Bài giảng Từ vựng và ngữ nghĩa Tiếng Việt

1.1. Từ vựng học là gì?

1.1.1. Vị trí của từ vựng trong hệ thong ngôn ngữ

- Có nhiều loại đơn vị khác nhau về chức năng trong ngôn ngữ: ngữ âm - âm vị, hình vị, từ, cú pháp. Đơn vị cấp độ duới đuợc dùng làm yếu tố cấu tạo nên cấp trên nó trực tiếp.

- Đơn vị của cấp độ hình vị (các hình vị) có chức năng điển hình là tạo nên đơn vị của cấp độ từ.

- Trong ngôn ngữ còn có những đơn vị khác tuy có cùng chức năng nhu từ nhung không hoàn toàn giống từ về cấu tạo và ngữ nghĩa, đuợc gọi là các đơn vị tuơng đuơng với từ. Thuật ngữ đơn vị từ vựng dùng để chỉ từ và các đơn vị tuơng đuơng với từ.

 

doc 58 trang phuongnguyen 9600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Từ vựng và ngữ nghĩa Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Từ vựng và ngữ nghĩa Tiếng Việt

Bài giảng Từ vựng và ngữ nghĩa Tiếng Việt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA Sư PHẠM XÃ HỘI
Bài giảng học phần
TỪ VựNG VÀ NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT
Chương trình cao đẳng ngành Sư phạm Ngữ văn
Giảng viên: BÙI VĂN THANH
Tổ bộ môn: Văn - Sử - Xã hội học
QUẢNG NGÃI, THÁNG 12/2013
Chương 1. KHÁI QUÁT VẺ TỪ VựNG HỌC ( 2 tiết)
Từ vựng học là gì?
Vị trí của từ vựng trong hệ thong ngôn ngữ
Có nhiều loại đơn vị khác nhau về chức năng trong ngôn ngữ: ngữ âm - âm vị, hình vị, từ, cú pháp. Đơn vị cấp độ duới đuợc dùng làm yếu tố cấu tạo nên cấp trên nó trực tiếp.
Đơn vị của cấp độ hình vị (các hình vị) có chức năng điển hình là tạo nên đơn vị của cấp độ từ.
Trong ngôn ngữ còn có những đơn vị khác tuy có cùng chức năng nhu từ nhung không hoàn toàn giống từ về cấu tạo và ngữ nghĩa, đuợc gọi là các đơn vị tuơng đuơng với từ. Thuật ngữ đơn vị từ vựng dùng để chỉ từ và các đơn vị tuơng đuơng với từ.
Tập hợp các từ và đơn vị tuơng đuơng với từ (ngữ cố định) gọi là từ vựng (lexicon; lexical) của một ngôn ngữ.
Từ vựng là chất liệu cần thiết để cấu tạo ngôn ngữ. Trong đó từ là đơn vị cơ bản nhất của từ vựng.
Từ là một trong hai đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có chức năng tạo câu. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, các từ không biến đổi hình thái nên vai trò của từ vựng rất quan trọng trong việc tạo lập và lĩnh hội ý nghĩa của các ngôn bản trong giao tiếp.
Định nghĩa từ vựng học
- Từ vựng học (lexicology) là một chuyên ngành ngôn ngữ học nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ.
+ Từ vựng học đại cương là một bộ phận của Ngôn ngữ học đại cuơng có nhiệm vụ xây dựng những lí thuyết, những khái niệm cơ bản và những phuơng pháp nghiên cứu từ vựng chung cho mọi ngôn ngữ.
+ Từ vựng học cụ thể có nhiệm vụ nghiên cứu từ vựng của từng ngôn ngữ riêng rẽ.
Có hai hướng nghiên cứu: Từ vựng học lịch sử và Từ vựng học đồng đại (Từ vựng học miêu tả ).
+ Từ vựng học lịch sử nghiên cứu nguồn gốc và sự biến đổi các từ trong dòng thời gian (biến đổi về ngữ nghĩa, quan hệ nguồn gốc về vần và về nghĩa giữa các yếu tố từ vựng...).
+ Từ vựng học miêu tả nghiên cứu từ vựng của một ngôn ngữ trong một trạng thái, chủ yếu là trạng thái hiện đại.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu từ vựng học chủ yếu là phương pháp hệ thống động (phươngpháp hệ thống chức năng). Phương pháp này dựa trên những quan niệm tổng quát về ngôn ngữ:
Từ vựng của một ngôn ngữ là một hệ thống có tổ chức, giữa các đơn vị hợp thành từ vựng có những tổ chức nhất định. Vì vậy, để xác định được đặc điểm của một đơn vị nào đó phải tìm ra mối quan hệ giữa đơn vị đó với các đơn vị khác (tìm ra sự giống và khác nhau - quan hệ đồng nhất và đối lập).
Trong từ vựng có các hệ thống nhỏ theo cấp độ (tầng bậc). Khi nghiên cứu một đơn vị từ vựng nào đó phải đặt nó trong hệ thống con của nó (để xác định được vai trò của nó trong cấp độ, được cấu tạo từ đơn vị nào của cấp độ dưới và dùng để tạo ra đơn vị nào của cấp độ trên).
