Bài giảng Trồng rừng - Lê Văn Mạnh

BÀI MỞ ĐẦU

(3 tiết)

* Mục đích:

- Vai trò tác dụng của hệ sinh thái rừng

* Yêu cầu:

- Sinh viên tham dự lớp đầy đủ, tham gia thảo luận trong quá trình học tập.

- Liên hệ thực tế về tác dụng của rừng trong đời sống Kinh tế- Xã hội- Môi trường.

Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước. Nói đến tác dụng của rừng

thì ai cũng biết nhưng ít người nhận thức đúng giá trị của rừng. Nói đến giá trị của rừng người ta

hay nghĩ đến giá trị về gỗ với sản phẩm theo thói quen là gỗ có đường kính lớn, chu kỳ dài. Các

lâm sản khác bị coi nhẹ và gọi là lâm sản phụ. Các loại hoa rừng, cây làm cảnh, cây dược liệu,

động vật rừng, thức ăn và nguồn năng lượng từ rừng. Tác dụng thanh lọc không khí, sản xuất

dưỡng khí, tác dụng giữ đất, giữ nước, cảnh quan môi trường. và rất nhiều lợi ích có thể sử

dụng nhiều lần lại bị coi nhẹ hiện chưa được sử dụng đúng mức

pdf 124 trang phuongnguyen 8020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trồng rừng - Lê Văn Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Trồng rừng - Lê Văn Mạnh

