Bài giảng Thực tập máy công cụ 1
BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐIỀU CHỈNH MÁY TIỆN
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
- Biết được cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trên máy tiện.
- Biết được gá lắp dao, cách mài dao và an toàn khi mài dao, gá lắp phôi.
- Gá lắp dao và phôi đúng kỹ thuật.
- Sử dụng được các loại dụng cụ đo.
- Hình thành kỹ năng thao tác và an toàn khi vận hành máy tiện.
- Hình thành kỹ năng bảo quản máy tiện, thiết bị.
- Hình thành kỹ năng đo và bảo quản dụng cụ đo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thực tập máy công cụ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thực tập máy công cụ 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ BÀI GIẢNG THỰC TẬP MÁY CÔNG CỤ 1 Bậc: Cao đẳng – Ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí GVBS: KS. Bùi Trung Kiên KTV. Phan Trung Châu KS. Nguyễn Phước Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2015 MỤC LỤC Trang BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐIỀU CHỈNH MÁY TIỆN..01 1.1.Sử dụng và bảo quản dụng cụ cắt và dụng cụ đo........ 01 1.2.Sử dụng và bảo quản máy tiện............ 06 1.3.Gá lắp phôi và dao.......... 12 1.4.An toàn lao động, vệ sinh máy tiện và xưởng thực hành........... 15 BÀI 2: TIỆN MẶT TRỤ VÀ MẶT ĐẦU..........25 2.1.Tiện trụ trơn......... 25 2.2.Tiện trục bậc........ 32 2.3.Tiện rãnh và cắt đứt.. ...... 38 BÀI 3: GIA CÔNG LỖ TRỤ......... 45 3.1.Mài mũi khoan xoắn........ 45 3.2.Khoan và khoét lỗ............ 50 3.3.Tiện lỗ trụ ........ 56 BÀI 4: CẮT REN BẰNG BÀN REN VÀ TARÔ.......61 4.1.Cắt ren bằng bàn ren..... 61 4.2.Cắt ren bằng tarô.......... 69 BÀI 5: ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐIỀU CHỈNH MÁY PHAY, BÀO.. 77 5.1.Sử dụng máy phay và máy bào.....77 5.2.Gá lắp phôi và dao............87 BÀI 6: PHAY, BÀO MẶT PHẲNG...........97 6.1.Phay mặt phẳng............ ...97 6.2.Bào mặt phẳng................101 BÀI 7: PHAY, BÀO MẶT PHẲNG SONG SONG.............................106 7.1.Phay mặt phẳng song song........ 106 7.2.Bào mặt phẳng song song........ ..110 BÀI 8: PHAY, BÀO MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC ........................ ..114 8.1.Phay mặt phẳng vuông góc.................. ..114 8.2.Bào mặt phẳng vuông góc..........119 Tài liệu tham khảo... 124 LỜI NÓI ĐẦU .. Đầu tiên nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã tìm đến bài giảng này. Thực tập máy công cụ 1 là học phần thực hành gia công cắt gọt kim loại trên máy công cụ: Tiện, Phay, Bào. Bài giảng này do nhóm tác giả thuộc bộ môn Cơ khí, trường đại học Phạm Văn Đồng biên soạn. Xuất phát từ thực tế nhu cầu cần thiết có giáo trình thực hành cơ khí để sinh viên học tập cũng như tham khảo, không chỉ là sinh viên cơ khí nói riêng mà sinh viên khối kỹ thuật nói chung. Bài giảng này gồm 8 bài thực hành gia công trên máy Tiện, Phay, Bào. Trong từng bài sẽ giới thiệu cụ thể các kiến thức, phương pháp và trình tự thực hành để gia công chi tiết. Tuy nhiên vì đây là những bài tập cơ bản cần thiết cho người thợ Cơ khí, khi đi làm thực tế ở cơ sở sản xuất thì người thợ phải tiếp tục học tập, tìm hiểu thêm để nâng cao tay nghề của chính mình. Vì biên soạn lần đầu nên không thể tránh được những thiếu sót. Nhóm tác giả rất cảm ơn những đóng góp chân thành từ bạn đọc để hoàn thiện hơn, mọi đóng góp xin gởi về e-mail: kienpdu@yahoo.com . Xin chân thành cảm ơn! Quảng Ngãi, tháng 12/2015 Nhóm biên soạn 1 BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐIỀU CHỈNH MÁY TIỆN MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: - Biết được cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trên máy