Như vậy, vận dụng phương pháp hệ thống động yêu cầu:
+ Chú ý đen quan hệ hệ thống giữa các đơn vị, giữa các hệ thống bộ phận trong lòng các cấp độ và trong toàn bộ ngôn ngữ.
+ Phát hiện ra các quy tắc cấu tạo chi phối sự chuyển hoá các đơn vị, các hệ thống bộ phận trong lòng các cấp độ.
Từ đó, hiểu sự hành chức của ngôn ngữ, lí giải chính những quan hệ hệ thống của ngôn ngữ.
Quan hệ giữa từ vựng học và các chuyên ngành ngôn ngữ học miêu tả khác
Việt ngữ học có các phân ngành: Ngữ âm học tiếng Việt, Từ vựng học tiếng Việt, Ngữ pháp học tiếng Việt (theo quan điểm truyền thống và quan điểm chức năng hiện đại), Văn bản, Ngữ dụng học, Phong cách học. Đây là những phân ngành tương đối độc lập nhưng không tách biệt nhau hoàn toàn mà vẫn có liên quan với nhau.
Từ là đơn vị cơ bản, là đơn vị cốt lõi để tạo nên những đơn vị lớn hơn như cụm từ, câu, văn bản. Từ là đơn vị khảo sát, nghiên cứu của cả 4phân ngành:
Ngữ âm học nghiên cứu mặt âm thanh của từ;
Từ vựng học nghiên cứu mặt ý nghĩa của từ;
Ngữ pháp học nghiên cứu mặt kết hợp - cấu tạo của từ;
Phong cách học nghiên cứu nghệ thuật sử dụng từ.
Đặc biệt vấn đề cấu tạo từ như là một phần giao giữa 2 phân ngành: Từ vựng và Ngữ pháp. Thực ra các phân ngành nhiều khi phải sử dụng kết quả nghiên cứu của nhau, bởi lẽ:
- Các đơn vị từ vựng chiếm một số lượng cực lớn trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt và có chức năng cơ bản là tạo nên các đơn vị ở các cấp độ trên (câu, văn bản) để phục vụ cho chức năng giao tiếp. Vì vậy tất cả những tri thức về các đơn vị và các quan hệ giữa các đơn vị trong tất cả các cấp độ của ngôn ngữ đều quan hệ với từ vựng học. Mặt khác, Từ vựng học khi xác định ranh giới từ, phân tích nghĩa của từ, các biến thể, biến dạng của từ cũng phải dựa vào các dấu hiệu và quy tắc ngữ pháp, ngữ âm, ngữ cảnh (nguyên tắc kết hợp từ, chức năng và trật tự ngữ pháp, hiện tượng chuyển đổi từ loại, âm vị học...).
Việc nghiên cứu các chuyên ngành của Ngôn ngữ học cần vận dụng linh hoạt quan điểm tích hợp với mục đích chung là hướng tới việc phát hiện ra các quy tắc và lí giải việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội.
Chương 2. ĐƠN VỊ TỪ VựNG VÀ TỪ VựNG TIÉNG VIỆT (6 tiết)
Từ tiếng Việt
Định nghĩa:
Từ (words): Là một đơn vị đã được chú ý từ lâu trong ngôn ngữ học. Từ thời trước CN, Aristote đã quan niệm từ là một thành tố của lời nói mà tự thân có ý nghĩa nhất định nhưng không thể chia thành những ý nghĩa nhỏ hơn (dựa vào ý nghĩa, cấu tạo hoàn chỉnh).
Cho đen nay, có trên 300 định nghĩa khác nhau về từ. Một số định nghĩa:
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu. (Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt- Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, NXB Giáo dục).
Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết rời. (Nguyễn Thiện Giáp- Từ vụng học tiếng Việt, NXB Giáo dục).
-Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để sử dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. (Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội).
-Từ của tiếng Việt là một hay một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, ứng với những nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để cấu tạo câu. (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục).
Chúng ta tạm thời chấp nhận định nghĩa của Đỗ Hữu Châu theo giáo trình đang sử dụng.
Đặc điểm của từ tiếng Việt
Định nghĩa của Đỗ Hữu Châu nêu ra các đặc điểm cơ bản của từ tiếng Việt:
Đặc điểm về hình thức ngữ âm: Định nghĩa nêu bật tính bất biến về hình thức ngữ âm của từ. So với các ngôn ngữ Ản, Âu..., hình thức âm thanh của từ tiếng Việt cố định, bất biến ở mọi vị trí, quan hệ và chức năng trong câu.
Đặc điểm về kiểu cấu tạo của từ: Là một đặc điểm cần chú ý để nhận diện từ. Kiểu cấu tạo của từ có tham gia vào việc xác định từ về ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Đặc điểm ngữ pháp: Đặc điểm này vừa chi phối đặc trưng ngữ nghĩa vừa chi phối khả năng tạo câu của từ. Do tính cố định, bất biến, đặc điểm ngữ pháp của từ không biểu hiện ở nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tương quan giữa từ đó với các từ khác trong câu.
Các nhà ngôn ngữ học đã cố gắng hình thức hóa các tương quan giữa từ và các từ khác trong câu để xác định chức năng ngữ pháp, bao gồm:
+ Khả năng kết hợp: các từ loại khác nhau có khả năng đi cùng các phụ từ riêng (từ chứng).
