Bài giảng Thực tập nguội - Nguyễn Văn Trúc

Nội dung của học phần này gồm 05 bài thực hành:

Bài 1: Nội qui xưởng và dụng cụ đo kiểm - vạch dấu.

Bài 2: Cắt kim loại.

Bài 3: Dũa kim loại.

Bài 4: Khoan kim loại.

Bài 5: Cắt ren bằng dụng cụ cầm tay.

Gia công nguội bằng tay đóng một vai trò quan trọng trong ngành kỹ thuật cơ khí như: Chế tạo, lắp ráp, sửa chữa. Vì thế, bài giảng Thực Tập Nguội cung cấp một phần cơ bản về kiến thức lý thuyết. Phần thực hành nêu cụ thể ở từng bài tập của mỗi bài.

 

doc 52 trang phuongnguyen 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thực tập nguội - Nguyễn Văn Trúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thực tập nguội - Nguyễn Văn Trúc

Bài giảng Thực tập nguội - Nguyễn Văn Trúc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Thực Tập Nguội là học phần cơ sở trong chương trình đào tạo cử nhân Cao Đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí. Môn học nhằm trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về thực hành kỹ thuật cơ khí. Tiếp xúc và sử dụng các dụng cụ đo như: thước cặp, panme và các dụng cụ cơ khí cầm tay như: dụng cụ vạch dấu, cưa thợ nguội, dũa, sử dụng máy khoan, sử dụng dụng cụ cắt ren trong và ren ngoài (bàn ren và tarô).
Học phần Thực Tập Nguội số tín chỉ 02, học phần bắt buộc. Số giờ lý thuyết 05 tiết, số giờ thực hành 50 tiết. SV tự học tự nghiên cứu 60 tiết. Các học phần tiên quyết: Vẽ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí.
Kết quả học tập của SV đánh giá qua từng bài tập thực hành.
Nội dung của học phần này gồm 05 bài thực hành:
Bài 1: Nội qui xưởng và dụng cụ đo kiểm - vạch dấu.
Bài 2: Cắt kim loại.
Bài 3: Dũa kim loại.
Bài 4: Khoan kim loại.
Bài 5: Cắt ren bằng dụng cụ cầm tay.
Gia công nguội bằng tay đóng một vai trò quan trọng trong ngành kỹ thuật cơ khí như: Chế tạo, lắp ráp, sửa chữa. Vì thế, bài giảng Thực Tập Nguội cung cấp một phần cơ bản về kiến thức lý thuyết. Phần thực hành nêu cụ thể ở từng bài tập của mỗi bài.
Đe có sự đa dạng và phong phú nhiều bài tập thực hành khác nhau tùy vào điều kiện trang thiết bị của Trường mà thiết kế bài tập.
Trong quá trình biên soạn cũng có được sự góp ý của đồng nghiệp, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ người sử dụng để bài giảng lên website lần sau được hoàn chỉnh hơn.
BÀI 1. NỘI QUI XƯỞNG VÀ DỤNG CỤ ĐO KIẺM - VẠCH DẤU
(5 tiết)
1.1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Ve kiến thức
SV hiểu và áp dụng nội qui qui chế của nhà truờng khi vào xuởng thực hành.
SV hiểu về dụng cụ đo để kiểm tra chi tiết khi thực hành bài tập về gia công nguội hoặc đo kiểm tra các chi tiết khi cần thiết.
SV vận dụng kiến thức để sử dụng dụng cụ đo nhu thuớc cặp, panme.
Truớc khi gia công chi tiết (phôi) hoặc trong quá trình gia công (bán thành phẩm), căn cứ vào bản vẽ, dùng dụng cụ lấy dấu để vạch dấu cần thiết trên chi tiết, thể hiện vị trí và giới hạn cần gia công trên chi tiết. Công việc đó gọi là vạch dấu.
Ve kỹ năng
SV hiểu và vận dụng nội qui của truờng để thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn và phòng cháy chữa cháy khi thực hành tại xuởng truờng.
Sử dụng thành thạo dụng cụ đo để kiểm tra trên phôi cần gia công.
Phân biệt đuợc dụng cụ đo, đọc đuợc kích thuớc trên dụng cụ đo.
Sử dụng thành thạo dụng cụ vạch dấu, khi thực hiện trên phôi cần gia công.
Thái độ:
Phải có tinh thần trách nhiệm trong khi thực hành.
Biết cộng tác với các thành viên trong nhóm trong quá trình học tập.
NỘI QUI XƯỞNG THỰC HÀNH
Không có nhiệm vụ không đuợc vào xuởng.
Thực hành tại xuởng Truờng HS - SV phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động đuợc qui định theo từng công việc cụ thể.
HS - SV chỉ đuợc sử dụng thiết bị, dụng cụ khi đuợc sự huớng dẫn và đuợc sự đồng ý của GV.
Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ.
Không đuợc tự ý tháo ráp, sửa chữa hoặc di chuyển các thiết bị dụng cụ trong xuởng. Tuyệt đối không đuợc mang bất kỳ vật gì ra khỏi xuởng nếu không có sự đồng ý của GV hướng dẫn.
Mọi sự cố ý làm trái với qui định của nhà trường mà gây ra hậu quả thì tùy theo mức độ thiệt hại mà xử lý theo pháp luật hiện hành.
DỤNG CỤ ĐO KIÊM TRA CHI TIẾT
Thước cặp
Công dụng:
Dùng để đo kiểm tra các chi tiết có kích thước khác nhau như: đường kính trong, đường kính ngoài, bề dày, chiều rộng, chiều sâu.
Phân loại:
Phân theo loại có du xích, độ chính xác số đọc của thước cặp chia thành 3 loại: 1/10, 1/20, 1/50.
