Bài giảng Thức ăn vật nuôi - Lê Văn An

Học phần này có 2 tín chỉ, nội dung bài giảng gồm: 5 chương và 4 bài thực

hành

Chương 1. Mở đầu

Chương 2. Thành phần dinh dưỡng và vai trò của các chất dd trong thức ăn vật nuôi.

Chương 3. Phân loại tă và đặc điểm một số loại tă thường dùng trong chăn nuôi.

Chương 4. Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

Chương 5. Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho vật nuôi.

pdf 116 trang phuongnguyen 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thức ăn vật nuôi - Lê Văn An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thức ăn vật nuôi - Lê Văn An

Bài giảng Thức ăn vật nuôi - Lê Văn An
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
----- o0o-----
BÀI GIẢNG
THỨC ĂN VẬT NUÔI
(Dùng cho bậc Cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp)
Giảng viên: Lê Văn An
Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2014
2DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẤT
Dinh dưỡng (dd)
Động vật (đv)
Đơn vị thức ăn (ĐVTA)
Giá trị dinh dưỡng (GTDD)
Giá trị sinh vật học protein (GTSVH protein) = BV
Giá trị năng lượng (GTNL)
Hệ số tiêu hóa (HSTH)
Khẩu phần cơ sở (KPCS)
Khẩu phần thí nghiệm (KPTN)
Kích thích sinh trưởng (ktst)
Kích thích tố (ktt)
Năng lượng (NL)
Sinh viên (sv)
Thành phần hóa học (TPHH)
Thức ăn căn bản (TACB)
Thức ăn bổ túc (TABT)
Thức ăn (tă)
Thức ăn hỗn hợp (tăhh)
Thức ăn tổng hợp (tă TH)
Thực vật (tv)
Tiêu hóa (t/h)
Tỉ lệ tiêu hóa (TLTH)
Và (&)
Vật nuôi (vn)
Vitamine (vit.)
Vi sinh vật (vsv)
3LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng thức ăn vật nuôi được biên soạn theo chương trình chính thức của Bộ
Giáo dục và Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật nông nghiệp, dành cho sinh viên hệ Cao
đẳng Sư phạm chính qui, trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Mục tiêu chung của học phần:
 Về kiến thức
- Sinh viên (sv) phải hiểu kỹ những kiến thức cơ bản về vai trò của các chất
dinh dưỡng (dd), nhu cầu của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi (vn).
- Biết giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn (tă), phân loại thức ăn; biết sử
dụng, chế biến, dự trữ, bảo quản thức ăn cho từng loại vật nuôi.
 Về kỹ năng
- Sinh viên phải biết vận dụng những kiến thức về dinh dưỡng, thức ăn,
phương pháp xác định tiêu chuẩn, phối hợp khẩu phần để xây dựng qui trình nuôi
dưỡng các loại vật nuôi ở gia đình và địa phương.
- Biết sử dụng thành thạo các thiết bị, đồ dùng dạy học môn học nhằm nâng
cao kỹ năng thực hành và (&) năng lực chuyên môn trong quá trình học tập.
 Về thái độ
Sinh viên phải biết tự học, tự nghiên cứu, không ngừng hoàn thiện kiến thức,
thường xuyên cập nhật tri thức mới. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn
nuôi ở gia đình và địa phương.
Học phần này có 2 tín chỉ, nội dung bài giảng gồm: 5 chương và 4 bài thực
hành
Chương 1. Mở đầu
Chương 2. Thành phần dinh dưỡng và vai trò của các chất dd trong thức ăn vật nuôi.
Chương 3. Phân loại tă và đặc điểm một số loại tă thường dùng trong chăn nuôi.
Chương 4. Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
Chương 5. Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho vật nuôi.
Bốn bài thực hành nhằm củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao kỹ năng thực
hành, giúp sinh viên có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy và tham gia sản xuất.
4Những kiến thức trên được lựa chọn từ những vấn đề cơ bản, hiện đại, những
hiểu biết mới, những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và những kết quả nghiên
cứu trong nước được chọn lọc, cô đọng để đưa vào bài giảng.
Chúng tôi hi vọng rằng đây là tài liệu cần thiết không chỉ cho các thầy, cô giáo
và sinh viên ngành Kỹ thuật nông nghiệp, mà còn là tư liệu bổ ích cho những người
muốn tìm hiểu lĩnh vực này.
Trong quá trình biên soạn không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong quí vị
và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để bài giảng được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
5PHẦN A. LÝ THUYẾT
Chương 1. BÀI MỞ ĐẦU (1 tiết)
Mục tiêu
- Sinh viên hiểu và phân biệt được thức ăn và dinh dưỡng.
- Biết rõ nguồn gốc và những thành tựu về thức ăn và dinh dưỡng.
1.1. Khái niệm về thức ăn và dinh dưỡng
1.1.1. Nguồn gốc của thức ăn vật nuôi
Thức ăn vật nuôi thay đổi theo sự phát triển kinh tế của xã hội loài người:
- Khi con người sống du mục, thức ăn vật nuôi chỉ là cỏ thiên nhiên.
- Khi con người biết trồng trọt, thức ăn vật nuôi ngoài cỏ thiên nhiên, còn có các sản
phẩm phụ của trồng trọt.