tiện. - Biết được gá lắp dao, cách mài dao và an toàn khi mài dao, gá lắp phôi. - Gá lắp dao và phôi đúng kỹ thuật. - Sử dụng được các loại dụng cụ đo. - Hình thành kỹ năng thao tác và an toàn khi vận hành máy tiện. - Hình thành kỹ năng bảo quản máy tiện, thiết bị. - Hình thành kỹ năng đo và bảo quản dụng cụ đo. 1.1. Sử dụng và bảo quản dụng cụ cắt và dụng cụ đo 1.1.1. Sử dụng dụng cụ cắt a. Các góc cơ bản của dao tiện Hình 1.1. Kết cấu và các góc dao tiện - Góc trước γ: là góc giữa mặt trước và mặt đáy đo trong tiết diện chính. Góc trước có trị số dương khi mặt trước thấp hơn so với mặt đáy, trị số âm khi ngược lại và bằng 0 khi mặt trước trùng mặt đáy. - Góc sau chính α: là góc giữa mặt sau chính và mặt cắt đo trong tiết diện chính. - Góc sắcβ: là góc giữa mặt trước và mặt sau chính đo trong tiết diện chính. - Góc cắt δ: là góc giữa mặt trước và mặt cắt đo trong tiết diện chính. - Góc nghiêng chính φ: là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy và phương chạy dao. 2 - Góc nghiêng phụ φ1: là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy và phương chạy dao. - Góc mũi dao ε: là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ trên mặt đáy. - Góc nâng λ: là góc giữa lưỡi cắt chính và hình chiếu của nó lên mặt đáy. Góc λ có thể âm hay dương hoặc bằng 0. b. Phân loại dao tiện - Căn cứ vào hướng tiến của dao trong quá trình làm việc, ta có dao trái và dao phải Hình 1.2. Các loại dao theo hướng tiến của dao - Căn cứ vào hình dáng của đầu dao ta có dao đầu thẳng, dao đầu cong và dao cắt đứt (dao cắt phải, dao cắt đối xứng và dao cắt trái) (hình 1.3). Hình 1.3. Các loại dao theo hình dáng của đầu dao - Căn cứ vào công dụng ta có các loại dao như bảng sau 3 Bảng 1.1. Phân loại dao theo công dụng Dao tiện suốt đầu thẳng Dao cắt rãnh Dao tiện suốt đầu cong Dao định hình Dao vai Dao tiện ren Dao xén mặt đầu Dao tiện lỗ suốt Dao cắt đứt Dao tiện lỗ kín 4 c. Bảo quản dao tiện - Trong khi gia công phải gá đúng tâm máy và kẹp chặt dao tiện tránh làm hỏng dao - Khi gia công xong phải đặt dao vào nơi quy định, không để chung với các dụng cụ hoặc phôi, cần bảo đảm cho lưỡi cắt của dao không bị hư hỏng do cọ sát vào nhau. 1.1.2. Sử dụng dụng cụ đo a. Thước lá Thước lá là dụng đo có vạch chia với giá trị vạch chia thông thường là 0,5mm hoặc 1mm, thước lá dùng để xác định những kích thước không cần độ chính xác cao. b. Compa đo Là dụng cụ để chuyển kích thước đo thực tế sang một dụng cụ đo khác có khắc vạch, hoặc để so sánh các kích thước trên chi tiết. Hình 1.4. Compa đo Compa đo ngoài (hình 1.4 a, c) dùng để đo kích thước ngoài. Compa đo trong (hình 1.4 b, d) dùng để đo kích thước trong. c. Thước cặp Là dụng cụ đo có du xích dùng để đo chiều dài, đo lỗ, đo trụ ngoài, đo chiều sâu và đo chiều cao. - Kiểm tra thước trước khi đo Lau sạch thước, kiểm tra độ chính xác thước: áp khít mỏ đo, nếu vạch “0” thước chính trùng vạch “0” thước phụ là thước đúng, nếu sai bao nhiêu vạch thì khi đọc kết quả đo phải bù hoặc trừ bấy nhiêu vạch. - Cách đọc kết quả đo Mắt nhìn vuông góc với thước để đọc chính xác giá trị đo. 5 Trước hết, xem vạch “0” của thước trượt ở sau vạch thứ bao nhiêu mm của thước chính thì đó là số mm chẵn của kết quả đo. Nhìn tiếp xem vạch nào của thước trượt thẳng hàng với một vạch nào đó trên thước chính thì đó là phần lẽ của kết quả đo. Cộng hai kết quả trên ta được kết quả đo cuối cùng. Hình 1.5. Cách đọc kết quả đo trên thước cặp d. Panme - Kiểm tra thước trước khi đo: Đối với panme 0-25mm, panme chính xác khi 2 mỏ đo tiếp xúc khít nhau khi đó vạch “0“ trên mặt vát côn trùng với đường chuẩn đồng thời mép ống động trùng vạch “0” thước chính. Đối với panme có phạm vi đo từ 25-50mm