Bài giảng Thực vật học - Ngô Thị Hồng Hà
I.Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Thực vật học là môn học, thuộc nhóm các môn học đại cương bổ trợ trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng với đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT. Được bố trí học vào học kỳ II của khóa học.
- Tính chất: Thực vật học là môn học thực nghiệm, chuyên nghiên cứu các đặc tính của thực vật, giải phẩu bên trong của thực vật. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cần thiết để vận dụng vào học tập các môn học chuyên ngành, vào trong nghề nghiệp và sản xuất.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thực vật học - Ngô Thị Hồng Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thực vật học - Ngô Thị Hồng Hà
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG MÔN THỰC VẬT HỌC (Lưu hành nội bộ) Giảng viên biên soạn: Ngô Thị Hồng Hà Khoa: Kinh Tế - Nông Lâm Kon Tum, tháng 03/2019 UBND TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐ CỘNG ĐỒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Thực vật học Mã môn học: 61045218 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) I.Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Thực vật học là môn học, thuộc nhóm các môn học đại cương bổ trợ trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng với đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT. Được bố trí học vào học kỳ II của khóa học. - Tính chất: Thực vật học là môn học thực nghiệm, chuyên nghiên cứu các đặc tính của thực vật, giải phẩu bên trong của thực vật. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cần thiết để vận dụng vào học tập các môn học chuyên ngành, vào trong nghề nghiệp và sản xuất. II. Mục tiêu môn học: * Về kiến thức: - Đại cương về thực vật - Các cơ quan sinh dưỡng thực vật - Sự sinh sản của thực vật * Về kỹ năng: - Tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát, thí nghiệm. Sinh viên làm được các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, kính hiển vi. - Tiếp tục phát triển kỹ năng tư duy thực hành, chú trọng phát triển tư duy lý luận (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa ) đặc biệt kỹ năng nhận biết, nêu và giải quyết và giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. - Tiếp tục phát triển kỹ năng học tập, đặc biệt là kỹ năng tự học: Biết thu thập các loại thực vật, xử lý số liệu, so sánh các nhóm thực vật, làm việc theo nhóm, làm báo cáo trình bày trước lớp. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Số TT Tên chương, mục Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập Kiểm tra 1 Chương 1: Đại cương về thực vật 1. Giới thiệu chung về giới sinh 1.1. Các cấp độ tổ chức của cơ thể sống 1.2. Giới thiệu chung về các giới sinh vật 1.3. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật 2. Đại cương về giới thực vật 2.1. Đặc điểm chung của thực vật 2.2. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa 2.3. Các ngành thực vật 3. Tế bào thực vật 3.1. Cấu tạo tế bào thực vật 3.2. Sự lớn lên và phân chia của tế bào 20 10 09 01 2 Chương 2: Các cơ quan sinh dưỡng của thực vật 1. Rễ cây 1.1. Hình thái ngoài của rễ 1.2. Các miền của rễ 1.3. Cấu tạo giải phẩu của rễ 2. Thân cây 2.1. Hình thái ngoài của thân 2.2. Các kiểu phân nhánh 2.3. Các dạng thân 2.4. Biến dạng của thân 2.5. Cấu tạo giải phẩu của thân 3. Lá cây 3.1. Hình thái ngoài của lá 3.2. Biến dạng của lá 3.3. Cách mọc của lá 3.4. Cấu tạo giải phẩu của lá 3.5. Sự rụng lá 20 10 09 01 3 Chương 3: Sự sinh sản của thực vật 1. Các hình thức sinh sản của thực vật 1.1. Sinh sản sinh dưỡng 1.2. Sinh sản vô tính 1.3. Sinh sản hữu tính 1.4. Ý nghĩa của các hình thức sinh sản 2. Sự sinh sản của thực vật hạt kín 2.1. Cấu tạo và chức năng của hoa 2.2. Các loại hoa 2.3. Sự thụ phấn và sự thụ tinh 2.4. Sự hình thành