Phân theo loại đọc du xích trên mặt đồng hồ.
Loại du xích đọc trên mặt đồng hồ cơ hoặc đồng hồ điện tử hiện số.
Nguyên lý du xích:
Đe dễ dàng đọc chính xác những phần lẻ của mm, du xích của thước cặp được cấu tạo theo nguyên lý sau:
Khoảng cách giữa 2 vạch trên du xích nhỏ hơn khoảng cách giữa hai vạch trên thước chính. Cứ n khoảng trên du xích thì bằng (n - 1) khoảng trên thước chính. Như vậy nếu ta gọi khoảng cách giữa hai vạch trên thước chính là a, khoảng cách giữa hai vạch trên du xích là b thì ta có biểu thức:
a (n-1) = b.n
Từ biểu thức trên ta có:
an -a = bn
n(a-b) = a
a-b = -	(1-1)
n
Tỷ số — là giá trị của mỗi vạch trên du xích hay gọi là giá trị của thước
n
Thước cặp 1/10, du xích chia n = 10 nên — = -1 = 0,1 mm tức là giá trị của
n 10
thước là 0,1 mm..
Hình 1.1
Du xích 1/10
- Thước cặp 1/20, du xích chia n = 20 nên — = -1 = 0,05 mm tức là giá trị n 20
của thước là 0,05 mm.
Hình 1.2
Du xích 1/20
- Thước cặp 1/50, du xích chia n
= 50 nên — =
n
1
50
= 0,02 mm tức là giá trị
của thước là 0,02 mm.
Hình 1.3
Du xích 1/50
Cấu tạo:
Được mô tả như hình vẽ 1.1
Hình 1.4
1. Má đo đường kính trong; 2. Má đo đường kính ngoài; 3. Vít hãm; 4. Du xích ở thân thước động; 5. Thân thước chính; 6. Đo chiều sâu; 7. Que đo
e. Cách đọc giá trị
Hình 1.5
Panme
Công dụng:
Thước đo có vít vi cấp là loại dụng cụ đo có cấp chính xác cao, nó đo được các kích thước chính xác tới 0,01 mm.
Phân loại:
Panme đo ngoài
Panme đo trong
Panme đo sâu
Trong phần này chỉ giới thiệu sử dụng panme đo ngoài (phụ thuộc vào trang thiết bị của truờng):
Công dụng: Dùng để đo ngoài các kích thuớc: chiều dài, chiều rộng, độ dày, đuờng kính ngoài.
Phạm vi đo: (0 25) mm; (25	50) mm; (50 75) mm; (75	100) mm;
(100 125) mm; (125 150) mm, ầ
c. Cấu tạo: Đuợc mô tả nhu hình 1.6
Hình 1.6
1.Đầu đo tĩnh; 2. Đầu đo di động; 3. Thước chính; 4. Thước phụ (du xích);
5. Núm vặn; 6. Vít hãm; 7. Phạm vi đo; 8. Tay cầm
d. Cách đọc:
Hình 1.7 Cách đọc trị số trên panme là 9,98mm
Hình 1.8 Cách đọc trị số trên panme là 10,66mm
DỤNG CỤ VẠCH DẤU
Vạch dấu
Định nghĩa:
Trước khi gia công chi tiết (phôi) hoặc trong quá trình gia công (bán thành phẩm) căn cứ vào bản vẽ, dùng dụng cụ lấy dấu để vạch dấu cần thiết trên chi tiết, thể hiện vị trí và giới hạn cần gia công trên chi tiết.
Như vậy vạch dấu là phưong pháp dùng để xác định vị trí chi tiết cần để gia công.
Dụng cụ vạch dấu:
Dụng cụ vạch dấu có các loại sau:
Dụng cụ co chuẩn gồm:
+ Bàn máp (gọi là bàn phẳng) dùng để kiểm tra mặt phẳng co chuẩn khi lấy dấu.
1	2
Hình 1.9
1. Bàn máp làm bằng đá Gra-nit; 2. Bàn máp làm bằng Gang
+ Hình hộp gang gọi là hình hộp vuông dùng để vạch dấu trên 3 chiều vuông góc.
+ Khối V
Dụng cụ đo:
+ Thước đo độ cao, thước góc vuông (thước góc)
+ Thước đo cao du tiêu
Dụng cụ đặt đỡ
Dụng cụ vạch dấu trực tiếp như: Compa, búa, mũi vạch, mũi đột...
Trình tự công việc và chọn chuẩn khi lấy dấu
Trình tự công việc:
Đọc bản vẽ và phân tích yêu cầu kỹ thuật.
Kiểm tra sơ bộ bên ngoài đối với chi tiết lấy dấu có bị khuyết tật không.
Đối với chi tiết phôi đúc cần làm sạch khuôn cát, loại bỏ ba via và lỗ đậu.
Cần loại bỏ oxy hóa đối với phôi rèn và phôi cán.
Đối với phôi bán thành phẩm, cần loại bỏ xơ xuớt trên bề mặt chuẩn, làm sạch chất bẩn.
Kiểm tra dụng cụ vạch dấu.
Chọn phuơng án hợp lý và đảm bảo an toàn.
Chọn chuẩn khi lấy dấu:
Chọn chuẩn lấy dấu cần cố gắng chọn theo chuẩn thiết kế.
Chọn cạnh, mặt đã qua gia công tinh có độ chính xác gia công cao nhất hoặc đuờng đối xứng với cạnh, mặt... có yêu cầu phối lắp.
Chọn cạnh tuơng đối dài hoặc đuờng đối xứng của hai cạnh hoặc mặt tuơng đối lớn hoặc đuờng đối xứng của hai mặt.
