Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 5: Phân tích tài chính - Phạm Bảo Thạch

Tổng quát về phân tích tài chính của dự án

Huy động vốn và phân tích khả năng trả nợ của dự án

Xác định suất chiết khấu

Tác động lạm phát đến dự án

Giá trị tiền tệ theo thời gian

Xây dựng dòng ngân lưu tài chính của dự án

Vốn và nguồn vốn đầu tư

Kế hoạch khấu hao

Kế hoạch trả nợ

Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án

Dự tính các loại chi phí hàng năm của dự án

Kế hoạch lãi lỗ của dự án

Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án (theo các quan điểm)

 

pptx 118 trang phuongnguyen 5481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 5: Phân tích tài chính - Phạm Bảo Thạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 5: Phân tích tài chính - Phạm Bảo Thạch

Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 5: Phân tích tài chính - Phạm Bảo Thạch
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH 
CHƯƠNG 5 
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 
1 
Nội dung chương 5 
Tổng quát về phân tích tài chính của dự án 
Huy động vốn và phân tích khả năng trả nợ của dự án 
Xác định suất chiết khấu 
Tác động lạm phát đến dự án 
Giá trị tiền tệ theo thời gian 
Xây dựng dòng ngân lưu tài chính của dự án 
Vốn và nguồn vốn đầu tư 
Kế hoạch khấu hao 
Kế hoạch trả nợ 
Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án 
Dự tính các loại chi phí hàng năm của dự án 
Kế hoạch lãi lỗ của dự án 
Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án (theo các quan điểm) 
2 
Nội dung chương 5 
7 . Đánh giá dự án đầu tư 
Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV) 
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns – IRR) 
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) 
Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period) 
Phân tích điểm hoà vốn 
8 . Phân tích rủi ro dự án 
Phân tích độ nhạy của dự án 
Phân tích mô phỏng Monte Carlo 
3 
Phân tích tài chính 
4 
TỔNG QUÁT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 
Một số thuật ngữ 
5 
Dòng tiền (Ngân lưu - Cash Flow - CF): Là những luồng tiền đến và đi khỏi doanh nghiệp hay đối tượng kinh tế. Thu nhập là dòng tiền dương, chi phí là dòng tiền âm. 
Dòng tiền ròng (Ngân lưu ròng - Net Cash Flow - NCF): Là dòng tiền còn lại sau khi đã lấy dòng tiền vào trừ đi dòng tiền ra. 
Chi phí chìm (chi phí lịch sử): là những khoản chi phí phát sinh trong quá khứ. Chi phí chìm không được tính tới khi phân tích tài chính của dự án 
Công cụ phân tích tài chính của dự án 
6 
Phân tích lợi ích và chi phí: 
Xác định các dòng lợi ích: Doanh thu, thanh lý,.. 
Xác định các dòng chi phí: đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động, lãi vay,. 
Xác định dòng tiền ròng 
Cách ghi nhận lợi ích và chi phí 
7 
Lợi ích và chi phí có thể phát sinh bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng tất cả các lợi ích và chi phí đó phải đưa về cuối năm. 
Xác định năm gốc (năm 0) 
8 
