Bài giảng Thực tập cắt gọt kim loại cơ bản (Phay)

BÀI 1 - HỌC TẬP NỘI QUY, KỸ THUẬT AN TOÀN, sử DỤNG MỘT SỐ

LOẠI DỤNG CỤ ĐO VÀ KIÊM TRA

Máy móc thiết bị là loại công cụ lao động nhằm làm giảm cường độ, sức lao động của con người đồng thời làm tăng năng suất lao động, nhưng nếu sử dụng không đúng nguyên tắc và thiếu thận trọng thì dễ dàng xảy ra những tổn thẩt lớn cho con người. Vì vậy trước khi vào nghề mọi người phải hết sức coi trọng vẩn đề an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Trước, trong và sau khi làm việc với các thiết bị máy móc mọi người phải tuyệt đổi chap hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định đã đề ra.

 

doc 89 trang phuongnguyen 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thực tập cắt gọt kim loại cơ bản (Phay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thực tập cắt gọt kim loại cơ bản (Phay)

Bài giảng Thực tập cắt gọt kim loại cơ bản (Phay)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
TRUNG TÂM ĐT&THCN CƠ KHÍ
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
THỰC TẬP CẮT GỌT KIM LOẠI CƠ BẢN (PHAY)
Hưng Yên 2015
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
MỤC LỤC
BÀI 1 - HỌC TẬP NỘI QUY, KỸ THUẬT AN TOÀN, sử DỤNG MỘT SỐ LOẠI
BÀI 1 - HỌC TẬP NỘI QUY, KỸ THUẬT AN TOÀN, sử DỤNG MỘT SỐ
LOẠI DỤNG CỤ ĐO VÀ KIÊM TRA
Máy móc thiết bị là loại công cụ lao động nhằm làm giảm cường độ, sức lao động của con người đồng thời làm tăng năng suất lao động, nhưng nếu sử dụng không đúng nguyên tắc và thiếu thận trọng thì dễ dàng xảy ra những tổn thẩt lớn cho con người. Vì vậy trước khi vào nghề mọi người phải hết sức coi trọng vẩn đề an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Trước, trong và sau khi làm việc với các thiết bị máy móc mọi người phải tuyệt đổi chap hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định đã đề ra.
Nội quy xưởng
Nội quy xưởng thực tập
Điều 1. Sinh viên đến xưởng thực tập phải có mặt trước giờ thực tập từ 5 -ỉ- 7’, lớp trưởng, ca trưởng kiểm tra sĩ số báo cáo với giáo viên hướng dẫn.
Điều 2. Khi vào xưởng thực tập phải kiểm tra an toàn lao động như quần áo, đầu tóc gọn gàng, đi giầy hoặc dép có quai hậu.
Điều 3. Sinh viên chỉ được sử dụng máy khi có sự phân công của giáo viên hướng dẫn
Điều 4. Khi đến xưởng phải đem theo đầy đủ sách, vở, tài liệu và các vật dụng cần thiết khác.
Điều 5. Tuyệt đối không được làm đồ tư và hút thuốc lá trong xưởng.
Điều 6. Trong ca thực tập nếu xẩy ra tai nạn hay hư hỏng máy móc, trang thiết bị phải kịp thời ngắt điện, đối với người phải đi cấp cứu kịp thời, đối với máy phải giữ nguyên hiện trường và báo cho giáo viên hướng dẫn.
Điều 7. Sinh viên nghỉ thực tập nếu bị ốm phải có giấy chứng nhận của y, bác sỹ, nếu nghỉ phép phải được sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm hoặc ban lao động nhà trường.
Điều 8. Trong thời gian thực tập luôn phải có mặt tại xưởng, khi ra ngoài phải xin phép giáo viên hướng dẫn.
Điều 9. Hết giờ thực tập phải lau chùi máy móc, trang thiết bị sạch sẽ, bôi trơn dầu mỡ, kiểm tra dụng cụ và để đúng nơi quy định, không được phép đem ra ngoài. Khi làm bài tập nếu bị hỏng phải báo với giáo viên hướng dẫn không được tự ý đổi phôi.
Nội quy sử dụng máy
Điều 1. Tuyệt đối không được sử dụng máy khi không có sự phân công của giáo viên hướng dẫn và không được bỏ vị trí khi máy đang chạy.
Điều 2. Trước khi sử dụng máy phải nắm vững cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy.
Điều 3. Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn lao động (bảo hộ lao động)
Điều 4. Trước khi làm việc phải cho máy chạy thử để kiểm tra các cơ cấu điều khiển và hệ thống bôi trơn. Khi làm việc thấy máy có tiếng kêu khác thường hoặc thấy máy có mùi khét phải dừng máy và báo cho giáo viên hướng dẫn.
Điều 5. Không được thay đổi tốc độ khi máy đang chạy muốn thay đổi với các tay gạt phải đưa nhẹ nhàng không dùng búa gõ, đập.
Điều 6. Không được dùng búa đập lên các bộ phận của máy hoặc nắn phôi trên bàn máy.
Điều 7. Kiểm tra độ chắc chắn của dao và chi tiết gia công trên máy.
Điều 8. Xiết chặt các bulông, đai ốc hoặc kẹp chặt chi tiết và đo kiểm chi tiết khi máy đã dừng hẳn.
Điều 9. Xung quanh máy không được vứt sắt vụn, phoi rác bừa bãi, không để dầu lênh láng trên máy và xung quanh máy.
Điều 10. Sau mỗi ca thực tập phải lau chùi máy và tổng vệ sinh xưởng thực tập sạch sẽ.