Đuờng tâm của đuờng tròn ngoài lớn.
Cạnh, mặt hoặc đuờng tròn ngoài để đặt đỡ.
Khi lấy dấu bổ sung phải lấy đuờng cũ hoặc chổ gá lắp có liên quan làm chuẩn.
Vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối:
Vạch dấu mặt phẳng là tất cả các dấu vạch ra đều nằm trên cùng một mặt phẳng.
Vạch dấu khối là vạch dấu trên các bề mặt khác nhau của chi tiết. Trong vật dấu khối bao gồm phuơng pháp vạch dấu trên nhiều mặt phẳng, cho nên vạch dấu mặt phẳng là cơ sở lấy dấu vật khối.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Đo thước cặp
Đo thước cặp 1/20
CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN
TT
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Ghi chú
GV
SV
Hướng dẫn ban đầu:
- Chuẩn bị thước cặp 1/20, chi tiết
Hướng
dẫn,
Tập
trung
cần đo (Ví dụ: bánh răng, ổ lăn)
trình
bày,
nghe
giảng
- Kiểm tra thước: thước phải đúng
diễn
giải,
và
ghi
tiêu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật
thao tác đo
chép.
là vạch 0 trên thước chính phải
mẫu
dùng
trùng vạch 0 trên du xích. Điều
thước
cặp
khiển phần má động dễ dàng,
1/20.
không rơ lắc, các con số và vạch chia thấy rõ ràng không bị mờ.
Thực hiện đo: giả sử ta đo bề dày ổ bi. Thao tác tay trái cầm ổ bi bằng ngón cái và ngón trỏ, tay phải cầm thước cặp, ngón giũa, áp út và ngón út cầm thân thước chính, ngón cái tỳ lên phần dưới du xích của má động để di chuyển và đẩy phần động của thước áp sát vào chi tiết cần đo mà một bên đã tỳ vào phần má tĩnh.
Khi chi tiết và thước đã đặt đúng vào vị trí cầm đo, lúc này ta cầm thước và chi tiết trực diện phía trước (không lệch sang hai bên) để đọc trị số trên thước tương ứng với vạch 0 trên du xích biết được phần nguyên và vạch trùng của du xích với thước chính biết được phần lẻ, ta được kết quả cần đo.
B
Hướng dẫn thường xuyên:
Thao tác cầm thước, cầm chi tiết.
Đo chi tiết có đường kính trong, bề dày, đo chi tiết có chiều sâu.
Đọc trị số trên thước mỗi lần đo.
Theo dõi.
Thực hiện đo.
C
Hướng dẫn kết thúc:
Cũng cố phần thực hành.
Giải đáp thắc mắc.
Bảo dưỡng thước cặp.
Nêu vấn đề.
Đo thước cặp 1/50
Trình tự như cách đo thước 1/20, những khác là phần du xích chia làm 50 vạch tương ứng mỗi ô 0,02 mm.
Đo panme
CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN
TT
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Ghi chú
GV
SV
A
Hướng dẫn ban đầu:
Chuẩn bị dụng cụ đo panme các loại: (0 -25) mm, (25 - 50) mm, (50 - 75) mm, ... chi tiết cần đo (Ví dụ: nhiều trục có kích thước khác nhau).
Kiểm tra panme: panme phải đúng tiêu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật các vạch trên thước chính và du xích phải rõ ràng, ống quay của du xích phải nhẹ nhàng, không nặng và không bị tuột. Trừ panme
Hướng dẫn, diễn giải, thao tác đo mẫu dùng panme: (0 - 25) mm, (25 - 50) mm...
Tập trung nghe và ghi chép.
(0 - 25) mm không có cở, nên kiểm tra má động và má tĩnh phải sát vào nhau, sau đó mới chỉnh vị trí 0 của thuớc chính trùng với vị trí 0 của du xích. Đối với các panme còn lại nhu đã nêu ở phần chuẩn bị dụng cụ thì phải kiểm tra độ chính xác của thuớc truớc khi đo. Ví dụ khi ta sử dụng panme (25 - 50) mm, kiểm tra panme bằng cách đua cở 25 mm vào tỳ vào đầu cố định, sau dùng tay vặn núm du xích để di chuyển đầu di động tỳ sát vào cở. Sau đó ta chỉnh vạch 0 trên du xích trùng với vạch 25 trên thuớc chính của panme, điểm chuẩn ban đầu của thuớc (25 - 50) mm là 25.
Tuơng tự, đối với panme (50 - 75) mm; (75 - 100) mm thì tuơng ứng cở chuẩn là 50; 75.
- Thực hiện đo: theo cấu tạo panme trên thân thuớc chính của panme nguời ta chia đều mỗi ô cách nhau 0,5 mm, trên ống quay của du xích nguời ta chia đều 50 vạch. Nhu vậy đối với panme nhu: (0 - 25) mm; (25 - 50) mm; (50 - 75) mm... thì tại vị trí chuẩn của panme cứ ống du xích quay ra
1 vòng thì đầu di động di chuyến 0,5 mm. Như vậy ta được vị trí đo của các panme là: 0,5; 25,5 hoặc 50,5 mm, tương ứng với các panme (0 -25); (25 - 50); (50 - 75). Từ đó ta thực hiện việc đo và đọc trị số trên thước một cách rõ ràng và hiệu quả.
B
Hướng dẫn thường xuyên:
Thao tác cầm thước, cầm chi tiết.
Đo các trục có đường kính khác nhau để dùng nhiều loại panme.
Đọc trị số trên thước mỗi lần đo.
Theo dõi, hướng dẫn
Thực hiện
đo.
C
Hướng dẫn kết thúc:
Cũng cố phần thực hành.