Đối với các dự án đầu tư có quy mô không lớn, thời gian chuẩn bị để đưa công trình đầu tư vào sản xuất kinh doanh không dài thì thời điểm tính toán thường được xác định là thời điểm hiện tại hay thời điểm bắt đầu thực hiện dự án. 
Đối với các dự án có quy mô lớn, thời gian chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng dài. Thời điểm tính toán là năm kết thúc giai đoạn thi công xây dựng công trình và đưa công trình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, các chi phí trong giai đoạn thi công xây dựng công trình được tính chuyển về năm gốc thông qua việc tính giá trị tương lai . 
Tuy nhiên trong thực tế, để thuận tiện cho tính toán, nhiều dự án thời điểm tính toán thường được chọn là thời điểm hiện tại (thời điểm lập dự án) hay thời điểm bắt đầu thực hiện dự án . 
Xác định số năm phân tích (vòng đời) dự án 
9 
Để ước lượng số năm phân tích của dự án người ta thường căn cứ vào tuổi thọ công nghệ, tuổi thọ thiết bị chính được chọn đầu tư, hoặc căn cứ vào vòng đời của sản phẩm để xác định tuổi thọ dự án, . 
Trong thực tế, ta chỉ tính tuổi thọ của dự án giới hạn trong một số năm cụ thể gắn liền với khả năng dự báo của chúng ta trong tương lai . Hoặc thông qua ý kiến chuyên gia. 
Xác định năm thanh lý dự án 
10 
Sau khi kết thúc dự án, cần có thời gian bán tài sản và ghi nhận giá trị thanh lý. Do đó, nếu dự án giả định kết thúc vào năm thứ n thì giá trị thanh lý của dự án sẽ được ghi nhận vào năm thứ n+1 . 
Biên dạng ngân lưu tài chính của dự án 
11 
 0 
 1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
GĐ đầu từ 
Năm dự án 
GĐ hoạt động 
Ngân lưu ròng 
(+) 
(-) 
Biên dạng ngân lưu tài chính của dự án 
12 
Những năm đầu thường chi phí đầu tư lớn hơn doanh thu từ dự án nên ngân lưu ròng của tài chính của dự án thường bị âm. (Thông thường những năm đầu xây dựng chỉ có chi phí đầu tư, chưa có doanh thu) 
Trong những năm sau khi bắt đầu hoạt động SXKD nên ngân lưu ròng thường dương do có doanh thu từ hoạt động SXKD. 
Một số dự án có ngân lưu âm vào những năm cuối của chu kỳ dự án do có phát sinh những chi phí khôi phục địa điểm dự án hoặc chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động, 
Phân tích tài chính 
13 
HUY ĐỘNG VỐN VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DỰ ÁN 
Các đối tượng có liên quan trong dự án 
DỰ ÁN 
Nhà cung ứng vật liệu 
Chủ đầu tư 
Khách hàng 
C.ty quản lý & vận hành 
Nhà thầu xây dựng 
Nhà cung ứng thiết bị 
Cơ quan QLNN 
Người dân 
Các tổ chức tín dụng 
T. chức T. chính phi NH 
Nhà đầu tư trài phiếu 
Tổ chức đa phương 
Huy động vốn cho dự án 
15 
Dự án cần được huy động vốn để đủ trang trải cho chi phí đầu tư cũng như một số chi phí ban đầu trước khi đi vào hoạt động 
DỰ ÁN 
VỐN CSH 
Chủ đầu tư 
Nhà đầu tư chiến lược 
Quỹ đầu tư 
N Ợ VAY 
NHTM 
Tài chính phi NH 
Tài chính đa phương 
Chi phí đầu tư ban đầu 
Chi phí tiền mặt cho các hạng mục của dự án 
Lãi vay trong t/g XD 
Vốn lưu động ban đầu 
Chi phí hoạt động để chuẩn bị vận hành 
Dự phòng 
Vốn huy động 
Tài trợ 
Các nhà tài trợ vốn cho dự án 
16 
Các nhà tài trợ vốn cho dự án được chia thành hai loại: 
Đầu tư vốn chủ sở hữu (CSH) 