- Khi ngành chăn nuôi được đề cao, thức ăn vật nuôi là cỏ thiên nhiên, sản phẩm phụ
của trồng trọt, sản phẩm phụ của công nghiệp và trồng cây thức ăn.
- Khi ngành chăn nuôi càng phát triển, con người dùng thức ăn thực vật (tv), thức ăn
động vật (đv), thức ăn khoáng (tă K), vi sinh vật (vsv) và thức ăn tổng hợp (tă TH).
1.1.2. Định nghĩa thức ăn và dinh dưỡng
1.1.2.1. Định nghĩa chung
Thức ăn là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, chất khoáng,
vi sinh vật, hóa học, công nghệ sinh học Những sản phẩm này cung cấp chất dinh
dưỡng cho vật nuôi; nó phải phù hợp hợp với đặc điểm cấu tạo, sinh lí của bộ máy
tiêu hóa vật nuôi- nên vật nuôi có thể ăn được, tiêu hóa và hấp thu được mà sống và
sản xuất bình thường trong một thời gian dài.
1.1.2.2. Định nghĩa về chức năng
Thức ăn là những chất mang lại cho cơ thể những nguyên liệu để:
- Sinh năng lượng- bù đắp những hao tổn hàng ngày của cơ thể.
- Tạo ra các tế bào mới, các chất mới, các tổ chức mới- cần cho sự sống, sự sinh
trưởng, phát triển của cơ thể.
- Dự trữ trong cơ thể.
Nhìn chung, những chất dinh dưỡng trong thức ăn khi vào trong cơ thể của
từng vật nuôi sẽ biến đổi thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
1.1.2.3. Dinh dưỡng là gì?
6Dinh là xây, dưỡng là nuôi. Như vậy, dinh dưỡng là những chất có trong tă
dùng để xây dựng, kiến tạo và nuôi dưỡng cơ thể thông qua 4 quá trình: thu nhận; tiêu
hóa, hấp thu; chuyển hóa thức ăn và bài xuất chất cặn bã.
Hiện nay, người ta chia các chất dinh dưỡng làm 3 nhóm:
- Nhóm sinh năng lượng (protein, glucid, lipid): là nguồn dinh dưỡng chính cần cho
vật nuôi tăng trưởng như các nguyên tố C, H, O để sinh năng lượng; N để cung cấp
đạm; Ca, P, Na là nguồn cung cấp khoáng.
- Nước và muối khoáng.
- Vitamine.
Hai nhóm sau chủ yếu là điều hòa sinh lí, sinh hóa trong cơ thể vật nuôi.
1.1.3. Tầm quan trọng của thức ăn và dinh dưỡng
Nói chung, trong chăn nuôi có 5 khâu:
- Giống: là tiền đề, quyết định năng suất chăn nuôi.
- Thức ăn: là cơ sở, là nền tảng để phát triển chăn nuôi và chiếm chi phí lớn (55-85%
so với tổng chi phí) tùy theo giống, mục đích nuôi, cơ cấu giá thành của mỗi nước.
Chẳng hạn: chi phí thức ăn cho chăn nuôi heo thường chiếm 65-70%.
- Chuồng trại
- Thú y là quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi.
- Kỹ thuật nuôi dưỡng
1.1.4. Quan hệ thức ăn, dinh dưỡng với vật nuôi
Thể hiện qua 3 mặt sau đây:
● Là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi để duy trì sự sống
và đáp ứng nhu cầu cho sản xuất.
Chẳng hạn:
- Thức ăn cần thiết đủ lượng & chất thì vật nuôi sẽ tạo đủ năng lượng, tổng
hợp, tạo thành, thay thế các chất hoặc các tổ chức mới
- Tùy loại vật nuôi (sinh trưởng, sinh sản, làm việc, tiết sữa, nuôi con) và
hướng sản xuất khác nhau (lấy thịt, mỡ, sữa, trứng, con...) mà cần loại thức ăn và chất
dinh dưỡng chủ yếu khác nhau.
● Có ảnh hưởng đến cơ năng và hình thái con vật như khỏe mạnh, yếu đuối, còi cọc;
phẩm chất tốt, xấu; đề kháng mạnh, yếu...
7Chẳng hạn: thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu về lượng, chất và cân đối thì vật nuôi khỏe
mạnh, sức đề kháng cao, phẩm chất tốt và ngược lại.
● Có ảnh hưởng đến sản phẩm tạo thành như: tạo mỡ cứng, mềm; lòng đỏ trứng đậm,
nhạt; chất lượng thịt tốt, xấu...
Chẳng hạn:
- Vật nuôi vỗ béo cho ăn nhiều ngô, đậu nành mỡ sẽ mềm
- Vật nuôi vỗ béo cho ăn nhiều đại mạch, khô dầu bông mỡ sẽ cứng
- Gà đẻ trứng cho ăn nhiều ngô, rau, cỏ, bột vạn thọ thì lòng đỏ có màu sậm.
Kết luận:
Nếu vật nuôi được cung cấp đầy đủ thức ăn và cân đối chất dinh dưỡng thì con
vật sinh trưởng, phát triển tốt, thể chất khỏe mạnh, ít bệnh tật, sức đề kháng cao, khó
mắc các bệnh truyền nhiễm Ngược lại, nếu thức ăn và dinh dưỡng không tốt thì sinh
trưởng, phát triển không bình thường, sức sản xuất không cao, dễ mắc bệnh nhất là
các bệnh về dinh dưỡng.
1.2. Những thành tựu về thức ăn và dinh dưỡng
● Thế kỷ 18 (1743-1794) nhà hóa học Pháp tên là Antoine Lavoisier đặt nền móng
đầu tiên về khoa học dinh dưỡng.
● Đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học phát hiện và nghiên cứu chủ yếu về protein,
glucid, lipid. Trong cả thế kỉ này người ta chỉ tập trung nghiên cứu về chúng và nhu
cầu năng lượng của động vật.
● Thế kỷ 20, dựa vào những hiểu biết về sinh lí, sinh hóa và những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật con người đã nghiên cứu, thí nghiệm để tìm ra nhiều chất dinh dưỡng
trong nhiều loại thức ăn như tìm được 50 chất dd có trong các loại tă vật nuôi.
Chẳng hạn:
- 1913: nhận biết được nhóm vitamine (vit.) hòa tan trong mỡ.
- 1920-1925: nhận biết được vai trò của Ca và P trong dinh dưỡng động vật.
- 1922: phát hiện được vai trò của vitamine D đối với bệnh mềm xương.
- 1925: thấy được tầm quan trọng của Fe và Cu trong việc ngăn ngừa bệnh
thiếu máu.
- 1928: phát hiện được bản chất đa hợp của vitamine nhóm B.
8- 1929: đã phát hiện, nghiên cứu một số chất kháng sinh. Đến 1940 đã dùng
rộng rãi để chữa bệnh truyền nhiễm ở một số nước; dùng để phòng trị một số chứng
tiêu chảy ở heo con, hoặc dùng để kích thích vật nuôi sinh trưởng
- 1933: phân lập được Riboflavin, biết được vitamine K cần cho đông máu
- 1934: phân biệt được vitamne A & caroten; thấy được tầm quan trọng của tỉ
lệ Ca/P trong khẩu phần.
- 1936: phân lập được vitamine B1; thấy được tác dụng của vitamine D3 đối với
gà đẻ trứng.
- 1939: tổng hợp được vitamine B6; phân lập được vitamine B2 và vit. E
- 1941: nghiên cứu được các sản phẩm lên men vi sinh vật.
- 1942: phân lập được vitamine B12
- 1946: phát hiện được acid folic
- 1950: thấy được vai trò diệt khuẩn và kích thích sinh trưởng của kháng sinh;
sản xuất được kháng sinh sinh trưởng cho vật nuôi.
- 1957: thấy được vai trò của Zn và Se
● Hiện nay, người ta vẫn tiếp tục tìm những chất dinh dưỡng mới; quan hệ giữa đất
trồng với thành phần dinh dưỡng trong thức ăn; vấn đề chất độc trong thức ăn; nhu
cầu các chất dinh dưỡng trong mối quan hệ với các chất dinh dưỡng khác; dinh dưỡng
với miễn dịch, bệnh tật; hiệu suất lợi dụng thức ăn; kỹ thuật chế biến, dự trữ thức ăn;
sản xuất thức ăn hỗn hợp (tăhh)
Chẳng hạn:
- Thức ăn có nguồn gốc từ vi sinh vật là nguồn cung cấp protein quan trọng
được nhiều nước áp dụng.
- Thức ăn có nguồn gốc hóa học được tổng hợp ở dạng viên như urê dùng phổ
biến cho loài nhai lại.
- Thức ăn hỗn hợp có thể thay thế 70-90% thức ăn dạng cổ truyền dùng ở nhiều
nước trên thế giới.
- Thiếu Cu, Co, Mn dẫn đến thiếu Fe
- Thiếu Leucin sẽ thiếu máu, ảnh hưởng tính miễn dịch cơ thể.
- Trong chăn nuôi bò: trước đây cần 15 kg tăhh/kg tăng trọng; nay chỉ cần 5-6
kg tăhh/kg tăng trọng
9- Trong chăn nuôi heo: trước đây cần 5-6 kg tăhh/kg tăng trọng; nay chỉ cần 3-
4 kg tăhh/kg tăng trọng.
- Trong chăn nuôi gà: trước đây cần 4 kg tăhh/kg tăng trọng; nay chỉ cần 1,7
kg.
- Kỹ thuật chế biến thức ăn thô như kiềm hóa rơm rạ bằng NH3, NaOH
- Từ kỹ thuật chế biến thức ăn hạt đơn giản nhất là nghiền nhỏ đến kỹ thuật
phức tạp hơn như: tạo viên, hạt, bánh, ép đùn, xử lí vi sóng Nhờ vậy, vừa loại được
chất kháng dinh dưỡng, vừa nâng cao khả năng tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng.
Câu hỏi tìm hiểu
1. Thực phẩm chức năng (TPCN) là gì? Có mấy nhóm? Tác dụng của nó? Các loại
TPCN? TPCN ≠ thực phẩm thông thường như thế nào? TPCN ≠ thuốc ra sao?
2. Hiện nay, nước ta có khoảng bao nhiêu nhà máy chế biến thức ăn? Công suất thế
nào? Tình hình nguyên liệu phục vụ cho chế biến thức ăn gia súc, gia cầm ra sao? Ý
kiến của anh (chị) về tình hình nguyên liệu thức ăn để chế biến thức ăn hỗn hợp ở
Việt Nam?