Giải đáp thắc mắc.
Bảo dưỡng panme.
Nêu vấn đề.
1.5.3 Vạch dấu núng tâm lỗ để khoan 4 lỗ 010 trên phôi thép tấm 200x100x10
Hình 1.10
CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN
TT
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Ghi chú
GV
SV
A
Hướng dẫn ban đầu:
Chuẩn bị: Dụng cụ thực hành thước kẻ, thước góc, đĩa vạch dấu, compa phấn, mũi vạch, mũi đột, búa.
Phôi: Thép tấm 200x100x10 như hình vẽ 1.10
Mỗi SV một phôi.
Trình tự công việc:
Bước 1: Vạch đường thẳng song song.
Phương pháp: Chi tiết đặt trên bàn phẳng, dùng thước lá để chia đều khoảng cách cần vạch là 10 mm, theo chiều ngang tính từ mép chuẩn của phôi.
Bước 2: Sau đó dùng thước ke kẻ đường song song theo chiều dọc. Tương tự ta kẻ đường song song theo chiều ngang và vuông góc với đường kẻ trước.
Bước 3: Vị trí giao nhau như bản vẽ đã cho, ta dùng mũi đột để núng tâm. Như vậy công việc vạch dấu đã xong.
Hướng dẫn nêu phương pháp vạch đường thẳng song song, trình	bày
diễn giải.
Thao	tác
mẫu.
Tập trung nghe, quan sát theo dõi, ghi chép trình	tự
các bước.
B
Hướng dẫn thường xuyên:
- Mỗi SV tự thực hiện trên phôi
Theo dõi,
Thực hiện
của mình theo như hướng dẫn ban đầu.
- Thực hiện trình tự theo hướng dẫn ban đầu.
hướng dẫn, khắc phục sai hỏng.
bài tập.
C
Hướng dẫn kết thúc:
Cũng cố phần thực hành.
Giải đáp thắc mắc.
Bảo dưỡng dụng cụ, vệ sinh nhà xưởng.
Nêu vấn đề.
BÀI 2: CẮT KIM LOẠI (10 tiết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
về kiến thức:
SV hiểu biết phương pháp sử dụng dụng cụ cưa thợ nguội thông thường bằng thủ công.
về kỹ năng:
Ráp lưỡi cưa vào khung đúng theo chiều cắt của lưỡi cắt theo hành trình đẩy đi.
Biết thao tác cưa.
Thái độ:
Phải có tinh thần trách nhiệm trong khi thực hành, thực hiện tốt các qui tắc an toàn khi cưa kim loại.
Biết cộng tác với các thành viên trong nhóm trong quá trình học tập.
CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Chuẩn bị phương tiện dạy học: Bản vẽ
Trang thiết bị thực hành: Ê tô, bàn nguội
Dụng cụ thực hành: Dụng cụ vạch dấu, dụng cụ đo, cưa thợ nguội (khung cưa, lưỡi cưa), búa nguội, phấn.
Vật liệu: Phôi thép CT3, đệm gỗ, dầu máy.
Dự kiến hình thức: Tập trung hướng dẫn, sau đó phân việc thực hành.
Phương pháp đánh giá kiến thức: Kiểm tra thông qua sản phẩm.
Sinh viên:
Trang bị bảo bộ thực hành.
Kiến thức liên quan đến môn học/HP: Vẽ kỹ thuật, Dung sai kỹ thuật đo.
Tài liệu học tập: Bài giảng Thực tập nguội.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Dụng cụ:
Cưa thợ nguội (khung cưa + lưỡi cưa)
Hình 2.1
Yêu cầu kỹ thuật đối với cưa thợ nguội:
Khung cưa thợ nguội phải đúng yêu cầu kỹ thuật không bị cong vênh, các bu lông để định vị và siết lưỡi cưa phải còn nguyên vẹn.
Lưỡi cưa không được sức mẽ và hỏng răng cưa.
Phương pháp ráp lưỡi cưa vào khung:
Lưỡi cưa ráp vào khung được định vị bởi hai chốt định vị trên bu lông ở khung cưa chiều cắt của lưỡi cưa hướng về phía trước. Tay trái giữ đầu khung cưa, tay phải vặn êcu tai hồng, lực siết vừa phải không để lưỡi cưa căng quá hoặc chùm quá, dễ gây gãy lưỡi cưa trong quá trình cưa, lưỡi cưa phải lắp ngay, nếu xiên lệch phải lắp lại.
Phương pháp thực hành
Tư thế:
Vị trí đứng cưa như hình vẽ
Hình 2.2
Định vị chiều cao êtô theo tầm vóc, tay phải co tại khuỷu tay, cầm cua đặt lên mặt êtô, góc giữa cánh tay và khuỷu tay phải bằng một góc 900.
Đứng truớc êtô quay nguời hoàn toàn song song với mỏ kẹp của êtô hoặc đuờng tâm trục chi tiết.
Thân nguời quay sang trái so với trục êtô 1 góc 450.
Chân trái tiến lên phía truớc một chút gần với êtô, toàn thân dồn lên phía trái.
Hai góc chân tạo với nhau 1 góc 600 700 khoảng cách giữa 2 góc chân từ (200 + 300) mm.
Tư thế cưa tay:
Các ngón tay phải nắm lấy tay cầm cua, ngón cái đặt lên phía trước các ngón còn lại nắm tay cầm, phía dưới mặt đầu của tay cầm tỳ vào lòng bàn tay, không nên duỗi ngón tay trỏ dọc theo tay cầm vì dễ bị thương khi làm việc.
Tay trái giữ ... oan theo đúng chu trình, rút mũi khoan
ra đế thoát phoi.