+ Khả năng làm thành phần câu: khả năng làm thành phần chính trong câu, khả năng làm vị ngữ trực tiếp...
+ Khả năng chi phối các thành phần phụ trong cụm từ, câu.
Đặc điểm về ngữ nghĩa: Đây là đặc trưng quan trọng bậc nhất để khẳng định tư cách từ của một hình thức ngữ âm nào đấy.
Đặc điểm là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu: Từ là đơn vị nhỏ nhất có chức năng tạo câu, là đơn vị độc lập để tạo câu. Đây là đặc điểm phân biệt từ với các đơn vị tuy cũng có nghĩa nhưng không thể độc lập tạo câu. Ví dụ: phân biệt thảo và cỏ.
Đặc điểm “sẵn có” của từ: từ là đơn vị sẵn có đối với xã hội và đối với từng thành viên trong xã hội. Đây là đặc điểm phân biệt từ với các đơn vị thuộc cấp độ cú pháp (cụm từ, câu.). Nói đen tính sẵn có của từ cũng là nói đen tính xã hội, bắt buộc của từ, đen chức năng lưu trữ của từ.
Cũng vì tính sẵn có nên từ mới là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ. Không có đơn vị ngôn ngữ nào sẵn có mà lại lớn hơn từ (ngữ cố định là đơn vị tương đương với từ).
Cấu tạo từ
Phương thức tạo từ
Định nghĩa: Phương thức cấu tạo từ là cách thức tổ chức các đơn vị cấu tạo từ để cho các từ của một ngôn ngữ nào đấy.
Tiếng Việt có những phương thức tạo từ:
Phương thức chuyển nghĩa;
Phương thức ghép;
Phương thức láy.
Phương thức chuyển nghĩa từ
Theo phương thức này, một từ biến đổi nghĩa của nó thành một từ khác (vỏ ngữ âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa). Ví dụ: con ốc - đinh ốc, con cò - cò súng...
Cần phân biệt từ được tạo ra bằng phương thức chuyển nghĩa với hiện tượng nhiều nghĩa của từ.
Phương thức ghép và phương thức láy
Gọi chung là phương thức phức hoá từ tố: kết hợp 2 hay nhiều từ tố để tạo thành từ.
Phương thức ghép: Dùng 2 hoặc hơn 2 từ tố riêng rẽ ghép lại với nhau theo những quy tắc nhất định để cho 1 từ ghép: máy + bay = máy bay (máy cày, máy đào, máy xúc, máy giặt, máy may; nhà cửa, chăn màn, ăn học, ăn nằm...).
Phương thức láy: Tác động vào một từ tố cơ sở làm sản sinh ra một từ tố thứ sinh, giữa 2 từ tố này có quan hệ ngữ âm nhất định (lặp lại toàn bộ hoặc 1 bộ phận nào đó của từ tố cơ sở trong 1 số lần nào đó theo quy tắc cho phép). Tổ hợp đơn vị gốc và đơn vị thứ sinh là một từ láy. Ví dụ: đỏ đắn, đỏ + đắn = đỏ đắn.
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương thức này:
Phương thức ghép tác động vào những đơn vị cấu tạo từ sẵn có, riêng rẽ, độc lập với nhau trong khi phương thức láy tác động vào một đơn vị tạo từ làm sản sinh ra một đơn vị mới có quan hệ thứ sinh với đơn vị gốc (đơn vị thứ sinh trước đó chưa có).
Ngoài các phương thức trên, trong các ngôn ngữ còn có các phương thức tạo từ: phái sinh, rút gọnầ
Đơn vị tạo từ tiếng Việt
Hình vị và đơn vị tạo từ
Đơn vị cấu tạo từ: Là những yếu tố nhỏ nhất trực tiếp kết hợp với nhau tạo nên các từ.
Ngôn ngữ học the giới gọi đơn vị cấu tạo từ là hình vị (morpheme): Là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất có thể làm thành từ hay bộ phận của từ (đuợc dùng lặp đi lặp lại với cùng một nghĩa hoặc cùng chức năng).
Việt ngữ học có 2 quan niệm khác nhau về đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt:
+ Là tiếng (đồng nhất với âm tiết), lấy điều kiện ngữ âm là âm tiết để xem xét (Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Truơng Đông San).
+ Là từ tố: Là hình thức ngữ âm nhỏ nhất, có nghĩa (đua ra điều kiện về nghĩa) có thể đi vào các phuơng thức tạo từ tiếng Việt để cho ra từ. VD: các từ tố có giá trị khu biệt nghĩa: dua hấu, gọn ghẽ, gọn gàng, lạnh lẽo, lạnh lùng, đẹp đẽ...(Đỗ Hữu Châu gọi từ tố thay cho hình vị ).
Đặc điểm của từ tố tiếng Việt
Đặc điểm của từ tố tiếng Việt: Phải là một âm tiết có nghĩa hoặc nằm trong những đơn vị có nghĩa có khả năng đi vào các phuơng thức tạo từ để cấu tạo nên từ của tiếng Việt (nếu nằm trong một tổ hợp đa âm tiết mà tất cả các âm tiết đều không có nghĩa thì toàn bộ tổ hợp đa âm tiết đó là một từ tố ').Ví du: tắc kè, ễnh ương, ra đi ô, ăng ten...
