Bài giảng Tiến hóa - Võ Văn Thiệp

NHẬP MÔN TIẾN HOÁ

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA THUYẾT TIẾN HOÁ

1. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN HOÁ

Tiến hoá (Evolution) là sự biến đổi có kế thừa trong thời gian dẫn tới sự hoàn thiện trạng thái ban đầu và sự nảy sinh cái mới. Thực tế thuật ngữ tiến hoá còn có nghĩa là phát triển, đổi mới,. Người ta nói tới sự tiến hoá của các nguyên tử là tiến hoá vật lý học, tiến hóa của các phân tử là tiến hoá hoá học, tiến hóa của các tổ chức sống là tiến hoá sinh học, và sự biến đổi tiến bộ của các phương thức sản xuất là tiến hoá xã hội.

 

doc 103 trang phuongnguyen 14300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiến hóa - Võ Văn Thiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tiến hóa - Võ Văn Thiệp

Bài giảng Tiến hóa - Võ Văn Thiệp
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐH QUẢNG BÌNH
----------c&d----------
Th.S Võ Văn Thiệp
BÀI GIẢNG
TIẾN HÓA
Đồng Hới, tháng 8 năm 2012
NHẬP MÔN TIẾN HOÁ
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA THUYẾT TIẾN HOÁ
1. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN HOÁ
Tiến hoá (Evolution) là sự biến đổi có kế thừa trong thời gian dẫn tới sự hoàn thiện trạng thái ban đầu và sự nảy sinh cái mới. Thực tế thuật ngữ tiến hoá còn có nghĩa là phát triển, đổi mới,... Người ta nói tới sự tiến hoá của các nguyên tử là tiến hoá vật lý học, tiến hóa của các phân tử là tiến hoá hoá học, tiến hóa của các tổ chức sống là tiến hoá sinh học, và sự biến đổi tiến bộ của các phương thức sản xuất là tiến hoá xã hội. 
Lý thuyết tiến hoá (Evolutionary theory) là khoa học nghiên cứu những quy luật tiến hoá của sinh giới. 
Tiến hoá sinh học (tiến hoá hữu cơ) là sự tiến hoá xảy ra trên cơ sở các quá trình tự nhân đôi, tự đổi mới của các đại phân tử sinh học, sự sinh sản của các cơ thể sống, sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, dẫn tới sự biến đổi các loài sinh vật. Đó là sự phát sinh và phát triển của giới sinh vật. Quá trình này chứa đựng khả năng cải biến vô hạn của hệ thống sống, từ các cấp độ phân tử - tế bào đến quần thể - sinh quyển, mà dấu hiệu nổi bật nhất của tiến hoá sinh học là sự thích nghi của các hệ thống sống đang phát triển với các điều kiện tồn tại của chúng. Vật chất sống luôn tồn tại hai đặc tính cơ bản, đối lập nhưng thống nhất bổ sung cho nhau, đó là tính ổn định vật chất di truyền và tính biến đổi vật chất di truyền ấy, còn gọi là tính di truyền và tính biến dị. Ngày nay biết rõ tính ổn định được duy trì bởi cơ chế chính xác trong sự nhân đôi và phân ly vật chất di truyền, còn tính biến dị là do sự biến đổi thành phần cơ cấu vật chất di truyền, còn gọi biến dị di truyền hoặc do mức độ biểu hiện của vật chất di truyền hay kiểu gen thành kiểu hình trong những hoàn cảnh nhất định, đó chính là những biến dị không di truyền hay thường biến (modification). Ngày nay người ta cho rằng sự tiến hoá sinh học là quá trình tích luỹ các biến dị và liên quan tới quá trình di truyền trên cơ sở tự nhân đôi vật chất di truyền ấy. Tính ổn định của vật chất di truyền là mặt chủ yếu đảm bảo cho sự ổn định di truyền của loài. 
Khái niệm tiến hoá liên quan chặt chẽ với tên tuổi và sự nghiệp khoa học của C. R. Darwin (1809- 1892). Nói chung, thuật ngữ tiến hoá được sử dụng cho mọi cấp độ tổ chức của sự sống từ các đại nhân tử sinh học, các tế bào, các cơ quan, các hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, loài, quần xã, hệ sinh thái đến sự tiến hoá của sinh quyển. Điều cơ bản nhất cần nhấn mạnh rằng tiến hoá là sự biến đổi của các loài dẫn tới hình thành những loài mới. Những dấu hiệu nổi bật của tiến hoá sinh học là sự phát triển ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lý.
2. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ 
Toàn bộ thế giới sinh vật và điều kiện môi trường sống của nó.
3. NHIỆM VỤ CỦA HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ
Tìm ra các quy luật phát triển lịch sử của giới sinh vật và các nguyên tắc tổ chức của đơn vị sự sống.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT TIẾN HÓA 
Vấn đề trung tâm của lý thuyết tiến hoá là nguồn gốc các loài. Việc giải thích vấn đề này liên quan đến ba câu hỏi lớn là:
- Nguồn gốc sinh vật ở đâu?