hạt 2.5. Quả 2.6. Sự phát tán của quả và hạt 2.7. Các kiểu phát triển của thực vật hạt kín 20 10 09 01 Cộng 60 30 27 03 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Đại cương về thực vật (Thời gian: 20 giờ) 1. Mục tiêu: * Kiến thức: - Trong chương này giới thiệu về nguồn gốc hình thành các môn học liên quan đến thực vật, một sinh vật tự dưỡng cung cấp sức sản xuất cho hệ sinh thái. - Nêu một số phương pháp để nghiên cứu về thực vật, qua đó cũng cho thấy mối quan hệ giữa thực vật học và các ngành khoa học khác để kiến thức về thực vật ngày càng hoàn thiện hơn. - Cung cấp cho sinh viên các ngành nông nghiệp những kiến thức cơ bản về sự đa dạng và phong phú của thực vật. - Giúp sinh viên có những kiến thức về các loại thực vật có hoa và thực vật không có hoa, đặc điểm về cấu tạo và dinh dưỡng của thực vật. - Giới thiệu về hình dạng, kích thước, cấu tạo của tế bào thực vật. - Nêu một số cấu tạo và chức năng của vách tế bào, không bào, nhân tế, qua đó cho thấy sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật nhờ vậy mà cây sinh trưởng và phát triển. * Kỹ năng: - Nhận biết về lịch sử môn học và nhất là nguồn gốc về tế bào, những khái niệm ngày càng hoàn chỉnh hơn nhờ dụng cụ quang học là kính hiển vi. - Mối liên quan giữa các môn học khác về thực vật. - Sinh viên phải phân biệt được cây một năm và cây lâu năm, các cây có hoa và các cây không bao giờ ra hoa. - Phân loại các ngành thực vật và nguồn gốc phát sinh ra thực vật. - Nhận biết về các loại mô có trong cơ thể thực vật và tầm quan trọng của thực vật đối với động vật và đối với con người. - Mối liên quan giữa các thế hệ tế bào tiếp theo trong việc lưu giữ và truyền thông tin di truyền, nơi tái bản ADN. * Thái độ, hành vi: Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn. Hình thành được niềm yêu thích thiên nhiên và quan tâm đến ngành trồng trọt. 2. Nội dung chương 1: Lý thuyết: (Thời gian: 10 giờ) 1. Giới thiệu chung về giới sinh 1.1. Các cấp độ tổ chức của cơ thể sống 1.2. Giới thiệu chung về các giới sinh vật 1.3. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật 2. Đại cương về giới thực vật 2.1. Đặc điểm chung của thực vật 2.2. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa 2.3. Các ngành thực vật 3. Tế bào thực vật 3.1. Cấu tạo tế bào thực vật 3.2. Sự lớn lên và phân chia của tế bào Thực hành (Thời gian: 9 giờ) - Sinh viên chia nhóm xem phim phân loại thực vật, các đặc điểm của thực vật. - Làm thí nghiệm tiêu bản các loại tế bào thực vật rễ, thân, lá quan sát dưới kính hiển vi. Kiểm tra học trình 1: (Thời gian: 1 giờ) Chương 2: Các cơ quan sinh dưỡng của thực vật (Thời gian: 20 giờ) 1. Mục tiêu: * Kiến thức: - Giới thiệu về hình thái ngoài của rễ, chức năng sinh lí của rễ. Các miền của rễ, biến dạng của rễ. - Biết được cấu tạo sơ cấp và cấu tạo thứ cấp của rễ. - Giới thiệu về hình thái ngoài của thân, chức năng của thân cây. - Biết được các kiểu phân nhánh, các dạng thân, biến dạng của thân trong thiên nhiên. - Có kiến thức về cấu tạo sơ cấp của thân cây hai lá mầm, cấu tạo thứ cấp của thân cây hai lá mầm, cấu tạo thân cây một lá mầm. - Giới thiệu về hình thái ngoài của lá cây, các bô phận của lá. Các dạng lá trong tự nhiên, cách mọc của lá. Cấu tạo giải phẩu của lá. - Biết được sự biến dạng của lá để thích nghi với điều kiện của môi trường sống. * Kỹ năng: - Nhận biết về các loại rễ trong tự nhiên. - Biết được những biến dạng của rễ có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. - Nhận biết các bộ phận của thân, cành, các dạng thân, biến dạng của thân. - Quan sát một số tiêu bản trên kính hiển vi về cấu tạo của thân cây hai lá mầm, cấu tạo thân cây một lá mầm. - Nhận biết về được các dạng lá đơn và lá kép, biến dạng của lá. - Biết được lá cây có chức năng quan hợp cho cây và có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. * Thái