Phân loại từ to:
+ Từ tố cơ sở (từ tố nguyên cấp): có nghĩa thực (có thể có những từ tố cơ sở mất nghĩa). Ví du: xanh lè, dua hấu, cỏ rả, đuờng sá, bếp núc, chợ búa, gà qué, tre pheo...
+ Từ tố thứ sinh: đuợc sản sinh ra do từ tố cơ sở theo phuơng thức láy. Ví du: nhẹ nhàng, nhẹ nhõm, gọn gàng, sạch sẽ, đẹp đẽ, gọn ghẽ, khoẻ khoắn, đỏ đắn...
Đỗ Hữu Châu dựa theo cách phân loại âm tiết tiếng Việt của GS Phan Ngọc (trong Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, NXB Đà Nằng, 1991) để phân loại:
A: những âm tiết ( từ tố) tự do, là từ độc lập.
B: âm tiết (từ tố) không tự do và không đơn nhất, không phải là từ độc lập, dùng để cấu tạo từ. Ví dụ: thiên, sơn, thuỷ, hải, lâm, tử...
C: âm tiết (từ tố) không tự do, đơn nhất và không láy âm ( âm tiết phiên âm và các từ chứa nó đều là từ phiên âm. Ví dụ: a-xít, ăng-ten...; tắc kè, bồ hóng, bồ kết...; âm tiết gốc Việt đã mờ nghĩa - gà qué, chó má, chợ búa, tre pheo, cỏ rả, xanh ngắt, xanh rì, ...).
D: Từ tố không tự do, đơn nhất, láy âm. Ví dụ: nhẹ nhàng, đẹp đẽ, ...
(Đơn nhất: chỉ xuất hiện trong một từ song tiết, không xuất hiện với cùng một nghĩa ở bất cứ tổ hợp nào khác. Không đơn nhất: Có thể xuất hiện ở nhiều từ đa tiết khác (thiên tử, thiên tai, thiên đình, thiên mệnh, thiên thu, thiên biến vạn hoá, thiên di, biến thiên, lâm nghiệp, lâm sản, lâm tặc, giang sơn, thâm sơn cùng cốc, sơn thuỷ hữu tình, sơn cùng thuỷ tận...).
Ket hợp các đặc tính đã trình bày ở trên, các từ tố đơn âm tiếng Việt sẽ được phân loại như sau:
Bảng 2.1. Bảng phân loại từ to đơn âm tiếng Việt
<
Từ tố thứ sinh: từ tố láy	D
Từ tố độc lập A
Từ tố cơ sở 	 Từ tố không độc lập B
Từ tố không độc lập C
Ví dụ: Từ tố:
* Từ tố thứ sinh (từ tố láy D): nhẹ nhàng, đẹp đẽ...
* Từ tố cơ sở:
- Từ tố độc lập A: nhà, xe, đi, ăn...
- Từ tố không độc lập B: tử, thiên, sơn, hữu, thuỷ...
- Từ tố không độc lập C: + Từ tố phiên âm;
+ Từ tố đã mất (mờ) nghĩa.
Phân loại các từ tiếng Việt xét theo kiểu cấu tạo
Căn cứ vào số lượng các từ tố (hình vị) tạo nên từ, từ tiếng Việt được chia thành từ đơn và từ phức.
Từ đơn: Là từ do một từ tố tạo nên. Căn cứ vào số lượng âm tiết, ta có các từ đơn đơn tiết và từ đơn đa tiết. Ví dụ: từ đơn đa tiết thuần Việt: tắc kè, bù nhìn, bồ hóng..từ đơn đa tiết gốc Ấn Âu: cà phê, xà phòng, mô tô, ô tô...
Từ phức là từ do hai hoặc hơn hai từ tố tạo nên. Đó là những từ ghép và từ láy.
Bảng 2.2. Bảng phân loại từ tiếng Việt xét về kiểu cấu tạo
<
có nghĩa thực (ăn, ở, đi, nhà...)
lư đơn	hư hoá (do, bởi, nên...)
<
"''''''>^đa tiết (các âm tiết đều không có nghĩa)
(ten - nít, thằn lằn, tắc kè...)
* Từ ghép
Từ phức
Từ láy
TỜ ghép
Định nghĩa
Từ ghép là một từ phức được tạo ra bằng cách ghép các từ tố có quan hệ với nhau về nghĩa.
Trong tiếng Việt, điển hình là những từ ghép 2 từ tố.
Các kiểu từ ghép xét về cấu tạo và ngữ nghĩa
Người ta có thể căn cứ vào tính chất độc lập hay không độc lập, đơn nhất hay không đơn nhất để phân loại các từ ghép tiếng Việt. Nhưng chủ yếu là phân loại theo quan hệ nghĩa giữa các từ tố. Theo cách phân loại này, có 3 loại từ ghép: từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập, từ ghép không xác định được quan hệ.
a.Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép giữa 2 từ tố có quan hệ chính phụ.(Quy ước từ tố chính: X; từ tố phụ: Y).
Ví dụ:
làm công, làm thuê, làm mướn, làm duyên...
X Y XY X Y X Y
lâm nghiệp, lâm sản, lâm tặc...; phóng đại, hạ thuỷ...
Y X Y X Y X
- Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép chính phụ:
+ Các từ tố (X, Y) dùng để tạo từ ghép không bắt buộc phải cùng trường nghĩa.