- Do đâu mỗi dạng sinh vật lại thích nghi hợp lý với điều kiện sống của nó như vậy? 
- Vì sao giới hữu cơ lại cực kỳ đa dạng như ngày nay?
Giải quyết hai câu hỏi đó bằng lý thuyết tiến hoá hiện đại sẽ đi đến bác bỏ được các quan niệm duy tâm siêu hình, thiếu cơ sở khoa học trong sinh học. Đặc biệt, việc giải đáp vấn đề thích nghi được xem là chìa khoá của lý luận tiến hoá. Cũng do vậy mà Darwin đã đặt tên cho tác phẩm chủ yếu của mình là “Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên hay là sự bảo tồn những dạng thích nghi nhất trong đấu tranh sinh tồn” (1859). 
Để khẳng định nguyên lý phát triển liên tục, bên cạnh vấn đề nguồn gốc các loài lý thuyết tiến hoá còn đề cập tới vấn đề nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người. Qua đó làm sáng tỏ sự khác nhau giữa các quá trình tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội. 
III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT TIẾN HÓA 
Về đối tượng, ngày nay lý thuyết tiến hoá không dừng lại ở việc nghiên cứu các quy luật phát triển chung của toàn bộ giới hữu cơ, mà tiến lên tìm hiểu tính đặc thù của các quy luật tiến hoá của từng nhóm loài ở những trình độ tổ chức khác nhau, ở những phương thức sinh sản khác nhau. Ngoài ra thuyết tiến hoá hiện đại còn nghiên cứu các quy luật tổ chức của các hệ sống, đặc biệt là quy luật tổ chức loài với các đơn vị dưới loài, trong đó quan trọng nhất là quần thể địa phương. Do đó xác định những biến đổi diễn ra trong nội bộ loài, dẫn đến phát sinh loài mới. 
Nội dung thuyết tiến hoá hiện đại đi sâu giải quyết vấn đề về cơ chế tiến hoá. Sự phát triển của di truyền học, đặc biệt di truyền học quần thể đã giải thích cơ chế biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự phát sinh loài mới. Nhờ sự phát triển của sinh học phân tử đã góp phần làm sáng tỏ cơ chế tiến hoá ở cấp độ phân tử, cơ chế tiến hoá trong phạm vi loài hay tiến hoá nhỏ, chỉnh lý và bổ sung những hiểu biết về nguyên liệu tiến hoá, đơn vị tiến hoá, nhân tố tiến hoá. Ngày nay vận dụng các thành tựu của sinh thái học, sinh học quần thể, học thuyết sinh quyển để nghiên cứu nhiều hơn về tiến hoá lớn. 
Về phương pháp nghiên cứu, lý thuyết tiến hoá là một lý thuyết tổng hợp, có cơ sở khoa học dựa trên sự khái quát hoá tài liệu của nhiều bộ môn sinh học. Ngày nay nó còn là một khoa học thực nghiệm, phân tích sử dụng các phương pháp của di truyền học thực nghiệm, tế bào học, toán thống kê... Đặc biệt, sự vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp toán học và điều khiển học, người ta đã mô hình hoá các quá trình tiến hoá đang diễn ra trong các hệ sinh thái, mở ra khả năng điều khiển sự tiến hoá. 
IV. VAI TRÒ CỦA LÝ THUYẾT TIẾN HOÁ 
Các bộ môn sinh học cung cấp nhiều bằng chứng cho lý thuyết tiến hoá, ngược lại lý thuyết tiến hoá tác dụng mạnh mẽ đối với sự phát triển các bộ môn sinh học, xác định quan điểm và phương pháp tư tưởng trong việc nghiên cứu các hiện tượng, quá trình cụ thể của sự sống. Những tài liệu, sự kiện trong sinh học được phân tích, lý giải trên quan điểm tiến hoá.
Lý thuyết tiến hoá xâm nhập vào các bộ môn sinh học đã dẫn đến hình thành các bộ môn mới như hình thái học tiến hoá, phôi sinh học tiến hoá, sinh lý học tiến hoá, di truyền học tiến hoá... Lý thuyết tiến hoá rất gần gũi với triết học duy vật biện chứng là cơ sở khoa học tự nhiên của triết học duy vật biện chứng, có tác dụng quan trọng trong giáo dục thế giới quan vô thần. Ngược lại, dưới ánh sáng của triết học duy vật biện chứng, lý thuyết tiến hoá phát triển theo khuynh hướng đúng đắn, giải quyết được những khủng hoảng về quan điểm và phương pháp tư tưởng. Lý thuyết tiến hoá có tác dụng to lớn trong thực tiễn, cụ thể những quy luật phát triển của giới hữu cơ được tổng kết từ thực tế thiên nhiên, thực tiễn sản xuất, thực nghiệm khoa học là cơ sở lý luận để điều khiển sự phát triển của sinh vật. Những quy luật biến dị, di truyền và chọn lọc mà C. R. Darwin tổng kết và sau đó được di truyền học hiện đại bổ sung là cơ sở lý thuyết cho công tác chọn giống, tạo giống mới. 