-----------------------------------0o0-------------------------------------
10
Chương 2. THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG THỨC ĂN VẬT NUÔI (7 tiết)
Mục tiêu
- Sinh viên hiểu và phân biệt được các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn,
vai trò cơ bản của từng chất dinh dưỡng và biết cách đánh giá giá trị dinh dưỡng của
thức ăn trong chăn nuôi.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi.
2.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi
2.1.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn
Khi phân tích thức ăn trong chăn nuôi, người ta đã đồng ý chia thức ăn làm các
thành phần cơ bản sau đây:
● Giải thích và phân biệt những nhân tố trong bảng tổng hợp trên như:
- Phân biệt protein và protid, protid và amid
- Phân biệt tinh bột, xơ, đường
- Phân biệt dầu, mỡ, hợp chất chứa lipid
- Phân biệt các vi chất.
Tất cả đều cho ví dụ minh họa.
Thức ăn vật nuôi
an
Nước Chất khô
Chất vô cơ (khoáng) Chất hữu cơ
Glucid:
- Tinh bột
- Xơ
- Đường
Protein thô:
- Protid (Protein thuần)
- Amid (N phi protein)
Các vi chất:
- Enzim, Hormon
- Vitamine
- Chất tạo màu, tạo
mùi, kích thích sinh
trưởng, antioxidants,...
,...
Lipid:
- Dầu
- Mỡ
- Hợp
chất chứa
Lipid
11
● Antioxidants (chất chống oxihóa) là gì? Các chất chống oxihóa như: Minimax (bảo
quản thuốc); O-Buster (bảo quản các loại bánh); BHT (trong đồ hộp); α- tocoferon
(vit. E) trong tăhh; vit. C; β-caroten; Lutein; Lycopen .
● Chất kích thích sinh trưởng (ktst) là gì? Cho ví dụ.
2.1.2. Thế nào là giá trị dinh dưỡng (GTDD) của thức ăn vật nuôi
Khi nói đến GTDD của loại thức ăn nào đó là nói đến thành phần hóa học
(TPHH) của loại thức ăn này như thế nào, các chất dinh dưỡng nhiều hay ít, tỉ lệ cao
hay thấp, tỉ lệ tiêu hóa ra sao? Đây là tiêu chuẩn để đánh giá và so sánh các loại thức
ăn với nhau. Vì vậy, khi phối hợp khẩu phần ta phải xét đến GTDD của các loại tă đó.
2.1.3. Quan hệ giữa thức ăn với năng suất vật nuôi
Mục đích cuối cùng của chăn nuôi là tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt
và giá thành hợp lí. Năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi do nhiều yếu tố tạo
thành, nhưng quan trọng nhất là thức ăn. Viện sĩ M.F. Ivanov đã nói: “Ảnh hưởng của
thức ăn, dinh dưỡng còn mạnh hơn so với giống và tổ tiên của vật nuôi ”.
2.2. Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi
2.2.1. Nước
2.2.1.1. Khái niệm
● Nước là thành phần cơ bản của các tổ chức và dịch thể. Mọi quá trình chuyển hóa
trong tế bào và mô chỉ xảy ra bình thường khi đủ nước.
● Tuy nước không cung cấp năng lượng (NL) cho cơ thể động vật nhưng nước có vai
trò rất quan trọng không gì thay thế được.
Chẳng hạn:
- Con vật mất hết glucid, lipid, 2/3 protein thì vẫn sống được; nhưng nếu mất
khoảng 10% nước sẽ xáo trộn cơ thể, mất 20% nước thì con vật sẽ chết.
- Ở người, có thể nhịn ăn 3-4 tuần thì vẫn sống nếu tiêu thụ 300-400 ml nước/
ngày nhưng sẽ chết trong vòng 4-5 ngày nếu không uống nước.
2.2.1.2. Vai trò
● Giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn nhờ:
- Dịch tiêu hóa như dịch nước bọt 99% nước; dịch vị 98% nước; dịch tụy 90%
nước; dịch ruột 94% nước.
12
- Men tiêu hóa như amilaza, pepsin, trypsin, lipaza, maltaza, saccaraza,
lactaza
- Máu và dịch lâm ba có 90% nước.
● Thực hiện các phản ứng hóa học như phản ứng thủy phân, phản ứng oxi hóa, khử
hóa, hidrate hóa, trao đổi chất trong quá trình sống.
● Bảo vệ các mô và các cơ quan trong cơ thể động vật như:
- Chống các chấn động (lớp nước giữa màng tim, màng phổi)
- Làm giảm tác dụng ma sát (lớp dịch nhờn giữa các khớp xương)
- Giữ thể hình con vật (nước trong các tế bào làm tế bào to ra, giữ thể hình con
vật bình thường, nếu không sẽ mất cân bằng & hình dáng sẽ khác đi)
- Làm cho cơ thể có tính đàn hồi, làm giảm lực tác dụng trong cơ thể nhờ nước
rất dễ chuyển dịch (véo, đánh)
● Điều hòa thân nhiệt nhờ khả năng dẫn nhiệt:
- Khi nhiệt độ bên ngoài nóng sẽ bốc hơi nước cơ thể để ngăn cản sự nóng của
cơ thể. 1 g nước bốc hơi cần cung cấp 580 calo
- ... nuôi
4.2.1. Phương pháp đại số
103
● Xác định khối lượng các loại tă chiếm tỉ lệ thấp trong khẩu phần:
- Thức ăn bổ sung (premix khoáng, premix vitamine...) ≤ 1,5%
- Thức ăn giàu năng lượng nhưng có chất độc, chất có hại (cám gạo, khoai mì,
khoai tây...) hoặc tă nhiều xơ: ≤ 20%
- Thức ăn giàu đạm đv (đắt tiền): ≤ 15%. Loại tă đạm nào có TPHH đạm càng
nhiều thì định số lượng càng ít.
