo dục, 
Hà Nội. 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Văn học tập 2 (Giáo trình đào tạo 
giáo viên tiểu học hệ Cao đẳng Sư phạm và Sư phạm 12 + 2), NXB Giáo dục, 
Hà Nội. 
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Văn học tập 3 (Giáo trình đào tạo 
giáo viên tiểu học hệ Cao đẳng Sư phạm và Sư phạm 12 + 2), NXB Giáo dục, 
Hà Nội. 
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Văn học (Sách dự án của Đại học Sư 
phạm Hà Nội), NXB Giáo dục, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_van_hoc_1_le_thi_hong_tham.pdf