Bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán - Chương 4: Tổ chức hạch toán các yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh
Chương 4:
TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT
KINH DOANH
I.CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài sản cố định, vật liệu, cộng cụ dụng cụ, lao động sống của con người cùng với
các tiêu hao khác gắn liền với chúng là những yếu tố đầu vào tạo nên hoạt động sản xuất
kinh doanh nhất định trong doanh nghiệp. Bất kỳ một chủ doanh nghiệp nào cũng phải
tạo lập được các yếu tố cơ bản trên cho sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sử
dụng các yếu tố trên gắn liền và có quan hệ nhân quả với trình độ quản lý việc sử dụng
chúng trên cơ sở tổ chức hợp lý hệ thống thông tin kinh tế nói chungvà thông tin kế toán
nói riêng có ý nghĩa quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp.
Tổ chức hạch toán các yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất kinh doanh hiểu theo
nghĩa chung nhất là qúa trình tạo lập hệ thống thông tin bằng số liệu, tài liệu, tin tức cần
thiết phản ánh sự hiện có, tiêu dùng và hình thành các chi phí đã phát sinh cho mục
đích sản xuất, kinh doanh nhất định. Hệ thống thông tin trên được hình thành theo một
mối liên hệ khách quan tạo thành công nghệ tổ chức kế toán theo nguyên lý chung nhất
của bất kỳ một lĩnh vực nào của công tác tổ chức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán - Chương 4: Tổ chức hạch toán các yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh
161 Chương 4: TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT KINH DOANH I.CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT KINH DOANH Tài sản cố định, vật liệu, cộng cụ dụng cụ, lao động sống của con người cùng với các tiêu hao khác gắn liền với chúng là những yếu tố đầu vào tạo nên hoạt động sản xuất kinh doanh nhất định trong doanh nghiệp. Bất kỳ một chủ doanh nghiệp nào cũng phải tạo lập được các yếu tố cơ bản trên cho sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sử dụng các yếu tố trên gắn liền và có quan hệ nhân quả với trình độ quản lý việc sử dụng chúng trên cơ sở tổ chức hợp lý hệ thống thông tin kinh tế nói chungvà thông tin kế toán nói riêng có ý nghĩa quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp. Tổ chức hạch toán các yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là qúa trình tạo lập hệ thống thông tin bằng số liệu, tài liệu, tin tức cần thiết phản ánh sự hiện có, tiêu dùng và hình thành các chi phí đã phát sinh cho mục đích sản xuất, kinh doanh nhất định. Hệ thống thông tin trên được hình thành theo một mối liên hệ khách quan tạo thành công nghệ tổ chức kế toán theo nguyên lý chung nhất của bất kỳ một lĩnh vực nào của công tác tổ chức. Cách khác, có thể hiểu tổ chức hạch toán các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh là xây dựng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán theo một mối liên hệ tự nhiên mạng bản chất phù hợp với đặc điểm quản lý từng yếu tố, yêu cầu quản lý chúng và điều kiện nhất định về tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm một mục tiêu thông tin nhất định tương ứng cho chủ thể quản lý doanh nghiệp. Nguyên tắc hạch toán các yếu tố đầu vào: - Phải xuất phát từ yêu cầu của quản lý tài sản kinh doanh và chi phí kinh doanh. - Phải xuất phát từ đặc trưng riêng biệt trong sự hình thành (đầu tư), tiêu dùng và tái tạo về hình thái vật chất cũng như giá trị của mỗi yếu tố sản xuất kinh doanh. - Phải xuất phát từ khả năng về: con người làm công tác quản lý, kế toán và khả năng kỹ thuật tính tóan cũng như xử lý thông tin kế toán trong thực tế của doanh nghiệp. - Phải quán triệt tính hiệu quả của mỗi qúa trình tổ chức nghĩa là: Thông tin đủ, chính xác, nhanh nhất cho quản lý với chi phí tổ chức thấp nhất ở mức hợp lý. II. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 1.Yêu cầu quản lý và những vấn đề chung về tổ chức kế toán TSCĐ TSCĐ là yếu tố sản xuất kinh doanh cơ bản, chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn. Tài sản cố định nói chung đều có đặc điểm là sử dụng lâu dài cho sản xuất và giá trị của nó bị hao mòn dần và được tái tạo lại từng phần bằng phương thức khấu hao. Yêu cầu của quản lý TSCĐ: - Phải quản lý TSCĐ như một yếu tố tư liệu sản xuất cơ bản, nghĩa là phải quản lý mặt sử dụng tài sản trên quan điểm hiệu quả sản xuất. - Phải quản lý TSCĐ như một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh cơ bản, nghĩa là phải thể hiện TSCĐ về mặt giá trị theo nguyên tắc chu chuyển vốn và nguyên tắc bảo tòan phát triển vốn sau mỗi niên độ kinh doanh. - Phải thể hiện và quản lý bộ phận TSCĐ đã tiêu dùng và tiêu hao với tư cách là một chi phí vật chất của kết quả sản xuất, kinh doanh. Nhiệm vụ tổ chức hạch toán TSCĐ: - Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, nguyên tắc ghi chép số hiện có, tình hình tăng giảm và sử dụng TSCĐ theo đối tượng ghi TSCĐ và nơi sử dụng TSCĐ, cũng như nơi phát sinh biến động. - Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách theo dõi hao mòn và khấu hao TSCĐ hiện có đang sử dụng, đang quản lý, đang sở hữu. 162 - Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách theo dõi thực hiện chế độ sửa chữa và đầu tư lại TSCĐ theo từng phương thức sửa chữa, đầu tư... - Tổ chức công tác kiểm kê và đánh giá TSCĐ theo thực tế tài sản và theo nguyên tắc đảm bảo tính xác thực của thông tin kế toán Nguyên tắc chung về ghi sổ TSCĐ - TSCĐ phaỉ tổ chức ghi sổ kế toán theo một loại tiền tệ - TSCĐ phải thể hiện được nguyên giá của nó. - TSCĐ phải được ghi sổ theo phần giá trị đã tiêu hao và chu chuyển, để người quản lý có thể dễ dàng đánh giá TSCĐ khi cần có sự mua đi bán lại, quyết định đầu tư, quyết định sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ.. - TSCĐ phải được ghi sổ theo đối tượng ghi TSCĐ (đơn vị TSCĐ hoàn chỉnh về giá trị sử dụng), theo nguồn hình thành (tự có, vay tín dụng, liên doanh...), theo nơi quản lý và sử dụng TSCĐ trực tiếp. 2. Tổ chức hạch toán tình hình tăng giảm và số hiện có của TSCĐ 2.1. Tổ chức việc lập chứng từ chứng minh các nghiệp vụ tăng giảm của TSCĐ Nội dung công việc tổ chức bước này được tiến hành như sau: Xác định nội qui giao nhận TSCĐ tăng, giảm trong kỳ, lựa chọn chứng từ gốc thích hợp để phản ánh qúa trình giao nhận tài sản làm căn cứ hợp pháp cho việc ghi sổ kế toán. Vận dụng phương pháp ghi chứng từ mỗi loại và tổ chức luân chuyển chứng từ sau khi đã kiểm tra cho việc ghi sổ kế toán tiếp theo. Nội dung giao nhận TSCĐ phải được quy định cụ thể chặt chẽ trên các mặt: Trách nhiệm vật chất và quyền hạn pháp lý của các bên có liên quan tới tài sản giao nhận ; quy định nội dung công việc giao nhận ; quy định việc ghi chứng từ và luân chuyển chứng từ.... Những quy định giao nhận là cơ sở để kiểm tra, giám sát từng trường hợp tăng giảm TSCĐ. Lựa chọn chứng từ gốc phải lập, ghi mỗi trường hợp phát sinh tăng giảm tuỳ thuộc vào nguyên nhân tăng giảm (tăng do đầu tư XDCB, do cấp phát, do nhận liên doanh....loại giảm do thanh lý, nhượng bán, do chuyển góp liên doanh, do mất, do đánh giá lại....). Số lượng loại và nội dung kết cấu của từng loại chứng từ được chế độ hoá thích hợp với yêu cầu quản lý và khả năng ghi chép ban đầu trên chứng từ. Song về nguyên tắc, để tổ chức tốt công tác kế toán ban đầu về thông tin tăng giảm TSCĐ cần phân biệt chứng từ cho từng trường hợp cụ thể. Xây dựng hệ thống chứng từ cần thiết: + Chứng từ lập tại thời điểm giao nhận tài sản tăng hoặc giảm trong nội bộ doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp. + Chứng từ lập cho việc mua bán TSCĐ, mà trên cơ sở của chứng từ này mới thực hiện được việc lập chứng từ cho giao nhận TSCĐ. + Chứng từ lập cho trường hợp thanh lý TSCĐ. Loại chứng từ này lập khi TSCĐ đến kỳ hạn phải thanh lý, hoặc hư hỏng bất thường phải thanh lý hoặc vì lý do kinh tế nên phải thanh lý. Loại chứng từ này đủ chứng minh