Chủ đầu tư bỏ vốn vào dự án và là người hưởng lợi sau cùng của dự án (dưới dạng cổ tức) sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ trả nợ vay 
Vốn vay 
Chủ nợ cho dự án vay với cam kết sẽ nhận lại vốn gốc và lãi theo một công thức và lịch thời gian nhất định 
Các đối tượng có quyền lợi trong dự án đều có thể tham gia tài trợ vốn cho dự án dưới vai trò nhà đầu tư vốn CSH hay cho vay. 
Đầu tư vốn CSH 
17 
Các nhà đầu tư vốn CSH mong đợi nhận được một suất sinh lợi hợp lý trên vốn đã đầu tư (cổ tức thu về trong quá trình dự án hoạt động) 
Các loại nhà đầu tư vốn CSH: 
Chủ đầu tư (sáng lập) dự án ( project investors) 
Nhà nước 
Các nhà đầu tư chiến lược (strategic partners) 
Quỹ đầu tư và thị trường vốn 
Đầu tư vốn CSH 
18 
Chủ đầu tư (sáng lập) dự án ( project investors/sponsors) 
Người khởi xướng, kiểm soát, thiết lập cơ cấu và dàn xếp các hợp đồng then chốt của dự án 
Có thể hiểu tương tự như cổ đông sáng lập của doanh nghiệp 
Thường là đối tượng bỏ vốn với tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn CSH của dự án 
Chịu rủi ro cao nhất và mong đợi lợi nhuận kỳ vọng cao nhất 
Nhà nước 
Đầu tư vốn ngân sách 
Đầu tư vốn CSH dưới hình thức liên doanh hay cổ đông thiểu số 
Góp vốn phi tiền mặt (đất, chính sách ưu đãi) 
Các nhà đầu tư chiến lược (strategic partners ) 
Đầu tư vốn cổ phần 
Có thể tham gia xây dựng, vận hành. 
Có thể thuộc lĩnh vực liên quan (ví dụ, đối tác dầu khí trong dự án điện, đối tác điện trong dự án xi-măng) 
 Quỹ đầu tư và thị trường vốn 
Đầu tư vốn cổ phần một cách thụ động (không tham gia quản lý). 
Uy tín/Hình thức vay nợ của dự án 
19 
Uy tín vay nợ của dự án phụ thuộc vào: 
Sự vững mạnh về mặt tài chính của dự án: NPV/IRR 
Uy tín vay nợ của các chủ đầu tư vào dự án 
Số vốn CSH do các chủ đầu tư dự án đóng góp so với tổng vốn đầu tư. 
Mức độ rủi ro của dự án và khả năng thiết kế, thực hiện các hợp đồng . 
Hai hình thức vay nợ 
Chủ đầu tư đứng tên vay nợ rồi dùng vốn huy động được để tài trợ cho dự án . 
Chủ đầu tư thành lập công ty dự án với trách nhiệm hữu hạn; công ty dự án đứng tên vay nợ: đây là hình thức “tài trợ dự án ” . 
Tỷ lệ nợ/ vốn CSH khả thi tối đa 
20 
Lợi ích của việc tăng đòn bẩy nợ : 
Tăng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (do suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư lớn hơn lãi vay) 
Tăng lợi ích từ lá chắn thuế của nợ vay 
Chi phí của việc tăng đòn bẩy nợ: 
Tăng rủi ro tài chính của dự án (dẫn tới tăng chi phí nợ vay cũng như chi phí vốn chủ sở hữu) 
Tỷ lệ nợ/vốn CSH thực tế của dự án phụ thuộc vào: 
Khả năng sinh lợi của dự án 
Kiểu hình ngân lưu tự do của dự án 
Các loại rủi ro và cơ chế chia sẻ, quản lý rủi ro 
Uy tín vay nợ của chủ đầu tư và mức độ bảo lãnh rủi ro của chủ đầu tư đối với dự án 
Một số xem xét khi huy động vốn 
21 
Lịch giải ngân 
Lịch giải ngân vốn cần khớp với lịch chi đầu tư /lịch SXKD để giảm chi phí lãi vay . 
Chủ nợ thường yêu cầu chủ đầu tư phải giải ngân vốn CSH trước khi giải ngân nợ vay . Do đó phải chuẩn bị vốn CSH trước. 
Kiểu hình ngân lưu ròng ( tự do ) của dự án 