Bài giảng Trồng rừng - Lê Văn Mạnh
1 
ỦBND TỈNH KON TUM 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
BÀI GIẢNG: TRỒNG RỪNG 
Biên soạn: ThS. Lê Văn Mạnh 
 Khoa: Kinh tế - Nông Lâm 
1 
LỜI NÓI ĐẦU 
Nhằm phục cho Học sinh - Sinh viên học tập thuận lợi. Tập bài giảng Trồng rừng này sẽ 
góp phần thuận lợi cho HS-SV trong quá trình học tập. Trong chương trình đào tạo các bậc học 
chuyên ngành lâm sinh, đây là những kiến thức chuyên ngành có vai trò quan trọng để trang bị 
cơ sở lý luận và khoa học trong chuyên ngành. Vì vậy, với những kiến thức cơ bản trên cơ sở các 
tài liệu của một số trường Đại học, các nguồn tài liệu tham khảo cũng như các thông tin cập nhật 
trước những nhu cầu sản xuất thực tế hiện nay như các loài cây trồng trồng rừng chính trên khu 
vực, các định mức KT-KT áp dụng trong sản xuất đã được đề cập và giới thiệu thêm trong quá 
trình giảng dạy. Vì vậy, bản thân tôi đã cố gắng biên soạn theo yêu cầu đề ra trong chuyên ngành 
đào tạo Lâm Sinh. 
Để học tập tốt mỗi học sinh - sinh viên phải có 1 cuốn tài liệu, tham dự lớp đầy đủ, thi và 
kiểm tra đúng theo qui định đào tạo, Học sinh - Sinh viên phải nghiên cứu và chuẩn bị bài trước 
ở nhà. Khi học tập môn trồng rừng, cần có kiến thức rộng rãi như thực vật, khí hậu, đất đai, sinh 
lý, sinh hoá, di truyền chọn giống, sinh thái rừng. ). Là môn khoa học ứng dụng, gắn liền với 
thực tiễn sản xuất và liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác. 
Đi sâu vào sinh hoá thực vật sẽ là cơ sở cho nhiều biện pháp canh tác như bón phân, tưới 
nước, sử dụng chất điều tiết sinh trưởng và các biện pháp khác. 
Muốn học tốt môn trồng rừng cần vừa học, vừa hành, liên hệ thực tiễn, từ thực tiễn sẽ minh 
họa và bổ sung cho lý luận, rồi lại từ lý luận chỉ đạo thực tiễn. Để cũng cố cho lý thuyết. Trong 
chương trình môn học bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành HS-SV phải tham dự và kiểm 
tra đầy đủ theo qui định đào tạo của nhà trường. 
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng 
góp ý kiến của các bạn HS-SV và các độc giả quan tâm tới. Để tập bài giảng được hoàn thiện 
hơn cho những lần biên soạn lại sau này. 
 Tôi xin chân thành cám ơn! 
 GV Biên soạn 
 ThS.Lê Văn Mạnh 
1 
BÀI MỞ ĐẦU 
(3 tiết) 
* Mục đích: 
- Vai trò tác dụng của hệ sinh thái rừng 
* Yêu cầu: 
- Sinh viên tham dự lớp đầy đủ, tham gia thảo luận trong quá trình học tập. 
- Liên hệ thực tế về tác dụng của rừng trong đời sống Kinh tế- Xã hội- Môi trường. 
Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước. Nói đến tác dụng của rừng 
thì ai cũng biết nhưng ít người nhận thức đúng giá trị của rừng. Nói đến giá trị của rừng người ta 
hay nghĩ đến giá trị về gỗ với sản phẩm theo thói quen là gỗ có đường kính lớn, chu kỳ dài. Các 
lâm sản khác bị coi nhẹ và gọi là lâm sản phụ. Các loại hoa rừng, cây làm cảnh, cây dược liệu, 
động vật rừng, thức ăn và nguồn năng lượng từ rừng. Tác dụng thanh lọc không khí, sản xuất 
dưỡng khí, tác dụng giữ đất, giữ nước, cảnh quan môi trường... và rất nhiều lợi ích có thể sử 
dụng nhiều lần lại bị coi nhẹ hiện chưa được sử dụng đúng mức. 
Tác dụng của rừng nước ta đối với kinh tế xã hội rất đa dạng, tóm tắt như sau: 
1. Tác dụng cung cấp sản phẩm và nguyên liệu: Rừng, thực vật rừng là tài nguyên cung 
cấp gỗ, củi, sợi, ta nanh, hương liệu, dược liệu, thực phẩm... Theo cách tính của các nhà khoa 
học nước ngoài thì ở một số nước có nền công nghiệp phát triển trung bình cần 0,5m3 gỗ mỗi 
năm, mỗi người. Hiện nay chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ, củi cho xây dựng và sinh 
hoạt nhất là khu vực nông thôn, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho các khu công nghiệp và các 
nhà máy lớn. Để thoả mãn yêu cầu phải đẩy nhanh tốc độ trồng rừng. 
Tuy vậy, giá trị về gỗ của rừng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Người ta tính toán thấy rằng giá trị 
về gỗ của rừng chỉ chiếm từ 10-20% giá trị của rừng (tuỳ theo loài cây, từng vùng địa lý), còn lại 
80-90% giá trị của rừng là giá trị phòng hộ, nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất và bảo vệ môi 
trường sống cho con người và động vật hoang dã. 
2. Tác dụng sinh thái của rừng: là tác dụng to lớn không thể tính được giá trị bằng tiền. 
Rừng giữ vai trò điều tiết chủ yếu trong cân bằng thành phần đại khí quyển trên địa cầu. Những 
năm gần đâu, nhiều hiện tượng thời tiết thay đổi thất thường, tầng ôzôn bị phá huỷ, người ta cho 
rằng trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân quan trọng là do rừng bị thu hẹp, diện tích đồi 
núi trọc quá lớn trên lục địa. 
- Rừng có tác dụng cung cấp dưỡng khí, hấp thụ khí thải độc hại đặc biệt là CO2. 
- Rừng và cây rừng có tác dụng chắn bụi, diệt khuẩn, làm sạch không khí. 
- Rừng có tác dụng làm giảm tiếng ồn ở thành phố và các khu công nghiệp. Người ta đã đo 
cho kết quả là với đai rừng rộng 40 m có thể làm giảm tiếng ồn từ 10-15 đề xi ben. 
3. Tác dụng nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn. Tác dụng này vừa là 
tác dụng sinh thái nhưng trên khía cạnh kinh tế thì nó phục vụ đắc lực cho các ngành nông 
nghiệp, thuỷ lợi, giao thông. 
Với các phương pháp khả thi, hợp lý, các nhà khoa học ở nhiều nước đã tính được giá trị 
từng tác dụng của rừng. Ngoài tác dụng sinh thái của rừng thì tác dụng giữ đất, giữ nước của 
2 
rừng bao giờ cũng có giá trị lớn nhất, giữ địa vị chủ yếu. Đặc biệt ở những nước có nhiều đồi 
núi, mưa nhiều thì giá trị tác dụng này lại càng lớn. 
Chúng ta chưa có những nghiên cứu, tính toán cụ thể. Song điều kiện nhiệt đới, mưa mùa, 
diện tích đồi núi chiếm chủ yếu thì giá trị giữ đất giữ nước của rừng không phải nhỏ. Do mất 
rừng mà gây ra xói mòi, lũ lụt, cây trồng giảm năng suất, phù sa bồi lấp các hồ nước, lòng sông, 
cửa biển đã gây khó khăn và thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Một thực tế ai cũng thấy là hàng năm 
ta đều phải đắp đê cao lên, gia cố chắc chắn hơn, không phải vì năm sau mưa nhiều hơn năm 
trước mà là vì lòng sông ngày càng đầy lên do phù sa lắng đọng; do diện tích rừng ngày càng bị 
mất đi, tác dụng giữ nước kém, hễ mưa là nước chảy xuống gây ra lũ lụt. 
Rừng là kho tàng dược liệu vô giá. Tân dược rất tiện lợi, có nhiều loại tác dụng nhanh, 
nhưng tân dược thường có tác dụng phụ. 
Ngày nay, nhiều nước công nghiệp tiên tiến cũng chú trọng thảo dược. Nhiều cây rừng và 
cây dưới tán rừng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, thuốc kháng sinh và thuốc bổ rất quí và hiệu 
nghiệm. Các loài cây dùng làm thuốc ai cũng biết như Hoài sơn, Đỗ trọng, Quế, Hồi, Sâm, Qui, 
Tam thất, Sinh địa, Ba kích, Sa nhân... Ngoài ra còn rất nhiều bài thuốc gia truyền khác đang 
được các dân tộc sử dụng. Các bài thuốc chữa cảm sốt, ho gà, cầm máu, tiêu chảy... rất hiệu 
nghiệm đã được sử dụng phổ biến. 
Phấn hoa là nguồn dinh dưỡng tốt chống suy nhược. Các nhà khoa học xác định cho thấy 
phấn hoa chứa 20-35% Protein, 14 loại khoáng, rất nhiều Vitamin nhóm B và các Vitamin A, C, 
D, E, K... 
4. Rừng còn có tác dụng với quốc phòng: Là chướng ngại vật tự nhiên đặc sắc. Tác dụng 
với quốc phòng được nhà thơ Tố Hữu tổng kết rất đầy đủ, sâu sắc: "Rừng che bộ đội, rừng vây 
quân thù". 
Nguyên liệu 
cho công nghiệp, gỗ, 
củi, dầu nhựa và các 
thứ khác, thực phẩm trực 
tiếp hoặc gián tiếp cho 
người và động vật. 
Điều tiết và bảo vệ và môi 
trường. Nuôi dưỡng nguồn nước, 
bảo vệ đất, chắn gió, thanh lọc 
không khí, giảm tiếng ồn, lưu giữ 
nguồn gen. 
 Chuyển hóa 
 năng lượng 
 chung và năng 
 lượng mặt trời 
 thành năng lượng 
 hoá học. 
Rừng và thực vật rừng 
Nơi cư trú của các loài 
động vật hoang dã. 
Làm đẹp cảnh quan, thư giãn 
nghỉ ngơi, dã ngoại, du lịch. 
 Lợi dụng để trồng trọt, 
 chăn nuôi, kiến trúc 
 và các mặt khác. 
Sơ đồ tóm tắt tính đa dạng của rừng 
(Biến đổi theo Liu sheng Yang 1994) 
Tài nguyên rừng và thực vật rừng có những đặc điểm riêng, đó là: 
3 
- Tính khu vực: Do hoàn cảnh địa lý khác nhau dẫn đến sự phân bố của rừng và thực vật 
rừng khác nhau. Phân bố rừng và qui luật sinh trưởng của rừng khác nhau theo vĩ độ địa lý, theo 
độ cao. Cần nhận rõ tính khu vực để lựa chọn cây trồng cho đúng. 
- Tính tái tạo: Rừng là nguồn tài nguyên có thể tái sinh, nếu con người biết sử dụng hợp 
lý, canh tác hợp lý thì rừng và thực vật rừng tái sinh, có thể sử dụng nhiều lần, dùng không hết. 
- Tính đa dạng: Rừng có rất nhiều tác dụng như đã nói ở trên. Khi lợi dụng cần có cái 
nhìn toàn diện, không nên chạy theo lợi ích nhỏ trước mắt, lợi ích cục bộ mà làm tổn thất đến lợi 
ích chung, lợi ích lâu dài. Từ góc độ lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái của rừng, 
thống nhất trên cái nhìn tổng thể, phân tích có hệ thống để chọn ra phương án trồng rừng, khoanh 
nuôi rừng và sử dụng rừng hợp lý nhất. 