LỖ khoan lớn hơn so với yêu cầu
Đuờng kính mũi khoan lớn hơn đuờng kính lỗ, mũi khoan có các luỡi cắt không đối xứng.
Trục máy khoan bị đảo, bầu kẹp hoặc áo côn không bảo đảm độ đồng tâm.
Chọn mũi khoan đúng yêu cầu, mài lại mũi khoan chính xác.
Kiểm tra nếu đúng phải điều chỉnh lại, sửa chữa hoặc thay thế.
Lỗ khoan bị lệch vị trí
Vạch dấu không chính xác
Vị trí chi tiết trên bàn khoan không chính xác (khi khoan bị đẩy đi).
Mũi khoan, đầu khoan bị lệch.
Kiếm tra lại đuờng dấu, vết núng tâm cho chính xác, dùng mũi khoan tâm khoan mồi truớc cho đúng vị trí.
Kiểm tra vị trí chính xác, kẹp chi tiết chắc chắn truớc khi khoan.
Kiểm tra vị trí của đầu khoan, mũi khoan, điều chỉnh hoặc thay thế.
Lỗ bị nghiêng
Lắp chi tiết trên bàn khoan không chính xác.
Bàn khoan và trục chính lắp mũi khoan không thẳng góc với nhau.
Kiếm tra vị trí của chi tiết, các tấm định vị ở phía duới phải điều, không lẫn phoi, mặt duới của chi tiết phải áp sát với tấm định vị và song song với mặt bàn. Kiểm tra và điều chỉnh.
Chiều sâu lỗ không đúng
Cữ hành trình điều chỉnh chua đúng.
Điều chỉnh lại vị trí của cữ chiều sâu.
Kẹp lại mũi khoan cho
Mũi khoan bị đẩy lên trong bầu kẹp.
sát với đáy của bầu kẹp.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Khoan lỗ trên thép tấm 200x100x10 đã cho như hình vẽ
Hình 4.4
CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN
TT
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Ghi chú
GV
SV
A
Hướng dẫn ban đầu:
Chuẩn bị: Dụng cụ thực hành thước kẻ, thước góc, đĩa vạch dấu, compa, phấn, mũi vạch, mũi đột, búa., mũi khoan 010 mm.
Trang thiết bị thực hành: Ê tô, bàn nguội, máy khoan.
Phôi: Thép tấm 200x100x10.
Mỗi SV một phôi.
Trình tự công việc:
Bước 1: Phôi được chuẩn bị trước từ bài tập vạch dấu mặt phẳng.
Hướng dẫn gá đặt chi tiết lên ê tô máy khoan, gá lắp mũi khoan lên tuýt đầu khoan, chọn tốc độ và chế độ cắt hướng dẫn trên máy khoan.
Tập trung nghe, quan sát theo dõi, ghi chép trình tự các bước.
Bước 2: Kiếm tra máy khoan và vận hành chạy không tải.
Bước 3: Kẹp chặt phôi lên ê tô của máy khoan.
Bước 4: Gá mũi khoan vào tuýt đầu khoan
Bước 5: Chọn tốc độ và chế độ cắt được ghi trên bản hướng dẫn ở máy khoan.
Bước 6: Tiến hành khoan
B
Hướng dẫn thường xuyên:
Mỗi SV tự thực hiện cưa một phôi.
Thực hiện trình tự theo hướng dẫn ban đầu.
Theo dõi, hướng dẫn, khắc phục sai hỏng.
Thực hiện bài tập.
C
Hướng dẫn kết thúc:
Cũng cố phần thực hành.
Giải đáp thắc mắc.
Bảo dưỡng dụng cụ, vệ sinh nhà xưởng.
Nêu vấn đề.
BÀI 5: CẮT REN BẰNG DỤNG CỤ CẦM TAY (10 tiết)
CẮT REN BẰNG TARÔ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Ve kiến thức:
SV hiểu biết phương pháp cắt ren trong bằng mũi tarô.
Ve kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng thực hành khoan để thực hiện các bài tập khoan lỗ cắt ren trong.
Thái độ:
Phải có tinh thần trách nhiệm trong khi thực hành.
Biết cộng tác với các thành viên trong nhóm trong quá trình học tập.
CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Chuẩn bị phương tiện dạy học: Bản vẽ
Trang bị thực hành: Ê tô, bàn nguội
Dụng cụ thực hành: Dụng cụ vạch dấu, dụng cụ đo, dũa, máy khoan, mũi khoan bộ tarô, tay quay.
Vật liệu thực hành: Phôi thép, dầu bôi trơn.
Dự kiến hình thức: Tập trung hướng dẫn, sau đó phân việc thực hành.
Phương pháp đánh giá kiến thức: Kiểm tra thông qua sản phẩm.
Sinh viên:
Kiến thức liên quan đến môn học/HP: Vẽ kỹ thuật, Dung sai kỹ thuật đo, Vật liệu cơ khí
Tài liệu học tập: Bài giảng Thực tập nguội.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
a. Khái niệm:
Cắt ren bằng mũi tarô dùng để cắt ren trong các chi tiết như đai ốc và thực hiện các chức năng sửa chữa nguội các lỗ bị hỏng ren.