● Xác định tổng lượng các loại tă đã định & tính tổng lượng protein có trong những tă
trên, suy ra lượng tă còn thiếu/100kg & lượng protein còn thiếu so với nhu cầu.
● Xác định khối lượng các loại tă glucide & protein tv bằng phương pháp đại số:
Gọi X: khối lượng tă glucide (kg)
Gọi Y: khối lượng tă protein tv (kg)
=> phương trình X + Y = lượng tă còn thiếu/100 kg hỗn hợp
=> X = lượng tă còn thiếu - Y (1)
& (GTDD protein tă glucide . X) + (GTDD protein tă protein tv . Y) = lượng protein
còn thiếu/nhu cầu. (2)
Từ (1) & (2) => X & Y
● Lập bảng loại tă, tỉ lệ, tính GTDD của các chất dinh dưỡng trong từng loại tă
● So sánh với nhu cầu, xem thừa hoặc thiếu để điều chỉnh
● Qui về tỉ lệ %
● Cho ăn thí nghiệm, tính giá thành
● Đề nghị khẩu phần
4.2.2. Phương pháp hình vuông Pearson
4.2.2.1. Nguyên tắc
● Dựa vào nhu cầu đạm để tính.
● Thức ăn được chia làm 2 nhóm:
stt Nguyên liệu thức ăn Tỉ lệ (%)
1
2
3
...
104
- Thức ăn căn bản (chủ yếu cung năng lượng)
- Thức ăn bổ túc (đạm, khoáng, vitamine...)
4.2.2.2. Cách tính
● Thức ăn căn bản (TACB)
- Nhiều loại, tự định số lượng, chú ý đến chất béo, chất độc... trong tă.
- Tính % đạm tiêu hóa của từng loại TACB theo công thức
GTDDdamt/h X %da dinhính % damt/h=
100
T
- Cộng tất cả % đạm tiêu hóa của TACB, so sánh với nhu cầu đạm con vật.
Nếu thiếu thì dùng đến thức ăn bổ túc (TABT).
● Thức ăn bổ túc (đạm):
- Nhiều loại, tự định số lượng/100.
- Tính % đạm tiêu hóa của từng loại TABT theo công thức:
GTDDdamt/h X %da dinhính % damt/h=
100
T
- Cộng tất cả % đạm tiêu hóa của TABT, so sánh với nhu cầu đạm con vật.
(tất nhiên là thừa đạm so với nhu cầu).
● Hỗn hợp 2 loại TACB & TABT theo qui tắc chéo hình vuông:
% đạm TĂCB % CB= 100C A C ATA X
C B C B
(B%)
% đạm nhu cầu
(A%)
% đạm TĂBT % BT= 100A B A BTA X
C B C B
(C%)
● Xác định lại TACB & TABT bằng công thức:
% % ( )
100
dadinhcuatungnguyenlieutaX TACB BT vuatim
● Tính từng thành phần dinh dưỡng tiêu hóa của các loại tă theo công thức:
%GTDDt/h X %loaiTAvuadinh
100
105
● Cộng tất cả các thành phần dd tiêu hóa của các chất dd từ những loại tă
● Đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của con vật:
- Nếu đủ thì ta không tính nữa.
- Nếu thiếu thì tính tiếp theo công thức:
100 %%
% cos
X luongthieuX
GTDDchatthieu antrongTA
● Ổn định công thức, qui về %
● Cho ăn thí nghiệm, tính giá thành
● Đề nghị khẩu phần:
stt Nguyên liệu thức ăn Tỉ lệ (%)
1
2
3
...
4.3. Dụng cụ chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
4.3.1. Máy sấy
- Cấu tạo: tùy loại máy mà có nhiều kiểu khác nhau, bộ phận khác nhau, vị trí
khác nhau, công suất khác nhau... nhưng cơ bản phải có 3 bộ phận chủ yếu: "nguồn
cung cấp nhiệt, lỗ thông hơi & vỉ sấy".
- Nguyên lí làm việc: cho tă vào vỉ sấy cho nguồn nhiệt vào máy để một
thời gian nhất định cho nước bốc hơi qua những lỗ thông hơi nhằm làm giảm độ ẩm
trong thức ăn.
- Công dụng: làm khô tă (θ = 4-5%); diệt sâu bọ, nấm mốc, vsv...
- Các loại máy: có thể dùng loại máy sấy chạy điện hoặc xăng, dầu; loại máy
sấy thường dùng (t0 sấy = 80-1000C, t sấy = 8-10h, Ptă = 400-500kg/lần)
106
Hình 4.1. Máy sấy thức ăn đa năng
4.3.2. Máy xay
- Cấu tạo: tùy loại máy mà có nhiều kiểu khác nhau, bộ phận khác nhau, vị trí
khác nhau, công suất khác nhau... nhưng cơ bản phải có 5 bộ phận chủ yếu: "động cơ,
hệ thống búa đập, sàn lưới cỡ hạt, nơi tă vào & nơi tă ra".