độ, hành vi: - Quan sát tranh hình, sơ đồ nắm bắt kiến thức. - Phân tích,tổng hợp. 2. Nội dung chương 2: Lý thuyết: (Thời gian: 10 giờ) 1. Rễ cây 1.1. Hình thái ngoài của rễ 1.2. Các miền của rễ 1.3. Cấu tạo giải phẩu của rễ 2. Thân cây 2.1. Hình thái ngoài của thân 2.2. Các kiểu phân nhánh 2.3. Các dạng thân 2.4. Biến dạng của thân 2.5. Cấu tạo giải phẩu của thân 3. Lá cây 3.1. Hình thái ngoài của lá 3.2. Biến dạng của lá 3.3. Cách mọc của lá 3.4. Cấu tạo giải phẩu của lá 3.5. Sự rụng lá Thực hành (Thời gian: 9 giờ) - Sinh viên làm quen với các thao thác lai hữu tính ở thực vật, biết cách bố trí thí nghiệm thực hành lai giống, đánh giá kết quả thí nghiệm bằng phương pháp thống kê. - Thực hiện thành công các bước tiến hành lai giống trên 1 số đối tượng cây trồng ở địa phương. Kiểm tra học trình 2: (Thời gian: 1 giờ) Chương 3: Sự sinh sản của thực vật (Thời gian: 20 giờ) 1. Mục tiêu: * Kiến thức: - Giới thiệu về các hình thức sinh sản của thực vật. - Biết được sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. - Giới thiệu về sự sinh sản của thực vật hạt kín. - Biết được cấu tạo và chức năng của hoa, hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn, sự hình thành hạt nằm trong quả, các loại quả có trong thiên nhiên. * Kĩ năng: - Nhận biết về các hình thức sinh sản của thực vật. - Biết được các bước giâm cành, chiết cành, ghép cây và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. - Nhận biết về các loại hoa trong thiên nhiên, xung quang nơi sinh sống. - Biết được những loại quả và cách chăm sóc bảo quản các loại quả. * Thái độ, hành vi: - Quan sát tranh hình, sơ đồ nắm bắt kiến thức. - Phân tích,tổng hợp. 2. Nội dung chương 3: Lý thuyết: (Thời gian: 10 giờ) 1. Các hình thức sinh sản của thực vật 1.1. Sinh sản sinh dưỡng 1.2. Sinh sản vô tính 1.3. Sinh sản hữu tính 1.4. Ý nghĩa của các hình thức sinh sản 2. Sự sinh sản của thực vật hạt kín 2.1. Cấu tạo và chức năng của hoa 2.2. Các loại hoa 2.3. Sự thụ phấn và sự thụ tinh 2.4. Sự hình thành hạt 2.5. Quả 2.6. Sự phát tán của quả và hạt 2.7. Các kiểu phát triển của thực vật hạt kín Thực hành (Thời gian: 9 giờ) - Sinh viên chia nhóm thực hiện các thao tác giâm cành, chiết cành, ghép cây. - Thực hiện thành công các bước tiến hành giâm, chiết, ghép trên 1 số đối tượng cây trồng ở địa phương. Kiểm tra học trình 3: (Thời gian: 1 giờ) IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa: phòng học được trang bị và lắp đặt các thiết bị, phương tiện hỗ trợ phù hợp để dạy học môn thực vật học. 2. Trang thiết bị máy móc: máy tính, máy projecto, bảng, phấn. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: tranh ảnh liên quan tới từng chương giảng dạy, giấy A4, bút chì, thước, các thiết bị dùng để làm thí nghiệm. 4. Các điều kiện khác: V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: * Kiến thức: - Giới thiệu về nguồn gốc hình thành các môn học liên quan đến thực vật, một sinh vật tự dưỡng cung cấp sức sản xuất cho hệ sinh thái. - Nêu một số phương pháp để nghiên cứu về thực vật, qua đó cũng cho thấy mối quan hệ giữa thực vật học và các ngành khoa học khác - Cung cấp cho sinh viên các ngành nông nghiệp những kiến thức cơ bản về sự đa dạng và phong phú của thực vật. - Giúp sinh viên có những kiến thức về các loại thực vật có hoa và thực vật không có hoa, đặc điểm về cấu tạo và dinh dưỡng của thực vật. - Giới thiệu về hình dạng, kích thước, cấu tạo của tế bào thực vật. - Nêu một số cấu tạo và chức năng của vách tế bào, không bào, nhân tế... cho thấy sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật nhờ vậy mà cây sinh trưởng và phát triển. - Giới thiệu về hình thái ngoài của rễ, chức năng sinh lí của rễ. Các miền của rễ, biến dạng của rễ. - Biết được cấu tạo sơ cấp và cấu tạo thứ cấp của rễ. - Giới thiệu về hình thái ngoài