về: nguyên nhân thanh lý ; quyết định được phép thanh lý và hình thức thanh lý, cuối cùng là chứng từ lập khi thực hiện qúa trình thanh lý. Chứng từ này là một yếu tố không thể thiếu trong bộ hồ sơ TSCĐ thanh lý và là căn cứ duy nhất quan trọng để ghi sổ kế toán. + Chứng từ lập khi kiểm kê tài sản cho việc khoá sổ cuối niên độ hoặc để đánh giá TSCĐ hay vì một lý do quản lý vốn liếng, tài sản nhất định (sát nhập, giải thể, giá trị tài sản khi thế chấp...). Việc xác định số lượng, loại chứng từ cần thiết cho mỗi trường hợp tăng giảm tài sản không những tuỳ thuộc vào nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà còn tuỳ thuộc vào khả năng kỹ thuật thu thập thông tin, phương tiện thu thập thông tin, kế toán thủ công có thể cần nhiều loại chứng từ hơn là áp dụng kế toán máy. 163 2.2. Tổ chức hạch toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ tăng giảm trên hệ thống sổ kế toán Trên cơ sở chứng từ gốc, kế toán thực hiện các thủ tục ghi sổ cần thiết cho quản lý TSCĐ. Đó là: + Tiếp nhận hoặc bàn giao hồ sơ kinh tế, kỹ thuật của TSCĐ tăng giảm. + Vào sổ chi tiết (nếu tăng) và xoá sổ chi tiết (nếu giảm) theo loại, nhóm mà TSCĐ đó đã được phân loại, sắp xếp theo nguyên giá và giá trị hao mòn. + Vào sổ tổng hợp bằng ghi đối ứng cho trường hợp tăng giảm theo nguyên giá và giá trị hao mòn. Số lượng sổ, thẻ cần mở để hạch toán tổng hợp chi tiết tuỳ thuộc vào khả năng tổ chức hạch toán, trên cơ sở đó kế toán ghi các nghiệp vụ tăng giảm. Tổ chức kế toán TSCĐ hiện có và đang sử dụng tại doanh nghiệp tính đến kỳ báo cáo là việc xác định phân loại TSCĐ theo công dụng, nơi sử dụng, theo hình thức sở hữu ; theo tình trạng tài sản và nguồn gốc của tài sản ; là việc lựa chọn và xây dựng hình thức kế toán thích hợp với đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như trình độ quản lý kinh doanh ; điều kiện kỹ thuật tính toán đã được trang bị...; cuối cùng là việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán TSCĐ trong bộ máy tổ chức kế toán của doanh nghiệp. Qui trình tổ chức kế toán tăng giảm TSCĐ Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hiện có phải bảo đảm ghi chép được các thông tin về - Loại TSCĐ - Nơi sản xuất, nơi sử dụng TSCĐ. - Năm sản xuất, thời gian sử dụng theo thiết kế và thời gian sử dụng kinh tế (chu kỳ hao mòn ). - Nguyên giá TSCĐ. - Giá trị còn lại theo sổ sách, theo kết quả kiểm kê. Các chỉ tiêu thông tin chi tiết nêu trên về TSCĐ có thể được thu thập trên các hình thức tổ chức sổ kế toán chi tiết khác nhau: thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ. Nguyên tắc ghi trên sổ TSCĐ là ghi đơn do nhân viên kế toán ghi tập trung trên phòng kế toán đồng thời với qúa trình hạch toán tổng hợp. Khi áp dụng thẻ hạch toán TSCĐ, cần vận dụng ghi thẻ TSCĐ cho từng loại. - Thẻ TSCĐ quản lý theo 4 nhóm: TSCĐ của sản xuất công nghiệp ; TSCĐ dùng cho sản xuất của ngành khác ; TSCĐ không tham gia vào sản xuất ; TSCĐ trong sửa chữa. - Thẻ TSCĐ của sản xuất công nghiệp được mở và ghi cho từng loại theo đối tượng ghi ; theo tình hình sử dụng, quản lý (cho thuê, chờ thanh lý...). - Thẻ TSCĐ trong sử dụng cho sản xuất được quản lý và ghi theo nơi sử dụng (phân xưởng, khu vực, bộ phận..). Tổ chức hệ thống chứng từ Tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Các quyết định của chủ sở hữu và quản lý tà i sản Các Chứng từ thực hiện lập cho nghiệp vụ tăng giảm tài sản Ghi kép trên sổ tổng hợp tăng giảm Ghi đơn trên sổ chi tiết của TSCĐ tăng giảm 164 - Thẻ của TSCĐ chờ thanh lý xử lý được quản lý riêng khi thanh lý xử lý thì đưa huỷ bỏ. - Thẻ của TSCĐ nhập thêm, giảm bớt trong kỳ được giữ lại và quản lý trong hộp riêng suốt tháng. Sau khi đã tính toán xong số khấu hao để ghi tăng giảm phí cho tháng đó hoặc tháng tiếp theo mới chuyển vào tập thể của TSCĐ đang dùng (nếu tăng) hoặc hỷ bỏ (nếu đã giảm). - Thẻ của TSCĐ trong qúa trình sửa chữa lớn thì được quản lý riêng trong qúa trình sửa chữa lớn. Thẻ của