Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 4: Cơ sở pháp lý - Đào Nam Anh

Nội dung

1. Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp

2. Luật thương mại điện tử

3. Luật Bảo vệ sự riêng tư trong TMĐT

4. Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

pdf 27 trang phuongnguyen 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 4: Cơ sở pháp lý - Đào Nam Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 4: Cơ sở pháp lý - Đào Nam Anh

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 4: Cơ sở pháp lý - Đào Nam Anh
1 
Thƣơng mại điện tử 
Lecture 4: 
CƠ SỞ PHÁP LÝ 
TS Đào Nam Anh 
Đại học Điện lực, Khoa CNTT 
2 
Nội dung 
1. Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp 
lý 
2. Luật thương mại điện tử 
3. Luật Bảo vệ sự riêng tư trong TMĐT 
4. Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 
3 
Tài liệu 
 KIẾN THỨC THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, TS. 
Nguyễn Đăng Hậu 
 GIÁO TRÌNH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
DÀNH CHO DOANH NGHIỆP, Ths Dƣơng 
Tố Dung 
4 
1. Sự cần thiết phải xây dựng khung 
pháp lý 
Sự phát triển của Thương mại điện tử trên 
thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh 
doanh thương mại. 
Có các nguy cơ gặp những rủi ro quá trình 
giao dịch 
Cần có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ 
thuật mà còn cần một cơ sở pháp lý đầy 
đủ. 
5 
1. Sự cần thiết phải xây dựng khung 
pháp lý 
Vai trò của Nhà nước phải được thể 
hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung 
ứng dịch vụ điện tử và xây dựng 
một hệ thống pháp luật đầy đủ, 
thống nhất và cụ thể để điều chỉnh 
các quan hệ thương mại điện tử. 
6 
1. Sự cần thiết phải xây dựng khung 
pháp lý 
Nếu như thiếu một cơ sở pháp lý vững chắc 
cho thương mại điện tử hoạt động thì các 
doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất 
lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề 
có liên quan và 
Các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có 
cơ sở để kiểm soát được các hoạt động 
kinh doanh thương mại điện tử. 
7 
1. Sự cần thiết phải xây dựng khung 
pháp lý 
Thương mại điện tử là một lĩnh vực mới 
mẻ, nên tạo được niềm tin cho các chủ 
thể tham gia vào các quan hệ thương mại 
điện tử là một việc làm có tính cấp thiết 
Một trong những hạt nhân là phải tạo ra 
được một sân chơi chung với những quy 
tắc được thống nhất một cách chặt chẽ. 
8 
1. Sự cần thiết phải xây dựng khung 
pháp lý 
Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư 
cách là thành viên của APEC, Việt nam 
tham gia và ủng hộ "Chương trình hành 
động chung" mà khối này đã đưa ra về 
thực hiện "Thương mại phi giấy tờ" vào 
năm 2005 đối với các nước phát triển và 
năm 2010 đối với các nước đang phát 
triển 
9 
1. Sự cần thiết phải xây dựng khung 
pháp lý 
Việt nam cũng tích cực tham gia vào lộ 
trình tự do hoá của Hiệp định khung e-
ASEAN và thực hiện theo "Các nguyên 
tắc chỉ đạo Thương mại điện tử" mà các 
nước trong khối đã thông qua. 
Cần phải đáp ứng những đòi hỏi của pháp 
lý quốc tế để có thể hoà nhập và theo kịp 
các nước trong khu vực và trên thế giới. 
10 
2. Luật thương mại điện tử 
TMĐT đặt ra vấn đề phải công chứng 
từ điện tử. Nhà nước phải công nhận 
về mặt pháp lý đối với giá trị của văn 
bản giao dịch thông qua phương tiện 
điện tử. Pháp lệnh TMĐT được soạn 
thảo để giải quyết vấn đề này. 
11 
2. Luật thương mại điện tử 
Phải coi các hình thức thông tin điện tử như 
là các văn bản có giá trị tương đương với 
văn bản viết nếu như chúng đảm bảo 
được các yếu tố: 
Khả năng chứa thông tin, các thông tin có 
thể được lưu giữ và tham chiếu lại khi 
cần thiết. 
Ðảm bảo được tính xác thực của thông tin 
Ðảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin 
12 
2.1. Chữ ký điện tử 
Chữ ký là phương thức phổ biến để ghi 
nhận tính xác thực của thông tin trong 
văn bản. Chữ ký có một số đặc trưng: 
1. Xác định tác giả của văn bản 
2. Thể hiện sự chấp nhận của tác giả với 
nội dung thông tin chứa đựng trong văn 
bản. 
Trong TMĐT, người ta dùng hình thức chữ 
ký điện tử. 
13 
2.1. Chữ ký điện tử 