- Nguyên lí làm việc: cho động cơ hoạt động truyền động qua dây cua roa
đến bánh lăn gắn với trục quay có hệ thống búa đập đưa tă vào tă được đập nhỏ
ra & văng tung tóe. khi tă đạt đến kích thước nhất định sẽ lọt qua sàn cỡ hạt, ta mở
khóa để tă ra ngoài.
- Công dụng: dùng để xay các sản phẩm của trồng trọt (hạt, củ, quả, thân, lá
khô; cỏ khô) hoặc các loại tă động vật khô thành hạt nhỏ hoặc bột mịn.
- Các loại máy: có nhiều kiểu khác nhau, công suất khác nhau, thường dùng
loại máy sấy chạy điện; loại máy xay thông dụng (150-200kg/h).
Hình 4.2a. Máy xay nghiền thức ăn gia súc, gia cầm
107
Hình 4.2b. Máy xay nghiền thức ăn gia súc, gia cầm
4.3.3. Máy trộn
- Cấu tạo: tùy loại máy mà có nhiều kiểu khác nhau, bộ phận khác nhau, vị trí
khác nhau, công suất khác nhau... nhưng cơ bản phải có 5 bộ phận chủ yếu: "động cơ,
bánh lăn, hệ thống ống cuốn, nơi tă vào & nơi tă ra".
- Nguyên lí làm việc: cho động cơ hoạt động truyền động qua dây cua roa
đến bánh lăn gắn với trục quay có hệ thống ống cuốn đổ tă vào tă được đưa vào
ruột cuốn đi lên đỉnh & rơi tung tóe. Cứ thế trộn đều khoảng 10-20', ta mở khóa để tă
ra ngoài.
- Công dụng: trộn thật đều các loại tă để tạo một hỗn hợp.
- Các loại máy: có nhiều kiểu khác nhau, công suất khác nhau, thường dùng
loại máy sấy chạy điện; loại máy trộn thông dụng (400-700kg/lần , 15-20' sẽ đều =>
công suất 3.000-5.600 kg/ngày).
Ví dụ: Máy trộn Seed buro (Chicago) công suất 1.500-2.000 kg/ngày; 3.000-5.600
kg/ngày.
Hình 4.3. Máy trộn thức ăn vật nuôi
108
4.3.4. Máy ép
- Cấu tạo: tùy loại máy mà có nhiều kiểu khác nhau, bộ phận khác nhau, vị trí
khác nhau, công suất khác nhau... nhưng cơ bản phải có 5 bộ phận chủ yếu: "buồng
trộn, hệ thống tạo độ ẩm, hệ thống khuôn dập, nơi tă vào & nơi tă ra"
- Nguyên lí làm việc: thức ăn bột đến buồng trộn hệ thống làm kết dính 
hệ thống khuôn dập tùy loại thức ăn ra ngoài.
- Công dụng: dùng để ép thành các hình dạng tă khác nhau (bánh, viên, hạt lớn
nhỏ).
- Các loại máy như: máy ép viên thủ công; máy ép viên áp lực.
Hình 4.4. Máy ép viên thức ăn vật nuôi
Bài tập
10/ Một con heo lai F1 có trọng lượng 60 kg, mỗi tháng tăng trọng 28 kg. Tính nhu
cầu về năng lượng & protein của nó mỗi ngày? Biết rằng mỗi ngày con heo nầy tích
lũy được 150 g mỡ & protein chu chuyển là 9%.
Đáp số: a/ Năng lượng = 30,82 MjDE
b/ protein = 220,86 g/ngày
11/ Một con heo nái nuôi con giống Móng Cái nặng 60 kg, mỗi tháng tăng trọng 27
kg & tiết 90 kg sữa. Nếu mỗi ngày con heo nầy tích lũy 150 g mỡ thì nhu cầu về năng
lượng & protein mỗi ngày là bao nhiêu? Đáp số: a/ Năng lượng = 56,7 MjDE
b/ Protein = 0,39 kg/ngày
12/ Trại giống heo ngoại Nghĩa Trung có trọng lượng bình quân mỗi con là 100 kg,
mỗi ngày tiết khoảng 3 kg sữa để nuôi con. Tính lượng tă trung bình hàng ngày cho
mỗi con heo nái nuôi con để bảo toàn trọng lượng nếu mật độ năng lượng của tă là 13
MjDE. Đáp số: 3,25 kg tă/ngày
13/ Theo xác định thực tế tại các trại chăn nuôi heo giống, một con heo nặng 40 kg
cần phải ăn 1,75 kg tăhh/ngày. Nếu tă nầy chứa 14% protein, giá trị sinh học = 65%, tỉ
109
lệ tiêu hóa = 80%. Hỏi mỗi ngày con heo nầy tăng bao nhiêu nạc nếu tỉ lệ protein
trong nạc là 22% & protein chu chuyển là 11%. Đáp số: 0,3955 kg nạc/ngày