loại này được phân loại theo kỳ hạn sửa chữa lớn và theo phương thức sửa chữa (cho thầu, tự làm: có tính chất phục vụ hoặc hạch toán nộ bộ....). - TSCĐ phát hiện thiếu trong qúa trình kiểm kê sau khi đã vào sổ được lập thẻ theo loại (dự trữ, sử dụng, sửa chữa, cho thuê..). Số liệu của các thẻ được tổng hợp để đối chiếu với số liệu hạch toán trên sổ hạch toán TSCĐ hiện có. Tổ chức kế toán tổng hợp được thực hiện theo nguyên tắc ghi sổ kép trên hệ thống sổ nhật ký, sổ cái theo từng hình thức kế toán nhất định. Tổ chức hạch toán tổng hợp được tiến hành theo chỉ tiêu giá trị bao gồm: nguyên giá của TSCĐ, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, giá trị kiểm kê tại thời điểm tính theo thời giá. Đánh giá TSCĐ khi đầu tư, khi xuất giảm, khi kiểm kê phải theo nguyên tắc tính giá nhất định thống nhất nhằm tính giá trị xác thực của TSCĐ cho việc ghi sổ. Quan trọng hơn là tạo thuận lợi cho việc tổ chức ghi sổ kế toán, nghĩa là phải đánh giá theo: - Giá vốn thực đầu tư tới nơi lắp đặt, sử dụng (chủ doanh nghiệp đầu tư, Nhà nước đầu tư,...). - Giá cả hiện thời: nguyên tắc này có thể giúp doanh nghiệp bảo tòan giá trị thay thế của tài sản sau thời gian sử dụng của nó. Như vậy về nguyên tắc trong mỗi trường hợp đánh giá TSCĐ đều phải đảm bảo 2 yếu tố là + Giá đầu tư. + Các phí tổn khác nằm ngoài trao đổi tài sản được tính thêm vào giá trị TSCĐ, để tài sản thực tế có thể sẵn sàng sử dụng được tại nơi sử dụng. Trình tự kế toán tổng hợp TSCĐ 3. Tổ chức kế toán khấu hao TSCĐ Thời gian ước tính một tài sản có thể hoạt động phục vụ cho mục đích kinh doanh được gọi là đời của tài sản. Qúa trình phản ánh phần giá trị TSCĐ hao mòn với tư cách là một chi phí khấu hao trong năm thuộc đời hoạt động ước tính của TSCĐ goị là khấu hao. Đó là sự tích luỹ giá trị của tài sản để tái tạo lại nó sau khi đào thải thanh lý. Tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ là: - Xây dựng định mức khấu hao hợp lý trên cơ sở phân loại TSCĐ theo đặc điểm sử dụng cả về mặt vật chất kỹ thuật và cả về mặt kinh tế sử dụng. - Tính toán chính xác giá trị TSCĐ cần phải khấu hao dần theo mức khấu hao đã định trước. - Tính toán kết quả sản xuất kinh doanh để làm căn cứ tính khấu hao theo công suất thực tế. - Ghi nhận khấu hao là một chi phí cho đối tượng gánh chịu tương ứng. Chứng từ gốc hoặc chứng từ ghi sổ Sổ nhật ký Báo cáo tăng giảm TSCĐ Sổ cái TSCĐ 165 - Tổ chức theo dõi sự hình thành, phân cấp quản lý sử dụng số tiền khấu hao đã trích cho mục đích đầu tư trong tương lai. Tổ chức tính khấu hao được tiến hành theo từng nhóm loại TSCĐ và phân bổ cho từng khu vực, địa điểm, loại sản phẩm kinh doanh. Ngoài ra, cần tổ chức khấu hao theo nguồn hình thành của TSCĐ, giúp cho việc phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hình thành do khấu hao. Bên cạnh việc tính khấu hao còn phải lựa chọn hình thức sổ cần thiết để ghi chép khấu hao. Ghi sổ theo một trình tự nhất định có thể thực hiện trên hệ thống bảng phân bổ khấu hao. Bảng này được kết câú và có nội dung ghi chép khác nhau tuỳ theo hình thức kế toán được vận dụng. Có 2 cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao: + Cách 1: Lấy số khấu hao tháng trước cộng trừ với số khấu hao tăng giảm trong tháng này. + Cách 2 Lấy giá trị TSCĐ hiên có đầu kỳ nhân với tỷ lệ khấu hao. 4. Tổ chức hạch toán sửa chữa TSCĐ Tổ chức hạch toán sửa chữa TSCĐ bao gồm các công việc: - Lập lich sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên cho từng loại tài sản, trong đó quy định thời gian, nội dung công việc sửa chữa, phương thức sửa chữa tính cho năm báo cáo. - Lập dự toán chi phí sửa chữa lớn theo khối lượng sửa chữa và phương thức sửa chữa, ghi chi phí dự toán vào giá thành. - Ghi nhận chi phí sửa chữa lớn thực chi, sửa chữa thường xuyên cho từng đối tượng tài sản được sửa chữa. - Tổ chức thanh quyết tóan với đơn vị sửa chữa tự làm trong nội bộ doanh nghiệp và với đơn vị ngoài nhận