Những quy luật của quá trình hình thành loài là cơ sở khoa học của vấn đề bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý tài nguyên sinh vật. Ngày nay hoạt động của xã hội loài người đang làm biến đổi sâu sắc môi trường sống và đã bộc lộ những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý. Nắm vững các quy luật tiến hoá của giới hữu cơ có thể điều khiển sự tiến hoá sinh học đang là vấn đề cấp bách đối với sự tồn tại và phồn vinh của loài Người bởi vì bản thân con người cũng chịu sự chi phối của các quy luật tiến hoá sinh học. 
Phần I
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT TIẾN HOÁ
Chương 1
TƯ TƯỞNG TIẾN HOÁ TRƯỚC DARWIN
1.1. QUAN NIỆM DUY TÂM SIÊU HÌNH VỀ GIỚI SINH VẬT TRƯỚC THẾ KỶ XVIII 
1.1.1 Những quan niệm duy tâm siêu hình về sinh giới 
Những quan niệm này ngự trị trong tư tưởng của nhân loại hàng nghìn năm trước thế kỷ XVIII, biểu hiện qua những quan niệm hoang đường trong thần thoại và tôn giáo, như truyện “Thần trụ trời”, “Thần Chử lầu”, ”Thần Khơnum”, kinh thánh của Thiên chúa giáo, Phật giáo, Khổng giáo...
1.1.2. Thực chất các quan niệm thần tạo luận và mục đích luận 
Platon (427 - 347 trước Công nguyên) - Nhà triết học duy tâm cổ Hy Lạp quan niệm Thượng đế sáng tạo ra các loài sinh vật, mỗi sinh vật gồm 2 phần xác và hồn. Thể xác là nơi tạm trú của “linh hồn bất diệt”. 
Trong mọi sinh vật, con người được tạo hoá cho xuất hiện đầu tiên. Động vật là sản phẩm suy biến của con người. 
Aristot (384 - 322 trước Công nguyên) - vừa là nhà triết học lớn thời cổ Hy Lạp, vừa là nhà nghiên cứu sâu sắc về sinh vật, đã giải thích các hiện tượng tự nhiên theo mục đích luận và cho rằng mọi đặc điểm của sinh vật đều hợp lý tuyệt đối vì đều chứa đựng mục đích sáng tạo của thượng đế. Ví dụ như trong cơ thể, mỗi cơ quan bộ phận được cấu tạo phù hợp với chức phận của nó. Trong tự nhiên, các loài sinh vật cũng có sự ăn khớp nhịp nhàng, thể hiện sự sắp xếp định trước. Mục đích luận của Aristot ảnh hưởng tiêu cực đến quan niệm về giới hữu cơ suốt hai ngàn năm. 
1.1.3. Tiên thành luận và thuyết thang sinh vật 
Tiên thành luận 
Theo quan niệm tiên thành luận thì trong phôi có sẵn một cơ thể thu nhỏ với đầy đủ bộ phận, từ đó chỉ phát triển thêm về kích thước chứ không xuất hiện cơ quan nào mới. Cơ thể chỉ chứa đựng những gì mà Thượng đế đã đặt sẵn vào mầm phôi. Tiên thành luận cho rằng cơ thể con với đầy đủ các bộ phận đã nằm sẵn trong các tế bào tinh trùng, còn tế bào trứng và cơ thể mẹ chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho nó lớn lên. 
Thuyết thang sinh vật 
Thuyết này là một hình thức của tiên thành luận mở rộng cho toàn bộ sinh giới. Ch. Bonnet (1720 - 1793) xếp tất cả các dạng vô cơ và hữu cơ thành một cái thang nhiều bậc. Phơluýt, lửa, không khí, nước, đất, kim loại, khoáng chất, thực vật, côn trùng, rắn, cá, chim, thú, người, thiên thần. Mỗi loài là sự triển khai của mầm phôi đã có sẵn từ thời nguyên thuỷ. 
1.1.4. Sự ra đời và diệt vong của các quan niệm duy tâm 
Đến thế kỷ XVIII, các quan niệm về giới tự nhiên chủ yếu mang tính chất duy tâm, xem sinh giới là sản phẩm của một lực lượng thần bí, và quan niệm linh hồn quyết định bản chất sự sống. Về phương pháp là siêu hình ở chỗ xem sinh vật bất biến về số lượng và đặc điểm của loài, các loài sinh vật do thượng đế sáng tạo ra một lần và không có quan hệ với nhau về nguồn gốc. 
Sự xuất hiện thế giới quan duy tâm siêu hình là một tất yếu lịch sử. Do không nắm được bản chất các hiện tượng tự nhiên và mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng đó, nên người ta buộc phải giải thích bằng các yếu tố thần linh. Từ thượng cổ đến thế kỷ XV, con người nhận thức thế giới tự nhiên bằng sự quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng từng nơi, từng lúc nên khó nhận thấy sự biến đổi. Từ thế kỷ XV-XVII xuất hiện phương pháp thực nghiệm, nhưng chủ yếu phân tích thực nghiệm có xu hướng tách rời đối tượng nghiên cứu với sự vật xung quanh. Hơn nữa các quan niệm siêu hình còn có nguồn gốc xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị... Triết học duy tâm giải thích các sự vật, hiện tượng trong trạng thái đứng yên, biệt lập. 