+ Từ tố phụ (Y) có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho từ tố chính (X).
+ Nghĩa của từ ghép ( X + Y) -> S hẹp hơn nghĩa của từ tố chính (X).
* Các loại từ ghép chính phụ:
al.Từ ghép chính phụ phân nghĩa:
Là những từ ghép gồm một từ tố chính mang nghĩa tổng loại chung - về sự vật, hoạt động, thuộc tính (từ tố tổng loại) và một hoặc 1 số từ tố phụ có tác dụng phâ ... m súng ở the sẵn sàng bắn; tầng trệt = tầng dưới cùng trong nhà nhiều tầng...
Từ địa phương có nghĩa hoàn toàn giống nhau nhưng hình thức ngữ âm khác nhau ở các địa phương khác nhau: heo (lợn), mè (vừng), bông điệp (hoa phượng), khạp (vại), chộ (Ng.T, thấy), ngái (Ng.T, xa)...
Các từ địa phương hình thức ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau: mận (NB, roi), nón (mũ), té (ngã), sắn (củ đậu).
Các từ địa phương có hình thức ngữ âm giống nhau, nghĩa có bộ phận giống nhau, có bộ phận khác nhau: ngon (NB, vừa có nghĩa “ngon” vừa có nghĩa “tốt, tiện lợi, không gặp vấp váp, không hay hỏng hóc”), phóng (chạy lao ra), ham, khoái (thích), tính (định).
g. Các từ địa phương có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng nghĩa có bộ phận giống nhau, có bộ phận khác nhau: om, BB nghĩa là “vỗ béo”, nhưng ở Th.Th và Ngh.T có thể dùng cho người. Ví dụ: Thằng nớ được ông già om kĩ lắm.
Các lớp từ vựng chia theo phong cách chức năng
Từ vựng đa chức năng và hạn chế về chức năng
Từ vựng đa chức năng (lớp từ ngữ trung hoà về phong cách) là những từ ngữ có thể dùng trong mọi phong cách khác nhau.
Đại bộ phận các từ ngữ tiếng Việt là các từ ngữ đa chức năng. Ví du: ăn, làm, đi, nặng nhẹ...
Từ ngữ hạn chế về chức năng chuyên dùng trong một phong cách chức năng nhất định (như thuật ngữ khoa học, từ nghề nghiệp, biệt ngữ...).
Sự phân biệt trên chỉ là tương đối. Do sự phát triển của trình độ toàn dân, có từ những từ hạn che về phong cách chức năng dần dần được mọi người sử dụng, trở thành từ ngữ đa chức năng.
TỜ vựng khẩu ngữ
Là những từ ngữ thường chỉ được dùng trong lời nói miệng - phóng túng về mặt chuẩn tắc. Ví du: chết một cái là, có đời thuở nào, cà chớn, ba trợn, sôi máu, nóng gáy.. .và tất cả các thứ tiếng lóng.
TỜ vựng văn chương
Là những từ ngữ chuyên dùng trong các tác phẩm văn học: có tính khái quát cao, giàu tính hình tượng, khả năng gợi tả, biểu cảm rất lớn, ít dùng trong văn bản phi nghệ thuật. Ví dụ: hoàng hôn, bình minh, chiều tà, ban mai, đìu hiu, hiu hắt, lệ rơi, tóc xoã, man mác, mênh mông...
Từ ngữ cổ và từ ngữ mới
Từ ngữ cổ là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thống từ vựng hiện tại bởi trong quá trình phát triển, biến đổi đã xảy ra những xung đột về đồng nghĩa hoặc đồng âm và bị từ khác thay thế . Các từ cổ đều có từ tương ứng đồng nghĩa với chúng trong trạng thái từ vựng hiện tại. Có hai nhóm:
Từ ngữ lịch sử: Là những từ bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung bởi các nguyên nhân lịch sử và xã hội. Đó là những từ ngữ biểu thị những nhân vật, chức vụ, thiết che, hoạt động...tôn tại trong một thời kì đã qua của lịch sử, nay không còn nữa. Những từ ngữ này nếu có được dùng thì chỉ được dùng trong những thư tịch hiện nay viết về những thời kì lịch sử đó. Ví dụ: hoàng đế, bệ hạ, hoàng tử, công chúa, thị nữ, tâu, phong.
Nhóm từ ngữ cổ thứ hai: Những từ ngữ tuy cũng biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất hiện đang tồn tại nhưng những từ ngữ trước đây gọi tên chúng đã được thay the bằng các từ ngữ khác. Ví dụ: âu (lo), khứng (chịu), cộc (biết), bui (chỉ), thìn (giữ gìn), mựa (đừng, chớ), tua (nên), phen (so bì)...(thơ Nôm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn...), chiêu hàng (khuyến mãi), thư quán (hiệu sách), Sở lục lộ (Sở Giao thông Công chính)... (thời Pháp thuộc). Mức độ tiêu biến của các từ ngữ cổ không đồng đều. Muốn tìm hiểu chúng phải lùi lại những tài liệu đã ghi chép trong quá khứ để khảo sát. Có những từ hoàn toàn biến mất, có những từ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để lại dấu vết trở thành thành tố cấu tạo trong một vài từ nào đó: lo âu, e lệ, yêu dấu, nể vì, bé bỏng, giã từ, hỏi han, tre pheo, gà qué, chó má, chợ búa, đường sá, xe cộ, bếp núc, cỏ rả, núi non, cá mú, sầu muộn, áo xống, mau lẹ..., có những từ điều chỉnh lại nghĩa: giám đốc (ĐT, giám sát), xu hướng (ĐT, có xu hướng, thiên về), sinh sản (sản xuất)., điều chỉnh lại trật từ từ tố trong từ phức: định quyết (quyết định), hào cường (cường hào), phái đảng (đảng phái).