Nội quy sử dụng máy mài hai đá
Tuyệt đối không sử dụng đá khi không được sự đồng ý của người phụ trách.
Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn của máy.
Kiểm tra đá xem có hiện tượng sứt, mẻ, rạn nứt không.
Kiểm tra khe hở giữa bệ tỳ và mặt đá (không quá sát, không quá hở khoảng 4 -ỉ- 6 mm)
Dùng tay quay thử xem đá có vướng gì không.
Khi cho máy chạy cũng như khi mài không nên đứng đối diện với đá.
Khi mài phải cầm vật mài chắc chắn, không mài ở hai mặt bên của đá, không mài khi đá bị đảo hay bị méo. Khi mài luôn cho vật mài di chuyển đều trên đá để đá mòn đều.
Khi mài phải đeo kính, đá mài phải có chụp che.
Trên mỗi viên đá mỗi lần chỉ được một người sử dụng.
Kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp
Kỹ thuật an toàn trong xưởng sản xuất
An toàn để sản xuẩt, sản xuẩt phải an toàn đó là một yêu cầu hết sức quan trọng đặt ra đổi với người thợ. Trong mỗi phân xưởng và mỗi máy đều có nội quy an toàn, người thợ phải tuyệt đổi chap hành.
Ngón tay bị dao phay cuốn theo: do dùng tay để gạt phoi hoặc dùng giẻ để gạt phoi hoặc dùng giẻ để nhỏ dung dịch trơn nguội, cũng có khi tay áo bị vướng vào dao. Cách đề phòng là tuyệt đối không đưa tay vào khu vực dao đang làm việc, phải tưới dung dịch trơn nguội bằng vòi nước, không dùng que quấn giẻ để vẩy nước vào dao. Tay áo phải gọn gàng, cài cúc, không đeo đồng hồ, vòng xuyến khi làm việc, không đo kiểm khi dao đang quay.
Vướng tóc, quần áo vào các bộ phận đang chuyển động (dao, bánh răng lắp ngoài, trục rút dao). Khi làm việc phải cuốn tóc gọn gàng trong mũ bảo hộ lao động, bộ phận bánh răng lắp ngoài phải được che kín (trường hợp không có lắp che phải hết sức chú ý để khỏi vướng). Khi đi vòng ra sau máy phải chú ý khỏi vướng vào trục rút dao.
Đập tay vào cạnh sắc trên phôi, dao, đồ gá : thường xảy ra khi vặn mạnh bị trượt. Khi dùng Clê để xiết đai ốc phải chọn đúng cỡ và không bị chờn hoặc sứt miệng, không đu cả hai tay vào Clê. Phải dũa các cạnh sắc trên phôi khi gá lên máy hoặc khi tháo chi tiết ra.
Phoi bắn vào mắt hoặc mặt mũi chân tay: thường xảy ra khi phay vật liệu giòn (phoi vụn) và khi phay với tốc độ cao. Phoi có thể làm hỏng mắt hoặc bỏng mặt mũi, chân tay, do vậy phải đeo kính bảo hộ và lắp các tấm chắn phoi. Không cúi sát mặt hoặc để tay vào khu vực dao đang cắt gọt, không lấy tay gạt phoi trên bàn máy hoặc trên vật gia công. Nếu bị phoi bắn vào mắt không được dụi hoặc nhờ người khác khêu ra một cách tuỳ tiện, phải đưa đến cơ sở y tế để xử lý.
Phôi văng ra rơi xuống chân: do khi gá lắp phôi không kẹp chặt hoặc trong quá trình phay bu lông bị nới lỏng dần không kịp xiết lại. Cách đề phòng là: gá lắp đúng quy tắc và thường xuyên kiểm tra tình trạng kẹp chặt để kịp thời xiết lại.
Điện giật, do bộ phận cách điện bị hở, do cầu dao không có nắp che, do thiết bị điện bị ẩm ướt, do máy không được nối đất tốt. Phải thường xuyên kiểm tra các dây điện xem vỏ cách điện có bị hở hoặc rạn nứt không để kịp thời thay thế.
Không để động cơ điện hoặc các thiết bị điện khác bị ẩm, máy phải có dây nối đất và khi sửa chữa điện phải đứng trên bục gỗ khô.
Khi người bị điện giật phải lập tức ngắt cầu dao, nếu không có cầu dao thì búa cán gỗ để chặt đứt dây điện (Với điện áp 380V trở xuống). Bất đắc dĩ phải kéo người bị nạn trong lúc chưa cắt điện bằng cách đứng trên bục gỗ khô. Nếu người bị điện giật đã ngất phải khẩn trương làm hô hấp nhân tạo trong khi chờ nhân viên y tế tới.
Cháy nổ: thhường do để các giẻ lau ướt dầu bừa bãi dưới đất rồi vứt mẩu thuốc hoặc diêm còn cháy xuống làm lửa bén dần và bùng lên. Có trường hợp do chập điện hoặc đông cơ điện quá nóng làm cháy chất cách điện. Khi xảy ra cháy phải ngắt cầu dao điện, báo cáo ngay để kịp thời xử lý. Khi thấy động cơ điện nóng khác thường và có mùi khét phải ngắt điện và báo cho giáo viên hướng dẫn.