Nếu sự ra đời của các quan niệm duy tâm siêu hình là một tất yếu lịch sử thì sự diệt vong của chúng cũng là điều không thể tránh khỏi. Sản xuất càng phát triển, khoa học càng tiến bộ, con người càng nhận thức được bản chất và quy luật phát triển của các hiện tượng tự nhiên, do đó những thành kiến mê tín dị đoan, hoang đường của tôn giáo sẽ dần bị xoá bỏ. 
Các quan niệm duy tâm siêu hình nói chung, trong đó có mục đích luận và cố định luận chưa bị diệt vong, nhưng đã bị phá vỡ từng mảng lớn và bắt buộc phải thay đổi cách nhìn nhận về thực tế tồn tại của thế giới sinh vật tạo tiền đề cho những quan niệm mới có tính cách mạng hơn, đó là cuộc chuyển biến từ cố định luận đến biến hình luận (transformisme). Quan niệm cố định luận về sinh giới là quan niệm duy nhất ngự trị vào giữa thể kỷ XVIII, nhưng đã từng bước được thay thế bởi các quan niệm biến hình luận, học thuyết duy vật đầu tiên trong sinh học và tiếp sau đó là học thuyết tiến hoá của J. B. Lamarck, được xem là học thuyết tiến hoá đầu tiên trong sinh học, rồi đến lý thuyết tiến hoá của C. R. Darwin và lý thuyết tiến hoá hiện đại. 
1.2. BIẾN HÌNH LUẬN 
1.2.1. Một số quan niệm sơ khai về giới sinh vật 
Thời Ấn Độ cổ đại, thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, người ta quan niệm có 4 yếu tố vật chất (lửa, nước, không khí, đất) tương tác hợp thành cơ thể, khi chết cơ thể bị phân huỷ lại trở về 4 yếu tố đó. 
Thời Trung Quốc cổ đại, người ta đưa ra quan niệm âm và dương tương tác với nhau tạo thành ngũ hành (kim, mộc, thủy, hoả, thổ) ngũ hành tương tác sinh ra vạn vật. Thời Hy Lạp cổ đại, người ta quan niệm động vật sinh ra từ nước dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, sau đó di cư lên cạn. Heraclit cho rằng lửa là nguồn gốc của sự vận động, toàn bộ giới vô cơ và hữu cơ đều là kết quả của chuỗi biến đổi không ngừng. Theo đemôcrit, mọi vật đều là kết quả của sự kết hợp các nguyên tử: các sinh vật kể cả con người đều có nguồn gốc tự nhiên, không phải do Thượng đế tạo ra. 
Sự ra đời của biến hình luận gắn liền với tên tuổi của Buffon G.L. (1707 - 1788) và Saint Hilaire (1722 - 1844). Xanh Hile (Saint Hilaire) là đại diện xuất sắc nhất của biến hình luận đầu thế kỷ XIX với lý thuyết về “Thể thức cấu tạo thống nhất của động vật”. Ông cho rằng, điều kiện ngoại cảnh tác động trực tiếp đến động vật làm cho thể thức cấu tạo chung của chúng bị biến đổi về chi tiết theo “nguyên tắc cân bằn”. Một cơ quan nào đó phát triển thì cơ quan khác bị tiêu giảm bởi vì chất dinh dưỡng phải tập trung vào cơ quan đang phát triển. Ví dụ vịt trời bay nhiều nên có cánh dài và chân mảnh, vịt nhà ít bay thì cánh ngắn nhưng chân to. Ở nước ta, thời Lê Quý Đôn, vào thế kỷ XVIII, cũng có quan điểm biến hình luận cho rằng chim biến thành cá và cá có thể biến thành chim. 
Đặc điểm của biến hình luận 
Biến hình luận được xem là học thuyết duy vật đầu tiên trong sinh học do thừa nhận vật chất vô cơ dưới tác dụng của môi trường và bằng cách tự sinh đã hình thành các sinh vật đầu tiên, giải thích sự biến đổi của các loài từ một số ít dạng ban đầu bằng các nguyên nhân vật chất như đất đai, khí hậu, thức ăn. 
Hạn chế của biến hình luận là ở chỗ quan niệm duy vật máy móc, chưa nhận thức được vai trò của bản thân sinh vật, nghĩa là vai trò của nguyên nhân nội tại. Do vậy biến hình luận đã hình dung sự biến đổi của sinh vật cũng giống như các vật thể vô cơ. 