Chữ ký điện tử trở thành một thành tố quan 
trọng trong văn bản điện tử. 
Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là 
về mặt công nghệ và pháp lý thì chữ ký 
điện tử phải đáp ứng được sự an toàn và 
thể hiện ý chí rõ ràng của các bên về 
thông tin chứa đựng trong văn bản điện 
tử. 
14 
2.1. Chữ ký điện tử 
Để xác định được độ tin cậy của chữ 
ký điện tử: hình thành một cơ quan 
trung gian nhằm chứng thực tính 
xác thực và đảm bảo độ tin cậy của 
chữ ký điện tử. 
Cơ quan này hình thành nhằm cung 
cấp một dịch vụ mang nhiều ý nghĩa 
về mặt pháp lý hơn là về mặt công 
nghệ. 
15 
2.2. Văn bản gốc 
Bản gốc thể hiện sự toàn vẹn của 
thông tin chứa đựng trong văn 
bản. 
Trong môi trường giao dịch qua 
mạng thì vấn đề bản gốc được 
đặt gắn liền với việc sử dụng chữ 
ký điện tử. 
16 
2.2. Văn bản gốc 
Chữ ký điện tử không những chỉ xác định 
người ký mà còn nhằm xác minh cho 
tính toàn vẹn của nội dung thông tin 
chứa trong văn bản. 
Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa 
với việc mã hoá tài liệu được ký kết. 
17 
2.2. Văn bản gốc 
Việc công nhận giá trị chứng cứ của văn 
bản điện tử đóng một vai trò quan trọng 
trong sự phát triển của thương mại điện 
tử. 
Chỉ khi giá trị của văn bản điện tử được đặt 
ngang hàng với văn bản viết truyền 
thống thì các chủ thể trong giao dịch 
thương mại điện tử mới sử dụng một 
cách thường xuyên văn bản điện tử thay 
cho văn bản viết truyền thống. 
18 
3. Luật Bảo vệ sự riêng tư trong TMĐT 
Sự riêng tư là những bí mật cá nhân, 
không vi phạm đến luật pháp, được 
pháp luật bảo vệ. 
Quyền riêng tư có tính tương đối, nó phải 
cân bằng với xã hội và quyền lợi của 
xã hội bao giờ cũng phải cao hơn của 
từng cá nhân 
19 
3. Luật Bảo vệ sự riêng tư trong TMĐT 
Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào 
TMĐT phải đảm bảo sự riêng tư: 
bí mật về hang hoá mua bán, về 
thanh toán v.v. mà cả người mua 
và người bán phải tôn trọng 
20 
3. Luật Bảo vệ sự riêng tư trong TMĐT 
TMĐT là hình thức kinh doanh qua mạng nên 
việc bảo vệ sự riêng tư là một vấn đề quan 
trọng đặt ra cho cả khía cạnh pháp lý và 
công nghệ 
Nguy cơ lộ bí mật riêng tư trong TMĐT rất 
lớn, doanh nghiệp có thể lợi dụng nắm các 
bí mật riêng tư của khác hàng để: Lập kế 
hoạch kinh doanh, Có thể bán cho doanh 
nghiệp khác, Hoặc sử dụng vào các mục 
đích khác. 
21 
3. Luật Bảo vệ sự riêng tư trong TMĐT 
Nguy cơ bí mật riêng tư có thể bị lộ qua 
cookies. Cookies là một phần dữ liệu rất 
nhỏ thường trao đổi qua lại giữa Web site 
và trình duyệt khi người sử dụng dạo trên 
internet. 
Nó cho phép các sites có thể theo dõi người 
sử dụng mà không cần phải hỏi trực tiếp. 
22 
3. Luật Bảo vệ sự riêng tư trong TMĐT 
Người ta có thể dùng Cookies để xâm nhập 
vào sự riêng tư của khách để năm bắt các 
thông tin cá nhân và sử dụng bất hợp pháp 
mà người sử dụng không hề biết. 
Các giải pháp phòng chống: Người sử dụng 
phải delete các file cookie trong máy tính 
của mình, hoặc sử dụng phần mềm anti-
cookie. 
23 
4. Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 
Intellectual property (IP)— là quyền sở hữu 
sáng tạo các công trình, phát minh, tác 
phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc, thương 
hiệu, hình ảnh dùng trong kinh doanh 
thương mại. TMĐT cần phải đảm bảo 
được quyền sở hữu trí tuệ, cấm sao chép 
lậu, hàng giả hàng nhái 
24 
4. Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 
Copyright— quyền sở hữu được nhà nước 
công nhận cho phép sử dụng, nhân bản, 
phân phối, trình diễn. Bản quyền được nhà 
nước bảo hộ, cá nhân hay tổ chức nào sử 
dụng phải được phép của tác giả. 
25 
4. Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 
Trademarks— là thương hiệu của doanh 
nghiệp để gắn vào hàng hoá và dịch vụ của 
mình. Nhà nước tổ chức đăng ký bản 
quyền và bảo vệ bằng luật pháp. 
Patent— bằng sáng chế cho phép người sở 
hữu có quyền sử dụng và khai thác trong 
một số năm 
26 
Questions 
27 
Bài Tập Nhóm 
Chuẩn bị phần “Xây dựng khung 
pháp lý” cho Đề tài TMDT của 
nhóm. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuong_mai_dien_tu_chuong_4_co_so_phap_ly_dao_nam.pdf