Thường thức về vệ sinh công nghiệp
Vệ sinh công nghiệp là giữ nơi làm việc sạch sẽ, thoáng gió, nhiệt độ bình thường, đủ ánh sáng, quần áo gọn gàng, chân tay không thường xuyên dính dầu mỡ. Đó là nội dung cụ thể của vấn đề vệ sinh công nghiệp trong sản xuất cơ khí nói chung và đối với thợ phay nói riêng. Thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp sẽ giữ được sức khoẻ lâu dài, tránh được các bệnh nghề nghiệp và tinh thần sảng khoái, tạo điều khiên năng suất lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nơi làm việc.
- Nơi làm việc của mỗi thợ phay cũng như toàn phân xưởng cần luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát, sáng sủa, trật tự và thuận tiện cho việc thao tác.
- Không vứt sắt vụn, phoi rác bừa bãi, không để dầu hoặc dung dịch trơn nguội lênh láng trên máy và xung quanh máy.
- Nơi làm việc cần được thông gió tốt, không nóng bức về mùa hè, không có gió lùa về mùa đông như vậy người thợ đỡ mệt nhọc, thao tác chính xác đạt năng suất cao, ít xảy ra tai nạn.
Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng để bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất là ánh sáng mặt trời không bị lấp bóng và không bị quá chói.
Sử dụng dụng cụ đo kiểm
Trong khi gia công sản phẩm hoặc hoàn thành công việc ta phải đo, kiểm tra kích thước hoặc các yêu cầu kỹ thuật khác. Do vậy cần phải lựa chọn và sử dụng được một số loại dụng cụ đo, kiểm tra cho phù hợp với từng công việc khác nhau.
Cấu tạo và công dụng của thước cặp
Thước cặp dùng để đo kích thước ngoài, trong, chiều dày... với độ chính xác khác nhau, độ chính xác từ 0,02; 0,05; 0,1
Cấu tạo: Gồm thân thước chính và thước phụ (du tiêu), thước có mỏ đo trong và mỏ đo ngoài, thanh đo sâu được gắn liền với thước phụ để đo chiều sâu.
Cách đọc.
Trước hết xem vạch 0 của thước phụ liền sau vạch thứ bao nhiêu của thước chính đó là số mm chẵn.
Nhìn tiếp xem vạch nào của thước phụ trùng với một vạch bất kỳ của thước chính đó là phần lẻ. Cộng hai kết quả trên ta được kết quả cuối cùng.
Tuỳ thuộc vào độ chính xác của từng loại thước mà ta đọc trị số của phần lẻ khác nhau.
Thước cặp 1/10.
Trên đoạn 19mm ở thước phụ sẽ được chia làm 10 phần đều nhau do dó mỗi khấc trên	ịỆ = 1,9
10
thước phụ là:
Hụt đi so với vạch hai của thước chính là: 2 - 1,9 = 0.1, nghĩa là ta dịch chuyển thước phụ đi 0,1 mm thì vạch tiếp theo của thước phụ lại trùng.
Do vậy ta chỉ đọc được phần lẻ có sai lệch 0,1 như : 5,1; 5.2; 6,7; 6,8.
0 2 4 6 8 0
0,1
Kết qủa: 6,8
Thước cặp 1/20.
Trên đoạn dài 39mm ở thước phụ được chia làm 20 phần đều nhau do dó mỗi khấc
39
trên thước phụ là: ^20 = 1’95
Hụt đi so với vạch hai trên thước chính là 2-1,95 = 0,05, nghĩa là ta dịch chuyển thước phụ đi 0,05mm thì vạch tiếp theo của thước phụ lại trùng.
Vậy ta chỉ đọc được phần lẻ có sai lệch là 0,05 như: 5,05; 5,1; 5,65; 6,15 ..
Kết quả: 9,35
I (3:1)
Thước cặp 1/50
Trên đoạn dài 49mm ở thước phụ được chia làm 50 phần đều nhau do dó mỗi khấc trên thước phụ là: 50 - 0’98
Hụt đi so với vạch một trên thước chính là 1 - 0,98 = 0.02, nghĩa là ta dịch chuyển thước phụ đi 0,02mm thì vạch tiếp theo của thước phụ lại trùng.
Vâv ta chỉ đoc đươc nhẩn lẻ 0.02 như là: 5.02; 5.04; 6.68; 6.70 ..
Kiểm tra thước cần chú ỷ:
Lau sạch bụi bẩn ở mỏ đo rồi áp khít 2 mỏ đo lại với nhau, nếu vạch 0 của thước chính và thước phụ trùng nhau là thước chuẩn. Còn nếu 2 vạch này không trùng nhau thì xem sai lệch bao nhiêu để khi đo bù trừ sai số đó.
II (3:1)
Cấu tạo và công dụng của thước đo góc
Dùng để đo trị số các góc như: góc nhọn, tù ... chính xác tới từng phút.
Cách đọc.
Cũng dựa theo nguyên lý như thước cặp
Trước hết xem vạch 0 của thước phụ ở quá vạch nào của thước chính đó là số độ chẵn, sau đó xem vạch nào của thước phụ trùng với một vạch nào đó của thước chính thì đó là số phút lẻ.
ni
BÀI 2 - THAO TÁC VẬN HÀNH MÁY BÀO
Đặc điểm và công dụng của máy Bào.
Đặc điểm
Chuyển động chính của máy bào là chuyển động tịnh tiến của đầu bào( hay còn gọi là chuyển động khứ hồi). Trong đó có một hành trình làm việc và một hành trình chạy không.
Từ động cơ qua bộ truyền đai tới hộp tốc độ, tới cơ cấu Culít truyền tới đầu trượt tạo ra chuyển động chính trong quá trình cắt gọt.
Chuyển động chạy dao ngang: Là chuyển động của bàn máy mang phôi.