thầu. - Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp, chi tiết về ghi nhậ theo trình tự nhất định. Các chứng từ gốc liên quan đến sửa chữa: - Hợp đồng. - Bản dự toán. - Kế hoạch sửa chữa . - Chứng từ về chi phí tiền tệ phát sinh . - Biên bản bàn giao TSCĐ đã sửa chữa Bảng kê phí cho đối tượng chịu phí Bảng phân bổ chi phí sửa chữa cho đối tượng chịu chi phí Sổ cái cho tài khoản sản xuất và chi phí Sổ nhật ký phí (1) (1) (3) (2) (4) (4) (3) 166 Quy trình tổ chức kế toán sửa chữa TSCĐ Nguyên tắc tổ chức hạch toán sửa chữa TSCĐ: - Nếu công việc sửa chữa tiến hành theo phương thức đấu thầu, kế toán trưởng phải ký hợp đồng sửa chữa và thỏa thuận trước phương thức thanh toán với người nhận thầu. - Xác định trình tự hạch toán tổng hợp, chi tiết TSCĐ theo hình thức kế toán phù hợp: từ khâu chứng từ gốc, mở bảng kê, bảng phân bổ chi phí sửa chữa ; mở sổ tổng hợp theo dõi chi phí sửa chữa của công trình dở dang chưa ho ... hời hạn quy định làm ảnh hưởng đến công việc kế toán và công việc kiểm tra, kiểm soát của kế toán trưởng. - Các báo cáo kế toán thống kê, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ tín dụng, các tài liệu liên quan đến việc thanh toán, trả lương, thu chi tiền mặt đầu phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý. - Khi phát hiện những hành động của bất cứ người nào trong đơn vị vi phạm những luật lệ và thể lệ đã quy định thì tùy trường hợp, kế toán trưởng có quyền báo cáo cho giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp hoặc báo cho thanh tra Nhà nước hay Viện kiểm sát. - Kế toán trưởng không được ký các báo cáo, chứng từ, tài liệu không phù hợp với luật lệ của Nhà nước và chỉ thị cấp trên. Trường hợp giám đốc ra lệnh (bằng miệng hoặc bằng giấy) thực hiện một việc bị pháp luật nghiêm cấm (như sửa chữa, giả mạo giấy tờ để tham ô tài sản của Nhà nước ) thì kế toán trưởng có quyền từ chối đồng thời phải báo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng, kế toán trưởng cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp. Kế toán trưởng nào không thực hiện đúng những quy định trên phải chịu trách nhiệm như người thủ trưởng đã ra lệnh. - Người nào có hành vi cản trở việc thực hiện trách nhiệm về quyền hạn của kế toán trưởng theo điều lệ đã quy định làm tổn hại tài sản của Nhà nước, gây rối loạn nề nếp quản lý của doanh nghiệp sẽ truy tố trước pháp luật. ĐỀ BÀI Tài liệu về DN Minh Phương có chức năng vừa sản xuất vừa kinh doanh hàng hóa như sau: (đvt: 1.000 đ) 1. Số dư đầu tháng 1/2010 TK 111 : 350.000 TK 131 : 40.000 + Toàn Thủy : 10.000 + Ngọc Phương : 5.000 + Minh Chánh : 5.000 + Toàn Phương : 20.000 TK 112 : 75.000 TK 141 : 3.000 + Tâm : 1.500 + Mai : 1.000 + Toàn : 500 TK 242 : 6000 (+ 1.000 : CCDC thuộc loại phân bổ 50% dùng ở bộ phận bán hàng) (+ 4.000 : CCDC thuộc loại phân bổ 10 lần đã phân bổ 6 lần dùng ở bộ phận sản xuất) (+ 1.000 : CCDC thuộc loại phân bổ 4 lần đã phân bổ 3 lần dùng ở bộ phận bán hàng) TK 1521 : 60.000 + VLA : 25.000 (số lượng : 50.000 kg) + VLB : 20.000 (số lượng : 50.000 kg) + VLC : 15.000 (số lượng : 50.000 kg) TK 153 : 7.000 (số lượng: 1.000 cái) 263 TK 154 : 1.500 (trong đó CPNVLTT : 1.000, CPNCTT là 300, CPSXC:200) TK 331 : 120.000 + Doanh nghiệp M : 20.000 + Doanh nghiệp N : 50.000 + Doanh nghiệp T : 30.000 + Doanh nghiệp Q : 10.000 + Doanh nghiệp P : 10.000 TK 155 : 40.000 (chi tiết 8.000 SP) TK 157 : 10.000 (chi tiết 2.000 SP gởi đại lý Thanh Tấn) TK 156 : 80.000 + Hàng hóa H1 : 30.000 (số lượng : 5.000 cái) + Hàng hóa H2 : 50.000 (số lượng : 25.000 cái) TK 211 : 150.000 TK 214 : 30.000 TK 241 : 50.000 TK 421 : 50.000 TK 411 : 486.500 TK 414 : 16.000 TK 353 : 20.000 TK 441 : 150.000 2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng : 1. Ngày 1: PC số 1 chi tạm ứng 20.000 cho A.Tâm. CTM-KD 2. PNK số 1 ngày 2: Nhập kho VLA mua ngoài theo HĐ GTGT số 1 ngày 1 của DN M giá mua chưa thuế là 50.000 thuế 10%, số lượng nhập là 100.000 kg. Chi phí vận chuyển số VLA do DN Q đảm trách, DN phải chi là 0,05/kg và thuế là 5%, HĐ GTGT số 15 ngày 2 của DN Q. 3. Ngày 1: PC số 2 chi tạm ứng 10.000 cho A.Mai. 4. PNK số 2 ngày 3: Nhập kho hàng hóa H1 theo HĐ GTGT số 7 ngày 3 của DN T, số lượng 40.000 cái, đơn giá chưa thuế là 6,5 và thuế 10%. 