Tarô dùng để cắt ren trong bằng tay, thường được chế tạo theo bộ, mỗi bộ thường từ (2 3) mũi. Gồm: mũi thô, mũi bán tinh và mũi tinh.
b. Xác định đường kính lỗ để tarô:
Đối với vật liệu thép và vật liệu kim loại dẽo:
d = D - p
Đối với vật liệu gang và vật liệu kim loại giòn
d = D - (1.05 * 1.1)p
Trong đó:
d: Đường kính lỗ để cắt ren trong
D: Đường kính lớn ren trong
p: Bước ren
Ví dụ: Tarô ren M10x1.25 thì khoan lỗ 08.7
Tarô ren M10x1.5 thì khoan lỗ 08.5
Tarô ren M12x1.5 thì khoan lỗ 010.5
Bảng xác định đường kính mũi khoan để ta rô ren theo hệ mét
(Bảng 5.1)
Đường kính ren D
Bước ren p
Đường kính mũi khoan d
Gang, đồng thau, đồng thanh
Thép, gang có thể rèn đúc
2
0,4
1,6
1,6
0,25
1,75
1,75
2,5
0,45
2,05
2,05
0,35
2,15
2,15
3
0,5
2,5
2,5
0,35
2,65
2,65
4
0,7
3,3
3,3
0,5
3,5
3,5
5
0,8
4,1
4,2
0,6
4,5
4,5
6
1,0
4,9
5,0
0,75
5,2
5,2
8
1,25
6,6
6,7
1
6,9
7
0,75
7,1
7,2
10
1,5
8,4
8,5
1,25
8,6
8,7
1
8,9
9
0,75
9,1
9,2
12
1,75
10,1
10,2
1,5
10,4
10,5
1,25
10,6
10,7
1
10,9
10,1
14
2
11,8
12
1,5
11,4
12,5
1
12,9
13
16
2
13,8
14
1,5
14,4
14,5
1
14,9
15
Mũi tarô:
Hình 5.1
Iiiiiiituninui—2 g
I •- iiunnuKiiiuf—2	g
Hình 5.2
Trình tự gia công:
Lấy dấu trên phôi theo kích thước bản vẽ.
Vạch và đột tâm, đo kiểm tra lại.
Gá chi tiết đã gia công lỗ vào êtô.
Bôi dầu vào phần làm việc của mũi tarôl (tarô thô).
Lắp đuôi vuông của tarô vào tay quay, đặt phần đầu tarô vào lỗ thật đúng đường tâm.
Dùng tay phải ấn nhẹ tarô xuống, tay trái xoay tay quay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi tarô cắt vào kim loại 1-2 ren (phải đặt tarô ở vị trí đúng).
Cắt ren, xoay tarô bằng tay quay theo chiều kim đồng hồ 1/2 vòng, lại quay ngược trở lại % vòng để cắt đứt phoi và làm nhẹ quá trình cắt.
Khi cắt hết chiều dài ren quay ngược lại để tháo tarô.
Cắt ren bằng mũi tarô thứ 2 (tarô tinh); bôi dầu bôi tron vào mũi tarô thứ 2 như mũi tarôl, đưa vào trong lỗ vặn cho đầu cắt của tarô ấn đúng vào đường ren, lúc đó mới lắp tay quay và tiếp tục cắt ren.
Kiểm tra chất lượng của ren
Xem xét bên ngoài ren không được cong vênh-tróc-mẻ.
Kiểm tra ren bằng cách vặn ren đai ốc vào là được.
Những hư hỏng và cách khắc phục
Gãy tarô trong lỗ: Do làm việc thiếu thận trọng, phoi làm kẹt tarô, tarô cùn.
Khắc phục:
Dùng co cấu kẹp để giữ tarô và xoay ngược ra.
Dùng mũi đột (có độ cứng mũi tarô) để phá vỡ tarô và lấy ra ngoài.
Dùng phương pháp hàn khí nung nóng cho tarô giảm độ cứng, sau đó dùng khoan loại bỏ.
Ren bị mẻ, nghiêng: Là do tarô bị cùn, khi cắt không bôi dầu, đặt tarô bị nghiêng- lệch.
Khắc phục:
Khi bắt đầu cắt phải điều chỉnh cho tarô vuông góc với mặt đầu của chi tiết, khi cắt phải bôi dầu, dụng cụ phải mài sửa.
Ren bị tróc từng mảng: Do đường kính lỗ khoan quá nhỏ hoặc tarô bị cùn đồng thời phoi bị kẹt nhiều. Khắc phục bằng cách tính chính xác khi khoan và thường xuyên làm sạch phoi.
Đường kính lỗ khoan sai:
Nguyên nhân do mũi khoan bị đảo hoặc mòn đường kính.
Nguyên nhân của hiện tượng đảo mũi khoan:
Gá mũi khoan vào đầu kẹp không chính xác.
Do bề mặt lắp ghép hoặc kẹp chặt mũi khoan mòn không đều, phần đuôi mũi khoan bị mòn hoặc các mặt định vị của vấu bị mòn không đều.
Cách khắc phục cần phải mài sửa lại đuôi mũi khoan và các vấu cặp.
Khi mũi khoan bị mòn thì phải mài lại hoặc thay mũi mới.
Vị trí lỗ khoan sai:
Nguyên nhân: Đường tâm lỗ sai vị trí do điều chỉnh lỗ định khoan không chính xác trường hợp tâm lỗ bị nghiêng do gá đặt vật gia công không chính xác nên không vuông góc với bề mặt gia công.
Biện pháp khắc phục:
Gá vật chính xác dùng ke vuông 900 để đo độ chính xác của mũi khoan với mặt được gia công.
Khi khoan các lỗ sâu lúc đầu nên dùng mũi khoan ngắn.
Khi khoan lỗ trên mặt nghiêng phải dùng vật dẫn.
Kỹ thuật an toàn
Khi quay mũi tarô thấy nặng, chuyển động khó khăn, phải tháo mũi tarô ra để tìm nguyên nhân. Khi bị kẹt phoi, ta phải làm sạch phoi rồi mới tiếp tục cắt ren.
Mũi tarô phải đặt vuông góc với mặt đầu của chi tiết cần gia công.
