Bài giảng Toán tài chính - Bài 3: Tài khoản vãng lai
MỤC TIÊU
• Nắm được khái niệm và ứng dụng của tài khoản vãng lai có lãi.
• Phân biệt được các phương pháp tất toán tài khoản vãng lai.
• Nắm vững phương pháp rút số dư.
• Hiểu và vận dụng linh hoạt khái niệm ngày tính lãi của ngân hàng.
NỘI DUNG
Một số vấn đề về tài khoản vãng lai
Tính lãi cho tài khoản vãng lai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Toán tài chính - Bài 3: Tài khoản vãng lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Toán tài chính - Bài 3: Tài khoản vãng lai
v1.0015110212 BÀI 3 TÀI KHOẢN VÃNG LAI ThS. Nguyễn Thành Trung Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015110212 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG • Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường vốn mà đặc biệt là thị trường chứng khoán, các tài khoản thấu chi trở thành các sản phẩm hấp dẫn được các ngân hàng chạy đua cung ứng cho khách hàng. Có tên gọi chung là “vay thấu chi tài khoản cá nhân”, các sản phẩm này đem lại cho khách hàng khả năng tiêu dùng cao hơn và lưạ chọn linh hoạt hơn trong quyết định sử dụng vốn của mình. • Cho vay thấu chi là việc ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản của khách hàng. Ngân hàng thu lãi vay trên số tiền khách hàng chi vượt. • Ví dụ: Bạn được cấp hạn mức thấu chi trên tài khoản là 10 triệu đồng. Có nghĩa là khi tài khoản này không còn đồng xu nào, bạn vẫn có thể rút tối đa 10 triệu, tức là tài khoản của bạn được phép âm tối đa 10 triệu. Khi bạn nộp tiền vào tài khoản này, số âm tiền sẽ giảm đi tương ứng. Ví dụ tài khoản đang âm 10 triệu đồng, bạn nộp 9 triệu thì tài khoản vẫn âm 1 triệu, còn nếu nộp 11 triệu thì tài khoản sẽ dương 1 triệu. Ngân hàng sẽ tính lãi vay trên số tiền âm trong tài khoản. 2 v1.0015110212 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG • Hạn mức thấu chi tín chấp: Bằng 5 tháng thu nhập bình quân của khách hàng, tối đa lên đến 100 triệu đồng. • Hạn mức cầm cố sổ tiết kiệm: Không quy định mức tối đa/ tối thiểu, hạn mức tối đa phụ thuộc giá trị sổ tiết kiệm được đem cầm cố. Nguồn: Trích từ bsc.com.vn, “Hướng dẫn sản phẩm cho vay thấu chi” 3 1. Sản phẩm cho vay này có những ưu điểm gì so với các sản phẩm cho vay truyền thống? 2. Số dư có trong tài khoản của khách hàng, nếu có, có được hưởng lãi không? Và tiền lãi được tính như thế nào? 3. Điều kiện gì cần phải có để ngân hàng có thể thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng rồi cầm cố để mở rộng hạn mức thấu chi? v1.0015110212 MỤC TIÊU • Nắm được khái niệm và ứng dụng của tài khoản vãng lai có lãi. • Phân biệt được các phương pháp tất toán tài khoản vãng lai. • Nắm vững phương pháp rút số dư. • Hiểu và vận dụng linh hoạt khái niệm ngày tính lãi của ngân hàng. 4 v1.0015110212 NỘI DUNG 5 Một số vấn đề về tài khoản vãng lai Tính lãi cho tài khoản vãng lai v1.0015110212 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI • Tài khoản là nơi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến một nội dung vật chất nhất định. • Tài khoản vãng lai là một loại tài khoản ngân hàng được sử dụng phổ biến trong các quan hệ thương mại và tài chính, phản ánh mối quan hệ giữa 2 cá nhân trong quá trình thực hiện các giao dịch với nhau, thỏa thuận đưa các khoản phải thu và khoản