của thân, chức năng của thân cây. - Biết được các kiểu phân nhánh, các dạng thân, biến dạng của thân trong thiên nhiên. - Có kiến thức về cấu tạo sơ cấp của thân cây hai lá mầm, cấu tạo thứ cấp của thân cây hai lá mầm, cấu tạo thân cây một lá mầm. - Giới thiệu về hình thái ngoài của lá cây, các bô phận của lá. Các dạng lá trong tự nhiên, cách mọc của lá. Cấu tạo giải phẩu của lá. - Biết được sự biến dạng của lá để thích nghi với điều kiện của môi trường sống. - Biết được sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. - Giới thiệu về sự sinh sản của thực vật hạt kín. - Biết được cấu tạo và chức năng của hoa, hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn, sự hình thành hạt nằm trong quả, các loại quả có trong thiên nhiên. * Kỹ năng: - Rèn luyện tư duy phân tích-tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng. - Nhận biết về các hình thức sinh sản của thực vật. - Nhận biết về các loại hoa trong thiên nhiên, xung quang nơi sinh sống. - Biết được những loại quả và cách chăm sóc bảo quản các loại quả. - Làm được thí nghiệm giâm cành, chiết cành, ghép cây và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. - Thể hiện sự tự tin, tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thời gian. - Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh - phân tích - tổng hợp, phân tích kết quả thí nghiệm. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Đánh giá qua thời gian chấp hành học tập môn học và tính tự giác, cẩn thận, nghiêm túc, đảm bảo các bài thực hành. 2. Phương pháp: - Kiểm tra định kỳ: + Phần lý thuyết: Hình thức tự luận và trắc nghiệm + Phần thực hành: Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện và bài báo cáo thực hành để đánh giá cho từng bài thực hành. - Kiểm tra hết môn học: + Phần lý thuyết: Hình thức trắc nghiệm. + Phần thực hành: Hình thức chấm mẫu vật đã làm thí nghiệm. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học Thực vật học được sử dụng đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên: + Giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực; giảng giải, vấn đáp. + Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan trọng giảng dạy để sinh viên tiếp thu những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. + Phương pháp hướng dẫn thực hành theo trình tự của quy trình hướng dẫn kỹ năng. - Đối với người học: học đầy đủ, tham gia các bài kiểm tra, tham gia các bài thực hành. 3. Những trọng tâm cần chú ý: Nêu lên những nội dung trọng tâm cần lưu ý để thực hiện mục tiêu môn học - Lý thuyết: + Đại cương về thực vật + Các cơ quan sinh dưỡng thực vật + Sự sinh sản của thực vật - Thực hành: + Quan sát các hình ảnh trong giáo trình, sau đó phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. + Quan sát các loại thực vật trong thiên nhiên. + Thực hành trồng các loại cây. + Thực hành làm các tiêu bản và xem trên kính hiển vi điện tử. 4. Tài liệu tham khảo: - Thực vật học - Trường ĐH Nông Lâm Huế - Nguyễn Việt Thắng - Phân loại thực vật - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên - Đỗ Hoàng Chung - Hình thái giải phẩu thực vật - Trường ĐH Huế - Nguyễn Khoa Lân - Nguyễn Như Đối Kon Tum, ngày 05 tháng 04 năm 2019 Trưởng khoa Tổ bộ môn Giáo viên biên soạn Ngô Thị Hồng Hà HIỆU TRƯỞNG CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG THỰC VẬT (10 tiết) Mục đích của chương I: sinh viên biết được các cấp độ tổ chức của cơ thể sống, giới thiệu chung về các giới sinh vật, đặc điểm chung của thực vật, cấu tạo tế bào thực vật. BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỚI SINH VẬT (4 tiết) - Mục đích: + Trong bài này giới thiệu khái niệm chung về nguồn gốc hình thành các môn học liên quan đến thực vật, một sinh vật tự dưỡng cung cấp sức sản xuất cho hệ sinh thái. + Bên cạnh đó, còn nêu một số phương pháp để nghiên