Nhìn từ tác dụng trực tiếp và gián tiếp của rừng thì rừng giữ vai trò chủ đạo trong việc phát 
triển kinh tế xã hội miền núi. Năm 1994 nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 2545 năm Khổng Tử, một 
cuộc hội thảo quốc tế về nho học đã được tổ chức tại Bắc Kinh Trung Quốc. Hội thảo tập trung 
thảo luận 4 vấn đề lớn, trong đó có vấn đề từ tưởng nho gia và hiện đại hoá. Điều đầu tiên trong 
tư tưởng đó là thế giới quan "Thiên nhân hợp nhất" của Khổng Tử, có lợi cho việc điều tiết mối 
quan hệ giữa con người và tự nhiên. Con người cần sống hài hoà với thiên nhiên, mà hiện nay 
chúng ta gọi là môi trường. 
Rừng là môi trường thiên nhiên chủ yếu bậc nhất nhưng con người đã khai thác quá mức 
làm cho diện tích rừng thu hẹp dẫn đến tác hại nghiêm trọng mà chúng ta đã thấy. Nhiệm vụ 
trồng rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ cấp bách không những của nước ta mà trên phạm vi toàn 
cầu. 
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 8 chỉ rõ: "Phát triển nghề rừng gần với việc ổn định và 
cải thiện đời sống của cư dân miền núi, tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khoanh nuôi 
tái sinh bảo vệ rừng, tạo điều kiện cho miền núi phát huy thế mạnh về lâm nghiệp" 
Chính phủ đã có chương trình trồng 5 triệu ha rừng cải thiện điều kiện sống cho hàng chục 
triệu cư dân miền núi, đặc biệt là hàng triệu người còn du canh. 
Bảng 1 .Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2011 
( Nguồn QĐ:2089-BNN-TCLN) 
Đơn vị tính: ha 
TT Loại rừng Tổng cộng 
Thuộc qui hoạch 3 loại rừng Ngoài qui hoạch 
rừng và đất rừng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất 
1 Tổng diện tích 13.515.064 2.011.262 4.644.404 6.677.105 182.294 
1.1 Rừng tự nhiên 10.285.383 1.930.971 4.018.568 4.292.751 43.093 
1.2 Rừng trồng 3.229.681 80.290 625.836 2.384.364 139.201 
a Rừng trồng đã khép tán 2.852.717 70.919 552.789 2.106.055 122.954 
b Rừng trồng chưa khép tán 376.964 9.371 73.047 278.299 16.247 
2 Diện tích rừng để tính độ che phủ 13.138.100 2.001.890 4.571.357 6.398.806 166.047 
Công tác tạo rừng của chúng ta đã đạt được nhưng thành tựu to lớn rất đáng tự hào. Tuy 
vậy, cũng đang đặt ra những yêu cầu mới ngày càng cao, càng phải nỗ nực hơn nữa nhất là tăng 
cường đầu tư khoa học kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý để tạo ra những khu rừng trồng có năng 
suất cao, phẩm chất tốt, tác dụng phòng hộ lớn, để phủ xanh đất trống đồi núi trọc và để góp 
phần thúc đẩy kinh tế miền núi. 
Những vấn đề khoa học kỹ thuật của công tác tạo rừng cần làm trong giai đoạn hiện nay là: 
4 
- Chọn giống và sản xuất giống tốt đã chọn lọc, lĩnh vực này có tính trước mắt và lâu dài, 
đòi hỏi đầu tư cao, nội dung đa dang bởi mục tiêu của ta cũng đa dạng như cây lấy gỗ, cây đặc 
sản, cây phòng hộ.. 
- Tạo rừng để sản xuất cây gỗ lớn, ngoài việc chọn giống ra còn cần các khâu kỹ thuật giải 
quyết đúng theo yêu cầu sinh thái của cây rừng. 
- Chọn loài cây trồng theo hướng nghiên cứu mở rộng các loài cây bản địa bằng cách thuần 
hoá, di thực để đáp ứng yêu cầu đa dạng của con người; lại phù hợp khí hậu từng địa phương 
- Nghiên cứu phương thức và phương pháp tạo rừng cho công nghiệp. 
- Nghiên cứu mở rộng và đẩy mạnh công tác tạo rừng hỗn loài, nhiều tầng để tăng giá trị 
phòng hộ và môi sinh. 
- Nghiên cứu trồng rừng trên núi đá. 
- Nghiên cứu trồng rừng và xây dựng hệ canh tác nông, lâm, ngư kết hợp ở rừng ngập mặn 
ven biển, đồng thời với tác dụng chắn sóng, hướng dẫn dòng chảy, lắng đọng phù sa. 
Về mặt công nghiệp cần nghiên cứu sử dụng gỗ rừng trồng, mở ra hướng đa dạng hoá sản 
phẩm cũng là biện pháp thúc đẩy trồng rừng. 
Môn học tạo rừng (Trồng rừng) là môn khoa học ứng dụng, gắn liền với thực tiễn sản xuất 
và liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác. 
Khi học tập môn trồng rừng, cần có kiến thức rộng rãi như thực vật, khí hậu, đất đai, sinh 
lý, sinh hoá, di truyền chọn giống, sinh thái rừng. Đi sâu vào sinh hoá thực vật sẽ là cơ sở cho 
nhiều biện pháp canh tác như bón phân, tưới nước, sử dụng chất điều tiết sinh trưởng và các biện 
pháp khác. 
Muốn học tốt môn trồng rừng cần vừa học, vừa hành, liên hệ thực tiễn, từ thực tiễn sẽ minh 
hoạ và bổ sung cho lý luận, rồi lại từ lý luận chỉ đạo thực tiễn./. 
5 
CHƯƠNG I: NGUYỂN LÝ KỸ THUẬT GIỐNG TRỒNG RỪNG 
(12 tiết) 
* Mục đích: 
- Kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống. 