Kiểu hình ngân lưu ròng của dự án là nguồn căn bản và chính yếu để trả lãi và nợ gốc khi dự án đi vào hoạt động. Do đó, k iểu hình cụ thể của ngân lưu sẽ quyết định lịch trả lãi và nợ gốc 
Đơn vị tiền tệ 
Xét về nội tệ/ngoại tệ, cơ cấu vốn huy động cần tương thích với cơ cấu chi phí đầu tư và/hay cơ cấu ngân lưu tự do để giảm thiểu và quản lý rủi ro tỷ giá . 
Tỷ lệ an toàn trả nợ 
22 
Ngân lưu tự do (ròng ) của dự án chính là ngân lưu sẵn có để trả nợ ( NCF ). 
Ngân lưu trả nợ bằng nợ gốc phải trả cộng lãi vay phải trả. 
Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) hàng năm được định nghĩa bằng tiền mặt sẵn có để trả nợ chia cho ngân lưu trả nợ của năm đó. 
DSCR nhỏ hơn 1 có nghĩa là dự án không tạo đủ ngân lưu để trả nợ . 
Để đảm bảo an toàn trả nợ, các tổ chức tài chính cho vay thường yêu cầu DSCR trung bình trong suốt kỳ hạn của khoản vay phải lớn hơn một mức nhất định (ví dụ >= 1,2-1,3) và DSCR hàng năm không được xuống thấp hơn từ một mức tối thiểu (ví dụ <= 1,1-1,2 ). 
Khoản dự phòng trả nợ 
23 
Các tổ chức cho vay thường yêu cầu dự án phải thiết lập một tài khoản dự phòng trả nợ để đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định trước mỗi thời điểm đến hạn trả lãi vay và nợ gốc. 
Việc thiết lập tài khoản dự phòng tạo ra thêm lợi ích cho chủ nợ do làm tăng tính an toàn của khoản vay. Ngược lại, tài khoản dự phòng làm tăng chi phí cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải bỏ thêm vốn để duy trì tài khoản này. Tiền mặt dự phòng trong tài khoản chỉ hưởng lãi suất tiền gửi, mà thường thì thấp hơn chi phí vốn của chủ đầu tư. 
Tài khoản dự phòng trả nợ có hai thông số quan trọng: 
Mức tiền mặt duy trì trong tài khoản (thường bằng 100% giá trị lãi vay và nợ gốc sẽ phải trả vào lần thanh toán kế tiếp) 
Thời gian duy trì trước mỗi thời điểm trả nợ (thường bằng đúng thời gian của kỳ trả nợ). 
Phân tích tài chính 
24 
XÁC ĐỊNH S UẤT CHIẾT KHẤU 
CỦA DỰ ÁN 
Xác định suất chiết khấu 
25 
Suất chiết khấu trong dự án là suất sinh lời kì vọng của nhà đầu tư đối với số vốn cần đầu tư cho dự án . 
Suất chiết khấu được dùng để quy đổi dòng thu nhập tương lai của các dự án về hiện giá và ngược lại. 
Suất chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hiện tại của các dự án (NPV) và đến các quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án. (Mối quan hệ giữa suất chiết khấu và NPV) 
Các căn cứ để xác định xuất chiết khấu 
26 
Chi phí sử dụng vốn bình quân ( WACC ) 
Chi phí cơ hội của vốn 
Tỷ lệ rủi ro của dự án 
Tỷ lệ lạm phát (suất chiết khấu danh nghĩa) 
Chi phí sử dụng vốn 
27 
Chi phí sử dụng vốn: là mức giá phải trả để được quyền sử dụng nguồn vốn đó. 
VD: Lãi suất vay ngân hàng là chi phí để sử dụng tiền vay ngân hàng. 
Chi phí sử dụng vốn vay 
Việc tính chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là do lãi vay phải trả được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN làm cho thuế TNDN giảm xuống. 
Kd*: Chi phí sử dụng vốn vay 
K d : Lãi suất nợ vay 
t : Thuế suất thuế TNDN 
Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi 