cứu về thực vật, qua đó cũng cho thấy mối quan hệ giữa thực vật học và các ngành khoa học khác để kiến thức về thực vật ngày càng hoàn thiện hơn. - Yêu cầu: đối với sinh viên sau khi nghiên cứu bài này, sinh viên có thể: + Nhận biết về lịch sử môn học và nhất là nguồn gốc về tế bào, những khái niệm ngày càng hoàn chỉnh hơn nhờ dụng cụ quang học là kính hiển vi. + Mối liên quan giữa các môn học khác về thực vật. - Về thái độ: Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn. Hình th ... theo tuổi của cây, ở phần thân non có số bó dẫn ít, sau đó tăng dần do có thêm các bó dẫn đi vào lá. Vết lá: là phần nối liền hệ dẫn của thân với hệ dẫn của gốc lá tại các mấu. Mỗi lá có thể có một hoặc một số vết lá, vết lá tiến dần vào trụ giữa của thân. Các bó dẫn của trụ giữa tách ra ở chỗ gặp vết lá và tạo thành khe lá chứa mô mềm. Mỗi vết lá ứng với một khe lá. Vết cành: là phần nối hệ dẫn của cành với hệ dẫn của thân. Cũng như vết lá, các vết cành đi qua thân rồi dính vào hệ dẫn của thân, góp phần tạo nên trụ dẫn sơ cấp của thân. + Ruột và tia ruột: tia ruột do mô phân sinh ngọn phân hóa nên, gồm các tế bào mô mềm sắp xếp tỏa tròn thành các tia xen kẽ giữa các bó dẫn. Ruột là phần mô mềm nối phần vỏ sơ cấp với phần giữa của thân, có nguồn gốc từ mô phân sinh ngọn, có chức năng dự trữ. Tia ruột có chức năng dẫn truyền nước, muối khoáng các chất hữu cơ hòa tan từ các bó dẫn đến các tế bào sống của vỏ và ruột. Số lượng, kích thước và sự sắp xếp của tia ruột phụ thuộc vào loài cây, tuổi của cây và số lượng bó dẫn. Hình: Cấu tạo sơ cấp của thân cây Hai lá mầm A. Vỏ sơ cấp; B. Trụ giữa 1. Biểu bì; 2. Mô dày; 3. Mô mềm vỏ; 4. Vỏ trong; 5. Vỏ trụ; 6. Libe sơ cấp; 7. Tầng trước phát sinh; 8. Gỗ sơ cấp; 9. Mô mềm ruột Hình: Cấu tạo sơ cấp thân cây cỏ hôi 5.3. Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm Các cây Hai lá mầm sống một năm và hầu hết các cây Một lá mầm không có cấu tạo thứ cấp, chỉ có những cây Hạt trần và cây Hai lá mầm sống nhiều năm mới có cấu tạo thứ cấp. Cấu tạo thứ cấp thân cây Hai lá mầm được quan sát trên lát cắt ngang bao gồm: vỏ thứ cấp, tầng sinh trụ, libe và gỗ thứ cấp. + Vỏ thứ cấp: đối với các loài cây, vỏ sơ cấp không giữ được lâu, lúc bấy giờ tầng sinh vỏ sẽ xuất hiện thay cho biểu bì. Tầng sinh vỏ (tầng sinh bần, tầng phát sinh bần-lục bì) có vị trí không ổn định trong vỏ thứ cấp, có thể từ biểu bì đến vỏ trụ. Tầng sinh vỏ có nguồn gốc từ các lớp khác nhau của vỏ sơ cấp, từ lớp vỏ trụ hoặc từ lớp ngoài của libe tạo nên. Nó sẽ sinh ra ở phía ngoài một lớp mô bì đặc biệt gọi là bần, phía trong sinh ra các một lớp mô mềm thứ cấp gọi là vỏ lục. Cả 3 lớp: bần, tầng sinh vỏ và vỏ lục tạo thành chu bì. Sau khi lớp bần hình thành xong, các phấn của vỏ sơ cấp phía ngoài lớp bần sẽ bị ngăn cách với các tế bào sống khác của vỏ và hệ thống dẫn bên trong nên nó chết đi và cùng với lớp bần tạo thành thụ bì, che chở mặt ngoài thân. + Tầng phát sinh trụ: tầng phát sinh khác với tầng trước phát sinh ở chỗ là có cấu trúc màng TB chắc hơn, sự hóa không bào mạnh hơn. Có hai loại tế bào: tế bào hình thoi và tế bào hình tròn. Tế bào hình thoi có chiều dài lớn hơn chiều rộng hàng chục lần, có khả năng phân chia rất nhanh theo mặt phẳng tiếp tuyến. Một trong hai tế bào con được hình thành vẫn là tế bào của tầng phát sinh, tế bào thứ hai sẽ phân hóa thành gỗ hay libe tùy theo vị trí của nó ở mặt trong hay mặt ngoài. Số tế bào hình tròn ít hơn tế bào hình thoi, thường tập hợp thành từng nhóm, có số lượng, kích thước khác nhau tùy từng loại cây. Đây là các tế bào mẹ của tia ruột thứ cấp, chúng phân hóa tạo nên tia gỗ và tia libe. Tia ruột giúp cho sự trao đổi giữa phần ngoài và phần trong của thân được dễ dàng. + Libe và gỗ thứ cấp Libe thứ cấp được hình thành từ lớp tế bào ngoài của tầng phát sinh, có 2 loại: libe mềm