Từ ngữ mới: Là những từ ngữ mới phát sinh trong quá trình biến đổi toàn diện đời sống kinh te, xã hội của nước ta (đặc biệt từ 1986 đen nay, gắn với chính sách đổi mới, mở cửa). Ve đại thể, từ vựng tiếng Việt có những nghĩa mới và những đơn vị từ vựng mới.
(SV tự nghiên cứu giáo trình - tài liệu tham khảo [3], tr. 204-207).
Từ vựng toàn dân và vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt
Từ vựng toàn dân là những từ ngữ mà mọi người, mọi nơi, mọi lúc trong cộng đồng ngôn ngữ đều có thể hiểu và sử dụng một cách rộng rãi - là vốn từ chung cho tất cả mọi người nói ngôn ngữ đó.
Đặc điểm:
+ Có khối lượng từ ngữ lớn nhất. Là lớp từ cơ bản, quan trọng nhất, nền tảng của mỗi ngôn ngữ.
+ Là cơ sở để thống nhất ngôn ngữ dân tộc, trong xã hội sử dụng làm công cụ giao tiếp chung vì nó gọi tên cho tất cả những sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình thiết yếu nhất trong sự tồn tại của đời sống con người.
+ Trong tương quan với từ vựng hạn che về mặt xã hội và lãnh thổ, từ vựng toàn dân vừa làm chỗ dựa cho chúng vừa được chúng bổ sung cho.
- Trong tiếng Việt, có những từ là từ vựng địa phương nhưng được sử dụng rộng trên nhiều địa bàn và được tất cả người Việt Nam hiểu. Khá nhiều từ của địa phương này được dùng trong tiếng địa phương kia, mặc dù chúng không thuộc từ vựng toàn dân.
Những sự kiện ngữ âm, từ vựng như trên chứng tỏ tiếng Việt là một tiếng thống nhất từ hàng nghìn năm lịch sử. Do ý thức và tình cảm đó, hầu như mọi người dân Việt Nam đều chú ý học tập và sử dụng những yếu tố tích cực của tiếng địa phương.
Yêu cầu: Mỗi người cần có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy tính thống nhất của tiếng nói dân tộc để góp phần chuẩn hoá về từ vựng trong sử dụng.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Trả lời câu hỏi và làm các bài tập từ 1	8 (Giáo trình - tài liệu tham khảo
[3], tr.211-213).
Chương 7. HỆ THỐNG TỪ HÁN VIỆT VÀ TỪ VAY MƯỢN (4 tiết)
Hệ thống Hán Việt
Sơ lược về lịch sử hệ thong Hán Việt
-Từ Hán Việt là từ được viết theo chữ Hán nhưng lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt. Hán Việt là cách phát âm riêng của người Việt về chữ Hán. Đó là các từ có một âm tiết như: quan, dân, học, tập, đức, lễ..., các từ tố có một âm tiết như: thảo (cỏ), mộc (cây), nguyệt (trăng), hải (biển).
Các nhà nghiên cứu nhất trí cho rằng tiếng Hán vào tiếng Việt theo hai giai đoạn tính từ the kỉ VII sau Công nguyên (tức là trước và sau khi nhà Đường đô hộ nước ta). Hai giai đoạn này khác nhau về hệ thống ngữ âm:
+ Từ the kỉ I the kỉ VII: Rất nhiều yếu tố Hán được phát âm theo hệ thống ngữ âm Hán cổ vào tiếng Việt hòa lẫn vào các từ gốc Việt Mường sẵn có. Đó là các từ như (âm Hán Việt đặt trong ngoặc đơn): buồng (phòng), buồm (phàm), bè (phù), mùa (vụ), bia (bi), chúa (chủ).
+ Từ sau the kỉ VII: Những yếu tố Hán Việt nhập vào tiếng Việt được phát âm theo hệ thống ngữ âm Đường căn bản như ngữ âm Hán Việt ngày nay. Đây là hệ thống phát âm chữ Hán thời nhà Đường và chỉ hệ thống phát âm này mới được gọi chính thức là từ Hán Việt. Những yếu tố Hán đi vào tiếng Việt trước the kỉ VII không phải là yếu tố Hán Việt. Có thể xem chúng là các yếu tố thuần Việt như yếu tố bản địa.
So lượng và chức năng của các yếu to Hán Việt
- So lượng: Trong [10], giáo sư Phan Ngọc dẫn “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh cho biết: có khoảng 5.000 chữ Hán và 40.000 từ Hán Việt được cấu tạo bằng 5.000 chữ Hán đó. Năm 1990, Phan Ngọc cho rằng số từ Hán Việt là trên 70.000. Trong số 5.000 chữ Hán, có khoảng 3.500 chữ thông dụng (yếu tố Hán Việt), trong số đó có 1.200 âm tiết loại A (âm tiết tự do và là từ độc lập, quen dùng như: cô, cậu, tùng, bách, tra, khảo...); 500 âm tiết vừa A vừa B (âm tiết không tự do, không đơn nhất), như: “trọng” với nghĩa tôn trọng (A), với nghĩa nặng (B). Còn lại khoảng 3.500 âm tiết (trên tổng số 5.000) thuộc loại B. Đây là âm tiết Hán Việt.
