Bài giảng Tín dụng ngân hàng - Bài 3: Cho vay doanh nghiệp - Đặng Hương Giang

MỤC TIÊU BÀI HỌC

4

• Vận dụng các kiến thức về đặc điểm, quy trình, nội

dung các sản phẩm tín dụng trung và dài hạn đối với

khách hàng doanh nghiệp vào thực tiễn.

• Giúp khách hàng lựa chọn hình thức tài trợ phù hợp

và tư vấn cho khách hàng về quy trình tín dụng

pdf 36 trang phuongnguyen 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tín dụng ngân hàng - Bài 3: Cho vay doanh nghiệp - Đặng Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tín dụng ngân hàng - Bài 3: Cho vay doanh nghiệp - Đặng Hương Giang

Bài giảng Tín dụng ngân hàng - Bài 3: Cho vay doanh nghiệp - Đặng Hương Giang
v1.0014111212
1
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Giảng viên: ThS. Đặng Hương Giang
v1.0014111212
2
BÀI 3
CHO VAY DOANH NGHIỆP
Giảng viên: ThS. Đặng Hương Giang
v1.0014104212
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo)
3
 Ngân hàng có các phương thức cấp tín dụng ngắn hạn nào chodoanh nghiệp?
v1.0014104212
MỤC TIÊU BÀI HỌC
4
• Vận dụng các kiến thức về đặc điểm, quy trình, nội
dung các sản phẩm tín dụng trung và dài hạn đối với
khách hàng doanh nghiệp vào thực tiễn.
• Giúp khách hàng lựa chọn hình thức tài trợ phù hợp
và tư vấn cho khách hàng về quy trình tín dụng.
v1.0014104212
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
5
Để hiểu rõ bài này, yêu cầu học viên cần có các
kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau:
• Tài chính tiền tệ;
• Tài chính doanh nghiệp;
• Nghiệp vụ ngân hàng thương mại;
• Ngân hàng thương mại thực hành;
• Kinh tế vĩ mô;
• Quản trị học;
• Toán học.
v1.0014104212
HƯỚNG DẪN HỌC 
• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính
của từng bài;
• Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng
vấn đề;
• Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh nói chung và
nghiệp vụ tín dụng nói riêng của ngân hàng
thương mại thông qua website của một ngân
hàng thương mại bất kỳ;
• Tìm hiểu về các văn bản pháp luật liên quan
đến hoạt động tín dụng ngân hàng;
• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu
cầu từng bài.
6
v1.0014104212
CẤU TRÚC NỘI DUNG
7
3.1 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
3.2 Chiết khấu giấy tờ có giá
3.3 Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp
3.4 Định giá tín dụng doanh nghiệp
v1.0014104212
3.1. CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
8
3.1.1. Cho vay 
tự giải hàng tồn kho
3.1.7. Cho vay 
đồng tài trợ
3.1.3. Cho vay 
xây dựng dở dang
3.1.2. Cho vay 
vốn lưu động
3.1.4. Cho vay kinh 
doanh chứng khoán
3.1.6. Cho vay 
đảm bảo
3.1.5. Cho vay 
kinh doanh bán lẻ
v1.0014104212
3.1.1. CHO VAY TỰ GIẢI HÀNG TỒN KHO
9
• Khái niệm: Là hình thức cho vay giúp doanh nghiệp mua hàng tồn kho như nguyên
liệu thô phục vụ sản xuất hay hàng hóa thành phẩm để kinh doanh.
• Đặc điểm: Là hình thức cho vay gắn với chu kỳ kinh doanh và luân chuyển tiền mặt
của doanh nghiệp, bao gồm 4 giai đoạn