- Phương pháp điều tra sản lượng rừng giống. 
- Phương pháp kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống. 
- Phương pháp thu hái và bảo quản hạt giống cây rừng. 
- Các đặc điểm; đặc trưng của hệ sinh thái rừng 
* Yêu cầu: 
- Sinh viên tham dự lớp đầy đủ, tham gia thảo luận trong quá trình học tập. 
- Liên hệ thực tế về các phương pháp thu hái và cất trữ các loại giống cây trồng trong sản 
xuất Lâm nghiệp. 
- Làm bài tập cá nhân 
Trong Lâm nghiêp, trước đây nguồn giống thường được lấy từ rừng tự nhiên. Việc lấy 
giống từ rừng tự nhiên ngoài các ưu điểm ra, cungc còn một số mặt hạn chế như: Không chủ 
động được nguồn hạt giống , phẩm chất hạt giống (nhât slà phẩm chất di truyền) không đảm bảo 
chắc chắn. Vì vây, từ sau thế chiến thứ 2 người ta đã chú ý đến công tác chọn giống trong lâm 
nghiệp và xây dựng các rừng giống, vườn giống để có thể chủ động trong công tác khoa học kỹ 
thuật về giống, chủ động nguồn giống đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu. Trong 
bước qua độ khi các rừng giống, vườn giống chưa thỏa mãn yêu cầu thì người ta tuyển chọn từ 
rừng tự nhiên hoặc rừng trồng sẵn có để thành các kgu rừng giống. 
Nguồn giống cung cấp cho lâm nghiệp hiện nay chủ yếu bằng hai con đường là sản xuất 
giống theo con đường hữu tính (cây mọc từ hạt) và sản xuất giống theo con đường vô tính (cây 
mọc từ mô hoặc hom...). Trong con đường vô tính thì giâm hom vẫn là chủ yếu hiện nay. 
Trong chương trình này chủ yếu nói tới việc xây dựng, quản lý rừng giống, vườn giống, kỹ 
thuật nhân giiống, trồng và chăm sóc rừng trồng. 
1. Vai trò của công tác giống trồng rừng 
- Giống trồng rừng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của công tác trồng rừng 
- Khi có giống tốt cây con khoẻ mạnh 
- Đáp ứng được mục đích của công tác trồng rừng 
- Đáp ứng được số lượng chất lượng 
- Thực hiện được kế hoạch trồng rừng hàng năm 
2. Yêu cầu và nhiệm vụ : 
- Đảm bảo số lượng và chất lượng không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng 
- Giá thành rẻ (phù hợp chấp nhận được) 
- Đảm bảo trước mắt và lâu dài, ổn định 
Để đáp ứng được những nhu cầu trên thì nhiệm vụ của công tác giống hiện nay là phải nhanh 
chóng khoanh nuôi, chủ động xây dựng rừng giống, vườn giống, lai tạo, bảo tồn...để có ...  vào thời điểm cuối mùa mưa (tháng 10) bón 1/3 lượng phân còn lại. 
Cách bón: Trộn kỹ các loại phân, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1-
1,5m giữa hai hàng cao su. 
Bổ sung phân hữu cơ: bón 1 lần, từ 3-5 tấn phân chuồng cho 1 ha hằng năm vào đầu mùa 
mưa hoặc bón 1-1,5kg/hố (tùy dạng đất) phân hữu cơ vi sinh Komix. 
Bảng 3: Lượng phân vô cơ sử dụng cho vườn cao su khai thác (Đơn vị tính: kg/ha/năm) 
Năm 
cạo 
Hạng đất Urê Lân Kali 
Tổng lượng 
hỗn hợp 
1-10 
I 
II 
III 
152 
174 
196 
400 
450 
500 
117 
133 
150 
669 
757 
846 
11-20 Chung cho các loại đất 217 500 167 884 
Đối với đất dốc 15% thì nên bón vào hệ thống hố giữ màu, lấp kín, vùi phân bằng cỏ mục, lá. 
Ngoài sử dụng phân bón vô cơ trên có thể sử dụng phân Komix chuyên dùng cho cao su khai thác 
(5-5-5) (theo bảng 4) hay bón kết hợp phân Komix với phân hóa học (theo bảng 5) 
Bảng 4. Qui trình bón phân Komix cho cao su khai thác mủ 
Loại phân 
Loại đất Năm trồng 
Lượng bón (kg/cây/lần) 
Komix chuyên 
dùng cao su khai 
thác 
(5-5-5) 
Lần 1 Lần 2 
Đỏ 
7-16 1,2-1,4 0,8-1,0 
Trên 16 1,5-1,6 1,0-1,2 
xám 
7-16 1,2-1,4 1,0-1,2 
Trên 16 1,6-1,8 1,2-1,8 
Bảng 5. Qui trình bón phân Komix kết hợp với phân hoá học cho cao su khai thác 
Năm tuổi Loại phân Lượng bón (kg/ha) 
115 
Năm 7-16 
Lần 1 Lần 2 
Lân HCVS Komix 600 400 
Urê 80 60 
Kali 70 50 
Năm 16 trở 
lên 
Lân HCVS komix 700 500 
Urê 90 60 
Kali 80 50 
7. Quản lý và khai thác vườn cây cao su kinh doanh 
Hiện nay chu kỳ khai thác mủ cây Cao su rút xuống còn 20 năm, nhờ có giống mới tiến bộ và 
áp dụng Khoa học kỹ thuật nên cho năng suất cao, sản lượng vẫn đạt 35-40 tấn/ha. 
Khi hết thời kỳ đầu tư KTCB nếu vườn cây có 50% số cây đạt vanh thân ở vị trí cách mặt đất 
1 m đạt 50 cm trở lên, vỏ cạo dày hơn 6 mm thì đưa vào khai thác lấy mủ, số cây còn lại mở bổ 
sung vào năm sau. 
Vườn cao su khai thác chia làm ba nhóm cây 
Cây tơ/ nhóm I: Từ năm cạo thứ nhất đến năm cạo thứ 10. 
Cây trung niên / Nhóm II: Từ năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 17. 
Cây già/ Nhóm III: Từ năm cạo thứ 18 đến năm cạo thứ 20. 