gồm mạch rây, tế bào kèm và mô mềm; libe cứng gồm sợi libe, mô cứng và tế bào đá. Ở một số loài, trong libe thứ cấp còn có các tế bào tiết, ống tiết nhựa và ống nhựa mủ. Gỗ thứ cấp: được hình thành ở phía trong tầng phát sinh trụ và tạo thành vòng liên tục, gồm mạch gỗ, quản bào, sợi gỗ, mô mềm và tia gỗ. Ở các cây gỗ trưởng thành, gỗ thường được chia làm 2 miền: dác và ròng. Miền ngoài gọi là gỗ dác, các tế bào sống, mềm, có màu nhạt, là lớp gỗ trẻ hơn gồm các mạch gỗ, mô mềm và sợi gỗ thực hiện chức năng vận chuyển nước và muối khoáng. Miền trong gọi là gỗ ròng, là phần gỗ chết, rắn, có màu sậm hơn, là lớp gỗ già, gồm các mạch gỗ đã bị nút lại ở các thể nút, mất khả năng vận chuyển, có chức năng nâng đỡ, có giá trị sử dụng lớn vì độ rắn chắc và chống mối mọt. Hình: Cấu tạo thứ cấp thân cây dâm bụt Hình: Cấu tạo thứ cấp thân cây cà 5.4. Cấu tạo của thân cây Một lá mầm - Thân cây Một lá mầm khác thân cây Hai lá mầm về cách sắp xếp các bó dẫn và thiếu tầng phát sinh. - Thân cây Một lá mầm thường không phân hóa rõ thành vỏ và trụ giữa. Do không có tầng sinh trụ nên không có sự sinh trưởng thứ cấp, luôn giữ nguyên cấu tạo sơ cấp. Thân dày lên do sự tăng thể tích của các tế bào không phải do sự tăng số lượng (trừ các cây gỗ), do đó thân hạn chế sự tăng trưởng về chiều ngang. - Trên lát cắt ngang, quan sát từ ngoài vào trong ta thấy + Bên ngoài là lớp biểu bì có tầng cuticun khá phát triển, dưới lớp biểu bì là vòng tế bào mô cứng. + Bên trong là khối tế bào mô mềm gồm các tế bào tròn cạnh, càng đi vào phần giữa tế bào càng lớn hơn. + Các bó dẫn kiểu chồng kín, sắp xếp lộn xộn trong khối tế bào mô mềm, các bó ở phía ngoài bé và xếp sát nhau hơn các bó ở phía trong. Xung quanh mỗi bó dẫn có vòng tế bào mô cứng. + Trong mỗi bó dẫn, phần libe gồm ống rây và tế bào kèm, phần gỗ 1 quản bào xoắn và 1 quản bào vòng. Các tế bào mô mềm xung quanh quản bào sớm bị chết đi để lại một khoang trống. Hình: Sơ đồ cấu tạo thân cây Một lá mầm (cây ngô) 1. Biểu bì; 2. Vòng mô cơ; 3. Libe; 4. Gỗ; 5. Mô mềm BÀI 3: LÁ CÂY (5 tiết) - Mục đích: + Trong bài này giới thiệu về hình thái ngoài của lá cây, các bô phận của lá. Các dạng lá trong tự nhiên, cách mọc của lá. Cấu tạo giải phẩu của lá. + Biết được sự biến dạng của lá để thích nghi với điều kiện của môi trường sống. - Yêu cầu: đối với sinh viên sau khi nghiên cứu bài này, sinh viên có thể: + Nhận biết về được các dạng lá đơn và lá kép, biến dạng của lá. + Biết được lá cây có chức năng quan hợp cho cây và có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. - Về thái độ: Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn. Hình thành được niềm yêu thích thiên nhiên và quan tâm đến ngành trồng trọt. - Nội dung của bài: 1. Hình dạng ngoài của lá Lá là một bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây, mọc có hạn trên thân hoặc cành, có dạng phiến dẹp và đối xứng hai bên, thực hiện chức năng dinh dưỡng rất quan trọng của cây: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. 1.1. Các bộ phận của lá: Lá gồm có các bộ phận: phiến lá, cuống lá và bẹ lá - Phiến lá Phiến lá là bản mỏng, màu lục gồm nhiều tế bào thịt lá chứa lục lạp. Lá có 2 mặt: mặt trên và mặt dưới. Trên phiến lá có gân lá nổi lên tương ứng với các bó dẫn ở bên trong, làm nhiệm vụ mang nhựa nguyên đến lá và chuyển nhựa luyện đến các bộ phận khác của cây. Các kiểu gân lá: gân song song (gân hình cung) đặc trưng cho các cây Một lá mầm; gân hình mạng đặc trưng cho các cây Hai lá mầm. Gân hình mạng có 2 loại: hình mạng lông chim (lá mít) và hình mạng chân vịt (lá sắn-khoai mì). - Cuống lá: cuống lá là phần nối lá vào thân hoặc cành, có hình trụ, hơi lõm ở phía trên. Một số cây lá không có cuống nên gốc lá đính trực tiếp vào thân (lá dứa). Hình: Các bộ phận của lá và các kiểu gân lá 1. Gân hình mạng chân vịt; 2. Gân