5. PXK số 1 ngày 3: Xuất kho hàng hóa H2 bán cho DN Minh Trang số lượng xuất là 20.000 cái. 6. HĐGTGT số 1 ngày 3: Bán hàng hóa H2 cho DN Minh Trang giá bán chưa thuế là 4/cái và thuế 10%. 7. PNK số 3 ngày 3: Nhập kho hàng hóa H2 theo HĐ GTGT số 10 ngày 3 của DN P, số lượng 20.000 cái, đơn giá chưa thuế là 0,52 và thuế 10%. 8. PT số 1 ngày 3: Rút TGNH về quỹ TM 30.000 9. PNK số 4 ngày 3: Nhập kho VLA mua ngoài theo HĐ GTGT số 5 ngày 3 của DN M giá mua chưa thuế là 60.000 thuế 10%, số lượng nhập là 100.000 kg. Chi phí vận chuyển số VLA do DN Q đảm trách, DN phải chi là 0,06/kg và thuế là 5%, HĐGTGT số 3 ngày 3 của DN Q. 10. PNK số 5 ngày 3: Nhập kho hàng hóa H1 theo HĐ GTGT số 10 ngày 3 của DN T, số lượng 5.000 cái, đơn giá chưa thuế là 6,3 và thuế 10%. 11. PXK số 2 ngày 3: Xuất kho 8.000 SP bán cho DN Minh Trang. 12. HĐGTGT số 2 ngày 3: Bán sản phẩm cho DN Minh Trang giá bán chưa thuế là 8/cái , thuế 10%. 13. Ngày 3: PC số 3 chi tạm ứng 20.000 cho A.Tâm. 14. PXK số 3 ngày 5 : Xuất kho hàng hóa H1 bán cho DN Minh Chánh số lượng xuất là 5.000 cái 15. HĐGTGT số 4 ngày 5: Bán hàng hóa H1 cho DN Minh Chánh giá chưa thuế 10/cái, thuế 10%. 16. PNK số 6 ngày 5 : Nhập kho VLA mua ngoài theo HĐ GTGT số 15 ngày 5 của DN M giá mua chưa thuế là 55.000 thuế 10%, số lượng nhập là 100.000 kg 17. PNK số 7 ngày 5 : Nhập kho hàng hóa H2 theo HĐ GTGT số 11 ngày 5 của DN P, số lượng 20.000 cái, đơn giá chưa thuế là 0,55 và thuế 10%. 18. PT số 2 ngày 6: Thu được toàn bộ số nợ của DN Minh Chánh ở kỳ trước. 19. GBC3 ngày 6: Thu nợ DN Minh Trang tiền bán hàng hóa H2 ngày 3. 264 20. PNK số 8 ngày 6: Nhập kho VLB số lượng 30.000 kg, đơn giá chưa thuế là 0,5/kg và thuế 10% theo HĐ GTGT số 157 ngày 6 của DN T. 21. PNK số 9 ngày 6: Nhập kho VLC số lượng 40.000 kg, đơn giá chưa thuế 0,35/kg và thuế 10% theo HĐ GTGT số 200 ngày 6 của DN T. 22. PNK số 10 ngày 6: Nhập kho hàng hóa H1 theo HĐ GTGT số 210 ngày 6 của DN T, số lượng 10.000 cái, đơn giá chưa thuế là 6,4 và thuế 10%. 23. PXK số 4 ngày 6: Xuất kho: a. VLA: cho sản xuất SP 50.000 kg, cho QLPX 2.000 kg, QLDN 3.000 kg, cho BPBH 5.000 kg. b. VLB: cho sản xuất SP 50.000 kg, cho QLPX 10.000 kg, QLDN 5.000 kg, cho BPBH 3.000 kg. c. VLC: cho sản xuất SP 50.000 kg. 24. Phân bổ CCDC đã xuất dùng ở kỳ trước cho các bộ phận sử dụng theo BPB số 1 tháng 1. 25. PNK số 11 ngày 10: Nhập kho hàng hóa H1 theo HĐ GTGT số 275 ngày 9 của DN T số lượng 5.000 cái, đơn giá chưa thuế 6,5 và thuế 10%. 26. PXK số 5 ngày 10 : Xuất kho hàng hóa H1 bán cho DN Minh Chánh số lượng xuất là 8.000 cái 27. HĐGTGT số 5 ngày 10: Bán hàng hóa H1 cho DN Minh Chánh giá chưa thuế 10,3/cái, thuế 10%. 28. PNK số 12 ngày 10: Nhập kho hàng hóa H2 theo HĐ GTGT số 100 ngày 10 của DN N số lượng 50.000 cái, đơn giá chưa thuế 0,56 thuế 10%. 29. PNK số 13 ngày 10: Nhập kho VLA số lượng 30.000 kg theo HĐ GTGT số 52 ngày 10 của DN M, đơn giá chưa thuế 0,52/kg và thuế 10%. 30. PNK số 14 ngày 10: Nhập kho VLC số lượng 40.000 kg theo HĐ GTGT số 53 ngày 10 của DN M đơn giá chưa thuế 0,35/kg, thuế 10%. 31. GBC4 ngày 10: DN Minh Chánh trả tiền của HĐ ngày 5. 32. PT số 5 ngày 10: Rút TGNH về quỹ TM: 25.000. 33. HĐGTGT số 75 ngày 12 của DN Thanh Thanh bán TSCĐ cho DN Minh Phương giá chưa thuế là 50.000 và thuế 10%. Theo biên bản bàn giao số 1 ngày 12. 34. PCsố 4 ngày 12: tiền vận chuyển TSCĐ là 5.500 trong đó thuế GTGT 5% theo HĐGTGTsố 95 ngày 12 35. GBC 6 ngày 11: Thu nợ DN Minh Chánh tiền bán hàng hóa H1 ngày 10. 36. PXK số 6 ngày 12: Xuất kho hàng hóa H2 bán cho DN Minh Trang số lượng xuất là 40.000 cái. 37. HĐGTGT số 6 ngày 12: Bán hàng hóa H2 cho DN Minh Trang giá bán chưa thuế là 4,5/cái và thuế 10%. 