 Giai đoạn 1: Tiền (bao gồm cả vốn vay) được sử dụng để mua hàng hóa, nguyên
vật liệu.
 Giai đoạn 2: Hàng hóa được sản xuất ra hoặc nằm trong kho để bán.
 Giai đoạn 3: Bán hàng thu tiền.
 Giai đoạn 4: Dùng tiền thu được trả các khoản nợ.
v1.0014104212
3.1.2. CHO VAY VỐN LƯU ĐỘNG
10
Hạn mức
tín dụng
=
Nhu cầu VLĐ
dùng cho SXKD
kỳ kế hoạch
–
Nguồn vốn kinh 
doanh ngắn 
hạn tự có
–
Nguồn ngắn 
hạn coi như 
tự có
–
Nguồn
ngắn
hạn khác
Nhu cầu VLĐ 
cần dùng cho 
SXKD
=
Tổng chi phí SX-KD (doanh thu giá vốn) kỳ kế hoạch
Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch
Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch =
Doanh thu thuần kỳ KH
TSLĐ bình quân kỳ KH
• Khái niệm: Cho vay vốn lưu động là hình thức cho vay giúp doanh nghiệp mua hàng
tồn kho như nguyên liệu thô phục vụ sản xuất hay hàng hóa thành phẩm để kinh
doanh, giống cho vay tự giải hàng tồn kho.
• Tuy nhiên cho vay vốn lưu điểm sự khác biệt so với cho vay tự giải hàng tồn kho:
 Là hình thức cho vay nhằm mục đích trang trải các chi phí phát sinh có tính chất
thời vụ.
 Được đảm bảo bằng khoản phải thu hoặc tài sản tồn kho và thường được cấp
hạn mức tín dụng.
v1.0014104212
3.1.3. CHO VAY XÂY DỰNG DỞ DANG
Khái niệm: Là hình thức cho vay nhằm tài trợ cho
việc sửa chữa, xây dựng dở dang nhằm mục đích
thuê mướn công nhân, thuê mua các công cụ xây
dựng, mua nguyên liệu xây dựng, mở rộng cải tạo
mặt bằng
11
v1.0014104212
3.1.4. CHO VAY KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
12
• Khái niệm: Là hình thức cho vay đáp ứng nhu cầu
mua chứng khoán mới hoặc duy trì danh mục
chứng khoán kinh doanh cho đến khi bán được
hoặc đến hạn.
• Đặc điểm:
 Được đảm bảo bằng chứng khoán kinh doanh;
 Thời hạn ngắn: qua đêm hoặc vài ngày;
 Mức cho vay trên giá trị chứng khoán thấp
(tối đa 50% giá trị).
v1.0014104212
3.1.5. CHO VAY KINH DOANH BÁN LẺ
13
• Khái niệm: Là hình thức cho vay thông qua việc mua lại các hợp đồng bán hàng trả
góp hoặc cho vay với đảm bảo là các hợp đồng trả góp của doanh nghiệp khi bán
hàng cho khách hàng.
• Quy trình: Đối với những doanh nghiệp có quan hệ lâu dài, ngân hàng có thể tài trợ
trọn gói hàng tồn kho theo quy trình
 Bước 1: Ngân hàng ký hợp đồng cho vay trọn gói hàng tồn kho với doanh nghiệp;
 Bước 2: Doanh nghiệp ký hợp đồng mua hàng từ nhà sản xuất;
 Bước 3: Nhà sản xuất viết hóa đơn đòi tiền ngân hàng, ngân hàng ghi nợ doanh
nghiệp và ghi có nhà sản xuất;
 Bước 4: Doanh nghiệp bán hàng và dùng tiền thu được trả các khoản nợ cho
ngân hàng.
v1.0014104212
3.1.6. CHO VAY ĐẢM BẢO 
14
• Khái niệm:
 Là hình thức cho vay doanh nghiệp đối với bất kỳ khoản vay nào có đảm bảo
bằng tài sản (thường là tài sản hình thành từ vốn vay).
 Là hình thức cho vay mà Ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng tài sản
đảm bảo hơn là tình hình tài chính của khách hàng. Khi khách hàng không trả
được nợ, ngân hàng có quyền bán hàng để thu nợ.
• Yêu cầu về tài sản đảm bảo:
 Tính thanh khoản cao.
 Giá cả ổn định.
v1.0014104212
3.1.7. CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ
• Khái niệm: Là khoản cho vay trọn gói cấp cho doanh nghiệp bởi một nhóm các Ngân
hàng thương mại nhằm mục đích
 Hỗ trợ hoạt động hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh;
 Cam kết hỗ trợ tín dụng trong việc phát hành chứng khoán;
 Hỗ trợ tín dụng cho các cơ hội kinh doanh và đầu tư.
• Đặc điểm:
 Ngân hàng chỉ cam kết hỗ trợ và thu phí;
 Quy trình thẩm định thường bị xem nhẹ;
 Có rủi ro.
15
v1.0014104212
3.2. CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ
16
3.2.1. Một số 
nội dung cơ bản 
về chiết khấu
3.2.3. Chiết khấu 
thương phiếu
3.2.4. Cho vay 
giấy tờ có giá
3.2.2. Phương pháp 
hiện giá chiết khấu 
v1.0014104212
3.2.1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHIẾT KHẤU
17
Khái niệm: Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp
vụ ngân hàng mua lại các giấy tờ có giá còn
thời hạn thanh toán bằng cách trả tiền ngay
cho các khách hàng sau khi đã khấu trừ tiền
lãi, tiền hoa hồng và các chi phí khác. Các
chứng từ có giá này được khách hàng chuyển
nhượng cho ngân hàng thương mại và là
những chứng từ đủ điều kiện chiết khấu do
ngân hàng thương mại quy định.
v1.0014104212
3.2.1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHIẾT KHẤU
18
Đặc điểm:
• Chiết khấu là hình thức cho vay gián tiếp có đảm bảo bằng chứng từ có giá nhằm
cấp vốn cho khách hàng. Theo đó, Ngân hàng thương mại tiến hành chi trả tiền
trước cho hối phiếu và các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu
của người thụ hưởng với điều kiện khách hàng phải chuyển quyền hưởng lợi của
mình cho Ngân hàng thương mại.
• Giá cả mà Ngân hàng thương mại mua lại chứng từ này bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị
chứng từ đó, nhỏ hơn bao nhiêu phụ thuộc vào:
 Thời hạn chiết khấu;
 Lãi suất chiết khấu;
 Hoa hồng và các phí khác.
v1.0014104212
3.2.1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHIẾT KHẤU (tiếp theo)
19
• Đối tượng chiết khấu là các chứng khoán ngắn hạn hoặc các chứng khoán trung,
dài hạn còn thời hạn thanh toán dưới 1 năm.
• Ngân hàng thương mại nhận chiết khấu các loại chứng từ có giá sau đây:
 Tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng thương mại được phát hành thông qua
đấu thầu;
 Kỳ phiếu (hối phiếu, lệnh phiếu);
 Các chứng từ có giá khác: trái phiếu Chính phủ, công trái, chứng chỉ tiền gửi,
sổ tiết kiệm, bộ chứng từ hàng xuất
v1.0014104212
3.2.1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHIẾT KHẤU (tiếp theo)
20
• Điều kiện chiết khấu: Chứng từ có giá được Ngân hàng thương mại chiết khấu
phải thỏa mãn điều kiện sau
 Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ;
 Đảm bảo khả năng thanh toán khi đáo hạn;
 Được phép chuyển nhượng.
• Phân loại chiết khấu
 Chiết khấu mua đứt (chiết khấu không hoàn lại): Chiết khấu toàn bộ thời hạn
còn lại của giấy tờ có giá, ngân hàng mua hẳn giấy tờ có giá của khách hàng
theo giá chiết khấu.
 Chiết khấu kỳ hạn (chiết khấu có hoàn lại): Ngân hàng chiết khấu kèm theo