1.2.2. Cuộc đấu tranh của biến hình luận chống thần tạo luận 
Cuộc tranh luận giữa Saint Hilaire và Gioocger Cuvier 
Sự ra đời và phát triển của biến hình luận đã trực tiếp tấn công vào thần tạo luận và mục đích luận, thể hiện qua cuộc đấu tranh gay gắt giữa Saint Hilaire và G. Cuvier. Thực tế G. Cuvier đã có những cống hiến đáng kể về giải phẫu học so sánh, phân loại học, cổ sinh học... Nhưng do tình hình chính trị lúc bấy giờ là sau cuộc cách mạng tư sản (1789), để củng cố địa vị thống trị của mình, giai cấp t ... hiên cứu thu nhận được cho thấy người vượn đã sống cách đây khoảng 4 đến 6 triệu năm: Suốt một thời gian dài sau đó, Lucy được coi là tổ tiên của loài người. Về sau đã được thay đổi bằng loài A. Africanus. Các dấu vết hoá thạch của Australopithecus được phát hiện nhiều ở Đông Phi, trong đó một số mẫu vật đáng chú ý là: 
+ Năm 1994, phát hiện được dạng "con trai của Lucy", đó là mẫu A. Afarensis có niên đại 2,9 triệu năm. 
+ Năm 1993, Tim White tìm thấy hoá thạch bậc tiền bối của Lucy ở Aramis, với hơn 50 mẫu từ 17 cá thể có niên đại 4,4 triệu năm. Đó là loài mới A. Ramidus. 
+ Năm 1995, tại nước cộng hoà Tchad thuộc Trung Phi, người ta phát hiện xương hàm dưới của một australopithecus, được đặt tên là Abel chứng tỏ cái nôi của loài người không phải chỉ là Đông Phi. 
Có thể nói Australopithecus có ít nhất 8 loài, sống trong thời gian khá dài và đã có sự phân hoá giới tính về hình thái, như con đực cao trung bình 1,3 mét, nặng gần 45 kg, con cái không cao quá 1,2 mét và mang không quá 30 kg. Các Australopithecus là dạng trung gian giữa tổ tiên xa xưa và người Homo. 
 14.6.5. Sự phát triển của giống người Homo 
Các loài thuộc giống người Homo có những tính chất khác biệt so với các vượn người, có thể xem đó là những đại diện đầu tiên của người hiện đại (Homo sapiens sapiens). Sự tiến hoá của giống người Homo có lẽ diễn ra theo trình tự lịch sử như sau: người khéo léo Homo habilis, người đứng thẳng Homo erectus, người thông minh (người cận đại) Homo sapiens và người hiện đại Homo sapiens sapiens (Chữ sapiens sapiens có nghĩa là rất thông minh, cực kỳ thông minh,...để nhấn mạnh khả năng trí tuệ của người hiện đại). 
+ Người khéo léo (Homo habilis): Năm 1961-1964, những mẫu hoá thạch quan trọng tìm thấy ở Onduvai (Tanzania) có những đặc điểm gần giống với Australopithecus, nhưng cũng có một số đặc điểm vượt trội hơn, đặc biệt là sọ não đạt tới 650 cm3. Tại những địa điểm tìm thấy các mẫu này thường có các công cụ đồ đá thô sơ. Có thể các cá thể đó biết sử dụng các công cụ, vì thế Leakey xếp vào họ người Homo và đó là những con người đầu tiên. Đến năm 1964, vợ chồng Leakey gọi chúng là người khéo léo Homo habilis. Sau đó mẫu Homo habilis còn tìm thấy ở Omo thuộc Ethiopia và ở hồ Turkana (Kenya) có niên đại 1,9 đến 1,8 triệu năm. Theo Leakey và các đồng nghiệp, H. habilis đã sống cùng thời với Australopithecus ở Đông Phi khoảng 2 đến 1 triệu năm trước đây. Homo habilis có thể là một dòng tiến hoá độc lập dẫn đến hình thành con người biết chế tạo công cụ và có thể chúng là dòng tiến hoá thẳng đến con người Homo, chứ không phải là Australopithecus. 
Về hình thái, sinh lý, Homo habilis nhỏ và mảnh dẻ, người lớn cao khoảng một đến 1,5 mét, nặng từ 25-50 kg, có sự phân hoá hình thái giới tính rõ ràng, các cá thể đực có thể lớn gấp đôi một số cá thể cái. Tuổi thọ không cao, đa số mẫu hoá thạch thu được khoảng 20 tuổi, những cá thể 30 tuổi là đã già. Não bộ đạt tới 600-800 cm3, to hơn não của australopithecus, mặt thu hẹp và có những thay đổi theo hướng người hiện đại, như trán nhô, gờ mắt ít nổi rõ, mặt tròn hơn, hàm nhỏ và răng nhỏ hơn. Các chi trước còn dài, các ngón tay có khả năng cầm nắm chặt,...nhưng các bàn chân đã giống người hiện đại. Homo habilis có dấu hiệu ít lông, da đen hay màu nâu (có lẽ do thường xuyên phơi nắng). Phần lớn các mẫu H. Habilis được tìm thấy trong các vũng nước, có lẽ chúng có nhu cầu nước khá lớn trong cuộc sống của mình. 