hoặc lớn hơn thường có một căn mẫu để kiểm tra thước. Khi đó để kiểm tra panme chính xác ta dùng panme đo căn mẫu thì vạch “0” trên mặt vát côn trùng với đường chuẩn đồng thời được giá trị của căn mẫu. e. Đồng hồ so Là loại dụng cụ đo kiểm tra sai số về hình dáng hình học (như độ phẳng, độ côn), sai số về vị trí tương quan các bề mặt (như độ song song, độ vuông góc, độ đảo) và về kích thước. Kết quả chính xác tới 0.01mm. Hình 1.6. Đồng hồ so f. Bảo quản dụng cụ đo - Không dùng thước để đo khi vật đang quay. - Không đo các mặt thô bẩn. 6 - Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước . - Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phoi gang, dung dịch tưới. 1.2. Sử dụng và bảo quản máy tiện 1.2.1. Cấu tạo máy tiện ren vít vạn năng Hình 1.7. Cấu tạo chung bên ngoài máy tiện vạn năng 1- Mặt trước cụm thay đổi tốc độ quay trục chính; 2, 10, 11, 12- Các tay gạt điều khiển thay đổi tốc độ quay trục chính của máy; 3- Thân ụ trước máy; 4- Hộp chạy dao; 5,6,7- Các tay gạt thay đổi lượng chạy dao và thông số ren khi cắt gọt; 8- Cụm bánh răng thay thế; 9- Mắt dầu kiểm tra mức dầu trong hộp tốc độ; 13- Hộp tốc độ; 26, 27- Bàn xe dao; 28- Tay quay bàn dao trên; 29- Mũi tâm sau; 30- Nòng ụ động; 31- Tay hãm nòng ụ động; 32- Thân ụ động; 33- Đai ốc hãm chặt ụ động; 34- Tay hãm nhanh ụ động; 35- Tay quay ụ động; 36 và 48- Các tay gạt khởi động và đảo chiều quay trục chính; 37- Máng chứa phoi; 7 14- Trục chính máy; 15- Mâm cặp; 16- Băng máy; 17- Thanh răng; 18- Trục vít me; 19- Trục trơn; 20- Hộp kính chắn phoi trên đài dao; 21- Tay quay siết chặt đài dao; 22- Tay quay bàn dao ngang; 23- Vòi dẫn dung dịch trơn nguội; 24- Bàn dao trên; 25- Đèn chiếu sáng; 38, 39,40- Các công tắc điện chính; 41- Bể chứa dung dịch trơn nguội; 42- Nắp tủ điện; 43- Tay gạt đóng mở đai ốc bổ đôi để tiện ren; 44- Tay gạt đóng mở chạy dao ngang tự động; 45- Tay gạt đóng mở chạy dao dọc tự động; 46- Chốt đóng ngắt đường truyền tự động; 47- Tay quay bàn dao dọc. a. Thân máy - Là chi tiết quan trọng vì trên thân máy có lắp tất cả các bộ phận chủ yếu của máy. - Bộ phận quan trọng nhất là sống trượt. - Trên sống trượt có lắp các bộ phận máy có thể di động: ụ động, giá đỡ, bàn trượt dọc. - Kết cấu đa dạng. Hình 1.8. Hình dáng thân máy Hình 1.9. Hình dáng sống trượt b. Trục chính Hộp trục chính thường bao gồm cả hộp tốc độ để điều chỉnh tất cả các cấp vận tốc của trục chính. Bộ phận quan trọng nhất của hộp trục chính là trục chính và những ổ trục của trục chính. Trục chính thường có kết cấu rỗng có thể đưa phôi thanh qua trục chính. 8 Hình 1.10. Kết cấu hộp trục chính Hình 1.11. Trục chính máy 1K62 c. Bàn xe dao Là bộ phận máy lắp trên hộp xe dao và trượt trên sống trượt của băng máy. Bàn dao có nhiệm vụ kẹp chặt dao và thực hiện chuyển động chạy dao dọc và chạy dao ngang. Bàn dao gồm 4 bộ phận chính: bàn trượt dọc, bàn trượt ngang, bàn trượt dọc trên và ổ gá dao. Hình 1.12. Kết cấu bàn xe dao 9 d. Ụ động (ụ sau) Được đặt trên sống trượt dẫn hướng của băng máy và có thể di trượt dọc theo sống trượt tới một vị trí bất kì bằng tay. Ụ động đỡ những chi tiết gia công kém cứng vững, ngoài ra còn gá mũi khoan, khoét, doa, các đồ gá tarô, Hình 1.13. Ụ sau máy 1K62 e. Mâm cặp Dùng để định vị và kẹp chặt các chi tiết có hình dạng khác nhau chủ yếu dạng trụ tròn và đối xứng, được lắp ở đầu trục chính. Có 2 loại chính : Mâm cặp không tự định tâm và mâm cặp tự định tâm. Hình 1.14.Mâm cặp 4 vấu Hình 1.15.Mâm cặp 3 vấu không tự định tâm tự định tâm 10 f. Mũi chống tâm Mũi chống tâm dùng để gá đỡ các chi tiết dạng trục dài trong quá trình gia công. Hình 1.16. Mũi chống tâm quay. Hình 1.17. Mũi chống tâm cố định. g. Giá đỡ Dùng để đỡ những chi tiết gia công kém cứng vững thường có tỷ số chiều dài và đường kính lớn hơn hoặc bằng 12, và đỡ những chi tiết đặc biệt nặng. - Giá đỡ cố định: bắt chặt xuống băng máy. - Giá đỡ di động: bắt chặt trên bàn xe dao dọc. Hình.1.18. Giá đỡ cố định và giá đỡ di động 1.2.2. Điều khiển và sử dụng máy tiện a. Điều khiển tốc độ cắt gọt Tốc độ cắt gọt v (m/ph) được quyết định phụ thuộc vào vật liệu gia công, vật liệu làm dao, mức độ gia công (thô, bán tinh, tinh), đường kính phôi(tra theo sổ tay công nghệ chế tạo máy). Tính số vòng quay trục chính trong một phút theo công thức: D v n . .1000 (v/ph) (1) Đọc trên bảng tốc độ gắn phía trước máy, chọn giá trị n trên bảng gần với giá trị đã tính toán ở trên. Trên bảng tốc độ chỉ rõ, ứng với giá trị n đã chọn cần đặt các tay 11 gạt ở các vị trí tương ứng. Vì vậy theo đó gạt các tay gạt (2, 10, 11, 12) vào vị trí cần thiết. Nếu mở máy, trục chính sẽ quay với tôc độ n (vòng/phút). b. Điều khiển lượng chạy dao dọc Lượng chạy dao dọc Sd(mm/vòng) được quyết định phụ thuộc mức độ gia công, vật liệu gia công, vật liệu làm dao Đọc bảng lượng chạy dao trên máy, để biết ứng với lượng chạy dao S đã chọn, cần đặt các tay gạt ở các vị trí tương ứng. Vì vậy theo đó mà gạt các tay gạt (5, 6, 7) vào vị trí cần thiết truyền động cho trục trơn 19 để tiện trơn. Khi trục chính đang quay, nếu gạt tay gạt 45 lên phía trên sẽ làm cho bàn xe dao 27 tự động chạy dao dọc với lượng chạy dao S (mm/vòng) đã dự kiến, gạt tay gạt 45 xuống dưới sẽ ngắt tự động chạy dao dọc. - Chạy dao dọc với bước tiến lớn để tiện ren (đọc trên bảng ren trên máy). - Điều khiển chạy dao dọc bằng tay (sử dụng tay quay bàn dao dọc để điều khiển). c. Điều khiển lượng chạy dao ngang Quá trình điều khiển lượng chạy dao ngang tuần tự giống như điều kiển lượng chạy dao dọc Tra trên bảng lượng chạy dao, ứng với lượng chạy dao ngang đã chọn để gạt các tay gạt (5, 6, 7) vào vị trí cần thiết, truyền động cho trục trơn 19. Khi trục chính quay, gạt tay gạt 44 lên trên hoặc xuống dưới để đóng ngắt tự động chạy dao ngang. Điều khiển chạy dao ngang bằng tay: quay tay quay bàn dao ngang 22 để tiến hoặc lùi bàn dao ngang theo phương vuông góc với đường tâm máy. d. Điều khiển bàn dao trên Bàn dao trên có thể tạo ra lượng chay dao dọc trong khoảng dịch chuyển ngắn khi bàn dao ở vị trí bình thường, hoặc có thể tạo ra lượng chạy dao xiên khi xoay bàn dao đi một góc nhất định. Bàn dao này thường không chạy dao tự động. Khi điều khiển chạy dao bàn dao trên bằng tay, quay tay quay bàn dao trên 28 để tiến hoặc lùi dao theo phương của bàn dao. e. Điều khiển ụ động và nòng ụ động Ụ động có thể được di dịch đến vị trí cần thiết bất kỳ trên băng máy. Hãm hoặc nới lỏng ụ động nhờ tay siết 34. Kéo tay siết về phía trước để nới lỏng ụ động, đẩy nó về phía sau sẽ siết hãm ụ động. Khi cần hãm chắc ụ động trong khoảng thời gian dài hơn thì phải siết chặt đai ốc 33 bằng cờ lê cỡ lớn. 12 Nòng ụ động có thể từ từ tiến về phía trục chính hoặc lùi lại. Điều khiển chuyển động tiến, lùi nòng ụ động bằng tay, khi quay tay quay ụ động 35. Hãm chặt hoặc nới lỏng nòng ụ động (so với thân ụ động) nhờ tay siết 31. 1.3.3. Bảo quản máy tiện - Sau mỗi ca làm việc phải vệ sinh máy sạch sẽ, không để phoi, bụi bẩn, nước bám trên băng máy và bàn dao. Giẻ lau, bàn chảikhi lau phoi xong không được để lại vết và sợi dính trên bề mặt lau. - Bảo dưỡng theo định kỳ, ít nhất trong một tháng một lần tổng vệ sinh máy và nơi làm việc. - Sau khi đã tổng vệ sinh phải bôi trơn toàn bộ máy theo bảng chỉ dẫn. - Bảo dưỡng thường xuyên. 