yêu cầu khách hàng cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá đó sau một thời
gian nhất định. Thời gian chiết khấu không vượt quá thời hạn còn lại của giấy
tờ có giá.
v1.0014104212
3.2.2. PHƯƠNG PHÁP HIỆN GIÁ CHIẾT KHẤU
21
a. Chiết khấu mua đứt
Số tiền trả cho khách hàng = Giá trị đến hạn của giấy tờ có giá – Tiền lãi chiết khấu
(Ngân hàng thương mại thu) – Chi phí chiết khấu (Ngân hàng thương mại thu) – Hoa
hồng phí.
Trong đó:
• Giá trị đến hạn của giấy tờ có giá là mệnh giá của giấy tờ có giá nếu đó là
chứng khoán chiết khấu, là mệnh giá + lãi nếu các giấy tờ có giá là chứng khoán
thanh toán;
• Tiền lãi chiết khấu = Giá trị đến hạn × Lãi suất chiết khấu × Thời gian chiết khấu;
• Thời gian chiết khấu: Tính từ ngày ngân hàng thực hiện chiết khấu đến ngày đến
hạn của giấy tờ có giá;
• Chi phí chiếu khấu Ngân hàng thương mại trừ ngay khi giải ngân cho khách hàng;
• Chi phí chiết khấu = Mệnh giá giấy tờ có giá × % Chi phí;
• Hoa hồng phí = Mệnh giá giấy tờ có giá × % Hoa hồng.
v1.0014104212
3.2.2. PHƯƠNG PHÁP HIỆN GIÁ CHIẾT KHẤU (tiếp theo)
b. Chiết khấu kỳ hạn
Số tiền khách hàng phải trả để nhận giấy tờ có giá về:
Gv = Số tiền 
22
Ls Tt
1
360
v1.0014104212
3.2.3. CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU
• Tổng quan về hối phiếu.
• Nội dung của hối phiếu.
• Đặc điểm của hối phiếu.
• Phân loại hối phiếu.
• Nghiệp vụ hối phiếu (ký phát, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, cầm cố,
kháng nghị không trả tiền, giải trái).
• Kỹ thuật chiết khấu hối phiếu.
• Rủi ro khi chiết khấu hối phiếu.
23
v1.0014104212
3.2.4. CHO VAY GIẤY TỜ CÓ GIÁ
a. Nguyên tắc chung: đối tượng, điều kiện, thời hạn, lãi suất
b. Quy trình cho vay:
• Xét duyệt hồ sơ;
• Thẩm định cho vay;
• Phát tiền vay;
• Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay;
• Thu nợ.
24
v1.0014104212
3.3. CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
25
3.3.1. Cho vay kì hạn 
đối với doanh nghiệp
3.3.3. Cho vay tài trợ 
dự án
3.2.4. Cho vay hỗ trợ 
mua lại 
doanh nghiệp
3.3.2. Cho vay 
hạn mức tín dụng 
tuần hoàn
v1.0014104212
3.3.1. CHO VAY KỲ HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
• Khái niệm: Là khoản cho vay kỳ hạn trên 1 năm đáp ứng nhu cầu đầu tư máy móc
thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng
• Đặc điểm:
 Doanh nghiệp thường làm đơn xin vay 1 lần toàn bộ số tiền theo dự toán chi phí
của dự án và việc giải ngân sẽ diễn ra theo tiến độ dự án;
 Việc trả nợ thường theo phương pháp trả góp định kỳ hàng tháng, quý;
 Có thể có thời gian ân hạn;
 Thường được đảm bảo bằng tài sản cố định;
 Lãi suất thả nổi;
 Công tác thẩm định thường tập trung vào phân tích đặc điểm và tình hình tài
chính doanh nghiệp.
26
v1.0014104212
3.3.2. CHO VAY HẠN MỨC TÍN DỤNG TUẦN HOÀN
27
• Khái niệm: Là khoản cho vay cho phép khách hàng rút tiền vay đến mức tối đa đã
định trước trong khoảng thời gian thở thuận đồng thời khách hàng có thể hoàn trả
nợ vay bất cứ lúc nào và liên tục vay mới trong hạn mức đã định. Việc rút tiền vay và