Chuyển động chạy dao thẳng đứng: Là chuyển động của bàn dao đứng mang dao.
Công dụng
Máy bào dùng để gia công các loại mặt phẳng: Mặt phẳng đơn, mặt phẳng song song- vuông góc, mặt phẳng nghiêng, mặt bậc.
Gia công các loại rãnh: rãnh vuông, rãnh mang cá, rãnh chữ T và một số mặt định hình đơn giản.
Trên máy bào có thể gia công được những chi tiết rất nhỏ và cả những chi tiết rất lớn như phôi rèn, phôi đúc...Thường để gia công thô cho bước gia công tiếp theo.
Cấu tạo và chức năng của một số bộ phận chính
Đe máy.
Được đúc bằng gang có kết cấu chắc chắn để gá lắp toàn bộ thân máy và các cơ cấu chuyển động khác, đế máy được bắt chặt xuống nền xưởng để bảo đảm cứng vững khi gia công.
Thân máy
Thân máy có dạng hình hộp rỗng bên trong chứa các cơ cấu biến đối chuyển động quay tròn thành chuyển động tịnh tiến và chứa hộp tốc độ làm thay đổi tốc độ chuyển động của đầu trượt.
Đầu trượt
- Đầu trượt được lắp và chuyển động bằng rãnh mang cá trên thân máy. Đầu trượt mang dao tạo nên chuyển động chính của máy.
Đầu gá dao
Đựơc lắp ghép với đầu trượt bằng 2 bulông đồng thời đầu gá dao có thể xoay nghiêng sang phải hoặc sang trái < 60°. Đầu gá dao dùng để gá dao khi gia công.
Bàn máy.
Dùng để gá lắp chi tiết gia công hoặc đồ gá. Bàn máy được lắp ghép và chuyển động trên xà ngang của máy thông qua sống trượt vuông.
Sơ đồ cấu tạo
Trục chính
Tay gạt số
Đầu trượt
Tay hãm
Tay quay
Đố máy
Xà ngang
Vô lăng chạy dao ngang
Thân máy
Cơ cấu chạy dao tự động
Trục đầu vuông
Vô lăng chạy dao đứng
Đầu gá dao
Bàn máy
Giá đỡ bàn máy
Các cơ cấu điều khiển máy
-Tay gạt A và B là hai tay gạt điều chỉnh tốc độ của máy.
Trục trung gian (trục đầu vuông hộp số) có tác dụng quay cho đầu trượt về điểm đầu và điểm cuối của hành trình.
Trục đầu vuông trên đầu trượt: Tác dụng điều chỉnh điểm xuất phát của đầu trượt.
Trục đầu vuông trên xà ngang: Có tác dụng nâng hạ bàn máy.
Tay hãm trên đầu trượt: Có tác dụng cố định đầu trượt với thanh Culít.
Thao tác và vận hành máy Bào ngang B665
Điều chỉnh tốc độ
- Máy bào ngang B665 có 6 tốc độ được điều chỉnh bằng 2 tay gạt A và B. Tay gạt A có 2 vị trí ghi bằng số La Mã (Aj, An), tay gạt B có 3 vị trí được ghi bằng các con số (B], B2, B3). Muốn thay đổi tốc độ ta kéo tay gạt A và B về phía người thợ hoặc đẩy vào phía thân máy. Tốc độ nhỏ nhất là 12,5 hành trình kép /phút và tốc độ lớn nhất là
A
I
II
B
1
2
3
1
2
3
Tốc độ
12,5
17,9
25
36,5
52,5
73
Hàn
itrìn
1 kép/phút
73 hành trình kép /phút. Tốc độ được lấy theo bảng chỉ dẫn trên thân máy.
2.4.2. Điều chỉnh khoảng chạy của đầu trượt (điều chỉnh chiều dài hành trĩnh)
- Căn cứ vào chiều dài của chi tiết gia công để điều chỉnh khoảng chạy cho phù hợp.
Dao ở đấu hành trinh	Dao ở cuối hành trinh
Chi tiết gia công
Hành trình ngắn nhất Lmin = 95mm và lớn nhất Lmax = 650mm.
Trong đó:
11: khoảng chạy tới (20-ỉ-30mm)
12: khoảng chạy quá (15-ỉ-20mm)
13: chiều dài chi tiết gia công
* Cách điều chỉnh
- Dùng tay quay lắp vào đầu vuông trục hộp tốc độ (hộp số) quay đầu trượt về cuối hành trình. Nới lỏng đai ốc hãm ở đầu trục chính (6) và quay trục chính thuận chiều kim đồng hồ khoảng chạy dài ra, quay ngược chiều kim đồng hồ khoảng chạy ngắn lại.
2.4.3. Điều chỉnh điểm xuất phát (Điều chỉnh điểm khởi hành)
Thực chất là xác định vị trí tương đối giữa dao và chi tiết gia công.
Cách điều chỉnh
Quay trục ở hộp tốc độ để đưa đầu Bào về cuối hành trình, nới lỏng tay hãm (9) trên đầu trượt (8) một góc từ 90 -ỉ- 120°. Dùng tay quay (10) lắp vào đầu vuông (11) trên đầu trượt, quay tay quay thuận chiều kim đồng hồ đầu trượt lùi về phía sau, nếu quay ngược lại đầu trượt sẽ tiến lên phía trước (khoảng chạy không bị thay đổi).
2.4.4 Điều chỉnh và điều khiển chuyển động chay dao ngang.
