Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Khái niệm về thương mại điện tử - Đào Nam Anh

Nội dung

1. Khái niệm TMĐT

2. Các đặc trưng TMĐT

3. Các cơ sở để phát triển TMĐT

4. Các loại hình giao dịch TMĐT

5. Các hình thức hoạt động TMĐT

6. Lợi ích của Thương mại điện tử

pdf 27 trang phuongnguyen 8580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Khái niệm về thương mại điện tử - Đào Nam Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Khái niệm về thương mại điện tử - Đào Nam Anh

Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Khái niệm về thương mại điện tử - Đào Nam Anh
1 
Thƣơng mại điện tử 
Lecture 1: 
KHÁI NIỆM VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
TS Đào Nam Anh 
Đại học Điện lực, Khoa CNTT 
2 
Tài liệu 
 KIẾN THỨC THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, TS. 
Nguyễn Đăng Hậu 
 GIÁO TRÌNH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
DÀNH CHO DOANH NGHIỆP, Ths Dƣơng 
Tố Dung 
3 
Nội dung 
1. Khái niệm TMĐT 
2. Các đặc trưng TMĐT 
3. Các cơ sở để phát triển TMĐT 
4. Các loại hình giao dịch TMĐT 
5. Các hình thức hoạt động TMĐT 
6. Lợi ích của Thương mại điện tử 
4 
1. Khái niệm 
Thương mại điện tử là 
hình thức mua bán hàng 
hóa và dịch vụ thông qua 
mạng máy tính tòan cầu. 
5 
1. Khái niệm 
Thương mại điện tử gồm các hoạt động 
 mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, 
 giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, 
 chuyển tiền điện tử, 
 mua bán cổ phiếu điện tử, 
 vận đơn điện tử, 
 đấu giá thương mại, 
 hợp tác thiết kế, 
 tài nguyên mạng, 
 mua sắm công cộng, 
 tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và 
 các dịch vụ sau bán hàng. 
6 
1. Khái niệm 
Thương mại điện tử được sử dụng trong 
 Thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, 
các thiết bị y tế chuyên dụng) và 
 Thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp 
thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); 
 Các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức 
khỏe, giáo dục) và 
 Các hoạt động khác (ví dụ như siêu thị ảo). 
Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách 
mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con 
người. 
7 
What’s 
Electronic 
Commerce? 
 “A modern business methodology 
... to cut costs while improving the 
quality of goods and services and 
increasing the speed of service 
delivery.” 
1. Khái niệm 
8 
2. Các đặc trƣng 
Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt 
với Thương mại truyền thống 
1. Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại 
điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và 
không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. 
2. Các giao dịch thương mại truyền thống được 
thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên 
giới quốc gia, còn thương mại điện tử được 
thực hiện trong một thị trường không có biên 
giới. Thương mại điện tử trực tiếp tác động 
tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. 
9 
2. Các đặc trƣng 
3. Trong hoạt động giao dịch thương mại điện 
tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, 
trong đó có không thể thiếu được là nhà 
cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng 
thực. 
4. Đối với thương mại truyền thống thì mạng 
lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi 
dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì 
mạng lưới thông tin chính là thị trường. 
10 
3. Các cơ sở phát triển TMĐT 
Hạ tầng kỹ thuật internet: 
Phải đủ nhanh, mạnh: đảm bảo truyền 
tải các nội dung thông tin bao gồm âm 
thanh, hình ảnh trung thực và sống động. 
Cho phép cung cấp các dịch vụ như xem 
phim, xem TV, nghe nhạc v.v. trực tiếp. 
Chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm 
bảo số người dùng internet phải lớn 
11 
3. Các cơ sở phát triển TMĐT 
Hạ tầng pháp lý: 
Phải có luật về TMĐT công nhận tính 
pháp lý của các chứng từ điện tử, 
Các hợp đồng điện tử ký qua mạng; 
Phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, 
Bảo vệ sự riêng tư, 
Bảo vệ người tiêu dùng v. 
để điều chỉnh các giao dịch qua mạng 
12 
3. Các cơ sở phát triển TMĐT 
Cơ sở thanh toán điện tử an toàn 
bảo mật. 
Thanh toán điện tử qua thẻ, qua 
tiền điện tử. 
Các ngân hàng phải triển khai hệ 
thống thanh toán điện tử rộng 
khắp 
13 
3. Các cơ sở phát triển TMĐT 
Có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng 
nhanh chóng, kịp thời và tin cậy 
Có hệ thống an toàn bảo mật cho 
các giao dịch, chống xâm nhập trái 
phép, chống virus, chống thoái thác 
Có nhân lực am hiểu kinh doanh, 
công nghệ thông tin, thương mại điện 
tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, 
xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua 
mạng 
14 
4. Các loại hình giao dịch TMĐT 
Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: 
 Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, 
 Người tiêu dùng (C) vai trò quyết định sự thành công của TMĐT 
 Chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. 
Có các loại giao dịch TMĐT: 
 Business to consumer (B2C) 
 Business to business (B2B) 
 Consumer to consumer (C2C) 
Khác: 
 Business to government B2G, C2G, G2G 
 Mobile Commerce 
15 
4. Các loại hình giao dịch TMĐT 
Business-to-consumer (B2C): 
Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. 
Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. 
Trong TMĐT, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc 
từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. 
Hàng hoá bán lẻ trên mạng thường là hàng hoá, máy tính, 
đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng, sách và 
âm nhạc, đồ chơi, sức khoẻ và mỹ phẩm, giải trí v.v. 
Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô 
các loại hàng hoá bán (Tổng hợp, chuyên ngành), theo 
phạm vi địa lý (toàn cầu , khu vực), theo kênh bán (bán 
trực tiếp, bán qua kênh phân bố). 
16 
4. Các loại hình giao dịch TMĐT 
Business-to-business (B2B) : 
Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh 
nghiệp. 
Các bên tham gia giao dịch B2B gồm: người trung 
gian trực tuyến người mua và người bán. 
Các loại giao dịch B2B gồm: 
 Mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và 
 Mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán 
cá nhân giữa người mua và người bán. 
17 
5. Các hình thức hoạt động 
1. Thư điện tử 
Dùng thư điện tử để gửi thư cho nhau 
“trực tuyến” thông qua mạng, gọi là 
thư điện tử (electronic mail, viết tắt là 
e-mail). Thông tin trong thư điện tử 
không phải tuân theo một cấu trúc 
định trước nào. 
18 
5. Các hình thức hoạt động 
2. Thanh toán điện tử (electronic payment) 
a. Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial 
Electronic Data Interchange, FEDI) chuyên phục vụ 
cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch 
với nhau bằng điện tử. 
b. Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua 
từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín 
dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các 
đồng tiền khác thông qua Internet 
c. Ví điện tử là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ 
thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền 
(stored value card), 
d. Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking). 
Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng 
19 
5. Các hình thức hoạt động 
3. Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, 
- EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu 
trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử này sang 
máy tính điẹn tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị 
đã thỏa thuận buôn bán với nhau. 
4. Truyền dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa 
số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin và 
nằm trong bản thân nội dung của nó. 
Hàng hoá số có thể được giao qua mạng. Ví dụ hàng 
hoá số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát 
thanh, truyền hình 
20 
5. Các hình thức hoạt động 
5. Mua bán hàng hóa hữu hình 
(electronic shopping), hay “mua hàng trên 
mạng”; bán lẻ hàng hữu hình (Retail of 
tangible goods). Tận dụng tính năng đa 
phương tiện (multimedia) của môi trường 
Web, người bán xây dựng trên mạng các 
“cửa hàng ảo” (virtual shop) 
21 
6. Lợi ích của Thƣơng mại điện tử 
1. Thu thập được nhiều thông tin 
TMĐT giúp thu được nhiều thông tin về thị 
trường, đối tác, giảm chi phí tiếp thị và 
giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo 
dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. 
Các doanh nghiệp nắm được thông tin 
phong phú về kinh tế thị trường thể xây 
dựng được chiến lược sản xuất và kinh 
doanh thích hợp với xu thế phát triển của 
thị trường trong nước, khu vực và quốc 
tế. 
22 
6. Lợi ích của Thƣơng mại điện tử 
2. Giảm chi phí sản xuất 
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là 
chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy 
tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn 
rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu 
giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như 
được bỏ hẳn); 
Các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi 
nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào 
nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích 
to lớn lâu dài. 
23 
6. Lợi ích của Thƣơng mại điện tử 
3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch 
TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. 
Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng 
có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, 
Catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong 
phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với 
catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn 
lỗi thời. 
TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh 
nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao 
dịch được hiểu là từ quá trình quảng cáo, tiếp xúc ban 
đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán). 
Chu trình sản xuất được rút ngắn, nhờ đó sản phẩm mới 
xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn. 
24 
6. Lợi ích của Thƣơng mại điện tử 
4. Xây dựng quan hệ với đối tác 
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan 
hệ giữa các thành viên tham gia vào quá trình thương 
mại: thông qua mạng (Internet/Web) các thành viên tham 
gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau, có cảm 
giác như không có khoảng cách về địa lý và thời gian 
nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiến hành 
nhanh chóng một cách liên tục: các bạn hàng mới, các cơ 
hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên 
phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có 
nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. 
25 
6. Lợi ích của Thƣơng mại điện tử 
5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức 
TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ 
thông tin tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức. 
26 
Questions 
27 
Bài Tập Nhóm 
Chuẩn bị phần “Mục đích” cho Đề tài của nhóm. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuong_mai_dien_tu_khai_niem_ve_thuong_mai_dien_tu.pdf