7.1. Thiết kế miệng cạo 
Cây mới mở cạo có miệng tiền cách chân voi 1.3 m, cạo ngược sẽ bắt đầu từ độ cao 1,3 m 
cách chân voi. 
Độ dốc miệng cạo so với trục ngang từ 30o - 34o. 
+ Cây nhóm I: 34o 
+ Cây nhóm II: 32o 
+ Cây nhóm III: 30o 
Miệng tiền được mở đồng loạt một hướng trong lô, dùng thước dây chia cây làm 2 phần bằng 
nhau, đường thước chia cây miệng liền có đánh 3 dấu: Nơi mở miệng, đóng máng và cột kiềng. 
Dùng rập lấy vị trí miệng tiền làm chuẩn, kẻ 4 rập trong năm, để khống chế mức đo hao dăm (mỗi 
rập 3,5 cm cho 1 quí cạo). 
7.2. Thời vụ cạo 
Mở miệng cạo vào tháng 3-4 và tháng 10-11 trong năm. Nghỉ cạo vào mùa rụng lá tháng 1-2; 
ngưng cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim và tiến hành cạo lại khi cây đã có tán lá ổn định. 
7.3. Chia phần cây cạo 
Số cây trên phần cạo được qui định tùy vào địa hình, mật độ cây cạo, tuổi cây cạo tình trạng 
vỏ cạo và chế độ cạo. Chia từ 200 - 500 cây cạo/phần cạo. Mỗi phần cạo phải được đánh dấu phân 
chia rõ ràng. 
7.4.Quản lý độ hao dăm, độ sâu cạo mủ, chế độ cạo và cường độ cạo 
- Độ sâu cạo mủ: Cạo sâu cách tượng tầng từ 1-1,3 mm là cho mủ tốt, cạo cách tượng tầng 
hơn 1,3mm là cạo cạn, ít mũ, cạo sâu cách tượng tầng dưới 1 mm là cạo sát, cạo chạm gỗ là cạo 
phạm. Cạo sát, cạo phạm dễ làm khô miệng cạo và khó tái sinh vỏ. 
- Lượng hao dăm 
Cạo xuôi hao dăm từ 1,1 - 1,5 mm/lần cạo (hao dăm tối đa 16 cm/năm) đối với nhịp độ cạo 
D3 và hao dăm 20cm đối với nhịp độ cạo D2 
Cạo ngược hao dăm từ 1,5 -2 mm/lần cạo (hao dăm tối đa 3cm /tháng). 
116 
- Chế độ cạo, cường độ cạo: 
Khuyến cáo: S/2 d/3 6d/7. (Cạo 1/2 miệng cạo, 3 ngày cạo một lần, 1 tuần cạo 2 lần, nghỉ 
ngày chủ nhật) 
Không khuyến cáo chế độ cạo d/2 (2 ngày cạo một lần) kể cả các dòng vô tính GT1, RRIM 
600, và các dòng RRIV chỉ nên kết hợp sử dụng thuốc kích thích để đảm bảo năng suất, tiết kiệm 
được công lao động và lớp vỏ cạo kinh tế. 
- Tiêu chuẩn đường cạo: Đường cạo phải đúng độ dốc, có lòng máng, vuông viền, vuông hậu, 
không lệch miệng, không lượn sóng, không vượt ranh, vượt tuyến. 
- Giờ cạo mủ: Tùy theo thời tiết trong năm, cạo càng sớm càng tốt. Khi nhìn thấy rõ đường 
cạo, mùa mưa khi cây khô ráo mới bắt đầu cạo. 
- Giờ trút mủ: Trút mủ từ 10 - 11 giờ trưa, tùy giống gặp trời chuyển mưa có thể trút mủ sớm 
hơn. 
7.5. Kỹ thuật cạo 
Mở miệng cạo: Sau khi định hướng vị trí miệng tiềng trong lô, dùng thước, móc, rạch để phân 
ranh tiền, hậu, đánh dấu đóng máng, cột kiềng. 
Dùng rập (cờ): đánh dấu miệng cạo chuẩn, vạch đường chia hao dăm quý. Mở mương tiền 
(trên lớn dưới nhỏ) để dẫn mủ. 
Thiết kế xong, tiến hành cột kiềng, đóng máng và cạo xả 3 nhát: 
+ Nhát 1: nhát cạo chuẩn (theo đường rập). 
+ Nhát 2: Cạo vạt nêm tạo độ nghiêng miệng cạo. 
+ Nhát 3: Cạo hoàn chỉnh (cạo áp má dao) lấy độ đúng độ sâu cạo mủ. 
7.6. Kỹ thuật cơ bản cạo miệng xuôi 
a. Cách cầm dao cạo 
- Miệng cạo ngang tầm người trở xuống 
Tay phải: cho cán dao thúc vào lòng bàn tay, cầm cả 5 ngón sao cho 3 ngón út, ngón nhẫn và 
giữa ôm sát vào cán dao, ngón trỏ áp sát má dao bên phải. 
Tay trái: cầm phía ngoài tay phải, cầm cả 5 ngón sao cho ngón trỏ áp sát sống dao bên trái, 
song song với thân dao. 
- Miệng cạo cao hơn tầm người 
Tay phải: Cầm giống như cách tầm ngang người trở xuống. 
Tay Trái: Đặt thân dao vào lòng bàn tay, 5 ngón tay đặt lên phía sống dao, các ngón tay hơi 
cong. 
b. Tư thế đứng và dịch chuyển 
- Miệng cạo ở tầm vừa và cao 
Đứng cách thân cây 1 khoảng nhìn thấy được ranh hậu, 2 chân đặt song song với nhau chân 
trái trước, chân phải sau. Đặt dao ở miệng hậu, lấy góc hậu sau đó dịch chân trái sau chân phải đồng 
thời tay kéo dao cạo theo bước chân đến góc tiền, lấy vuông tiền bằng cách nâng 2 tay cùng lúc. 
- Miệng cạo ở tư thế thấp (Cúi khom người) 
Cách chuyển động ngược với tư thế trên, chân trái chân trái chuyển phía sau chân phải trước, 
cúi khom người để dao chuyển động nhịp nhàng, không bị cạo phạm. 
117 
7.7. Kỹ thuật cơ bản cạo miệng ngược 
Hiện nay chế độ cạo miệng ngược được áp dụng rộng rãi ở nước ta và các nước trồng cao su 
trên thế giới, chế độ cạo này áp dụng cho các vườn cây có tuổi cây cạo từ năm thứ 11 trở lên (hoặc 
một số vườn không thực hiện được cạo xuôi). Tuỳ theo tuổi cạo để có chế độ cạo ngược, do khác 
nhau về chiều dài miệng cạo, số miệng cạo. nhịp độ cạo& dao cạo để kiểm soát độ hao dăm, độ dốc 