hình mạng lông chim; 3. Gân song song - Bẹ lá: là phần gốc của cuống lá loe rộng ra thành bẹ ôm lấy mấu thân hoặc cành. Một số cây có bẹ lá lớn (cau, lúa, mía), nhiều cây không có bẹ lá. Ngoài ra lá còn có các phần phụ: lá kèm, lưỡi nhỏ, bẹ chìa. - Lá kèm: là những bộ phận nhỏ hình vảy, hình tam giác hoặc hình sợiỞ đậu Hà lan có lá kèm lớn ôm lấy cành, ở hoa hồng lá kèm dính vào cuống, hoặc biến thành gai ở xương rắn, xương rồng ông. Lá kèm ở một số loài làm nhiệm vụ che chở chồi non (búp đa), chúng sẽ rụng ngay sau khi chồi lộ ra ngoài. - Lưỡi nhỏ (thìa lìa): là bộ phận nhỏ, mỏng, có khi không màu, mọc ở chỗ phiến lá nối với bẹ lá, là đặc trưng cho các cây họ Lúa, họ Gừng, có tác dụng làm cho lá ngả ra tiếp nhận nhiều ánh sáng, cản trở bớt nước mưa, sương, sâu bovào làm hại thân non. - Bẹ chìa: là một màng mỏng ôm lấy thân, ở phía trên cuống lá, là đặc điểm đặc trưng cho các cây trong họ Rau răm (Polygonaceae) như rau răm, rau nghể, hà thủ ô đỏ Kích thước của lá sẽ thay đổi tùy theo từng loài cây, lá có thể đạt đến kích thước dài 20m, rộng 12m (lá của cây thuộc chi Raphia trong họ Cau), lá nong tằm (Victoria) trong họ Súng có đường kính trên 1m, nhưng cũng có những lá hết sức nhỏ như lá cành giao, phi lao, lá trắc bách diệp.. 1.2. Các dạng lá: Có 2 dạng lá đơn và lá kép - Lá đơn: + Lá đơn nguyên: phiến lá nguyên, mép lá không bị chia cắt. Mép lá có thể phẳng (lá xoài, lá mít), mép lượn sóng (lá thuốc bỏng) hoặc có răng nhọn (lá chè). Hình: Một số dạng lá đơn nguyên + Lá đơn có thùy: lá đơn có thùy lông chim (lá trạng nguyên, lá cà) và lá đơn có thùy hình chân vịt (lá mướp). + Lá đơn chia thùy (lá đơn phân thùy): lá đơn chia thùy lông chim (lá cà dại) và lá đơn chia thùy chân vịt (lá thầu dầu) + Lá đơn xẻ thùy: lá đơn xẻ thùy lông chim (ngải cứu) và lá đơn xẻ thùy chân vịt (lá sắn, lá đu đủ). Hình: Lá đơn xẻ thùy - Lá kép + Lá kép lông chim: lá kép lông chim lẻ (lá hoa hồng), lá kép lông chim chẵn (lá cây lạc), lá kép lông chim một lần (lá me), lá kép lông chim hai lần (lá phượng), lá kép lông chim ba lần (lá cây núc nác). + Lá kép chân vịt (cây gạo, cây bông gòn, cây chân chim) Hình: Lá kép lông chim Hình: Lá kép chân vịt 2. Biến dạng của lá Để thích nghi với môi trường sống khác nhau hoặc với một số chức năng đặc biệt, lá có thể biến đổi hình dạng thành các bộ phận như: - Vảy (dong ta, dong riềng, hành, tỏi, phi lao) - Gai (hoàng liên gai, xương rồng) - Tua cuốn (đậu Hà lan, phần ngọn của lá kép biến thành tua cuốn) - Lá bắt mồi (cây nắp ấm, cây bèo đất, cây rong li) Hình: Lá dạng vảy ở phi lao Hình: Lá biến thành gai Hình: Lá ở đậu Hà lan Hình: Lá bắt mồi 3. Cách mọc của lá - Mọc cách hay mọc so le: mấu chỉ mang 1 lá (ngô, lay ơn, gừng, củ ấu) - Mọc đối: mỗi mấu mang 2 lá mọc đối diện nhau (các họ cây Cà phê, Trúc đào, Thiên lí...) - Mọc vòng: mỗi mấu mang từ 3 lá trở lên (lá cây sữa, lá trúc đào, dây huỳnh) Hình: Cách mọc của lá 4. Cấu tạo giải phẫu của lá 4.1. Sự hình thành và phát triển của lá Lá được hình thành ở đỉnh sinh trưởng, xuất hiện dưới dạng các u hay nếp nhỏ, giống như các mấu bên của mô phân sinh ngọn. U lá được hình thành từ một phần lớp ngoài mô phấn sinh, một phần do tế bào của mô phân sinh trụ. Các tế bào u lá phân chia theo hướng song song với bề mặt làm thành một đỉnh hình nón với phần gốc loe rộng. Đỉnh hình nón phát triển thành phiến lá và cuống lá, phần gốc phát triển thành lá kèm nếu có. Lớp ngoài cùng của u lá phân chia cho ra biểu bì lá, thịt lá và các yếu tố dẫn được hình thành từ các lớp trong và mô phân sinh trụ. Sau khi được hình thành trên đỉnh chồi, lá tiếp tục sinh trưởng để tăng kích thước bằng cách phân chia tế bào. 4.2. Cấu tạo lá cây Hai lá mầm - Cấu tạo cuống lá: biểu bì, mô dày, mô mềm và các bó dẫn + Biểu bì: các tế bào hình chữ nhật xếp theo chiều dài của cuống lá, phía