14/ Một con heo nái khối lượng 120 kg. Trong giai đoạn mang thai heo mẹ tăng trọng
25 kg, tỉ lệ protein trong cơ thể mẹ là 15%. Nếu giá trị sinh học của khẩu phần là
65%, tỉ lệ tiêu hóa = 80% thì nhu cầu protein thô cho heo nầy trong một ngày là bao
nhiêu? biết protein chu chuyển là 6%. Đáp số: 178,63 g/ngày
15/ Hiện tại cơ sở sản xuất tă gia súc tại trại giống Thụy Phương- Hà Nội có một số
loại tă: ngô vàng, cám gạo, bột mì, bột cá loại 2, khô dầu đỗ tương, premix vitamine,
premix khoáng. Hãy lập khẩu phần ăn cho gà đẻ theo phương pháp đại số? Biết rằng
TPHH các loại thức ăn như sau:
Loại tă
Thành phần hóa học (%)
Protein
thô
Lipid thô Xơ thô
Dẫn
xuất vô
đạm
Khoáng
tổng số
Ca P
Ngô vàng 8,9 4,4 1,7 68,9 1,4 0,09 -
Cám gạo 13,0 12,03 7,77 46,4 8,37 0,17 1,65
Cám mì 2,9 4,3 9,85 54,54 4,29 0,13 0,89
Bột cá L. 2 53,0 6,1 1,8 0,1 28,2 5,35 2,79
Khô đỗ tương 42,5 7,4 5,1 32,2 5,5 0,28 0,65
Premix Vit. - - - - - - -
Premix
Khoáng
- - - - - - -
Nhu cầu gà đẻ 14%
Protein
tiêu hóa
16/ Xây dựng công thức tăhh cho heo thịt có trọng lượng 40 kg khi sử dụng 2 nguyên
liệu chính là ngô & khô dầu đỗ tương, biết rằng:
● TPHH của các nguyên liệu thức ăn như sau:
Loại thức ăn Lizin (%) Phospho (%) Calci (%)
110
Ngô 0,26 0,28 0,03
Khô dầu đỗ tương 3,02 0,69 0,34
DP(Dicalci
Phosphat)
18,5 22,0
Bột đá 38,0
● Nhu cầu các chất dinh dưỡng
Chất dd Lizin P Ca Muối Premix
vitamine
Premix
khoáng
vi lượng
Thuốc
phòng
NC(% tăhh) 0,9 0,5 0,6 0,25 0,1 0,1 0,1
17/ Lập khẩu phần hỗn hợp để nuôi heo thịt 20-30 kg khi biết nguồn tă của địa
phương là: ngô vàng, bột mì, cám gạo loại 1, bánh dầu phụng, bột cá loại 2, bột
xương, vôi chết & muối ăn theo bảng:
Loại tă
TPHH (%) HSTH (%)
protein Lipid glucid protein Lipid glucid
Ngô vàng 8,3 5,1 68,4 78 60 92
Bột mì 12,1 1,9 69,4 88 85 86
Cámgạo
1
12,9 13,6 41,6 64 80 73
Bánh dầu 27,7 10,0 23,5 70 72 76
Bột cá
L.2
46,5 12,4 90 75
Bột
xương
30% Ca & 14% P
Vôi chết 38% Ca
Muối ăn
Và nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt nầy là:
% đạm t/h % béo t/h % đường t/h % NaCl Ca t/h P t/h
16 4 – 6 35 – 50 0,4 – 0,5
111
18/ Xây dựng khẩu phần tă cho heo thịt khối lượng 5 – 10 kg & tính giá thành sản
phẩm khi: tỉ lệ protein thô trong tăhh là 20%. Các loại tă trong khẩu phần gồm có: ngô
vàng có tỉ lệ protein thô 8,8%; giá thành 2.200 đ/kg; tă đậm đặc số 2 cho heo có tỉ lệ
protein thô 36%; giá thành 4.000 đ/kg.
19/ Một con heo Móng Cái nặng 40 kg, thân nhiệt là 390C, nhu cầu nước uống mỗi
ngày là 12 lít.
a/ Tính nhu cầu protein duy trì cho con heo nầy nếu tỉ lệ tiêu hóa protein của khẩu
phần là 80%.
b/ Về mùa đông ta cho heo uống nước ở nhiệt độ 120C. Tính nhiệt lượng mất đi của
nó nếu khẩu phần duy trì con heo nầy là 2,1 đơn vị thức ăn? Đáp số: a/ 50 g
b/ 6,17%
20/ Một con heo 40 kg, mỗi ngày ăn 2 kg tăhh, mỗi kg tă chứa 13 MjDE, nuôi trong
chuồng có nhiệt độ 120C (nhiệt độ tiêu chuẩn tới hạn LCT = 180C), lượng nạc tăng
450 g/ngày. Hỏi tăng trọng hàng ngày của heo nầy? Đáp số: 0,6365 kg/ngày
21/ Một con bò thể trọng 500 kg, sức kéo 60 kgf, di chuyển trên đoạn đường dài 5.300
m. Hỏi tổng năng lượng của con bò nầy khi làm việc cần bao nhiêu? Biết rằng năng
lượng dùng vào duy trì của nó là 4 đơn vị thức ăn & 1 kcal = 425 kgm.