miệng cạo (cạo ngược có kiểm soát và cạo ngược không có kiểm soát) 
- Đặc điểm của vườn cạo ngược: 
+ Đã cạo xong lớp vỏ tái sinh 
+ Qua 10 năm mặt cạo xuôi 
+ Mặt cạo xuôi có triệu chứng khô mủ 
+ Vỏ tái sinh mặt cạo xuôi quá kém (Bị cạo phạm, U quá nhiều&) 
+ Vỏ tái sinh quá mỏng& 
a. Cách cầm dao 
Tay cầm dao theo kiểu cạo xuôi, lưu ý cạo ngược lưỡi dao là má dao, dùng lực đẩy dăm, dăm 
cạo dài càng tốt, nâng tay để hất dăm ra ngoài để tránh mủ chảy leo ra ngoài. 
b. Tư thế dịch chuyển 
Chân trái bước phía trong, chân phải vòng ra ngoài, phải bước xéo chân, thì ta mới đủ lực đẩy 
dao đến ranh hậu. 
7.8. Kỹ thuật bôi thuốc kích thích 
- Bôi kích thích trước nhát cạo kế tiếp 24 - 48 giờ 
- Không bôi khi cây còn ướt. 
- Không bôi trong mùa khô, mùa rụng lá 
* Phương pháp bôi trên vỏ tái sinh 
Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ bôi 1 lớp mỏng trên lớp vỏ tái sinh tiếp giáp 
miệng cạo, bôi thuốc trên băng rộng 1,5 cm. (Áp dụng cho miệng cạo xuôi) 
* Phương pháp bôi trên miệng cạo không bóc mủ dây 
Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ bôi một lớp mỏng, đều ngay trên miệng cạo (Áp 
dụng cho miệng cạo ngược) 
8. Bệnh hại chính trên cây cao su 
8.1. Bệnh phấn trắng 
Tác nhân: Do nấm Oidium heveae. Bệnh gây hại trên cây cao su ở mọi lứa tuổi, mùa bệnh 
vào giai đoạn cây cao su ra lá mới từ tháng 2 đến tháng 5, bệnh hại nặng ở những vùng cao có khí 
hậu lạnh và thường xuyên có sương mù. 
118 
Triệu chứng: Lá non từ 1-10 ngày tuổi bị rụng dần để lại cuống trên cành, lá trên 10 ngày 
tuổi không bị rụng mà để lại vết bệnh với nhiều dạng loang lổ, hai mặt lá có bột màu trắng và nhiều 
ở mặt dưới lá. Các dòng vô tính nhiễm nặng: VM 515, PB235, PB255, RRIV4& 
Phòng trị: Dùng thuốc Sumieght 0,2%; Kumulus 0,3%; bột lưu huỳnh 9-12kg/ha. Xử lý định 
kỳ 7-10 ngày/lần, vào thời kỳ lá non chưa ổn định. 
 8.2. Bệnh héo đen đầu lá 
Tác nhân: Do nấm Collectotrichum glocosporioides gây ra. Bệnh thường xuất hiện suốt trong 
thời gian sinh trưởng của cây, phổ biến vào mùa mưa có ẩm độ cao từ tháng 6 đến tháng 10. Bệnh 
hại nặng ở vườn cây KTCB. 
Triệu chứng 
+ Lá non từ 1-10 ngày tuổi có đốm nâu nhạt ở đầu lá. Rụng từng lá chét, sau cùng rụng cuống 
lá. 
+ Lá già hơn 14 ngày tuổi, không gây rụng lá nhưng để lại đốm u lồi trên phiến lá. bệnh còn 
gây hại trên trái và chồi non, bệnh gây khô ngọn khô cành từng phần hoặc chết cả cây. 
Phòng trị: Dùng thuốc Vicarben50SC, Carbenzim 500FL nồng độ 2% Phun lên tán lá non, 7-
10 ngày phun 1 lần. 
 8.3. Bệnh rụng lá mùa mưa 
Tác nhân: Do nấm Phytophtora botryosa, Phytophtora palmivora gây nên. Chỉ xảy ra ở mùa 
mưa, hại nặng trên vườn cây khai thác, nhất là những vùng thường mưa dầm. 
Triệu chứng: Trên cuống lá có cục mủ màu đen hoặc trắng, trung tâm vết bệnh có màu nâu 
xám, rụng cả ba lá chét và cuống, bệnh hại nặng trên trái gần khô. 
Phòng trị: Dùng thuốc Oxyclorua đồng 0,25%, Bordeaux 1%, Ridomil MZ 72 0,3 - 0,4%. 
 8.4. Bệnh nấm hồng 
Tác nhân: Bệnh thường tập trung ở nơi phân cành do ẩm độ cao. Do nấm Corticium 
salmonicolor gây nên. Bệnh gây hại trên cây từ 3 - 12 năm tuổi và hại nặng ở cây 4 - 8 tuổi. Bệnh 
thường tập trung hại vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 và tấn công trên thân cành đã hóa sần. 
Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là những mạng nhện trắng xuất hiện trên cành, đồng thời có 
những giọt mủ chảy ra, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh chuyển từ màu trắng sang hồng, 
cành lá phía trên vết bệnh chuyển vàng và chết khô. 
Phòng trị 
+ Vệ sinh vườn cây, cắt đốt bỏ những cành chết do bệnh để hạn chế sự lây lan. 
+ Dùng thuốc Validacin 5L (thuốc đặc hiệu) 1,2%, dung dịch Bordeaux 1% (phun) và 5% 
(quét). Chu kỳ phun 10-15 ngày/ lần. 
8.5. Khô ngọn khô cành 
Tác nhân: Do các bệnh lá, vết thương cơ giới, yếu tố môi trường. Xuất hiện ở mọi giai đoạn 
sinh trưởng của cây cao su, gây nguy hại ở giai đoạn cây KTCB. 
Triệu chứng: Các chồi bị rụng lá và có những đốm nâu đen trên vỏ còn xanh sau đó lan dần 
xuống dưới và phần bị nhiễm chết khô. 
Phòng trị 
+ Bón phân cân đối, diệt cỏ dại, phòng trị bệnh lá, không gây vết thương cho cây. 
+ Xử lý: Cưa dưới vết bệnh 10 - 20 cm một góc 450, bôi vaseline, dùng dung dịch nước vôi 
quét toàn bộ thân. 
 8.6. Cháy nắng 
119 
Tác nhân: Do nắng, biên độ nhiệt độ trong ngày cao, tủ gốc và làm bồn không kỹ.Phân bố ở 