trả nợ vay được tuần hoàn liên tục cho đến khi hạn mức đến hạn.
• Đặc điểm:
 Thời hạn có thể kéo dài tới 5 năm;
 Hữu ích với doanh nghiệp không chắc chắn về dòng tiền tương lai;
 Giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động xấu từ biến động của chu kỳ kinh doanh;
 Ngân hàng thu phí cam kết tín dụng.
v1.0014104212
3.3.3. CHO VAY TÀI TRỢ DỰ ÁN
• Khái niệm: Là khoản cho vay giúp doanh nghiệp đầu tư dự án và xây dựng tài sản
cố định nhằm tạo ra các dòng doanh thu trong tương lai.
• Đặc điểm:
 Thời hạn có thể kéo dài;
 Giá trị cho vay lớn;
 Dự án có thể chậm tiến độ do tác động của thiên nhiên và vật tư cung cấp;
 Chi phí dự án có thể bị tác động bởi chính sách;
 Lãi suất có thể thay đổi.
28
v1.0014104212
3.3.4. CHO VAY HỖ TRỢ MUA LẠI DOANH NGHIỆP
• Khái niệm: Là khoản cho vay giúp doanh nghiệp thực hiện việc sát nhập và mua lại
các doanh nghiệp.
• Đặc điểm:
 Giá trị lớn;
 Tỷ lệ cho vay có thể lên tới 90%;
 Rủi ro cao.
29
v1.0014104212
3.4. ĐỊNH GIÁ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
30
3.4.1. Phương pháp 
tính lãi suất 
và giá tín dụng
3.4.2. Mô hình 
chi phí cộng 
3.4.3. Mô hình 
dựa vào lãi suất 
cơ bản
3.4.5. Mô hình 
khả năng sinh lời 
của khách hàng
3.4.4. Mô hình định giá 
dưới lãi suất cơ bản
v1.0014104212
3.4.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI SUẤT VÀ GIÁ TÍN DỤNG
31
• Có dự trữ bắt buộc
NEC = i/(1 – r)
i: Lãi suất trả sau 1 lần cuối kỳ
r: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
• Ví dụ: Ngân hàng thương mại BIDV công bố lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ
hạn 6 tháng, lãi suất 4,5%/6 tháng. Xác định lãi suất cho vay tối thiểu để bù đắp chi
phí lãi suất huy động vốn biết rằng ngân hàng phải dự trữ bắt buộc 5% đối với nguồn
tiền gửi dưới 12 tháng.
NEC = 4,5%/(1 – 5%)= 4,737%/6 tháng.
v1.0014104212
3.4.2. MÔ HÌNH CHI PHÍ CỘNG
32
Lãi suất cho vay = Lãi suất huy động + Chi phí 
hoạt động + Rủi ro vỡ nợ + Lợi nhuận ngân hàng
v1.0014104212
3.4.3. MÔ HÌNH DỰA VÀO LÃI SUẤT CƠ BẢN
33
Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ bản + 
Rủi ro vỡ nợ + Rủi ro kỳ hạn
v1.0014104212
3.4.4. MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ DƯỚI LÃI SUẤT CƠ BẢN
• Lãi suất cho vay thấp, chỉ cộng thêm 1 tỷ lệ nhỏ bù đắp rủi ro, chi phí hoạt động
và lợi nhuận ngân hàng.
• Áp dụng đối với khách hàng uy tín, món vay lớn.
34
v1.0014104212
3.4.5. MÔ HÌNH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA KHÁCH HÀNG 
35
Tỷ suất sinh lời trước thuế = (Doanh thu dự tính – Chi phí dự tính)/ Dư nợ cho vay ròng
v1.0014104212
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
36
Trong bài học này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các
nội dung sau:
• Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp;
• Chiết khấu giấy tờ có giá;
• Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp;
• Định giá tín dụng doanh nghiệp.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_dung_ngan_hang_bai_3_cho_vay_doanh_nghiep_dang.pdf