Điều khiển bằng tay. Khi quay một vòng tay quay vô lăng (3) bàn máy dịch chuyển được 12 mm, khi quay một vạch du xích bàn máy dịch chuyển 0,1 mm ... o đường kính ngoài của dao chạm nhẹ vào bề mặt chi tiết
sau đó lùi phôi ra khỏi dao và lấy chiều sao cắt, để lại lượng dư để gia công tinh.
Dịch chuyển bàn máy theo phương Y: Điều chỉnh mặt bên của dao chạm nhẹ vào mặt bên của chi tiết. Sau đó lùi phôi ra khỏi dao theo trục X và điều chỉnh bàn máy dịch chuyển để xác định kích thước bề rộng của bậc (Nên để lại mỗi mặt khoảng 0,2 - 0,5 để gia công tinh).
Phay bậc bằng tổ hợp dao phay đĩa
Khi gia công một nhóm các chi tiết giống nhau có hai hoặc nhiều bậc... có thể dùng tổ hợp các dao.
Đổ đạt được kích thước yêu cầu giữa các bậc người ta đặt các vòng định vị vào giữa các dao trên trục gá.
Chú ý: Tưới dung dịch vào vùng dao cắt để đảm bảo tuổi bền của dao.
Kiểm tra để đảm bảo kích thước.
Kích thước được kiểm tra bằng thước cặp, thước đo sâu.
Góc vuông được kiểm tra bằng khoảng cách vuông, thước đo góc vạn năng.
Độ song song được kiểm tra bằng thước đo sâu, đồng hồ so.
Bài tập ứng dụng
Đọc bản vẽ
* Khi dùng dao phay ngón
8.4.I.2. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
STT
Các dạng hỏng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
1
Kích thước bậc không đúng
Không khử độ dơ vít me - đai ốc, bàn máy khi so dao, đo sai, hoặc sai số của dụng cụ đo
Khử hết độ dơ của vít me - đai ốc, kiểm tra sai số của dụng cụ đo
2
Độ song song không đạt
Không rà độ song song hàm tĩnh Ê tô với hướng tiến của bàn máy
Rà độ song song bằng đồng hồ so
3
Độ nhẵn không đạt
Chế độ cắt không hợp lý, dao cùn hoặc không tưới dung dịch trơn
Điều chỉnh lại chế độ cắt, thay dao khác và tưới dung dịch trơn
nguội
nguội
* Khi dùng dao phay đĩa
8.4.13. Trình tự gia công
TT
Tên bước
Hình vẽ
Chế độ cắt
n(v/p')
t
(mm)
s
(mm/p)
1
- Gá lắp dao đĩa B=14
Rà gá phôi
w (
◄	 \
r	J
Y///A
1
/
2
So dao vào mặt cạnh của phôi dịch bàn máy ngang 11,8
c<
'0
n
120
[	)
Y///A
ỉn đệm
8.4.I.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
STT
Các dạng hỏng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
1
Kích thước bậc không đúng
Không khử độ dơ vít me - đai ốc, bàn máy khi so dao, đo sai, hoặc sai số của dụng cụ đo
Khử hết độ dơ của vít me - đai ốc, kiểm tra sai số của dụng cụ đo
2
Độ song song không đạt
Không rà độ song song hàm tĩnh Ê tô với hướng tiến của bàn máy
Rà độ song song bằng đồng hồ so
3
Độ nhẵn không đạt
Chế độ cắt không hợp lý, dao cùn hoặc không tưới dung dịch trơn nguội
Điều chỉnh lại chế độ cắt, thay dao khác và tưới dung dịch trơn nguội
BÀI 9 - PHAY RÃNH VUÔNG
Khái niệm chung về rãnh vuông.
- Rãnh vuông là rãnh thẳng có hai vách thẳng góc với đáy rãnh.
9.2 Yêu cầu kỹ thuật
-Yêu cầu kỹ thuật của rãnh là mặt đáy rãnh phải song song với mặt trên của chi tiết và hai thành rãnh phải song song với mặt bên.
Phinmg pháp phay rãnh vuông.
Phay rãnh vuông bằng dao phay ngón.
Cách chọn dao, gá lắp dao tương tự như khi phay mặt bậc, dao có chiều dài phần làm việc dài hơn chiều sâu của rãnh đường kính dao < bề rộng rãnh.
Ngoài ra có thể vạch dấu để xác định vị trí cắt rãnh, khi
phay kiểm tra bằng thước cặp và thước đo sâu.
* Điều chỉnh máy
Điều chỉnh cho mặt trụ ngoài của dao chạm vào mặt bên của chi tiết, nâng đầu máy để dao rời khỏi phôi và dịch chuyển bàn máy vào một khoảng L.
L = d + T
Với d - là đường kính của dao.
T - khoảng cách từ mặt bên tới rãnh.
Nâng bàn máy lên cho mặt đầu của dao chạm vào mặt trên của chi tiết. Sau đó lùi bàn máy cho dao ra ngoài phôi theo chiều dọc rãnh và hạ đầu máy để cắt từng lát.
Phay rãnh vuông bằng dao phay đĩa
* Chọn dao:
Đặc tính và phương pháp chọn dao tương tự như trong trường hợp phay mặt bậc nhưng ở đây thường sử dụng dao phay đĩa 3 mặt cắt với độ cứng vững cao. Độ chính xác về kích thước, hình dáng hình học.
Căn cứ vào vật liệu gia công mà ta chọn loại dao, vật liệu làm dao, và chọn các thông số khác của dao.