1.3. Gá lắp phôi và dao 1.3.1. Gá lắp phôi a. Gá trên mâm cặp Thường dùng để gia công các chi tiết ngắn (l/d < 5). Chuẩn định vị là bề mặt trục ngoài, các lỗ đường kính lớn trên phôi. Cách gá này đơn giản, độ cứng vững cao, nhưng năng suất không cao, độ chính xác định tâm không cao. Muốn đạt độ chính xác định tâm cao phải tốn thời gian rà gá bằng đồng hồ so. Muốn gia công suốt, phải trở đầu chi tiết gia công. Hình.1.19. Mâm cặp 3 chấu và các sơ đồ gá trên mâm cặp 3 chấu b. Gá trên mâm cặp 3 chấu và một đầu chống tâm Dùng để gia công các trục có 5 < l/d < 10. 13 Hình.1.20. Sơ đồ gá trên mâm cặp 3 chấu và một đầu c ... . - Khởi động máy bào. - Cho bàn máy di chuyển dọc để bào hết mặt phẳng ngang. - Dừng máy bào, làm sạch Phôi Êtô Căn đệm Phôi 112 bavia ở mặt trên đã bào sau đó dùng thước cặp kiểm tra lại trên máy. - Sau đó tiếp tục bào tương tự để lại lượng dư bào tinh khoảng 0,5÷1mm. 3 Bào tinh đạt kích thước 30±0.5 - Điều chỉnh tốc độ đầu bào 52 htk/ph. - Khởi động máy bào, tịnh tiến dao xuống để cắt hết lượng dư còn lại, sau đó cho bàn máy di chuyển dọc để bào hết mặt phẳng ngang. - Sau khi bào xong hết chiều dài phôi thì tắt máy làm sạch bavia, đo kiểm lần cuối rồi mới tháo phôi ra khỏi êtô. 4 Kiểm tra sản phẩm - Kiểm tra các kích thước và các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ. 6.2.7. Phương pháp kiểm tra sản phẩm Dùng thước cặp để kiểm tra kích thước. Dùng cạnh êke hoặc thước thẳng để kiểm mặt phẳng bằng phương pháp khe hở ánh sáng. 6.2.8. Các sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC A. Sai số kích thước - Do sai số dịch chuyển của bàn máy theo phương cần thiết, sai số hiệu chỉnh chiều sâu cắt, thao tác đo và đọc giá trị không đúng. - Thao tác nhằm dịch chuyển bàn máy cũng như hiệu chỉnh chiều sâu cắt phải chính xác và khử độ rơ nếu có. - Thao tác đo kiểm phải chính xác. 113 B. Sai số hình dáng hình học bề mặt - Lượng dư gia công không đều. - Kiểm tra lượng dư trước khi gia công. C. Sai số về vị trí tương quan giữa bề mặt được gia công với bề mặt khác - Gá phôi không chính xác. - Không lau sạch phoi trên mặt tỳ của đồ gá. - Lưu ý tới độ chính xác gá đặt chi tiết. - Lau chùi sạch bề mặt đồ gá và bề mặt định vị của chi tiết. D. Độ nhẵn bóng bề mặt không đạt yêu cầu - Mài dao không tốt, mòn dao. - Chọn chế độ cắt không hợp lý. - Kẹp phôi không chắc chắn, độ cứng vững thấp. - Kiểm tra việc chọn dao và thông số hình học dao đã hợp lý chưa. - Xem lại chế độ cắt được chọn. - Kiểm tra việc kẹp chặt chi tiết gia công. 6.2.9. An toàn lao động, vệ sinh máy và xưởng thực hành Thực hiện đúng tác phong quy định khi vận hành máy. Bơm dầu bôi trơn cho máy. Nếu máy có hư hỏng phải báo ngay cho giáo viên phụ trách để xử lý kịp thời trước khi chạy máy. Không đo kiểm khi máy đang chạy. Khi thực hiện cắt gọt phải cho dao quay tròn mới cho phôi chạm vào dao. Khi kết thúc làm việc phải dừng máy và điều chỉnh các cần gạt về vị trí an toàn, ngắt điện khỏi máy. Vệ sinh máy và vệ sinh xưởng, lau sạch các dụng cụ đo cũng như dụng cụ cắt gọt. Bơm dầu bôi trơn máy. 114 BÀI 8: PHAY, BÀO MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC 8.1. PHAY MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: - Biết vận hành và thao tác đúng khi phay mặt phẳng vuông góc. - Biết gá lắp phôi, dao và phương pháp để phay mặt phẳng vuông góc. - Phay được chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Đảm bảo an toàn lao động 6.1.11. Chuẩn bị q. Bản vẽ 100 28 ± 0, 1 B A Hình 8.1. Bản vẽ gia công phay mặt phẳng vuông góc r. Yêu cầu kỹ thuật: độ không phẳng mặt A và B sai không quá 0,04, độ song song, vuông góc giữa các mặt không quá 0,06. s. Máy phay vạn năng P612 t. Phôi: Phôi thanh Φ 40x100 mm u. Đồ gá: Êtô vạn năng. v. Dụng cụ cắt: Dao phay ngón 20. w. Dụng cụ đo: Thước cặp 1/50, êke, panme, đồng hồ so. x. Chế độ cắt: tương tự như bài phay mặt phẳng ngang và song song 6.1.12. Các bước tiến hành: TT Nội dung Hướng dẫn và hình vẽ 1 Gá phôi lên êtô máy, lắp dao lên đài dao. - Lau chùi mặt bàn máy, lắp êtô máy lên giữa bàn máy và rà gá êtô máy. - Lau sạch ngàm êtô, dùng căn đệm song song để chêm phôi cách mặt trên ngàm êtô 8÷10mm sau đó rà phôi để đạt độ phẳng 115 (mặt chuẩn lúc này là mặt phôi đã phay định vị vào ngàm cố định êtô và mặt còn lại định vị lên tấm căn đệm). - Dùng thanh trụ tròn và căn đệm để gá phôi. - Thanh trụ tròn sẽ đảm bảo cho bề mặt chuẩn sẽ được ép vào mặt phẳng tỳ lên ngàm êtô. - Chuẩn bị dung dịch trơn nguội. 2 Phay thô phôi chiều cao 40 đạt kích thước 35±0.5. - Điều chỉnh tốc độ trục chính 250vòng/phút, bước tiến 60mm/phút. - Khởi động trục chính. - Định vị mặt đường sinh của dao cách vào phôi 5÷10mm. - Nâng bàn máy lên chạm nhẹ tạo vệt sáng mờ trên phôi. - Di chuyển bàn máy để thoát dao ra khỏi phôi theo phương dọc. - Nâng bàn máy lên định chiều sâu cắt khoảng 2mm. - Cho bàn máy di chuyển dọc để phay hết mặt phẳng ngang. - Dừng quay trục chính, làm sạch bavia ở mặt trên đã phay sau đó dùng thước cặp kiểm tra lại trên máy. - Sau đó tiếp tục phay thô tương tự để lại lượng dư phay tinh khoảng 0,5÷1mm. 3 Phay tinh đạt kích thước 34±0.2 - Điều chỉnh tốc độ vòng quay trục chính khoảng 350vòng /ph - Khởi động trục chính, nâng bàn máy lên để cắt hết lượng dư còn lại, sau đó cho bàn máy di chuyển dọc để phay hết mặt phẳng ngang. - Sau khi phay xong hết chiều dài phôi thì tắt máy làm sạch bavia, đo kiểm lần cuối rồi mới tháo phôi ra khỏi êtô. Phôi Chêm Căn đệm Phôi Êtô 116 4 Kẹp phôi phay mặt còn lại. - Lau chùi mặt bàn máy, lắp êtô máy lên giữa bàn máy và rà gá êtô máy. - Lau sạch ngàm êtô, dùng căn đệm song song để chêm phôi cách mặt trên ngàm êtô 8÷10mm sau đó rà phôi để đạt độ phẳng (mặt chuẩn lúc này là mặt phôi đã phay định vị vào ngàm cố định êtô và mặt còn lại định vị lên tấm căn đệm). - Dùng thanh trụ tròn và căn đệm để gá phôi. - Thanh trụ tròn sẽ đảm bảo cho bề mặt chuẩn sẽ được ép vào mặt phẳng tỳ lên ngàm êtô. 5 Phay thô phôi chiều cao 34 đạt kích thước 29±0.5. - Điều chỉnh tốc độ trục chính 250vòng/phút, bước tiến 60mm/phút. - Khởi động trục chính. - Định vị mặt đường sinh của dao cách vào phôi 5÷10mm. - Nâng bàn máy lên chạm nhẹ tạo vệt sáng mờ trên phôi. - Di chuyển bàn máy để thoát dao ra khỏi phôi theo phương dọc. - Nâng bàn máy lên định chiều sâu cắt khoảng 2mm. - Cho bàn máy di chuyển dọc để phay hết mặt phẳng ngang. - Dừng quay trục chính, làm sạch bavia ở mặt trên đã phay sau đó dùng thước cặp kiểm tra lại trên máy. - Sau đó tiếp tục phay thô tương tự để lại lượng dư phay tinh khoảng 0,5÷1mm Phôi Chêm Căn đệm Phôi Êtô 117 6 Phay tinh đạt kích thước 28±0.1 - Điều chỉnh tốc độ vòng quay trục chính khoảng 350vòng /ph - Khởi động trục chính, nâng bàn máy lên để cắt hết lượng dư còn lại, sau đó cho bàn máy di chuyển dọc để phay hết mặt phẳng ngang. - Sau khi phay xong hết chiều dài phôi thì tắt máy làm sạch bavia, đo kiểm lần cuối rồi mới tháo phôi ra khỏi êtô. 7 Kiểm tra sản phẩm - Kiểm tra các kích thước và các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ. 