Các âm tiết A đã là từ độc lập, phải xem chúng là từ thuần Việt. Âm tiết C (không tự do, đon nhất và không láy âm) không phải là yếu tố Hán Việt.
- Chức năng:
+ Các yếu tố Hán Việt là A (các từ độc lập) là danh từ trong tiếng Việt: đầu, não, tủy, quan, dân, lại, xã, huyện, tỉnh... Một số yếu tố có nghĩa gốc đi vào từ tiếng Việt tạo thành các âm tiết loại A: thiện, ác, hiếu, thuận, nghiêm (nghiêm trang), tài (tài giỏi)...
+ Các yeu tố B không phải là từ tiếng Việt chúng là những từ tố điển hình để tạo nên các từ Hán Việt nhiều âm tiết: thiên, địa, thảo, mộc, sơn, thủy...
Nhìn chung, phần lớn các yếu tố Hán Việt đi vào tiếng Việt đều có sự biến đổi về nghĩa so với nghĩa gốc. Các phương thức tiếp nhận từ ngữ Hán của người Việt:
+ Việt hoá ngữ âm, giữ nguyên kết cấu và ý nghĩa: tâm, tài, nhân, nhân nghĩa, mệnh.
+ Đảo lại vị trí các tiếng cho phù hợp với tập quán ngôn ngữ của người Việt: nhiệt náo náo nhiệt, cáo tố tố cáo.
+ Đổi yếu tố: Nhất lộ bình an, cửu tử nhất sinh, an phận thủ kỉ...
+ Chuyển đổi nghĩa: mở rộng nghĩa: thâm, trọng, hắc, phi, thính, bạch, lục, trà, trường... ;thu hẹp nghĩa: dâm, phong trào...;đổi nghĩa: đáo để, tử tế, phương phi, khôi ngô, lang bạt kì hồ.
+ Sao phỏng dịch nghĩa sang tiếng Việt: cửu trùng (chín lần), cửu tuyền (chín suối), hồng nhan (má hồng) ...
+ Dùng ghép một từ tố Hán một từ tố Việt đồng nghĩa: xuất ra, nhập vào, sống động, bao gồm ...
Giá trị biểu đạt của từ Hán Việt:
Trong nhiều trường hợp, dùng từ Hán Việt tạo nên những sắc thái phong cách đặc biệt mà từ thuần Việt không thể hiện được:
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, giảm bớt ấn tượng ghê sợ trước một số hiện tượng.
+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính, đặc biệt phù hợp với các trường hợp giao tiếp lễ nghi.
+ Tạo sắc thái cổ, khi tái tạo cuộc sống xã hội ngày xưa, đưa người đọc, người nghe trở về không khí của quá khứ.
+ Từ Hán Việt có cấu tạo ngắn gọn, nhưng lời ít ý nhiều, cô đúc, khái quát, vì vậy trong nhiều trường hợp dùng từ thuần Việt song tiết đồng nghĩa không thể bao quát hết được ý nghĩa và chức năng của từ Hán Việt (đường lớn, năm tháng, sông núi, núi sông, mới nhất, làng cũ, ruộng vườn, mọi mặt, cỏ cây, phải trái...).
+ Từ Hán Việt có kết cấu chặt chẽ - tránh được sự mơ hồ về nghĩa.
Một số căn cứ ngữ âm để nhận diện các yếu tố Hán Việt
(SV tự nghiên cứu giáo trình - tài liệu tham khảo [3], tr. 221-224).
Từ vay mượn
Khái quát
Phân biệt từ thuần Việt và từ vay mượn:
Từ thuần Việt: Là cốt lõi của từ vựng tiếng Việt, làm chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác.Ve mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là các từ gốc Nam Phương, bao gồm cả Nam Á, Tày Thái, Môn - Khmer.
Từ vay mượn: Không có từ vựng của một ngôn ngữ nào chỉ hình thành và xây dựng bằng con đường tự nó. Hiện nay, hiện tượng vay mượn ngôn ngữ lại càng diễn ra nhanh chóng theo xu the hội nhập, toàn cầu hoá của the giới. Các ngôn ngữ có thể vay mượn các kết cấu cú pháp, các yếu tố ngữ âm nhưng chủ yếu là các đơn vị từ vựng (từ và ngữ cố định) để làm phong phú vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc.
Ở từ vựng tiếng Việt, lớp từ vay mượn chủ yếu từ 2 nguồn: gốc Hán và gốc Ấn Âu (chủ yếu là gốc Pháp).
Ve tính chất, chỉ nên xem là vay mượn những đơn vị từ vựng có nguồn gốc nước ngoài nhưng đã biến đổi ít nhiều (Việt hoá) về nghĩa, về hình thức cấu tạo, đặc biệt là về hình thức ngữ âm.
Phương thức vay mượn: Có 3 phương thức: chuyển âm, sao phỏng và dịch ý.