Đáp số: 6,12 ĐVTA
22/ Một con heo khối lượng 50 kg, tăng trọng 450 g nạc/ngày. Nếu giá trị sinh vật học
protein tă là 65% & tỉ lệ tiêu hóa protein tă là 80% thì mỗi ngày cần cung cấp cho
heo bao nhiêu protein trong thức ăn? Đáp số: 280g/ngày
-------------------------------0O0------------------------------
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1996), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất
cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
[2] Lê Doãn Diên, Lê Huy Thụy Mỹ Xuyến, Hoàng Văn Tiến (1998), Vitamin và đời
sống, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[3] Tô Ngọc Đại (1987), Biolizin ứng dụng trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
[4] Gs.Ts. A. Henning (1996), Chất khoáng trong nuôi dưỡng động vật nông nghiệp,
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[5] Lương Đức Phẩm (2003), Acid amin và enzim trong chăn nuôi, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[6] Gs.Ts Vũ Duy Giảng (chủ biên), Pgs.Ts Tôn Thất Sơn (2007), Giáo trình dinh
dưỡng và thức ăn chăn nuôi, hệ CĐSP, Dự án đào tạo giáo viên THCS, Bộ Giáo dục
và đào tạo, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
[7] N.G. Grigorev (2001), Dinh dưỡng acid amin của gia cầm, Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật Hà Nội.
[8] Dương Hữu Thời, Dương Thanh Liêm, Nguyễn Văn Uyển (1987), Cây họ đậu
nhiệt đới làm thức ăn gia súc, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh.
[9] Bs. Lê Văn Tri, Gs. Nguyễn Ngọc Doãn (1987), Sinh học Vitamin, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[10] Viện chăn nuôi bộ Nông nghiệp (2003), Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh
dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
[11] Viện chăn nuôi quốc gia (2004), Kỹ thuật chế biến phụ phẩm Nông nghiệp làm
thức ăn cho gia súc, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội.
113
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Danh mục những từ viết tắt 1
Lời nói đầu 2
Phần A. LÝ THUYẾT
Chương 1. Bài mở đầu 4
Mục tiêu
1.1. Khái niệm về thức ăn và dinh dưỡng 4
1.1.1. Nguồn gốc của thức ăn vật nuôi 4
1.1.2. Định nghĩa thức ăn và dinh dưỡng 4
1.1.3. Tầm quan trọng của thức ăn và dinh dưỡng 5
1.1.4. Quan hệ thức ăn, dinh dưỡng với vật nuôi 5
1.2. Những thành tựu về thức ăn và dinh dưỡng 6
Chương 2. Thành phần và vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi
Mục tiêu 9
2.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi 9
2.1.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn 9
2.1.2. Thế nào là giá trị dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi 10
2.1.3. Quan hệ giữa thức ăn với năng suất vật nuôi 10
2.2. Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi 10
2.2.1. Nước 10
2.2.2. Phân biệt ba chất dinh dưỡng cơ bản (protein, lipid, glucid) 13
2.2.3. Các loại vitamin 18
2.2.4. Các chất khoáng 26
2.3. Các phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức ăn
vật nuôi 31
2.3.1. Các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn 31
2.3.2. Phương pháp đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn 37
Chương 3. Phân loại thức ăn và đặc điểm một số loại thức ăn thường dùng trong
chăn nuôi 41
Mục tiêu 41
114
3.1. Phân loại thức ăn vật nuôi 41
3.1.1. Theo nguồn gốc thức ăn 41
3.1.2. Theo thành phần hóa học các chất dinh dưỡng trong thức ăn 42
3.1.3. Theo hàm lượng các chất dinh dưỡng 42
3.1.4. Theo sản phẩm phân giải cuối cùng của thức ăn phản ứng acid hay kiềm
3.2. Đặc điểm các loại thức ăn vật nuôi 44
3.2.1. Thức ăn xanh 44
3.2.2. Thức ăn ủ xanh 45
3.2.3. Thức ăn thô khô 45
3.2.4. Thức ăn củ quả 46
3.2.5. Thức ăn hạt 47
3.2.6. Thức ăn hỗn hợp 47
3.2.7. Phụ phẩm công nghiệp chế biến 48
3.2.8. Thức ăn có nguồn gốc động vật 48
3.2.9. Thức ăn bổ sung 48
3.2.10. Phụ phẩm nhà bếp 49
Chương 4. Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi 50
Mục tiêu 50
4.1. Chế biến thức ăn vật nuôi 50
4.1.1. Mục đích 50
4.1.2. Các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi 50
4.2. Bảo quản, dự trữ thức ăn vật nuôi 60
4.2.1. Ý nghĩa 60
4.2.2. Các phương pháp dự trữ thức ăn 60
4.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi
4.3.1. Ứng dụng công nghệ vi sinh 61
4.3.2. Ứng dụng công nghệ tái tổ hợp ADN 62
4.3.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất khoáng hữu cơ làm tă 63
4.3.4. Ứng dụng công nghệ enzim 63
Chương 5. Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn 65
Mục tiêu 65
115
5.1. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi 65
5.1.1. Khái niệm 65
5.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi duy trì 65
5.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi sản xuất 70
5.2. Tiêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn 81
5.2.1. Tiêu chuẩn ăn 81
5.2.2. Khẩu phần ăn 82
Phần B. THỰC HÀNH
Bài 1. Nhận biết, phân loại, đánh giá phẩm chất các loại thức ăn thường dùng trong
chăn nuôi. 85
Bài 2. Dự trữ, chế biến một số loại thức ăn cho vật nuôi. 89
Bài 3. Xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn. 95
Bài 4. Xác định tiêu chuẩn ăn và sản xuất thức ăn hỗn hợp. 101
Tài liệu tham khảo 111
Mục lục 112
116

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuc_an_vat_nuoi_le_van_an.pdf