6.1.13. Phương pháp kiểm tra sản phẩm - Dùng thước cặp để kiểm tra kích thước. - Dùng cạnh êke hoặc thước thẳng để kiểm mặt phẳng bằng phương pháp khe hở ánh sáng 6.1.14. Các sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC A. Sai số kích thước - Do sai số dịch chuyển của bàn máy theo phương cần thiết, sai số hiệu chỉnh chiều sâu cắt, thao tác đo và đọc giá trị không đúng. - Thao tác nhằm dịch chuyển bàn máy cũng như hiệu chỉnh chiều sâu cắt phải chính xác và khử độ rơ nếu có. - Thao tác đo kiểm phải chính xác. B. Sai số hình dáng hình học bề mặt - Lượng dư gia công không đều. - Không khóa hình trình không dịch chuyển trong quá trình gia công. - Kiểm tra lượng dư trước khi gia công. - Khóa hành trình không cần thiết lại. C. Sai số về vị trí tương quan giữa bề mặt được gia công với bề mặt khác - Gá phôi không chính xác. - Không lau sạch phoi trên mặt tỳ của đồ gá. - Lưu ý tới độ chính xác gá đặt chi tiết. - Lau chùi sạch bề mặt đồ gá và bề mặt định vị của chi tiết. 118 D. Độ nhẵn bóng bề mặt không đạt yêu cầu - Mài dao không tốt, mòn dao. - Chọn chế độ cắt và sử dụng chất làm nguội không hợp lý. - Kẹp phôi không chắc chắn, độ cứng vững thấp. - Kiểm tra việc chọn dao và thông số hình học dao đã hợp lý chưa. - Xem lại chế độ cắt được chọn. - Kiểm tra việc kẹp chặt chi tiết gia công. 6.1.15. An toàn lao động, vệ sinh máy và xưởng thực hành Thực hiện đúng tác phong quy định khi vận hành máy. Bơm dầu bôi trơn cho máy. Nếu máy có hư hỏng phải báo ngay cho giáo viên phụ trách để xử lý kịp thời trước khi chạy máy. Không đo kiểm khi máy đang chạy. Khi thực hiện cắt gọt phải cho dao quay tròn mới cho phôi chạm vào dao. Khi kết thúc làm việc phải dừng máy và điều chỉnh các cần gạt về vị trí an toàn, ngắt điện khỏi máy. Vệ sinh máy và vệ sinh xưởng, lau sạch các dụng cụ đo cũng như dụng cụ cắt gọt. Bơm dầu bôi trơn máy. 119 8.2. BÀO MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: - Biết vận hành và thao tác đúng khi bào mặt phẳng. - Biết gá lắp phôi, dao và phương pháp để bào mặt phẳng. - Bào được chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động 8.2.1. Chuẩn bị q. Bản vẽ 50 30 ±0 ,2 30±0,2 B A Hình 8.2. Bản vẽ gia công bào mặt phẳng song song r. Yêu cầu kỹ thuật: Độ không phẳng mặt A, B sai không quá 0,04, Độ không vuông góc giữa các mặt sai không quá 0,04 s. Máy: Máy bào B665, t. Phôi: Phôi thanh Φ 40x100 mm u. Đồ gá: Êtô vạn năng. v. Dụng cụ cắt: Dao bào đầu thẳng thép gió w. Dụng cụ đo: thước kẹp, eke x. Chế độ cắt khi bào: tương tự như bào mặt phẳng ngang và song song 8.2.2. Các bước tiến hành TT Nội dung Hướng dẫn và hình vẽ 1 Gá phôi lên êtô máy, lắp dao lên giá dao. - Lau chùi mặt bàn máy, lắp êtô máy lên giữa bàn máy và và rà gá ê tô máy. - Lau sạch ngàm êtô, dùng căn đệm song song để chêm phôi cách mặt trên ngàm êtô 8÷10mm sau đó rà phôi để đạt độ phẳng. 120 (mặt chuẩn lúc này là mặt phôi đã phay định vị vào ngàm cố định êtô và mặt còn lại định vị lên tấm căn đệm). - Dùng thanh trụ tròn và căn đệm để gá phôi. - Thanh trụ tròn sẽ đảm bảo cho bề mặt chuẩn sẽ được ép vào mặt phẳng tỳ lên ngàm êtô. - Lắp dao vào giá dao và thoát dao lên cao khỏi phôi. - Điều chỉnh hành trình đầu bào L = L1+L2+L3= 52÷102mm. Trong đó: L1: lượng ăn tới của dao: L1 = 5 ÷30mm. L2: chiều dài bề mặt gia công: L1 = 42mm. L3: lượng vượt quá của dao: L3 = 5÷30mm. - Lượng ăn dao tới B1= t cotgφ= t cotg 45 0 = t (mm) - Lượng vượt quá B2 = 2÷3mm (theo phương chạy dao S) - Điều chỉnh điểm xuất phát của đầu bào cách phôi L1 (mm) 2 Bào thô phôi kích thước 42 đạt kích thước 37±0.5. - Điều chỉnh tốc độ đầu bào khoảng 52htk/ph. - Định vị mũi dao cách vào phôi 5÷10mm. - Di chuyển dao xuống cách phôi khoảng 0.2 ÷0.5mm. - Di chuyển bàn máy để thoát dao ra khỏi phôi theo phương dọc. - Tịnh tiến dao xuống định chiều sâu cắt khoảng 2mm. - Khởi động máy bào. - Cho bàn máy di chuyển dọc để bào hết mặt phẳng ngang. - Dừng máy bào, làm sạch bavia ở mặt trên đã bào sau đó dùng thước cặp kiểm tra lại trên máy. Phôi Chêm Căn đệm Phôi Êtô 121 - Sau đó tiếp tục bào tương tự để lại lượng dư bào tinh khoảng 0,5÷1mm. 3 Bào tinh đạt kích thước 36±0.5 - Điều chỉnh tốc độ đầu bào 52htk/ph. - Khởi động máy bào, tịnh tiến dao xuống để