Bài giảng Thuốc chống kí sinh trùng đường ruột - Nguyễn Thị Thanh Hà

Tác dụng

+ TD hầu hết lên các loại giun (đũa, kim, tóc, móc, mỏ)

+ TD lên cả ấu trùng, trưởng thành

+ TD cả trứng giun (giun đũa, giun kim)

+ Diệt sán (sán dây)

- Liều đơn cao tác dụng lớn hơn liều thấp đa liều

pdf 27 trang phuongnguyen 6120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thuốc chống kí sinh trùng đường ruột - Nguyễn Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thuốc chống kí sinh trùng đường ruột - Nguyễn Thị Thanh Hà

Bài giảng Thuốc chống kí sinh trùng đường ruột - Nguyễn Thị Thanh Hà
 
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà
1. Trình bày được tác dụng, cơ chế tác dụng, áp dụng điều 
trị và tác dụng không mong muốn của các loại thuốc 
chống giun sán: mebendazol, albendazol, pyrantel 
pamoat, praziquantel.
2. Trình bày được tác dụng, cơ chế tác dụng, áp dụng điều 
trị và tác dụng không mong muốn của các thuốc chống 
amip: nhóm 5- nitroimidazol, diloxanid. 
Thuốc chống 
giun
Thuốc chống 
sán
Thuốc diệt 
amip
GIUN
Giun đũa Giun móc Giun tóc Giun kim Giun chỉ
Giun dẹp
Sán dây Sán lá
Giun tròn Giun đốt
Soil transmitted helminths
1. Benzimidazol (BZ)
- Mebendazol, albendazol
- Cơ chế: 
+ liên kết β tubulin
+ ức chế trùng hợp vi tiểu quản 
 ↓ hấp thu glucose, ↓ glycogen, ↓ ATP, ↓ phosphoryl hóa 
 liệt
- Tác dụng
+ TD hầu hết lên các loại giun (đũa, kim, tóc, móc, mỏ)
+ TD lên cả ấu trùng, trưởng thành
+ TD cả trứng giun (giun đũa, giun kim)
+ Diệt sán (sán dây)
- Liều đơn cao tác dụng lớn hơn liều thấp đa liều
Mebendazol: 
- DĐH
+ SKD < 20%
+ Tăng hấp thu khi ăn cùng chất béo
- TDKMM: 
+ Ít tác dụng phụ. 
+ Rối loạn tiêu hóa, đau đầu nhẹ
+ Liều cao: ức chế tủy xương, rụng tóc
+ Viêm gan, viêm thận, sốt, viêm da tróc vẩy
- CĐ: nhiễm 1 hoặc nhiều loại giun (đũa, kim, tóc, móc, mỏ)
- CCĐ: dị ứng, phụ nữ có thai, trẻ < 2 tuổi, suy gan
- Liều lượng: người lớn và trẻ > 2 tuổi dùng liều như nhau:
+ Nhiễm các loại giun: liều duy nhất 500mg
+ Giun kim: liều 100mg, nhắc lại sau 2 tuần
Albendazol
- DĐH: SKD 5%
- TDKMM: 
+ Ít tác dụng phụ. 
+ Rối loạn tiêu hóa, mệt, mất ngủ
+ Liều cao: đau đầu, rụng tóc, ban đỏ, ngứa
- CĐ: 
+ Nhiễm các loại giun
+ Liều cao: nang sán, bệnh ấu trùng sán dây lợn có tổn thương thần 
kinh trung ương
- CCĐ: như mebendazol
- Liều lượng:
+ Nhiễm các loại giun: liều duy nhất 400mg
+ Giun kim: liều duy nhất 400mg, nhắc lại sau 2-4 tuần
2. Pyrantel pamoat
- Cơ chế:
+ Ức chế cholinesterase
+ Hoạt hóa receptor acetylcholin
 tăng acetylcholin giun tăng trương lực cơ liệt cứng
2. Pyrantel pamoat
- Tác dụng:
+ Hiệu quả cao trên giun kim, đũa. 
+ Hiệu quả trên cả ấu trùng và giun trưởng thành trong ống tiêu 
hóa
+ Hiệu quả trung bình trên giun móc
+ Ít hiệu quả trên giun tóc
- CĐ: giun đũa, giun kim (thay thế BZ)
- CCĐ: Dị ứng, 
- Thận trọng với PNCT, trẻ < 2 tuổi, bệnh gan
- Liều: 
+ uống liều duy nhất 11mg/kg
+ đói hoặc no
+ giun kim có thể nhắc lại sau 2 tuần
3. Diethylcarbamazin
- Lựa chọn hàng đầu điều trị giun chỉ bạch huyết
- Cơ chế: chưa rõ ràng
+ Phá hủy cơ quan
+ Bất động các ấu trùng, thay đổi cấu trúc bề mặt, đẩy ra khỏi 
mô, bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể
4. Ivermectin
- Lựa chọn điều trị giun lươn và giun chỉ