+ Chọn chiều rộng của dao B phải < bề rộng rãnh và đường kính dao phải chọn sao cho nhỏ nhất nhưng phải đảm bảo phay hết chiêu sâu rãnh mà không chạm trục gá vào phôi.
+ Chọn dao được xác định theo công thức sau:
D — d.	/	\
—-—L = t + (6 -ỉ- 8) mm
=> D =2t +dj +(12 4- 18)mm
Trong đó: D - đường kính dao phay
t - chiều sâu rãnh
di- đường kính bạc chặn
Gá lắp dao và phôi
Cách gá lắp tương tự như khi phay mặt bậc.
Điều chỉnh máy
- Điều chỉnh cho mặt bên của dao chạm nhẹ vào bên chi tiết, hạ bàn máy xuống cho dao rời khỏi phôi và dịch bàn máy vào một khoảng L.
L = B + T
Trong đó: L - khoảng cách dịch chuyển của bàn máy mang phôi.
B - bề rộng dao cắt.
T - khoảng cách từ mặt bên tới rãnh
- Nâng bàn máy lên cho đường kính ngoài của dao chạm vào mặt trên của chi tiết sau đó lùi bàn máy ra theo trục X ta lấy chiều sâu cho mỗi lát cắt. Trường hợp dao nhỏ hơn rãnh thì mở rộng cho hết lượng dư.
- Nên để lại lượng dư mỗi mặt khoảng 0,3 -ỉ- 0,5 để phay tinh đảm bảo kích thước cũng như độ nhẵn bề mặt gia công.
Bài tập ứng dụng.
Bản vẽ chi tiết.
* Khi dùng dao phay ngón
9.4.1.1.Trình tự gia công
Bước
Nội dung
Sư đồ
Chế độ cắt
n
(v/p')
t
(mm)
s (mm/ phút)
1
Chuấn bị dao ộ 12, phôi có kích thước
50x50x50, thước cặp và thước đo sâu.
2
Gá dao, gá phôi, rà phẳng và kẹp chặt.
n
3
Điều chỉnh cho mặt trụ của dao chạm nhẹ vào mặt bên của phôi (nhớ vạch du xích)
n
HH
ỂỄáíỂ
470
4
Nâng đầu máy và đưa dao vào vị trí cắt rãnh một khoảng là: L = 12 + 12 = 24
if,
470
8
Phay tinh đạt kích thước
và kích thước 12'
0,1
840
0,3
48
9
Kiểm tra và làm sạch ba via.
9.4.I.2. Các dạng sai hỏng - Nguyên nhân - Biện pháp khắc phục
STT
Dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
1
Kích thước không đạt
- Do quay nhầm vạch du xích, đo, đọc sai kết quả hoặc không kiểm tra sai số của thước trước khi đo.
- Chú ý khi quay vạch du xích , kiểm tra dụng cụ đo và làm sạch ba via trước khi đo.
2
Độ song song không đạt
Do không rà độ song song trước khi phay
Rà lại và xoay êtô cho đúng, nếu hụt kích thước thì không sửa được.
3
Chiều sâu rãnh không đều
Do không rà phẳng
Rà phẳng lại.
4
Thành rãnh không vuông góc với đáy rãnh
Dao bị đẩy do cùn
Thay dao khác
5
Độ nhẵn không đạt
Do không tưới dung dịch trơn nguội, dao cùn, bước tiến quá lớn
Tưới dung dịch trơn nguội khi phay, thay dao khác và giảm bước tiến.
* Khi dùng dao phay đĩa
9.4.13.Trình tự gia công
Bước
Nội dung
Sư đồ
Chế độ cắt
n
(v/p’)
t
(mm)
s (mm/ phút)
1
Chuẩn bị dao ộ 12, phôi có kích thước
50x50x50, thước cặp và thước đo sâu.
2
Gá dao B = 12, gá phôi, rà phẳng và kẹp chặt.
pa	wZzf
ip Q-
3
Điều chỉnh cho mặt cạnh bên của dao chạm nhẹ vào mặt bên của phôi (nhớ vạch du xích)
1
zn
1 I
Ll
J...
=L=
' I H-
c
*o
,	L, ,s
Di
120
Hạ bàn máy và đưa dao vào vị trí cắt rãnh một khoảng là: L = 12 + 12 = 24
Căn
120
Nâng bàn máy cho lưỡi cắt của dao chạm nhẹ vào mặt trên của phôi (nhớ vạch du xích)
120
Dịch chuyển bàn máy cho dao ra khỏi phôi theo chiều dọc của rãnh và nâng bàn máy để lấy chiều sâu cắt cho từng lát phay thô đạt kích thước 12 X 7,7
1	72
9.4.I.4. Các dạng sai hỏng - Nguyên nhân - Biện pháp khắc phục
STT
Dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
1
Kích thước không đạt
- Do quay nhầm vạch du xích, đo, đọc sai kết quả hoặc không kiểm tra sai số của thước trước khi đo.
- Chú ý khi quay vạch du xích , kiểm tra dụng cụ đo và làm sạch ba via trước khi đo.
2
Độ song song không đạt
Do không rà độ song song trước khi phay
Rà lại và xoay êtô cho đúng, nếu hụt kích thước thì không sửa được.
3
Chiều sâu rãnh không
Do không rà phẳng
Rà phẳng lại.
đều
4
Thành rãnh không vuông góc với đáy rãnh
Dao bị đẩy do cùn
Thay dao khác
5
Độ nhẵn không đạt
Do không tưới dung dịch trơn nguội, dao cùn, bước tiến quá lớn
Tưới dung dịch trơn nguội khi phay, thay dao khác và giảm bước tiến.