Về tập tính hoạt động sống, những H. Habilis đầu tiên thường sống dưới các bóng cây to, hái lượm củ, quả, hạt, hoa, chồi cây non,...hoặc săn bắt động vật, như côn trùng, giun, ốc sên, cá, trứng chim,...Người H. Habilis sống thành bầy đàn, thường vài mươi cá thể hoặc đông hơn, nhưng chưa phải là đời sống xã hội. Ngươi khéo léo đã biết dùng cành cây, gai nhọn, đá,...để làm một số công cụ cách đây khoảng 2,6 triệu năm, thâm chí lâu hơn. Đó là những dấu hiệu cổ nhất của nền văn minh sơ khai loài người. Homo habilis bắt đầu biết quan sát, ghi nhận các âm thanh, mùi, tập tính các loài vật khác, nhận biết các mùa, các hiện tượng thay đổi của môi trường xung quanh,...và hiểu biết của họ dần dần được tích luỹ. Nhờ biết quan sát, họ có thể săn bắt tết, nên thức ăn thịt có nhiều hơn. Nguồn thức ăn giàu protein đã góp phần đáng kể cho sự tăng cường hoạt động trí não. Trong cuộc sống như thế dần dần xuất hiện phân công lao động sơ khai, như các cá thể nam to khoẻ hơn thì đi săn bắt, còn cá thể nữ ở "nhà" nuôi con. Việc phân chia thức ăn kiếm được, cũng như phối hợp trong săn bắt là cơ sở đầu tiên tiến tới hình thành đời sống xã hội. Thời gian nuôi con kéo dài, bắt đầu biết hướng dẫn, kiểm soát các hoạt động của con cái, truyền đạt các hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Mối quan hệ phức tạp dần dần đòi hỏi phát triển âm thanh giàu âm tiết hơn (hay ngôn ngữ) cần thiết cho sự giao tiếp. Các nghiên cứu giải phẫu học trên các mẫu hoá thạch cho thấy H. Habilis chưa thể nói tốt. Nhưng họ có thể dùng các cử chỉ của tay và nét mặt để truyền đạt các thông khác nhau. Người khéo léo H. Habilis sông cách đây khoảng 3,0 đến 1,5 triệu năm ở châu Phi. 
+ Người đứng thẳng (Homo erectus). 
Người đứng thẳng H. erectus có niên đại khoảng 1,8 đến 0,2 triệu năm, các mẫu hoá thạch được tìm thấy không những ở châu Phi, mà còn thấy ở châu Á và châu Âu. Một số mẫu hoá thạch cần nói tới, đó là người Java (1891-1893), người Heidelberg (1907) và người Bắc Kinh (1927). 
Bác sĩ người Hà Lan Eugène Dubois đã phát hiện người cổ Java (trên đảo Java - Indonesia). Hiện nay ở làng Trinil, nơi phát hiện mẫu hoá thạch người Java còn có bia đá ghi dòng chữ "P.E. 175 m. ONO - 1891- 1893", có nghĩa là mẫu hoá thạch người vượn đi thẳng Pithecanthropus erectus, được tìm thấy cách 175 mét Đông-bắc-đông , năm 1891 - 1893. 
Tháng 10/1907, người ta tìm thấy một cái xương hàm to có răng ở Mauer gần vùng Heidelberg của nước Đức. Người vượn Heidelberg, được coi là loài Homo erectus có lẽ đã sống trên vùng đất châu âu khoảng 600 000 năm trước thời nay. 
Nói về người vượn Bắc Kinh, vào năm 1927, bác sĩ người Canada là D. Black cùng một số nhà địa chất người Thuỵ Điển đã khai quật được các mẫu xương người vượn ở đồi Chu Khẩu Điếm cách Bắc Kinh 40 km về phía Đông Nam. Nghiên cứu các chỉ số nhân chủng học, người ta xác định các mẫu hoá thạch đó là dạng người Homo erectus và được gọi là người Bắc Kinh (Sinanthropus pekinensis), gọi đúng hơn là Pithecanthropus pekinensis. Đến năm 1930, cũng ở đó lại tìm thấy thêm những di cốt và những mảnh công cụ, đã khiến cho D. Black làm việc ngày đêm không cảm thấy mệt mỏi và ông đã chết khi trên tay vẫn còn đang cầm cái sọ người Sinanthropus. 
Năm 1935, bác sĩ Fr. Weidereich là người tiếp tục công việc của D. Black mới đủ cơ sở xác định đúng Sinanthropus thuộc giống Homo. Người Bắc Kinh có niên đại khoảng 500 000 năm trước đây, có lẽ đây là một dạng người cổ, mắt xích trung gian giữa người và vượn. Theo Fr. Weidereich, người Bắc Kinh di chuyển bằng hai chi sau, răng khác với răng vượn người, sọ não khoảng 1000 cm3 lớn hơn sọ vượn người (400 cm3), nhưng lại bé hơn sọ người hiện đại (1300 cm3). Các di tích công cụ tìm thấy chứng tỏ người Bắc Kinh đã có trình độ văn minh sơ khai đáng chú ý. G. V. Koenigswald (1937) tiếp tục khai quật ở Java đã tìm thấy một cái sọ mới có đặc điểm giống với cái sọ, mà Dubois tìm được, nhưng hình thái cấu tạo phức tạp hơn có niên đại hoá thạch khoảng 500 000 năm. Nghiên cứu so sánh cho thấy người Java và người Bắc Kinh có các đặc tính chủ yếu giống nhau, và có thể có quan hệ trực tiếp với người Heidelberg. Nhưng dù thế nào thì ngày nay khoa học cũng khẳng định cả 3 dạng người nói trên đều thuộc loài Homo erectus. 