cắt hết lượng dư còn lại, sau đó cho bàn máy di chuyển dọc để bào hết mặt phẳng ngang. - Sau khi bào xong hết chiều dài phôi thì tắt máy làm sạch bavia, đo kiểm lần cuối rồi mới tháo phôi ra khỏi êtô. 4 Gá phôi lên êtô máy gia công mặt còn lại. - Lau chùi mặt bàn máy, lắp êtô máy lên giữa bàn máy và và rà gá ê tô máy. - Lau sạch ngàm êtô, dùng căn đệm song song để chêm phôi cách mặt trên ngàm êtô 8÷10mm. - Dùng thanh trụ tròn và căn đệm để gá phôi. 5 Bào thô phôi kích thước 36 đạt kích thước 31±0.5. - Điều chỉnh tốc độ đầu bào khoảng 52htk/ph. - Định vị mũi dao cách vào phôi 5÷10mm. - Di chuyển dao xuống cách phôi khoảng 0.2 ÷0.5mm. - Di chuyển bàn máy để thoát dao ra khỏi phôi theo phương dọc. - Tịnh tiến dao xuống định chiều sâu cắt khoảng 2mm. - Khởi động máy bào. - Cho bàn máy di chuyển dọc để bào hết mặt phẳng ngang. - Dừng máy bào, làm sạch bavia ở mặt trên đã bào sau đó dùng thước cặp kiểm tra lại trên máy. - Sau đó tiếp tục bào tương tự để lại lượng dư bào tinh khoảng 0,5÷1mm. Căn đệm Phôi Thanh trụ tròn Phôi Êtô 122 6 Bào tinh đạt kích thước 30±0.2 - Điều chỉnh tốc độ đầu bào 52htk/ph. - Khởi động máy bào, tịnh tiến dao xuống để cắt hết lượng dư còn lại, sau đó cho bàn máy di chuyển dọc để bào hết mặt phẳng ngang. - Sau khi bào xong hết chiều dài phôi thì tắt máy làm sạch bavia, đo kiểm lần cuối rồi mới tháo phôi ra khỏi êtô. 7 Kiểm tra sản phẩm - Kiểm tra các kích thước và các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ. 8.2.3. Phương pháp kiểm tra sản phẩm Dùng thước cặp để kiểm tra kích thước. Dùng cạnh êke hoặc thước thẳng để kiểm mặt phẳng bằng phương pháp khe hở ánh sáng 8.2.4. Các sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC A. Sai số kích thước - Do sai số dịch chuyển của bàn máy theo phương cần thiết, sai số hiệu chỉnh chiều sâu cắt, thao tác đo và đọc giá trị không đúng. - Thao tác nhằm dịch chuyển bàn máy cũng như hiệu chỉnh chiều sâu cắt phải chính xác và khử độ rơ nếu có. - Thao tác đo kiểm phải chính xác. B. Sai số hình dáng hình học bề mặt - Lượng dư gia công không đều. - Kiểm tra lượng dư trước khi gia công. C. Sai số về vị trí tương quan giữa bề mặt được gia công với bề mặt khác - Gá phôi không chính xác. - Không lau sạch phoi trên mặt tỳ của đồ gá. - Lưu ý tới độ chính xác gá đặt chi tiết. - Lau chùi sạch bề mặt đồ gá và bề mặt định vị của chi tiết. 123 D. Độ nhẵn bóng bề mặt không đạt yêu cầu - Mài dao không tốt, mòn dao. - Chọn chế độ cắt không hợp lý. - Kẹp phôi không chắc chắn, độ cứng vững thấp. - Kiểm tra việc chọn dao và thông số hình học dao đã hợp lý chưa. - Xem lại chế độ cắt được chọn. - Kiểm tra việc kẹp chặt chi tiết gia công. 8.2.5. An toàn lao động, vệ sinh máy và xưởng thực hành Thực hiện đúng tác phong quy định khi vận hành máy. Bơm dầu bôi trơn cho máy. Nếu máy có hư hỏng phải báo ngay cho giáo viên phụ trách để xử lý kịp thời trước khi chạy máy. Không đo kiểm khi máy đang chạy. Khi thực hiện cắt gọt phải cho dao quay tròn mới cho phôi chạm vào dao. Khi kết thúc làm việc phải dừng máy và điều chỉnh các cần gạt về vị trí an toàn, ngắt điện khỏi máy. Vệ sinh máy và vệ sinh xưởng, lau sạch các dụng cụ đo cũng như dụng cụ cắt gọt. Bơm dầu bôi trơn máy. 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS. TS. Trần Văn Địch, Kỹ thuật tiện, NXB. KH và KT, Hà Nội, 2002. [2] Lâm Quang Huy, Nguyễn Viết Tiếp, Thực hành Cơ khí 3 - Gia công cắt gọt, NXB Giáo dục, 2000. [3] Dương Văn Linh, Nguyễn Ngọc Đào, Trần Thế San, Hướng dẫn Thực hành Kỹ thuật tiện, NXB Đà Nẵng, 2001. [4] Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng, Thực hành Cơ khí Tiện Phay Bào Mài, NXB Đà Nẵng, 2001.
File đính kèm:
- bai_giang_thuc_tap_may_cong_cu_1.pdf