BÀI 10 - PHAY RÃNH THEN
Khái niệm chung về các loại rãnh then
Trong chế tạo máy mối ghép then rất phổ biến, then có các loại như: then hình chữ
nhật, then hình chêm, then bán nguyệt.
Rãnh then được chia làm 3 loại: Rãnh then thông suốt, rãnh then hở và rãnh then kín.
2
Rãnh then bán nguyệt
Yêu cầu kỹ thuật đối với rãnh then
Chiều rộng của rãnh phải đạt cấp chính xác 2, 3.
Chiều sâu của rãnh đạt cấp chính xác 5.
Chiều dài của rãnh đạt cấp chính xác 3.
Ngoài ra: Rãnh then còn yêu cầu các mặt bên của rãnh phải đối xứng nhau qua mặt phẳng đi qua tâm của trục còn độ bóng phải đạt cấp chính xác 5.
Dao phay rãnh then
Các loại dao thường được dùng để phay rãnh then:
Dao phay đĩa: Được dùng để phay các rãnh nông, có đường kính từ 50 -ỉ- 100 và chiều rộng từ 4 -ỉ-16 mm.
Dao phay rãnh then: có chuôi trụ hoặc chuôi côn có hai răng cắt và lưỡi cắt mặt đầuđể thực hiện công việc chính trong quá trình gia công.
- Dao phay rãnh then có hình bán nguyệt có đuôi dùng để phay rãnh then hình bán nguyệt có đường kính từ 4 -ỉ- 50.
Phương pháp phay rãnh then
Phay rãnh then thông suốt
Rãnh then thông suốt và rãnh then hở được gia công bằng dao phay đĩa.
Khi gá dao trên trục gá phải đảm bảo cho dao có độ đảo mặt đầu nhỏ nhất.
Dao phải đối xứng so với mặt phẳng đi qua tâm của chi tiết.
Đổ đảm bảo đối xứng phải dùng phương pháp rà bổ đôi.
Cách rà'.
bàn
xê dịch đồ gá cho đến khi kích thước A ở
- Dùng Êke 90° áp một cạnh xuống I máy và một cạnh áp vào đường sinh của Dùng thước cặp đo khoảng cách A rồi di bàn máy ngang để điều chỉnh sao cho.
a=t+d±b
2
Trong đó: T: Là bề rộng của Êke
D: Đường kính của phôi
B: Bồ rộng của dao
Kiểm tra như vậy ở hai đầu chi tiết rồi hai đầu đều bằng nhau là đạt yêu cầu song song. Nếu đổi Êke sang phía bên kia của chi tiết để kiểm tra và xê dịch bàn máy sao cho kích thước A ở hai bên đều bằng nhau là đạt yêu cầu đối xứng với đường tâm chi tiết.
- Ngoài ra người ta có thể dùng đồng hồ so để kiểm tra độ song song.
* Điều chỉnh máy để lẩy chiều sâu cắt
- Nâng bàn máy lên để dao chạm nhẹ vào bề mặt chi tiết, ta dịch chuyển bàn máy theo phương dọc để lùi dao ra khỏi phôi, sau đó lấy chiều sâu cắt.
Phay rãnh kín
♦ Kín một đầu - Thường dùng dao phay trụ (dao phay ngón) trên phay đứng hoặc phay ngang.- Để rà đạt độ song song và đối xứng ta cũng có thể áp dụng như đối với dao phay đĩa,
với khoảng dịch chuyển bàn máy ngang là:
Trong đó: T: Là bề rộng của Êke	A = T + D +
D: Đường kính của phôi
d: Đường kính của dao
Ngoài ra ta còn có cách rà sau:
Điều chỉnh cho mặt trụ của dao tiếp xúc vào đường sinh của phôi sau đó dịch chuyển dao vào tâm phôi cho tới khi đạt kích thước s
S = H =
2
d: Đường kính phôi dp Đường kính dao phay
- Nếu phay rãnh kín một đầu thì lùi phải để dao ra khỏi mặt đầu rồi lấy chiều sâu cắt và cắt hết chiều dài rãnh then cần phay.
* Kín hai đầu	Phay trên máy	Phay trên máy
phay ngang	phay đứng
Ta cần dịch chuyển bàn máy một khoảng:
A = H + D
Trong đó:
H: Là khoảng cách từ mặt đầu tới rãnh
D: Là đường kính dao phay
Sau đó lấy chiều sâu cắt cho từng lát tới khi đạt chiều sâu của rãnh.
Phay rãnh then bán nguyệt
- Rãnh then hình bán nguyệt được giacông bằng dao phay đĩa.
- Chạy dao được thực hiện theo phương đứng vuông góc với tâm của trục.
Kiểm tra kích thước rãnh
- Kích thước của rãnh được kiểm tra bằng các dụng cụ đo như thước cặp, thước đo sâu, Pan me đo trong. Chiều sâu của được đo từ vị trí cao nhất (đường sinh) của phôi.
Bài tập ứng dụng
—H
8+0,2 |X 30	>
Đọc bản vẽ .