Dp: Cổ tức hằng năm của cổ phiếu ưu đãi. 
Pp: Giá của cổ phiếu ưu đãi 
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường 
(Mô hình tăng trưởng cổ tức) 
ke : Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường 
Do: Cổ tức năm nay của một cổ phiếu thường 
P: Giá trị thị trường của một cổ phiếu thường 
g: Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức 
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường 
(Mô hình CAPM-Mô hình định giá tài sản vốn ) 
r e = r f + β (r m - r f ) 
r e : suất sinh lời của cổ phiếu 
r f : lãi suất của đầu tư không rủi ro (người ta thường sử dụng lãi suất trái phiếu trung hạn của chính phủ ) 
β : độ dao động, tức độ nhạy cảm, cũng hiểu là độ rủi ro củasuất sinh lời của một công ty (hay ngành) nào đó so với lãi suất bình quân thị trường 
r m : lãi suất bình quân thị trường 
Cơ cấu nguồn vốn của dự án đầu tư 
32 
Cơ cấu vốn là tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng vốn của dự án 
C hi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 
33 
WACC= W E *k E + W D *k D *(1-t) + + 
Trong đó: 
W E : Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng đầu tư 
k E : Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (suất sinh lời yêu cầu của chủ sở hữu) 
W D : Tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng đầu tư 
k D : Chi phí lãi vay dài hạn (lãi suất tiền vay) 
Ví dụ: X ác định chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 
34 
VD: Một dự án có tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 60 tỷ đồng, suất sinh lời đòi hỏi của Nhà đầu tư là 16%/năm; Vay ngắn hạn 10 tỷ đồng, lãi suất vay ngắn hạn 12%/năm; Vay dài hạn tại Ngân hàng A 30 tỷ đồng với lãi suất 12%/năm; Vay dài hạn tại Ngân hàng B 20 tỷ đồng với lãi suất 13%/năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp 25% 
Hãy xác định chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của dự án? 
Đáp án: 12,95%/năm 
Chi phí cơ hội của vốn (tiền) 
35 
VD: Bạn có trong tay 400tr bạn quyết định đầu tư xây dựng một tiệm photocopy Đời Sinh Viên hay đầu tư vào mua cổ phiếu công ty DHG. Khi bạn quyết định đầu tư vào tiệm photocopy ĐSV có nghĩa là bạn chấp nhận bỏ qua cơ hội sinh lời từ việc đầu tư mua cổ phiếu DHG và ngược lại. Hoặc chí ít bạn có thể gửi ngân hàng. 
Đồng tiền luôn có cơ hội sinh lời, nó có thể dùng để đầu tư vào dự án này hay dự án khác để sinh lời. Khi bạn quyết định đầu tư vào dự án A cũng có nghĩa là bạn chấp nhận bỏ qua cơ hội sinh lời từ dự án B. 
Suất chiết khấu điều chỉnh theo sự rủi ro 
36 
Không a i mà biết được tương lai sẽ như thế nào ? Đ ồng tiền sẽ nhận được trong tương lai là không có gì chắc chắn cả. 
Một số rủi ro thường gặp: 
T hiên tai , chiến tranh , dịch bệnh,  
S ự thay đổi thể chế chính sách ; 
Sự ra đời của những đối thủ cạnh tranh mới ; 
T rạng thái nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái ; 
C hủ trương chính phủ tiếp tục bảo hộ hay mở ra hội nhập , 
Bỏ ra đồng vốn trong hoàn cảnh đó, nhà đầu tư cần có một “phần thưởng” để bù đắp cho khoản rủi ro đó. 