nợ phát sinh từ các giao dịch này về một số dư ở chế độ hợp nhất. • Tài khoản vãng lai tập trung chủ yếu: Các khoản gửi và rút bằng tiền mặt. Những khoản thu và chi bằng những công cụ khác ngoài tiền mặt (séc, thẻ thanh toán, chuyển khoản, trích số dư). Sự chuyển dịch nguồn với các tài khoản và sản phẩm ngân hàng khác. Đây là tài khoản duy nhất có thể luân phiên vừa dư nợ vừa dư có. 6 v1.0015110212 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI (tiếp theo) 7 • Cách hạch toán tài khoản vãng lai: Bên Nợ: hạch toán khoản chi của khách hàng. Bên Có: hạch toán khoản thu của khách hàng. Cuối thời kỳ hoạt động, tài khoản vãng lai có thể dư nợ hoặc dư có. Phát sinh bên nợ Phát sinh bên có Tiền vào Tiền ra v1.0015110212 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI • Nguyên lý kế toán kép: Những khoản tiền đổ vào tài khoản (lương, các khoản thanh toán bất thường,) là những nguồn vốn đối với ngân hàng (= ghi có). Những khoản rút ra ( thanh toán séc, tiêu dùng qua thẻ thanh toán,) là sự sử dụng (= ghi nợ). • Dưới góc nhìn của khách hàng, nếu chủ thể này cũng áp dụng nguyên tắc kế toán kép, những khoản mà ngân hàng gọi là ghi có (tiền vào) lại là một khoản ghi nợ (tiền ra) và ngược lại. 8 v1.0015110212 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI (tiếp theo) 9 • Ngày có giá trị tính lãi của tài khoản vãng lai: Trước đây: Ngày có giá trị tính lãi = Ngày phát sinh nghiệp vụ ± 2 ngày Hiện nay: Ngày có giá trị tính lãi ≡ Ngày phát sinh nghiệp vụ v1.0015110212 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI (tiếp theo) 10 • Căn cứ vào lãi suất, tài khoản vãng lai gồm: Tài khoản vãng lai cùng lãi suất và cố định; Tài khoản vãng lai cùng lãi suất và không cố định; Tài khoản vãng lai không cùng lãi suất và cố định; Tài khoản vãng lai không cùng lãi suất và không cố định. v1.0015110212 2. TÍNH LÃI CHO TÀI KHOẢN VÃNG LAI Tính lãi 2.1. Phương pháp trực tiếp Tài khoản vãng lai cùng lãi suất Biết trước ngày tất toán 2.2. Phương pháp gián tiếp TKVL cùng lãi suất Không biết trước ngày tất toán 2.3. Phương pháp rút số dư TKVL không cùng lãi suất 11 v1.0015110212 2.1. PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP • Với phương pháp này, từng khoản tiền lãi phát sinh (bên nợ cũng như bên có) được tính từ ngày có giá trị tính lãi đến ngày kết thúc của tài khoản vãng lai. • Tiền lãi cuối cùng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng các khoản lãi bên nợ và tổng các khoản bên có. Ví dụ: Ngân hàng Z quản lý tài khoản của ông X. Lãi suất là 4,75% Thời kì 01/04 - 30/06 Các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào TK ông X như sau: 01/04 Dư có 82,5 VNĐ Ngày có giá trị tính lãi 31/03 18/04 Tiền gửi 1.000 VNĐ Ngày có giá trị tính lãi 20/4 6/5 Séc rút tiền 1.170 VNĐ Ngày có giá trị tính lãi 4/5 12 v1.0015110212 2.1. PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP (tiếp theo) 13 NGÀY PHÁT SINH NGHIỆP VỤ NỘI DUNG SỐ TIỀN NGÀY CÓ GIÁ TRỊ TÍNH LÃI SỐ NGÀY ĐƯỢC TÍNH LÃI TÍCH SỐ 01/04 DƯ CÓ 82,5 31/03 91 7508 18/04 TIỀN GỬI 1.000 20/4 71 71000 06/05 SÉC RÚT TIỀN 1.170 4/5 57 66690 30/06 CÂN ĐỐI TÍCH SỐ (N) 11818 LÃI CỦA ÔNG X 1,56 CÂN ĐỐI VỐN (85,94) 1.170 1.084,06 01/07 DƯ NỢ 85,94 30/06 v1.0015110212 2.2. PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP • Phương pháp gián tiếp được phát minh bởi LAFFITE. • Các khoản tiền lãi thực tế là chênh lệch giữa số tiền lãi phát sinh từ ngày có hiệu lực đến ngày tất toán của tài khoản và số tiền lãi ảo phát sinh từ ngày có hiệu lực đến ngày có giá trị tính lãi của tài khoản đó. • Giả sử một nghiệp vụ phát sinh ngày 29/5 và ngày có giá trị tính lãi là ngày 31/5 với số tiền 987. + Nếu theo phương pháp trực tiếp, số tiền lãi phát sinh với lãi suất 6% là như sau: 31/5 30 ngày 30/6 (Ngày có giá trị tính lãi) (Ngày tất toán tài khoản) I = 987 ×30/6.000 = 4,94 + Nếu theo phương pháp gián tiếp: 61 ngày 30 ngày 01/04 31/5 (Ngày có giá trị tính lãi) 30/6( Ngày tất toán TK) 14 v1.0015110212 2.2. PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP (tiếp theo) 15 Số tiền lãi 61 ngày = 987 ×61/6.000 = 10,03 Số tiền lãi 91 ngày = 987 ×91/6.000 = 14,97 Lãi ông X được hưởng là: 14,97 -10,03 = 4,94 Nhận xét: • Phương pháp gián tiếp mất nhiều thời gian hơn phương pháp trực tiếp. • Hữu hiệu khi người chủ TK không thể xác định được ngày tất toán TK. v1.0015110212 2.3. PHƯƠNG PHÁP RÚT SỐ DƯ • Phương pháp rút số dư bao gồm việc tính toán, sau mỗi nghiệp vụ tài chính, số tiền lãi phát sinh trên số dư còn lại tính từ ngày phát sinh số dư này (ngày có giá trị tính lãi của nghiệp vụ gần nhất) đến ngày có giá trị tính lãi của nghiệp vụ kế tiếp. • Số dư cuối cùng sẽ được tính lãi từ ngày có giá trị tính lãi cho đến ngày tất toán của tài khoản. • Tiền lãi phát sinh sẽ là lãi bên nợ hay lãi bên có tùy thuộc vào số dư nằm ở bên nào. • Tại thời điểm tất toán của tài khoản, tổng đại số của tất cả các khoản tiền lãi đã được tính sẽ được tính vào số tiền vốn đã tạo. 16 v1.0015110212 2.3. PHƯƠNG PHÁP RÚT SỐ DƯ (tiếp theo) 17 • Các bước tính lãi theo phương pháp rút số dư: Phản ánh các nội dung của nghiệp vụ vào tài khoản; Rút số dư cho tài khoản; Xác định số ngày hưởng lãi của các số dư; Tính tích số N = C.n; Cân đối tích số; Tính lãi và rút số dư cho tài khoản tại thời điểm cuối kỳ. v1.0015110212 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Sản phẩm cho vay này linh hoạt hơn sản phẩm cho vay truyền thống, với đặc điểm là các số dư phát sinh bên nợ và bên có sẽ được tổng hợp để xác định số dư vào cuối kì (nguyên tắc của TK vãng lai có lãi). 2. Nếu khách hàng phát sinh số dư có, theo nguyên tắc khách hàng vẫn được hưởng lãi. Tuy nhiên mức lãi suất bên có thường thấp hơn lãi suất bên nợ, là lãi suất mà khách hàng phải gánh chịu khi ở trong tình trạng thấu chi. 3. Để khách hàng cầm cố số tiết kiệm để mở rộng hạn mức thấu chi, thì lãi suất áp dụng cho số tiền thấu chi có thể lớn hơn lãi suất không kì hạn, nhưng phải nhỏ hơn lãi suất tiết kiệm của khách hàng. 18 v1.0015110212 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Để tính lãi với tài khoản vãng lai cố định cùng lãi suất, ta dùng phương pháp nào? A. Phương pháp trực tiếp. B. Phương pháp gián tiếp. C. Phương pháp rút số dư. D. Cả 3 phương pháp trực tiếp, gián tiếp và rút số dư. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Cả 3 phương pháp trực tiếp, gián tiếp và rút số dư. • Giải thích: Với TK vãng lai cố định cùng lãi suất, 3 phương pháp này cho cùng 1 kết quả. Tùy theo yêu cầu và đặc điểm của khách hàng mà sử dụng phương pháp nào cho phù hợp. 19 v1.0015110212 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Để tính lãi với tài khoản vãng lai không cùng lãi suất, người ta áp dụng phương pháp nào? A. Phương pháp trực tiếp. B. Phương pháp gián tiếp. C. Phương pháp rút số dư. D. Phương pháp theo dõi. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Phương pháp rút số dư. • Giải thích: Do phương pháp trực tiếp và gián tiếp không mang lại kết quả chính xác khi lãi suất bên nợ khác lãi suất bên có → chỉ phương pháp rút số dư phản ánh đúng tình trạng của tài khoản. 20 v1.0015110212 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Tài khoản vãng lai là một nghiệp vụ truyền thống lâu đời của ngân hàng thương mại. Xuất phát từ nhu cầu gửi tiền và tiêu dùng của khách hàng, việc quản lý cũng như các hình thức của tài khoản vãng lai đã có sự biến đổi theo thời gian. Nếu như trước đây, việc tính toán số dư của tài khoản vãng lai tương đối phức tạp và chủ yếu được thực hiện bởi các nhân viên kế toán ngân hàng, cùng với các thủ tục và giấy tờ phức tạp, thì ngày nay nó trở nên đơn giản, chính xác hơn nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và các biện pháp truyền dẫn dữ liệu hiện đại. • Tài khoản vãng lai được đặc trưng bởi sự ghi nhận liên tục các số dư bên nợ và bên có trong một khoảng thời gian. Trong lịch sử, từng có tài khoản vãng lai cùng lãi suất và tài khoản vãng lai không cùng lãi suất. Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các tài khoản vãng lai của khách hàng là tài khoản không cùng lãi suất, với đặc trưng lãi suất bên nợ lớn hơn lãi suất bên có. 21 v1.0015110212 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI (tiếp theo) 22 • Tính lãi là yếu tố quan trọng nhất khi làm việc với tài khoản vãng lai. Với tài khoản vãng lai cùng lãi suất, ta có thể tính lãi theo phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp và phương pháp rút số dư. Đối với tài khoản vãng lai không cùng lãi suất, phương pháp rút số dư là phương pháp tối ưu. • Số ngày tính lãi là một căn cứ quan trọng để tính lãi bên nợ và bên có. Yếu tố này được giải thích là thời gian để ngân hàng tiếp nhận và xử lý hồ sơ của khách hàng. Trong lịch sử, số ngày tính lãi có thể lớn do khoảng cách địa lý, hệ thống bưu chính chưa phát triển và một số khó khăn đặc thù (VD: tiếp nhận séc từ đối tác nước ngoài,). Ngày nay, do sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã đến mức độ liên kết rất cao, cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho số ngày tính lãi dần giảm xuống bằng 0. Tuy nhiên một số ngân hàng vẫn có thói quen quy định số ngày tính lãi để có thêm thu nhập. v1.0015110212 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI (tiếp theo) 23 • Trong thực tế, ngoài tiền lãi, khách hàng thường phải chịu thêm chi phí khi tài khoản thường xuyên lâm vào tình trạng dư nợ. Điều này được giải thích là do rủi ro tín dụng tăng lên và ngân hàng đòi bù đắp bằng các chi phí phụ trội. Tuy nhiên do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, chi phí này ngày nay có xu hướng giảm xuống và thấp hơn so với việc đi vay trên thị trường trực tiếp. Nhìn chung, các chi phí này làm cho lãi suất thực tế mà khách hàng phải gánh chịu cao hơn lãi suất được quy định trong hợp đồng.
File đính kèm:
- bai_giang_toan_tai_chinh_bai_3_tai_khoan_vang_lai_nguyen_tha.pdf