10.6.2. Trình tự gia công
STT
Nội dung
Sư đồ
Chế độ cắt
n
(v/p’)
t
(mm)
s
(mm/r)
1
Chọn và gá lắp dao dao Ộ8, gá phôi
	i	
k ! )	w f
Căn đệm
4
Lắp dao phay hết chiều dài rãnh
Lấy chiều sâu cắt cho từng lát
„ _	n
© s ®JỊị
k	7	. w f
)
Căn đệm
470
1
0,06
5
Kiểm tra
10.6.3. Các dạng sai hỏng - Nguyên nhân - Biện pháp khắc phục
STT
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
1
Kích thước bề rộng rãnh sai
Dao bị đảo, lấy du xích sai, đo sai
Thay dao, kiềm tra độ dơ của trục chính, kiểm tra dụng cụ đo
2
Rãnh bị xiên
Tâm rãnh không song song với đường tâm chi tiết
Dung đồng hồ so rà lại độ song song
3
Rãnh không đối xứng
Tâm rãnh không trùng với đường tâm chi tiết, lấy du xích sai
So dao lại, khử độ dơ vít me-đai ốc
4
Độ nhẵn không đạt
Dao cùn, chế độ cắt không hợp lý, không sử dụng dung dịch trơn nguội
Thay dao, điều chỉnh lại chế độ cắt và tưới dung dịch trơn nguội
BÀI 11 - PHAY RÃNH CHỮ V
Khái niệm
Các rãnh chữ V được dùng thường là rãnh chữ V đối xứng và có trị số góc bằng 90°. Dùng làm mặt dịnh vị cho các chi tiết hình trụ tròn.
Trình tự khi phay rãnh chữ V
Phay lần lượt các cạnh của chi tiết
đảm bảo độ song song - vuông góc, và đảm bảo kích thước.
Có thể gia công trên máy phay ngang hoặc máy phay đứng, dùng dao phay mặt đầu hoặc dao phay trụ nằm.
Chế độ cắt, phương pháp phay tương tự như khi phay mặt phẳng song song - vuông góc.
Phay rãnh định tâm.
Chi tiết được gá trên máy phay nằm hoặc máy phay đứng. Phải rà sao cho đường tâm của chi tiết song song với hướng chạy dao
Dùng dao phay đĩa mỏng (có bề dầy từ 2
3mm) hoặc dao trụ có đường kính nhỏ.
Điều chỉnh cho dao cắt vào đúng đường tâm của rãnh chữ V cần gia công (Rà theo đường lấy dấu hoặc dùng thước cặp đo từng bên cho đối xứng)
- Phay rãnh định tâm theo cách thức phay rãnh thông suốt. Vì dao có bề dầy nhỏ nên phải sử dụng chế độ cắt thấp, chiều sâu cắt nhỏ và phải tưới dung dịch trơn nguội đầy đủ.
Phay rãnh chữ V.
- Dùng dao phay góc kép 90° để gia
công - Rà cho mũi dao đúng đường tâm của rãnh (Dựa vào rãnh định tâm đã phay trong bước trước).
Cách rà: Dùng Ke vuông áp vào từng bên của chi tiết sau đó đo khoảng cách từ ke vuông đến mặt bên của dao, dịch chuyển bàn máy đến khi kích thước ở hai bên bằng nhau là đạt độ trùng tâm.
Sau khi rà xong ta tiến hành phay từ từ thành rãnh chữ V cho đến khi đạt kích thước cần có. Do phần lớn bề mặt của dao tiếp xúc với bề mặt phôi nên ta phải chọn chế độ cắt thấp
Muốn đảm bảo bề mặt rãnh chữ V chính xác, phải chọn dao có chiều rộng lưỡi cắt lớn hơn chiều rộng của miệng rãnh.
Ngoài ra người ta còn có thể phay rãnh chữ V bằng dao phay góc đơn hoặc dao phay trụ. Tuỳ theo trị số góc chữ V mà ta chọn trị số góc của dao phay góc đơn cho phù hợp.
Sau khi đã điều chỉnh cho mũi dao trùng với đường tâm chi tiết ta tiến hành phay từng bên một
- Đối với dao trụ được gia công trên máy phay đứng bằng cách xoay nghiêng đầu máy theo góc độ của rãnh chữ V. Ta cũng tiến hành phay từng bên của rãnh.
Bài tập ứng dụng.
Đọc bản vẽ.
Trình tự gia công:
Bước 1: Phay các cạnh của chi tiết đạt kích thước 20 x30 X 50
Vc = 30 m/p
t = 0.8mm
s = 0.06 mm/ vòng
Bước 2: Phay rãnh định tâm đạt kích thước 12x5
Sử dụng dao phay đĩa có bề dầy dao là 5 hoặc dao phay trụ có đường kính là 5mm Vc = 20 m/p
t = 0.2mm
s = 0.04mm/ vòng
Bước 3: Phay rãnh chữ V bằng dao phay góc kép 90°
Vc = 20 m/p
t = 0.2 mm
s = 0.02mm/vòng
Các dạng sai hỏng - Nguyên nhân - Biện pháp khắc phục
Kích thước sai: Do đo kiểm không chính xác
Sai số về góc độ : Do chọn dao sai, xoay đầu máy không đúng
Rãnh không đối xứng: Do điều chỉnh tâm dao không trùng với tâm rãnh
Tài liệu tham khảo
Kỹ thuật phay- Phạm Quang Lê-Nhà xuất bản Công nhân Kỹ thuật
Kỹ thuật phay: Trần Văn Địch - Nhà xuất bản công nhân Kỹ thuật Hà Nội 2001
Kỹ thuật phay - Nguyễn Tiến Đào -NXB KH & KT 2000
Hỏi và đáp về kỹ thuật phay - Phạm Quang Lê - NXB KH&KT

File đính kèm:

  • docbai_giang_thuc_tap_cat_got_kim_loai_co_ban_phay.doc
  • pdf02200036_5697_541038.pdf