vườn cây cao su KTCB. 
Triệu chứng: Cháy lá loang lổ, có màu trắng bạc, sau đó rụng và chết chồi non do mất nước. 
Cây 2 - 3 tuổi, trên thân hóa nâu từ 0 - 20 cm cách mặt đất bị lõm và nứt vỏ, chảy mủ, sau đó vết 
bệnh lan rộng và có hình mũi mác, các vết bệnh thường cùng một hướng (hướng Tây và Tây Nam). 
Phòng trị 
+ Làm bồn tủ gốc kỹ vào mùa khô, quét nước vôi lên thân. 
+ Bôi vaseline lên vết bệnh ngăn chặn tấn công của nấm và côn trùng. 
8.7. Bệnh loét sọc mặt cạo 
Tác nhân: Do nấm Phytophtora palmivora gây nên. Bệnh gây hại trên mặt cạo vào mùa mưa 
tháng 6 -11. 
Triệu chứng: Những sọc nhỏ hơi lõm màu nâu nhạt ngay trên đường cạo và chạy dọc song 
song với thân cây, sau đó các vết bệnh liên kết lại thành những mảng lớn, lúc này vỏ bị thối nhũn, 
dịch màu vàng rỉ ra có mùi hôi thối, để lộ gỗ, gây khó khăn cho việc khai thác sau này. Đây cũng là 
vị trí thuận lợi cho mối mọt tấn công. 
Phòng trị 
+ Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, cạo sát. 
+ Vệ sinh trừ cỏ dại thông thoáng vườn cây. 
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện dịch bệnh, xử lý bôi thuốc kịp thời. Các thuốc như 
Ridomil 2-3%, Mexyl MZ 72 nồng độ 2%. 
+ Ở những vùng thường xảy ra bệnh hoặc vườn cây có miệng cạo gần mặt đất phải bôi thuốc 
phòng định kỳ, bôi phòng 1lần/tháng, có thể 2 lần/tháng vào những tháng mưa dầm. 
+ Cây bị bệnh nặng phải nghỉ cạo để hạn chế lây lan. 
 8.8. Bệnh thối mốc mặt cạo 
Tác nhân: Do nấm Ceratocysits fimbriata. Bệnh xảy ra vào mùa mưa, thường kèm với bệnh 
loét sọc mặt cạo. 
Triệu chứng: Trên mặt cạo xuất hiện những vết bệnh song song với đường cạo, dễ lầm với 
cạo phạm, ngày khô ráo thấy nấm màu trắng xám trên vết bệnh. 
Phòng trị: Tương tự như trị bệnh loét sọc mặt cạo. 
8.9. Bệnh khô miệng cạo 
Tác nhân: Bệnh xuất hiện trong suốt chu kỳ khai thác. Chưa rõ tác nhân, hiện vẫn xem là 
bệnh sinh lý. 
Triệu chứng: Ban đầu xuất hiện những đoạn mủ khô ngắn trên miệng cạo, sau đó lan nhanh 
và khô mủ hoàn toàn, nếu nặng cây bị nứt cả vỏ cạo. 
Phòng trị 
+ Đảm bảo chế độ cạo S/2 d/3 6d/7. 
+ Chăm sóc, bón phân đầy đủ, nhất là khi vườn cây có sử dụng thuốc kích thích mủ. 
+ Khi cây có biểu hiện bị bệnh phải ngưng cạo, dùng đót cứ 5 cm chích thử một lỗ trên vỏ cạo 
phía dưới đường cạo để xác định ranh giới vùng bị khô, từ chỗ đó cạo song song với đường cạo cũ 
một đường tới gỗ để cách ly bệnh. 
+ Cho cây bệnh nghỉ cạo 1-2 tháng, kiểm tra nếu cây khỏi bệnh thì cạo lại với cường độ cạo 
nhẹ& 
 8.10. Bệnh nứt vỏ 
120 
Tác nhân: Do nấm Botryodiplodia 
Triệu chứng: Thân cành bị nứt, có mủ chảy rỉ ra, có màu nâu đặc trưng, đôi khi chồi mọc ra 
dưới vết nứt, làm cây châm sinh trưởng, đôi khi chết cây. Bệnh thường xuất hiện trên vườn cây 
KTCB trên 3 năm tuổi và vườn cây khai thác. 
Phòng trị: 
Dùng thuốc trừ nấm có gốc Carbendazim (Vicarben 50HP, Bavistin 50FL& nồng độ 0,5% 
phun hết toàn bộ cây 2 tuần/ lần, phun 2-3 lần. 
PHẦN THỰC HÀNH (15 Tiết) 
Mục tiêu: Nhằm cũng cố giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học đi đôi với hành 
Yêu cầu: Sinh viên tham dự đầy đủ, thực hiện các nội dung thực hành 
 Phải có ý thức trong quá trình thực hiện 
Kỹ năng: phải thực hiện tốt nội dung trên cơ sở khoa học 
Nội dung phần thực hành 
1.Thu hái và nhận biết 1 số loại hạt giống cây rừng. 
2. Kiểm nghiệm phẩm chất hạt giống. 
3. Pha chê 1 số Loại thuốc BảoVTV vệ thực vật 
4. Kỹ thuật vườn ươm. 
5. Gieo ươm và nhân giống 1 số loài cây. 
6. Kỹ thuật trồng, kết cấu rừng và đánh giá tỷ lệ sống của rừng trồng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Thực vật rừng-Trường ĐHLN-1992 
[2]. Pháp lệnh giống cây trồng-2004 
[3]. Kinh tế lâm nghiệp - Phạm Xuân Phương - NXBNN-1997 
[4]. Kinh tế lâm nghiệp- Lê Minh Tưởng -Trường Đại học Lâm nghiệp-1992 
[5]. Kinh tế doanh nghiệp- Đào Xuân Sâm - NXB Sự Thật -1992. 
[6]. Văn bản liên quan đến lâm sinh- Qui phạm kinh kỹ thuật sản xuất rừng tre, nứa 1992, 
thông tư 34 về phân loại rừng, Qui định 38/2005/BNN&PTNT 
[7]. Giáo trình Kỹ thuật Lâm sinh -Ngô Quang Đê - Trường ĐH Lâm nghiệp Xuân Mai, Hà 
Tây - 1998 
121 
[8]. Kỹ thuật trồng rừng- Hồ Đắc Thái Hoàng- ĐHNL Huế-1998. 
[9]. Lâm sinh học- Hồ Đắc Thái Hoàng- ĐHNLH-1995. 
[10]. Kỹ thuật trồng rừng- Đặng Thái Dương-ĐHNL Huế-1998. 
Khác: Thông tin mạng... 
122 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_trong_rung_le_van_manh.pdf