Suất chiết khấu điều chỉnh theo sự rủi ro 
37 
r = 
 R 
1 – p 
Trong đó: 
r – Tỷ suất chiết khấu được điều chỉnh theo sự rủi ro 
R – Tỷ suất chiết khấu trước khi điều chỉnh theo sự rủi ro 
p – Xác suất rủi ro 
VD: Điều chỉnh suất chiết khấu của dự án theo mức độ rủi ro của dự án. Suất chiết khấu chưa điều chỉnh theo rủi ro của dự án là 16%. 
Dự án có độ rủi ro 20%	Suất chiết khấu:	20% 
Dự án có độ rủi ro 30 %	Suất chiết khấu:	 23% 
Dự án có độ rủi ro 50 %	Suất chiết khấu:	 32% 
Dự án có độ rủi ro càng cao thì suất chiết khấu của dự án càng cao để bù đắp rủi ro 
Suất chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát 
38 
Lạm phát hiểu đơn giản là sự mất giá của đồng tiền hay là sự tăng lên trong giá cả hàng hóa làm giảm sức mua của đồng tiền. 
Suất chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát 
39 
Trong đó: 
r - Tỷ lệ chiết khấu được điều chỉnh theo lạm phát 
R - Tỷ lệ chiết khấu trước khi điều chỉnh theo lạm phát 
L – Tỷ lệ lạm phát dự báo 
VD: Điều chỉnh suất chiết khấu theo tỷ lệ lạm phát dự kiến. Suất chiết khấu chưa điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát dư kiến là 16%. 
Dự kiến tỷ lệ lạm phát: 7%	Suất chiết khấu: 24,1% 
Dự kiến tỷ lệ lạm phát:10 %	 Suất chiết khấu: 27,6% 
Dự kiến tỷ lệ lạm phát: 15%	 Suất chiết khấu: 33,4% 
Lạm ph ... ch ông A mua trả ngay. Hỏi ông A sẽ trả bao nhiêu tiền nếu chọn phương thức mua trả ngay? 
16.351.433 đ 
0 
1 
2 
3 
4 
5 
.. 
18 
19 
20 
1tr 
1tr 
1tr 
1tr 
1tr 
1tr 
1tr 
1tr 
1tr 
Giá trị TƯƠNG LAI của chuỗi tiền tệ HỖN HỢP 
68 
Ông A gửi tiết kiệm số tiền cố định 2 ( 4) triệu đồng cuối mỗi tháng và liên tục trong 3 tháng đầu tiên. 3 triệu đồng vào tháng thứ tư, 1 triệu đồng vào tháng thứ năm. Lãi suất tiết kiệm là 0,7%/tháng. Hỏi ông A nhận được bao nhiêu tiền vào cuối tháng thứ năm 
Đáp án: 10.147.984 đồng 
Giá trị HIỆN TẠI của chuỗi tiền tệ HỖN HỢP 
69 
Ông A vay Ngân hàng một khoản tiền để sửa nhà, với lãi suất 15%/năm, trong vòng 5 năm. Theo hợp đồng cho vay, Ngân hàng yêu cầu ông A trả 60 triệu đồng vào cuối năm thứ nhất, 40 triệu đồng vào cuối năm thứ hai,thứ ba và thứ tư và 20 triệu đồng vào cuối năm thứ năm. Toàn bộ số tiền mà ông A trả trong năm năm đã bao gồm cả gốc và lãi vay. Hỏi: Vốn gốc mà ông A đã vay Ngân hàng là bao nhiêu? 
Đáp án: 141.533.974 đồng 
Xây dựng báo cáo ngân lưu tài chính của dự án 
70 
XÂY DỰNG BÁO CÁO NGÂN LƯU TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 
Mô hình tài chính của dự án 
71 
Để thực hiện được việc phân tích tài chính của dự án chúng ta cần phải: 
Xác định các thông số cần thiết cho tính toán (WACC, lãi suất, lạm phát, dự báo doanh thu, chi phí, kế hoạch trả nợ, khấu hao, ) 
Thiết lập được báo cáo ngân lưu tài chính của dự án (Ngân lưu vào, ngân lưu ra và ngân lưu ròng) 
Tình toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (NPV, IRR, PP,) 
Phân tích rủi ro (phân tích độ nhạy, phân tích mô phỏng) 
Mô hình tài chính của dự án 
72 
Mô hình tài chính của dự án: 
Bảng thông số 
Các bảng tính trung gian 
Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án theo các quan điểm 
Phân tích hiệu quả tài chính 
 Phân tích rủi ro 
73 
Bảng thông số chứa đựng tất cả những dữ liệu có liên quan đến dự án và được sử dụng để tạo ra các bảng tính trung gian. 
Bảng thông số dự án: 
Dữ liệu vĩ mô: 
Lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, 
Dữ liệu SXKD: 
Chi phí đầu tư: máy móc thiết bị, đất đai, nhà xưởng 
Thời gian SX: vòng đời, năm bắt đầu, năm kết thúc, năm thanh lý,.. 
Phương pháp khấu hao 
Công suất máy móc thiết bị 
Doanh số: Số lượng bán, đơn giá 
Chi phí: nguyên vật liệu, quản lý, lao động,  
Vốn lưu động: phải thu, phải trả, tiền mặt, tồn kho 
Thuế TNDN, 
Bảng thông số dự án: 
74 
Bảng chỉ số giá (Nếu có tính đến yếu tố lạm phát) 
Lịch đầu tư 
Cơ cấu vốn 
Lịch khấu hao 
Kế hoạch vay, trả nợ vay 
Bảng doanh thu 
Bảng vốn lưu động 
Bảng chi phí hoạt động 
Báo cáo thu nhập 
Các bảng tính trung gian 
75 
Báo cáo ngân lưu tài chính 
Dựa trên các bảng tính trung gian để xây dựng báo cáo ngân lưu tài chính của dự án. 
Ngân lưu vào: Doanh thu, thay đổi phải thu, thay đổi tiền mặt, thanh lý tài sản, vốn vay. 
Ngân lưu ra: Vốn đầu tư, chi phí hoạt động, thay đổi phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp, trả tiền vay,. 
Ngân lưu ròng = Ngân lưu vào – Ngân lưu ra 
Báo cáo ngân lưu theo các quan điểm: 
Báo cáo ngân lưu theo quan đểm TỔNG ĐẦU TƯ (TIP) 
Báo cáo ngân lưu theo quan điểm CHỦ SỞ HỮU (EPV) 
Các quan điểm đầu tư này được xem xét ờ hai khía cạnh: NGÂN LƯU DANH NGHĨA và NGÂN LƯU THỰC TẾ 
Bảng chỉ số lạm phát và tỉ giá hối đoái 
76 
STT 
Khoản mục tính 
Năm 
0 
1 
. 
n 
1 
Chỉ số lạm phát trong nước 
2 
Chỉ số lạm phát nước ngoài 
3 
Chỉ số lạm phát tương đối 
4 
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa 
Lịch đầu tư 
77 
STT 
Khoản mục đầu tư 
Năm 
0 
1 
. 
n 
1 
Đất đai 
2 
Nhà xưởng 
3 
Máy móc thiết bị 
4 
5 
Tổng cộng 
Cơ cấu nguồn vốn của dự án 
78 
Khoản mục 
Số tiền 
Tỷ trọng 
Chi phí sử dụng vốn 
Nguồn vốn 
Ngân sách 
Vốn vay 
Vốn CSH 
2. Tổng vốn đầu tư 
Vốn lưu động 
79 
Vốn lưu động (khi dự án đi vào hoạt động) 
Vốn lưu động = CB + AR – AP + AI 
Trong đó: 
CB: Tồn quỹ tiền mặt 
AR: Khoản phải thu 
AP: Khoản phải trả 
AI: Tồn kho 
Bảng tính vốn lưu động 
80 
Khoản mục 
Năm 
0 
1 
 n 
Tiền mặt (1) 
Khoản phải thu (2) 
Khoản phải trả (3) 
Tồn kho (4) 
Tổng vốn lưu động ( 1+2-3+4) 
Thay đổi tiền mặt (5) 
Thay đổi khoản phải thu (6) 
Thay đổi khoản phải trả (7) 
Thay đổi tồn kho (8) 
Thay đổi vốn lưu động (5+6-7+8) 
Kế hoạch khấu hao 
81 
Khoản mục 
Năm 
0 
1 
2 
n 
Giá trị đầu kỳ 
Khấu hao trong kì 
Khấu hao lũy kế 
Giá trị còn lại cuối kì 
Giá trị t hanh lý 
Hai phương pháp khấu hao theo thông tư  45/2013/TT-BTC 
82 
Khấu hao theo đường thẳng 
Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng 
83 
Mức trích khấu hao 
= 
Nguyên giá của TSCĐ 
Thời gian trích khấu hao 
Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 
84 
Mức trích KH 
= 
Giá trị còn lại của TSCĐ 
X 
Tỷ lệ KH nhanh 
Tỷ lệ KH nhanh 
(%) 
= 
Tỷ lệ KH TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) 