ngoài có tầng cuticun và lỗ khí, đôi khi có lông che chở. + Mô dày: nằm sát dưới biểu bì, có chức năng nâng đỡ. + Mô mềm: các tế bào thường dài theo trục của cuống, chứa nhiều diệp lục. Ở các cây thủy sinh, trong lớp mô mềm đồng hóa có nhiều khoang khuyết chứa khí (sen, súng), các cây khác thì có ống tiết (rau mùi, trầu không), hay tế bào đá (súng, ngọc lan, trang). + Các bó dẫn: nằm trong khối mô mềm, các bó dẫn xếp thành hình cung, mặt lõm quay về phía trên (lá mã đề), hoặc thành vòng tròn (cuống lá gạo). - Cấu tạo của phiến lá cây Hai lá mầm + Mặt trên và mặt dưới đều có giới hạn bởi hai lớp biểu bì, biểu bì không có lục lạp, vách ngoài thường dày hơn và có cutin hoặc sáp hoặc lông. + Biểu bì trên: vách tế bào biểu bì có tầng cutin dày có tác dụng bảo vệ lá và giảm sự thoát hơi nước, không có hoặc có ít lỗ khí. + Biểu bì dưới: tầng cutin ở biểu bì dưới mỏng hơn so với biểu bì trên, có nhiều lỗ khí hơn. Số lượng lỗ khí trên 1mm2 thay đổi tùy loài và tùy điều kiện môi trường sống. + Mô giậu: nằm tiếp với biểu bì trên gồm 1 đến nhiều lớp tế bào hình chữ nhật dài, xếp sát nhau chừa các khoảng gian bào rất nhỏ, các tế bào chứa nhiều lục lạp thích nghi với quá trình quang hợp. + Mô xốp (mô khuyết): nằm dưới mô giậu và tiếp với biểu bì dưới, gồm các tế bào đa giác cạnh tròn, không đều, sắp xếp rời rạc tạo nên nhiều khoảng trống chứa khí, thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cây với môi trường. Ngoài ra trong phần thịt lá, giữa các tế bào mô giậu và mô xốp còn có các tế bào thực hiện chức năng thâu góp các sản phẩm quang hợp rồi chuyển vào libe của gân lá, đó là các tế bào thâu góp. + Các bó dẫn: các bó dẫn của lá nằm trong khối mô đồng hóa, chỗ tiếp giáp giữa mô giậu và mô xốp làm thành hệ gân lá. Gân lá gồm có gân chính ở giữa và các gân con, thực hiện chức năng dẫn truyền. Xung quanh các bó dẫn có các tế bào thâu góp, ngoài ra xung quanh bó dẫn còn có vòng mô cơ (mô dày hoặc mô cứng), do đó gân lá còn có chức năng nâng đỡ. Ở lá (cuống và phiến) đều không có tầng phát sinh, đó là lối cấu tạo sơ cấp, vì vậy lá sinh trưởng có hạn. Hình: Cấu tạo lá cây Hai lá mầm 1. Biểu bì; 2. Mô giậu; 3. Mô xốp; 4. Bó dẫn gân lá 4.3. Cấu tạo lá cây Một lá mầm - Lá thường không có cuống, chỉ có bẹ và phiến lá. Cấu tạo bẹ lá tương ứng với cấu tạo thân cây, nếu cây có cuống thì có cấu tạo giống cuống lá cây Hai lá mầm. - Cả hai lớp biểu bì trên và biểu bì dưới đều có lỗ khí, biểu bì cũng có cutin hoặc sáp (lá chuối) hoặc silic (cỏ tranh). Riêng biểu bì của các cây họ Lúa đôi khi có các tế bào đặc biệt lớn hơn các tế bào bên cạnh, xếp thành hình quạt gọi là tế bào vận động có vai trò cuộn hay mở phiến lá. - Thịt lá có cấu tạo đồng nhất, không phân thành mô giậu hay mô xốp, gồm các tế bào mô mềm tròn cạnh hay có cạnh sắp xếp để hở các khoảng trống gian bào. - Các bó dẫn nằm trong khối mô đồng hóa, số lượng thường nhiều. Các bó chính xếp song song nhau, các bó nhỏ xếp thành mạng giữa các bó chính. Ở đây mô cơ phát triển, xếp thành vòng bao quanh bó dẫn hoặc kéo dài đến hai lớp biểu bì ở mép lá, xung quanh bó dẫn có vòng tế bào thâu góp. Hình: Cấu tạo lá cây Một lá mầm (cây ngô) 1. Biểu bì trên; 2. Biểu bì dưới; 3. Lỗ khí; 4. Tế bào vận động; 5. Thịt lá; 6. Tế bào thâu góp; 7. Bó dẫn nhỏ; 8. Gỗ; 9. Libe; 10. Mô cứng 5. Sự rụng lá Thời gian sống của lá thường ngắn hơn nhiêu so với cả cây. Lá già rụng đi và được thay thế bởi các lá non. Ở mỗi gốc cuống lá xuất hiện tầng phát sinh làm thành một lớp phân cách cấu tạo từ 1-2 lớp tế bào. Các tế bào này hóa bần, rời nhau và bị hủy hoại dần, lá còn dính vào cành bằng một bó mạch dẫn mỏng manh. Vì vậy chỉ cần một làn gió thoảng qua sẽ làm lá rơi xuống. Chỗ lá rụng sẽ sinh ra một lớp bần mới bịt kín vết thương, tạo thành sẹo lá.
File đính kèm:
- bai_giang_thuc_vat_hoc_ngo_thi_hong_ha.docx