Không đuợc dùng các dụng cụ khác thay thế trong gia công tarô, cho tay quay nhu: kiềm, clê, búa ...
Không sử dụng kiềm để siết tay quay.
Khi cắt phải thuờng xuyên cho dầu bôi tron.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Khoan lỗ 08.5x16 mm, để cắt ren đai ốc M10x1.5 nhu hình vẽ
20±0.i
YÊU CAU KỶ THUẬT
Ren dầy du
Ren không dược tróc mẽ
Hình 5.3
CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN
TT
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Ghi chú
GV
SV
A
Huớng dẫn ban đầu:
- Chuẩn bị: Dụng cụ thực hành thuớc kẻ, thuớc góc, đĩa vạch dấu, compa, phấn, mũi vạch, mũi đột, búa, đệm lót, mũi khoan 08.5 mm, bộ mũi tarô.
Trang thiết bị thực hành: Ê tô, bàn nguội, máy khoan.
Hướng dẫn trình tự các bước, diễn giải,	giải
thích.
Tập trung nghe, quan sát theo dõi, ghi chép trình tự các bước.
Vật liệu: Phôi Thép CT3 025x16 mm, dầu bôi trơn.
Mỗi SV một phôi.
- Trình tự công việc:
Bước 1: Phôi được vạch dấu và chia đều mỗi đoạn 17 mm.
Bước 2: Thực hiện quá trình cưa (ráp lưỡi cưa vào khung và điều chỉnh như ở bài 2).
Bước 3: Thực hiện dũa phôi tròn thành lục giác (cách gá đặt phôi như ở bài 3).
Bước 4: Dùng thước cặp kiểm tra kích thước, sau đó kiểm tra các cặp cạnh song song.
Bước 5: Vạch dấu, núng tâm.
Bước 6: Gá đặt chi tiết lên ê tô máy khoan.
Bước 7: Kiểm tra máy khoan, gá đặt mũi khoan.
Bước 8: Tiến hành khoan.
Bước 9: Ráp bộ tarô vào tay quay (thông thường bộ tarô 2 mũi: thô và tinh).
Bước 10: Tiến hành cắt ren trong, dùng mũi tarô thô để cắt ren trong, phôi được gá lên ê tô trên bàn nguội có 2 tấm lót kẹp 2 bên phôi để khỏi trầy xước bề mặt phôi. Đặt mũi tarô vuông góc với bề
mặt phôi tại vị trí tâm lỗ. Hai tay cầm tay quay mũi tarô vừa xoay vừa ấn để cho mũi tarô ăn ren vào phôi, sau đó ta tiến hành cắt ren trên phôi như phần hướng dẫn trình tự gia công. Trong quá trinh cắt ren phải cho dầu bôi trơn.
Bước 11: Dùng mũi tarô tinh để cắt ren lần cuối cùng và hoàn thành sản phẩm. Chi tiết gia công xong phải đúng theo yêu cầu kỹ thuật đã nêu.
B
Hướng dẫn thường xuyên:
Mỗi SV tự thực hiện cưa một phôi.
Thực hiện trình tự theo hướng dẫn ban đầu.
Theo dõi, hướng dẫn, khắc phục sai hỏng.
Thực hiện bài tập.
C
Hướng dẫn kết thúc:
Cũng cố phần thực hành.
Giải đáp thắc mắc.
Bảo dưỡng dụng cụ, vệ sinh nhà xưởng.
Nêu vấn đề.
CẮT REN BẰNG BÀN REN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Ve kiến thức:
SV hiểu biết phương pháp cắt ren ngoài bằng bàn ren.
Ve kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng thực hành dũa tròn tương đối để thực hiện các bài tập cắt ren ngoài bằng bàn ren.
Thái độ:
Phải có tinh thần trách nhiệm trong khi thực hành.
Biết cộng tác với các thành viên trong nhóm trong quá trình học tập.
CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Chuẩn bị phương tiện dạy học: Bản vẽ.
Trang bị thực hành: Ê tô, bàn nguội.
Dụng cụ thực hành: Dụng cụ vạch dấu, dụng cụ đo, dũa, bàn ren, tay quay.
Vật liệu thực hành: Phôi thép, dầu bôi trơn.
Dự kiến hình thức: Tập trung hướng dẫn, sau đó phân việc thực hành.
Phương pháp đánh giá kiến thức: Kiểm tra thông qua sản phẩm.
Sinh viên:
Kiến thức liên quan đến môn học/HP: Vẽ kỹ thuật, Dung sai kỹ thuật đo, Vật liệu cơ khí
Tài liệu học tập: Bài giảng Thực tập nguội.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Khái niệm:
Cắt ren bằng dụng cụ bàn ren là dùng để cắt ren ngoài, các phôi dùng để cắt tạo ren ngoài như: bu lông, gu dông và thực hiện chức năng sửa chữa nguội các chi tiết ren ngoài bị hỏng.
Xác định đường kính cấy tròn để cắt ren ngoài bằng bàn ren:
Trong quá trình dùng bàn ren để gia công ren ngoài trên bề mặt phôi hình trụ tròn thì gọi là ren.
Đe xác định đường kính trụ tròn cần cắt ren ta dựa vào công thức kinh nghiệm sau:
Đường kính cây tròn cần cắt ren: dct = d - 0,13p.
Trong đó:
d là đường kính lớn ren ngoài.
p là bước ren.