Về đặc điểm hình thái, sinh lý và tập tính hoạt động sống, Homo erectus có chiều cao từ 1,4 - 1,8 m, sọ não khoảng 750- 1400 cm3 (lớn hơn người H. habilis nhưng nhỏ hơn người hiện đại), lỗ chậm và cột sống thể hiện rõ khả năng đi thẳng đứng. Vị trí thấp và cấu tạo của thanh quản cho thấy có khả năng phát ra những âm thanh phức tạp (tiếng nói). Có lẽ cách đây khoảng 0,5 triệu năm, người H. erectus có số lượng cá thể không đông, chỉ khoảng vài trăm nghìn sông phân tán theo nhóm đàn trên phạm vi rộng. Tuổi thọ trung bình của H. erectus khoảng 20-25 năm. Mỗi nhóm khoảng 30 cá thể, các hoạt động chính là săn bắt động vật, hái lượm quả cây,...nên khu vực sống khá rộng và địa điểm sống của nhóm thường không ổn định. Người H. erectus đã bắt đầu chinh phục thiên nhiên, săn bắt,... Các di tích cho thấy họ tấn công tất cả các loài động vật, nhưng chủ yếu là động vật nhỏ và đã biết dồn con mồi vào bẫy. Nhiều công cụ bằng đá đã được chế tạo bằng những tác động đơn giản, như đập vỡ để dùng những mảnh đá nhọn sắc, ghè hoặc mài những hòn đá lên nhau,... Một sự kiện cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa lớn mang tính quyết định tới sự chuyển hoá thực sự trong cuộc sống loài người nguyên thuỷ, đó là sự kiện người Homo erectus biết dùng lửa. Các loại công cụ mới do người H. erectus chế tạo đã thay thế các công cụ ban đầu còn quá thô sơ của người Homo habilis. Có thể nhận thấy dấu hiệu chung là cả hai loài người này đều thích đi xa, phân tán rộng, "lang bạt kiếm ăn, chinh phục thiên nhiên" ở khắp nơi trên thế giới. 
+ Người cận đại (Homo sapiens): 
Những mẫu hoá thạch khai quật được đều chỉ rõ rằng người Homo erectus có những dấu hiệu điển hình đã biến mất trong khoảng từ 200 000 đến 150 000 năm trước đây, và nhường chỗ cho những hoá thạch người cận đại Homo sapiens vào cuối thời kỳ băng hà Riss. 
Một sự kiện quan trọng là phát hiện hoá thạch người Neanderthal. Đã biết ngay từ năm 1856, trước khi S. R. Darwin công bố tác phẩm “Nguồn gốc các loài”, ở thung lũng Neanderthal của nước Đức người ta đã phát hiện được một số xương chỏm sọ, xương vai và các chi của người hoá thạch, được đặt tên là người Neanderthal, có thể xem là đại diện đầu tiên của H. sapiens. Các mẩu xương hoá thạch người Neanderthal phân bố ngẫu nhiên, và khác với người hiện đại ở chỗ là có cung trên lông mày phát triển, trán do, hộp sọ dẹt phía trước và do phía sau. Về sau nhiều mẫu hoá thạch được tủn thấy ở châu âu. 
Về đặc điểm hình thái sinh lý, người Neanderthal trưởng thành cao khoảng 1,65 m, thường dao động trong khoảng 1,55 ở nữ và 1,70 m ở nam... Não bộ có kích thước gần với người hiện nay. Một số sự kiện đáng chú ý, như: (1) Những năm 1950, hầu hết các tác giả cho rằng người hiện đại có nguồn gốc châu âu là xuất phát từ dạng người Cro- Magnon, rồi di cư sang châu Á và châu Phi; (2) Từ những năm 1970, các bằng chứng khảo cổ học cho thấy tổ tiên trực tiếp của loài người hiện đại tồn tại ít nhất 60 000 năm ở vùng Cận-Đông; (3) Đến những năm 1980, các dẫn liệu khoa học xác nhận rằng người Neanderthal không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện đại, mà chỉ cùng tồn tại trong một thời gian dài, sau đó nhường chỗ cho người hiện đại. 
Về đời sống xã hội, công cụ lao động và văn hoá, thì những người cận đại Homo sapiens quần tụ thành nhóm nhỏ từ 30 đến 50 cá thể và có biểu hiện cố ý ngăn cách với các nhóm khác. Thường các nhóm khác nhau cố tránh những cuộc va chạm, và đi đến thiết lập sở hữu lãnh thổ riêng do đất còn rộng. Tuy nhiên giữa các nhóm đã hình thành "ngôn ngữ" để có thể thông tin, giao tiếp với nhau, và như thế bắt đầu hình thành các "bộ lạc" sơ khai. Họ đã biết phối hợp nhau trong hoạt động săn bắt, tìm kiếm thức ăn và dự trữ thức ăn. Các loại dụng cụ đồ đá khác nhau đã được chế tạo để dùng cho săn bắt , mổ xẻ con mồi hay chế biến thức ăn,... Đa số các công cụ được làm bằng gỗ. 