38. PNK số 15 ngày 12: Nhập kho hàng hóa H2 theo HĐ GTGT số 15 ngày 12 của DN P, số lượng 100.000 cái, đơn giá chưa thuế là 0,56 và thuế 10%. 39. Quyết định số 5 ngày 10: TSCĐ mua sắm được đầu tư bằng nguồn vốn ĐTXDCB: 50.000, còn lại (nếu thiếu) lấy từ quỹ phát triển. (BBGN 01 ngày 13) 40. Thanh lý 01 TSCĐ đang dùng ở bộ phận sản xuất, nguyên giá là 10.000 đã hao mòn 9.000 theo quyết định số 7 ngày 12. 41. PNK số 16 ngày 12: Nhập kho hàng hóa H1 theo HĐ GTGT số 312 ngày 12 của DN T, số lượng 10.000 cái, đơn giá chưa thuế là 6,6 và thuế 10%. 42. PC số 5 ngày 12: Chi cho thanh lý TSCĐ là 550 trong đó thuế 10%(HĐGTGT số 195 ngày 12) 43. PNK số 17 ngày 12: Nhập kho phế liệu thu hồi 100 do thanh lý TSCĐ. 44. HĐGTGT số 7 ngày 12: Phế liệu thu hồi do thanh lý TSCĐ bán thu ngay bằng tiền mặt theo giá chưa thuế 150 và thuế 10% (PT số 7 ngày 12). 265 45. Hợp đồng liên doanh với DN Tân Hương, DN Minh Phương đã góp vốn liên doanh với Tân Hương 01 TSCĐ với nguyên giá là 15.000 đã hao mòn 3.000. Theo biên bản đánh giá số 5 ngày 12: Hội đồng định giá TSCĐ này là 16.000. 46. PC số 6 ngày 13: Chi vận chuyển TSCĐ đem đi góp vốn với Tân Hương là 550 trong đó thuế 10%.theo HĐGTGT số 905 ngày 13 47. PXK số 7 ngày 13: Xuất kho hàng hóa H2 bán cho DN Minh Trang số lượng xuất là 80.000 cái. 48. HĐGTGT số 8 ngày 13: Bán hàng hóa H2 cho DN Minh Trang giá bán chưa thuế là 4,8/cái và thuế 10%. 49. PXK số 8 ngày 13: Xuất kho a. VLA: cho sản xuất SP 20.000 kg, cho QLPX 1.000 kg, cho QLDN 3.000 kg. b. VLB: cho sản xuất SP 10.000 kg. c. VLC: cho sản xuất SP 30.000 kg. 50. PC số 7 ngày 15: Chi tạm ứng lương 2.000. 51. PXK số 9 ngày 15: Xuất kho hàng hóa H1 bán cho DN Minh Chánh số lượng 4.000 cái. 52. HĐGTGT số 9 ngày 15: Bán hàng hóa H1 cho DN Minh Chánh đơn giá 11/cái và thuế là 10%. 53. PNK số 18 ngày 16: Nhập kho VLA số lượng 40.000 kg theo HĐ GTGT số 58 ngày 16 của DN M theo giá chưa thuế 0,55/kg và thuế 10%. 54. PNK số 19 ngày 16: Nhập kho CCDC số lượng 10.000 cái theo HĐ GTGT số 59 ngày 16 của DN M theo đơn giá chưa thuế 0.55 và thuế 10%. 55. HĐGTGT số 15 ngày 16 của DN vận chuyển Q tiền vận chuyển CCDC và VLA theo đơn giá vận chuyển: VLA là 0.02/kg; CCDC là 0.01/cái và thuế là 10%. 56. Nhận GBC của ngân hàng số 572 ngày 15: Thu tiền bán hàng của DN Minh Chánh theo HĐsố 9 ngày 15. 57. Theo báo cáo của đại lý Thanh Tấn số hàng đã bán được là 2.000 SP/ngày 15. 58. HĐGTGT số 10 ngày 16: Xuất 2.000 SP cho đại lý Thanh Tấn theo giá bán chưa thuế là 8,5/SP và thuế là 10%. 59. HĐ số 1 ngày 16 của đại lý Thanh Tấn phản ánh sổ hoa hồng phải trả cho đại lý là 5% giá bán chưa thuế và thuế suất GTGT là 10%. 60. GBC số 482 ngày 17: Đại lý trả tiền bán SP sau khi trừ hoa hồng đại lý. 61. PXK số 10 ngày 17: Xuất kho hàng hóa H1 bán cho DN Minh Chánh số lượng xuất là 10.000 cái 62. HĐGTGT số 11 ngày 17: Bán hàng hóa cho DN Minh Chánh đơn giá 11/cái, thuế 10%. 63. PNK số 20 ngày 17: Nhập kho hàng hóa H2 theo HĐ GTGT số 19 ngày 17 của DN P, số lượng 200.000 cái, đơn giá là 0,58 và thuế 10%. 64. Bảng thanh toán lương tháng : Tiền lương phải trả CNSX SP : 100.000; Bộ phận QLPX: 20.000; Bộ phận bán hàng : 15.000; Bộ phận QLDN: 25.000 65. Tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định biết rằng lương cơ bản của bộ phận sản xuất: 60.000; QLDN: 20.000; QLPX: 20.000; Bán hàng: 20.000. 66. Bảng thanh toán tiền BHXH, tiền BHXH phải trả trong tháng là 2.000 trong đó: CNSX : 1.400 NV QLPX : 600 67. Bảng thanh toan tiền thưởng: Tiền thưởng phải trả cho : CNSX : 4.000; Nhân viên BH: 1.000; Nhân viên QLDN :1.500 68. PNK số 21 ngày 20: Nhập kho 20.000 SP hoàn thành. 69. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, số trích khấu hao trong tháng là 40.000, trong đó: a. Dùng ở bộ phận sản xuất : 20.000 266 b. Bộ phận bán hàng: 10.000 c. Bộ phận quản lý DN : 10.000 70. PXK số 11 ngày 23: Xuất kho 20.000 SP bán cho DN Toàn Thủy. 71. HĐGTGT số 12 ngày 23: bán SP cho DN Toàn Thủy, đơn giá bán là 15/SP, thuế 10%. 