- Cơ chế: 
+ Liệt cơ của giun do kích thích GABA ở thần kinh cơ giun
+ Ái lực yếu với các receptor trên sán dây, sán lá kém hiệu quả.
+ Ái lực với recceptor trên động vật có vú kém 100 lần động vật không 
xương sống.
- TD: 
+ nhiễm các loại giun
+ đặc hiệu trên giun chỉ (ấu trùng)
- CĐ: Giun chỉ ấu trùng, giun đũa, giun tóc, giun lươn 
- CCĐ: dị ứng, PNCT, trẻ < 6 tháng
- TDKMM: khá an toàn, phản ứng tại chỗ do ấu trùng chết.
1. Sán lá
 Praziquantel
- Cơ chế:
+ Tăng Ca nội bào liệt cơ, co cứng
+ Mụn nước trên vỏ sán
- TD: 
+ TD lên cả giai đoạn ấu trùng của các loại sán lá
+ TD lên một số sán dây, hiệu quả với ấu trùng sán dây lợn
+ Không diệt được trứng không có tác dụng phòng bệnh nang sán
+ Có tác dụng nhanh
- CĐ: các loại sán lá, ấu trùng sán dây lợn
- CCĐ: Nang sán ở mắt, tủy sống, dị ứng, PNCT, suy gan, lái 
máy móc tàu xe
- TDKMM: khá an toàn, có thể đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, 
rối loạn tiêu hóa, phản ứng tại chỗ ấu trùng chết
- Liều lượng: uống ngay sau ăn, không nhai, có thể phối hợp 
corticoid để giảm tác dụng phụ
2. Sán dây
 Niclosamid
- Cơ chế: ↓ oxi hóa, ↓ hấp thu glucose, ↓ phosphoryl hóa, ↓ ATP 
 sán bị tống ra ngoài theo phân, thành các đoạn nhỏ.
- TD:
+ Hiệu lực cao trên các loại sán dây
+ Không có tác dụng trên ấu trùng sán dây lợn.
- CĐ: 
+ Các loại sán dây.
+ Sán dây ruột khi không có praziquantel.
- CCĐ: PNCT, dị ứng
- TDKMM: an toàn, ít khi có tác dụng phụ, chủ yếu là rối loạn 
tiêu hóa
Đại cương
- Amip ở mô
- Amip trong lòng ruột
1. Thuốc diệt amip ở mô
 Dehydroemetin (dẫn xuất của emetin)
- Cơ chế: Ức chế sự chuyển dịch phân tử mARN dọc theo ribosom 
 ức chế tổng hợp protein.
- TD: diệt amip mô, ít tác dụng lên amip ruột.
- TDKMM: tụt huyết áp, loạn nhịp, đau ngực, tổn thương thần 
kinh-cơ, áp xe nơi tiêm, rối loạn tiêu hóa, dị ứng.
- CĐ: áp xe do amip, lỵ amip nặng khi không dùng được thuốc 
khác.
- CCĐ: PNCT, bệnh tim mạch, thần kinh, trẻ em, dị ứng
Metronidazol
- Dẫn xuất 5-nitroimidazol
- Cơ chế: 
Trong vi khuẩn kỵ khí và động vật đơn bào, nhóm 5 nitro bị 
khử thành chất độc với tế bào, liên kết với cấu trúc xoắn của 
ADN, vỡ ADN, tế bào chết. Quá trình khử có tham gia của 
ferredoxin- protein có nhiều trong vi khuẩn kỵ khí và đơn bào.
- TD: 
+ Amip mô, amip thể hoạt động
+ Không diệt được thể kén.
+ Diệt trichomonas tiết niệu sinh dục, Giardia lamblia, kỵ khí.
- TDKMM:
+ Liều điều trị đơn bào: rối loạn tiêu hóa
+ Liều cao kéo dài: cơn động kinh, rối loạn tâm thần, viêm đa 
dây thần kinh ngoại biên, viêm tụy
+ Nước tiểu màu nâu sẫm
- CĐ: lỵ amip cấp ở ruột, apxe gan do amip, amip mô, 
Trichomonas vaginalis, Giardia lamblia, nhiễm khuẩn kỵ khí
- CCĐ: PNCT, cho con bú, dị ứng. Thận trọng trên suy gan, 
bệnh thần kinh trung ương..
- Liều: 
+ Lỵ amip cấp: 750mg x 3 lần/ngày x 5-10 ngày, sau ăn
2. Thuốc diệt amip trong lòng ruột
 Diloxanid
- Cơ chế: chưa rõ, ức chế tổng hợp protein
- TD: trên amip ruột, không tác dụng trên amip mô
- TDKMM: khá an toàn, rối loạn tiêu hóa, đau đầu.
- CĐ: nhiễm bào nang không có triệu chứng, lỵ amip thường 
phối hợp metronidazol.
- CCĐ: PNCT, trẻ < 2 tuổi, dị ứng

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuoc_chong_ki_sinh_trung_duong_ruot_nguyen_thi_th.pdf