Người cận đại Homo sapiens đã bắt đầu có tín ngưỡng, có lễ nghi mai táng khi có người bị chết. Tất cả những tập tính hoạt động đó chứng tỏ họ đã bắt đầu có đời sống văn hoá tinh thần. Tóm lại, trong thời gian khá dài, chúng ta vẫn hiểu người Neanderthal là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại H. sapiens sapiens, song những dẫn liệu xác đáng gần đây lại chứng tỏ cá hai loài cùng tồn tại song song trong một thời gian, rồi người cận đại Neanderthal biến mất. Những nguyên nhân nào đã tác động để dẫn tới tình trạng đó, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp mạch lạc. 
+ Người hiện đại (Homo sapiens sapiens): 
Cần nhắc lại rằng mẫu người Neanderthal cuối cùng tìm thấy ở Palestine có niên đại cách đây 45 000 năm và người hiện đại H. sapiens sapiens mà đại diện là người Cro-Magnon đã xuất hiện và thay thế vị trí người cận đại trong khoảng 40000 - 35000 năm gần đây. Năm 1868, tại làng Cro- Magnon thuộc vùng Dordogne (nước Pháp), phát hiện được bộ xương hoá thạch người Cro-Magnon rất giống người hiện nay và được xếp vào loài H. sapiens sapiens. Người Cro-Magnon đã thay thế người Neanderthal và đã biết chế tạo các công cụ ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Các công cụ có niên đại 20 000 năm trước đây đã có các dấu hiệu nghệ thuật thẩm mĩ, thể hiện tính truyền thống và huyền bí. Đã biết trồng trọt và chăn nuôi cách nay khoảng 10000 năm, cũng từ thời gian đó, nền văn minh loài người phát triển và hoàn thiện với tốc độ càng nhanh. 
Tóm tắt: Tốc độ tiến hoá của loài người diễn ra ngày càng nhanh, đặc biệt do tác động của các nhân tố xã hội. Trong khoảng 10000 năm trở lại đây, những tiến bộ của xã hội loài người đã tác động trở lại làm biến đổi và chinh phục thiên nhiên, còn sự biến đổi của con người về mặt sinh học là không đáng kể. Điều đó nói lên rằng tiềm năng trí tuệ của bộ óc con người hiện đại từ khi xuất hiện đã rất lớn, mà đến nay chính con người vẫn còn chưa biết hết. Nói về sự vận động của các lục địa, vài chục triệu năm trước đây châu Phi còn nối liền với Nam và Bắc Mĩ, trong khi đó vùng Địa Trung Hải chưa xuất hiện nên sự liên hệ từ châu Phi sang châu Á qua Cận Đông cũng dễ dàng. Do vậy quan điểm cho rằng loài người được hình thành ở châu Phi là có cơ sở, để từ đó những người cổ đại trong quá trình phát triển, tiến hoá đã đi đến phân bố khắp nơi trên thế giới. 
Quá trình phát triển của con người từ cách đây 4 triệu năm có thể mô tả như sau: Bốn triệu năm trước đây (có thể 5-10 triệu năm), tổ tiên của loài người là người vượn australopithecus, đã biết đi bằng 2 chân nhưng còn lom khom, thể tích bộ não khoảng 450-750 cm3. Đến thời gian cách đây khoảng 1,5 triệu năm đã xuất hiện người Homo erectus có thể tích bộ não khoảng 850-1100 cm3, gần với não người ngày nay, có dáng đứng thẳng. Và khoảng 100000 năm trước đây, xuất hiện người cận đại Homo sapiens, đại diện là Neanderthal có bộ não gần như người ngày nay (1400 cm3). Còn người hiện đại Homo sapiens sapiens đã xuất hiện khoảng 35000-40000 năm gần đây. 
Câu hỏi chương 14: 
1. Những quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài Người? 
2. Nêu bằng chứng nguồn gốc động vật của người, sự giống nhau và khác nhau giữa người và vượn người? 
3. Phân tích những nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài Người? 
4. Các giai đoạn trong phát sinh loài Người? Quan niệm hiện nay về nguồn gốc loài Người? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Quốc Dung (2006), Bài giảng học thuyết tiến hoá, Trường ĐHSP - Đại học Huế.
2. Nguyễn Ngọc Hải (1992), Thuyết tiến hoá sau Darwin, NXB Hà Nội.
3. Trần Bá Hoành (1988), Học thuyết tiến hoá, NXB Hà Nội.
4. Phạm Thành Hổ (1997), Nguồn gốc loài người, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Trọng Lạng (1997), Bài giảng học thuyết tiến hoá, Trường ĐHSP- Đại học Thái Nguyên.

File đính kèm:

  • docbai_giang_tien_hoa_vo_van_thiep.doc