Chuyển âm:
Đối với các từ gốc Ấn Âu, khi du nhập vào tiếng Việt, sự biến đổi về nghĩa không rõ rệt, không nảy sinh những nghĩa mới nhu vay muợn các từ gốc Hán, mà chủ yếu là về ngữ âm. Chuyển âm : đọc (nói) theo cách đọc (nói) của nguời Việt (phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm tiết tiếng Việt) theo nhiều cách:
+ Phiên âm: dùng chữ quốc ngữ ghi lại gần nhu trọn vẹn hình thức ngữ âm của từ vay muợn. Ví dụ: cassette cát - xét, canteen căng - tin, bilard ^bi -a, essence ét xăng, caravate ca-ra-vát...
+ Phỏng âm: dùng chữ quốc ngữ ghi lại cách phát âm theo kiểu phát âm Việt Nam, “phỏng theo” gần đúng với hình thức ngữ âm của các từ vay muợn. Ví dụ: bulon bù loong, biscuit bích quy, creme cà rem - kem , cowboy cao bồi, chef xếp...
(Xem thêm ví dụ trong giáo trình - tài liệu tham khảo [3], tr.233).
Sao phỏng: Muợn khái niệm và kiểu cấu tạo từ để tạo ra từ Việt (hình thức ngữ âm là hình thức Việt).
Ví dụ: garde boue (giữ, bùn ) cái chắn bùn garde chaine (giữ, xích)	cái chắn xích
supermarket (vuợt lên, chợ)	siêu thị...
Dịch ý: Muợn nghĩa của các từ tiếng nuớc ngoài rồi dùng các yếu tố Việt biểu thị (có quan điểm không cho đây là phuơng thức vay muợn). (Xem ví dụ trong giáo trình - tài liệu tham khảo [3], tr. 234).
Nguồn gốc từ vay mượn
Trong tiếng Việt có các đơn vị vay mượn từ tiếng Phạn qua trung gian là tiếng Hán: Phật, Thích ca, Di lặc, niết bàn..., những đơn vị vay mượn từ tiếng Anh qua tiếng Pháp: mít tinh, bốc, ten nít, gôm...
Đại bộ phận các đơn vị vay mượn gốc Hán và gốc Pháp:
+ Vay mượn từ tiếng Hán: như đã nói ở mục 7.1. Chỉ xem là đơn vị vay mượn những từ Hán Việt đa âm tiết vốn có trong tiếng Hán.
Trong số các từ Hán Việt vay mượn, có những từ gốc là từ Hán Nhật: trường hợp, điều chế, bản doanh, phục tòng, phục vụ.
+ Vay mượn từ tiếng Pháp: Sau các đơn vị vay mượn tiếng Hán là các đơn vị vay mượn từ tiếng Pháp (khoảng 1680 từ, trong đó thuật ngữ khoa học kĩ thuật chiếm 70%, các từ dùng gọi tên chiếm 30%). (Xem ví dụ trong giáo trình - tài liệu tham khảo [3], tr. 237-238).
Từ gốc Pháp đã đi sâu vào sinh hoạt đời thường của người Việt Nam. Các phương thức vay mượn như chuyển âm, sao phỏng, dịch ý đều gặp ở các đơn vị vay mượn tiếng Pháp. Cũng ở từ gốc Pháp, chúng ta gặp nhiều trường hợp Việt hóa nhất: len, dạ, ga, thìa, tách...
+ Vay mượn từ tiếng Anh: vay mượn trực tiếp và gián tiếp thông qua từ tiếng Pháp. Ví dụ: trực tiếp: maketting, bâu linh, sô.
+ Vay mượn từ tiếng Nga: Ảnh hưởng từ Cách mạng tháng Mười và qua quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. Ví dụ: bônsêvich, xô viết, kế hoạch năm năm, tập thể xã hội chủ nghĩa, vườn trẻ.
- Quan điểm sử dụng từ vay mượn: Không từ chối những yếu tố vay mượn mang tính tích cực nhưng cũng tránh việc lạm dụng. Cần sử dụng từ vay mượn đúng ngữ cảnh.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Trả lời câu hỏi và làm các bài tập từ 1	8 (Giáo trình - tài liệu tham khảo
, tr.241-242).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội.
Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội.
Đỗ Hữu Châu (2006), Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội.
Nguyễn Tài Cẩn (1975), Tiếng - từ ghép - đoản ngữ, NXB ĐH&THCN, Hà Nội.
Trương Chính (1997), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn, NXB GD, Hà Nội.
Nguyễn Đức Dân (1987), Logich - Ngữ nghĩa - Cú pháp, NXB ĐHQG, Hà Nội.
Duong Kỳ Đức, Vũ Quang Hào (1992), Từ điển đồng nghĩa và trái nghĩa tiếng Việt, NXB ĐH&THCN, Hà Nội.
Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội.
Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, NXB KHXH, Hà Nội.
Phan Ngọc (1991), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt , NXB Đà Nang.
Bùi Minh Toán (1998), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội.
Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nang - Trung tâm Từ điển học.
Viện ngôn ngữ học (1995), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội.
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docbai_giang_tu_vung_va_ngu_nghia_tieng_viet.doc
  • pdftu_vung_va_ngu_nghiatv_7302_484948.pdf