Có thể tra theo bảng sau: (bảng 5.2)
Ren hệ phổ thông
Ren hệ Anh
Ren ống trụ tròn
ĐK ren
Bước
ren
ĐK cây tròn cần ren
ĐK ren inch
ĐK cây tròn cần ren
ĐK ren inch
ĐK ngoài của ống
ĐK nhỏ nhất
ĐK lớn nhất
ĐK nhỏ nhất
ĐK lớn nhất
ĐK nhỏ nhất
ĐK lớn nhất
M6
1
5.8
5.9
1/4
5.9
6
1/8
9.4
9.5
M8
1.25
7.8
7.9
5/16
7.4
7.6
1/4
12.7
13
M10
1.5
9.75
9.85
3/8
9
9.2
3/8
16.2
16.5
M12
1.75
11.75
11.9
1/2
12
12.2
1/2
20.5
20.8
M14
2
13.7
13.85
-
-
-
5/8
22.5
22.8
M16
2
15.7
15.85
5/8
15.2
15.4
3/4
26
26.3
Bàn ren và tay quay:
Hình 5.4
1: Lỗ đặt bàn ren; 2: Tay quay; 3: Bàn ren
Trình tự thực hiện:
Lấy dấu trên phôi theo kích thước đã cho trên bản vẽ, dùng dụng cụ đo kiểm tra lại.
Kiểm tra đường kính của phôi, phôi gia công phải được vát mép mặt đầu từ (1^ 2) mm với góc vát 450, như hình vẽ
Hình 5.5
Kẹp phôi vào ê tô sao cho chiều cao của phôi nhô lên khỏi ê tô, kể cả đoạn ren định cắt từ (15 20)mm.
Đặt bàn ren đã lắp vào tay quay lên đầu mút của phôi phần đã vát, sao cho mặt đầu của bàn ren vuông góc với đường tâm của chi tiết.
Thực hiện quá trình cắt ren, ấn lực vừa phải, đưa bàn ren tạo đường cắt trên chi tiết, cắt được (1 + 2) đường ren, sau đó dùng dầu bôi trơn cho vào phôi cắt ren để cắt phần ren còn lại. Các ren cắt tiếp theo quay vào % vòng quay trả lại % vòng để bẻ phoi, tạo lực cắt nhẹ, để chi tiết không bị cong, đùm.
e. Kỹ thuật an toàn
Khi quay bàn ren thấy nặng, chuyển động khó khăn, phải tháo bàn ren ra để tìm nguyên nhân. Khi bị kẹt phoi, ta phải làm sạch phoi rồi mới tiếp tục cắt ren.
Bàn ren phải đặt vuông góc với mặt đầu của chi tiết cần gia công.
Không được dùng các dụng cụ khác thay thế trong gia công cắt ren ngoài, cho tay quay như: kiềm, clê, búa ...
Không sử dụng kiềm để siết tay quay.
Khi cắt phải thường xuyên bôi trơn.
5.3. BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài tập cắt ren ngoài hai đầu:
-
—
—
*	30±0’2	L
10010.2
1	3010,2
Hình 5.6
CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN
TT
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Ghi chú
GV
SV
A
Hướng dẫn ban đầu:
- Chuẩn bị: Dụng cụ thực hành thước kẻ, đĩa vạch dấu, compa, phấn, mũi vạch, mũi đột, búa, bàn ren và tay quay, dầu bôi trơn.
Hướng dẫn trình tự các bước, diễn giải,	giải
Tập trung nghe, quan sát theo dõi,
Trang thiết bị thực hành: Ê tô, bàn nguội.
Vật liệu: Phôi thép 010x100 mm. Mỗi SV 1 phôi.
- Trình tự công việc:
Bước 1: Phôi được chuẩn bị từ thép cây 010x100 mm.
Bước 2: Kiểm tra phôi, sau đó vát mép 2 đầu.
Bước 3: Phôi được kẹp lên ê tô và dũa trên chiều dài chi tiết từ 010 mm xuống 09,85 mm theo bảng tra từ bài giảng.
Bước 4: Gá bàn ren vào tay quay.
Bước 5: Phôi được kẹp chặt lên ê tô theo hướng thẳng đứng (vuông góc với bàn nguội).
Bước 6: Tiến hành cắt ren (cắt được 2 + 3 ren cho dầu bôi trơn trong quá trình cắt).
thích.
Thao	tác
mãu.
ghi chép trình tự các bước.
B
Hướng dẫn thường xuyên:
Mỗi SV tự thực hiện cưa một phôi.
Thực hiện trình tự theo hướng dẫn ban đầu.
Theo dõi, hướng dẫn, khắc phục sai hỏng.
Thực hiện bài tập.
C
Hướng dẫn kết thúc:
Cũng cố phần thực hành.
Giải đáp thắc mắc.
Bảo dưỡng dụng cụ, vệ sinh nhà xưởng.
Nêu vấn đề.
BÀI TẬP THAM KHẢO
Gia công then bằng
YÊU CÀU KỸ THUẬT
Độ nhám bề mặt theo bản vẽ
Độ không song song cho phép giữa các cặp cạnh không quá 0,15 mm
Gia công bu lông chữ T
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Ren không được chờn xướt
Không được sức mẽ quá hai ren
Lỗ đối xứng qua tâm.
Khoan lỗ và gia công hình vuông
YEU CÃU KY THUẶT
Lỗ không bị lệch
Gia công hỉnh vuông đúng kích thước
Gia công bu lông tai hồng
YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Ren không được chờn xướt
- Không được sức mẽ quá hai ren
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Vận, Thực hành cơ khí 1 - Nguội, NXB Giáo dục, 2000.
Võ Mai Lý - Nguyễn Văn Quý, Kỹ thuật nguội cơ khí, NXB Hải Phòng, 2002.
Phí Trọng Hảo - Nguyễn Thanh Mai, Kỹ thuật nguội, NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • docthuc_tap_nguoi_nguyen_van_truc.doc
  • pdfthuctapnguoi_ngvantruc_2703_473436.pdf