72. Nhận GBC số 7895 ngày 25 của ngân hàng báo số tiền bán SP của DN Toàn Thủy ngày 23. 73. PXK số 12 ngày 23: Xuất kho hàng hóa H2 bán cho DN Minh Trang số lượng là 100.000 cái. 74. HĐGTGT số 13 ngày 23: Bán hàng hóa H2 cho DN Minh Trang đơn giá là 5/cái và thuế 10%. 75. HĐ GTGT số 957 ngày 28 của DN Điện lực Thành phố, số tiền phải trả là 10.000 và thuế 10%. Trong đó phân bổ cho bộ phận SX: 5.000, bộ phận QLDN: 4.000, bộ phận bán hàng: 1.000. 76. HĐGTGT số 720 ngày 28 của DN cấp nước Thành phố, số tiền nước phải trả là 8.000 và thuế 5%. Trong đó phân bổ cho bộ phận SX: 7.000, bộ phận QLDN: 1.000. 77. PNK số 22 ngày 28 : Nhập kho hàng hóa H2 theo HĐ GTGT số 30 ngày 28 của DN P, số lượng 20.000 cái, đơn giá chưa thuế là 0,53và thuế 10%. 78. Chi phí tiếp khách theo: a. HĐGTGT số 7 ngày 21 của DN Q: Giá chưa thuế 3.000 và thuế 10%. b. HĐ bán hàng số 5 ngày 20 của DN XL: Giá thanh toán là 4.000. 79. PNK số 23 ngày 28: Nhập kho 5.000 SP. 80. PNK số 24 ngày 28: Nhập kho CCDC theo HĐ GTGT số 32 ngày 28 của DN P, số lượng 1.000 cái, đơn giá chưa thuế là 8 và thuế 10%. 81. PXK số 13 ngày 29: Xuất kho CCDC 5.000 cái thuộc loại phân bổ 4 lần, Bảng phân bổ số 2 trong đó dùng cho bộ phận bán hàng 2.000 cái , bộ phận sản xuất 3.000 cái. 82. PXK số 14 ngày 29: Xuất 5.000 SP bán cho DN Toàn Thủy. 83. HĐ GTGT số 14 ngày 29: Bán SP cho DN Toàn Thủy, đơn giá bán chưa thuế 16/SP, thuế 10%. 84. PXK số 15 ngày 29: Xuất hàng hóa H2 số lượng 50.000 cái bán cho DN Ngọc Phương. 85. HĐ GTGT số 15 ngày 29: Bán hàng hóa H2 cho DN Ngọc Phương, đơn giá 6/cái và thuế suất 10%. 86. PT số 8 ngày 29: Rút TGNH về quỹ tiền mặt: 20.000. 87. PC số 8 ngày 29: Chi tiền thưởng và tiền BHXH trong tháng. 88. Biên bản kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang là 5.000 cái (trong đó mức độ hoàn thành là 30% là 2.000 cái còn lại có mức độ hoàn thành là 50%). DN đánh giá SPDD theo phương pháp ước lượng SP hoàn thành tương đương 89. Báo cáo thanh toán tạm ứng của anh Tâm: Chi tiếp khách là 18.000, trong đó thuế GTGT là 1.000 (theo HĐ GTGT số 75 ngày 28). 90. PNK số 25 ngày 29: Nhập kho hàng hóa H2 theo HĐ GTGT số 35 ngày 29 của DN P, số lượng 50.000 cái, đơn giá chưa thuế là 0,56 và thuế 10%. 91. PXK số 16 ngày 29: Xuất kho hàng hóa H2 bán cho DN Minh Trang số lượng là 150.000 cái. 92. HĐ GTGT số 16 ngày 29: Bán hàng hóa H2 cho DN Minh Trang đơn giá 5/cái và thuế 10%. 93. PNK số 26 ngày 29 : Nhập kho hàng hóa H2 theo HĐ GTGT số 40 ngày 29 của DN P, số lượng 200.000 cái, đơn giá chưa thuế là 0,55 và thuế 10%.HĐGTGT số 100 ngày 29 của DN Q vận chuyển số hàng hoá này với đơn giá là 0,05/cái và thuế GTGT là 10%. 267 94. GBC9 ngày 30: Thu hết số nợ của DN Minh Trang. 95. Phiếu tính lãi ngân hàng kèm theo GBC số 9879 của ngân hàng: lãi tiền gởi 1.100. 96. PXK số 17 ngày 30 : Xuất kho hàng hóa H1 bán cho DN Minh Chánh số lượng là 28.000 cái 97. HĐ GTGT số 17 ngày 30 : Bán hàng hóa H1 cho DN Minh Chánh đơn giá 10,5/cái, thuế 10% 98. PT số 10 ngày 30: Thu lãi do góp vốn liên doanh với DN Tân Hương là 500. 99. PXK số 18 ngày 30: Xuất kho hàng hóa H2 bán cho DN Minh Trang số lượng là 150.000 cái. 100. HĐGTGT số 18 ngày 30: Bán hàng hóa H2 cho DN Minh Trang giá bán chưa thuế là 5/cái và thuế 10%. 101. PT số 11 ngày 30: Nhận 20.000 góp vốn của các đối tác 102. PC số 9 ngày 31: Chi lương tháng 1 cho CNV. 103. Tính chi phí thuế TNDN hiện hành với Thuế suất thuế TNDN là 25% 104. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. 105. Tạm phân phối lãi của tháng 1 (nếu có): a. Bổ sung Quỹ phát triển kinh doanh: 60% b. Quỹ khen thưởng và phúc lợi: 20% trong đó mỗi quỹ 10%; c. Quỹ dự phòng tài chính:20% 106. PC số 10 ngày 31: Tạm nộp thuế TNDN trong tháng là 1.000 107. PC số 11 ngày 31: Chi lãi cho các bên góp vốn năm trước 1.000 108. Thanh toán bù trừ giữa các doanh nghiệp với nhau (tuỳ chọn)
File đính kèm:
- bai_giang_to_chuc_hach_toan_ke_toan_chuong_4_to_chuc_hach_to.pdf