X 
Hệ số điều chỉnh 
Tỷ lệ KH TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) 
= 
1 
 X 100% 
Thời gian trích KH TSCĐ 
Thời gian trích khấu hao 
Hệ số điều chỉnh (lần ) 
Đến 4 năm ( t 4 năm) 
1,5 
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t 6 năm) 
2,0 
Trên 6 năm (t > 6 năm) 
2,5 
Ví dụ: Áp dụng các phương pháp tính khấu hao 
85 
Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng . 
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp là 5 năm, tài sản được đưa vào sử dụng vào đầu năm. 
Lập bảng tính khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng 
Lập bảng tính khấu hao hàng năm theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh 
Kế hoạch trả nợ 
86 
Khoản mục 
Năm 
0 
1 
2 
n 
Dư nợ đầu kì 
Số tiền trả nợ 
 - Trả nợ gốc 
 - Trả lãi vay 
Dư nợ cuối kì 
Hai phương pháp trả nợ gốc, lãi vay 
87 
Phương pháp kỳ khoản cố định (trả nợ gốc và lãi vay đều hàng kỳ) 
Phương pháp kỳ khoản giảm dần (trả nợ gốc đều hàng kỳ) 
VD: Áp dụng hai phương pháp trả nợ phổ biến 
88 
Giả sử , Một dự án có vay ngân hàng 2 tỷ đồng, lãi suất là 8%/năm. Thời gian vay 4 năm. Lập kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay. 
Trả nợ gốc và lãi vay đều hàng kỳ trong vòng 4 năm 
Trả nợ gốc đều hàng kỳ trong thời gian 4 năm . 
Thống nhất ĐVT: triệu đồng 
Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án 
89 
Khoản mục 
Năm 
 0 
1 
---- 
n 
Sản lượng 
+ Sản phẩm chính 
+ Sản phẩm phụ 
Giá bán đơn vị 
+ Sản phẩm chính 
+ Sản phẩm phụ 
 Tổng doanh thu 
Khoản THỰC THU 
90 
Khoản thực thu trong kỳ 
= 
Doanh thu bán hàng trong kỳ 
- 
Khoản phải thu cuối kỳ 
+ 
Khoản phải thu đầu kỳ 
Hoặc: 
Khoản thực thu trong kỳ 
= 
Doanh thu bán hàng trong kỳ 
- 
Chênh lệch của khoản phải thu ( AR) 
Dự tính các loại chi phí hàng năm của dự án 
91 
Khoản mục 
Năm 
0 
1 
2 
n 
Chi phí trực tiếp 
- Chi phí nguyên vật liệu 
- Chi phí nhân công trực tiếp 
- Chi phí nhiên liệu 
- Chi phí sửa chữa bảo dưỡng 
-  
Chi phí quản lý 
Chi phí bán hàng 
Tổng chi phí 
Khoản THỰC CHI 
92 
Khoản thực chi trong kỳ 
= 
Khoản mua trong kỳ 
- 
Khoản phải trả cuối kỳ 
+ 
Khoản phải trả đầu kỳ 
Hoặc 
Khoản thực chi trong kỳ 
= 
Khoản mua trong kỳ 
- 
Chênh lệch của khoản phải trả kỳ ( AP) 
Kế hoạch LÃI LỖ của dự án 
93 
Khoản mục 
Năm 
0 
1 
2 
n+1 
Doanh thu thuần 
Chi phí hoạt động 
Chi phí khấu hao 
Thu nhập trước thuế và lãi vay ( EBIT) 
Lãi vay phải trả 
Thu nhập trước thuế (EBT) 
Thuế thu nhập doanh nghiệp 
Lợi nhuận sau thuế 
Kế hoạch LÃI LỖ của dự án 
94 
Khoản mục 
Năm 
0 
1 
2 
n+1 
Doanh thu thuần 
Giá vốn hàng bán 
Lãi gộp 
Chi phí hoạt động 
Thu nhập trước thuế và lãi vay ( EBIT) 
Lãi vay phải trả 
Thu nhập trước thuế (EBT) 
Thuế thu nhập doanh nghiệp 
Lợi nhuận sau thuế 
Kế hoạch LÃI LỖ của dự án 
95 
Khoản mục 
Năm 
0 
1 
2 
n+1 
Doanh thu thuần 
Chi phí hoạt động 
Chi phí khâu hao 
Thu nhập trước thuế và lãi vay ( EBIT) 
Lãi vay phải trả 
Thu nhập trước thuế (EBT) 
Thuế thu nhập doanh nghiệp 
Lợi nhuận sau thuế 
Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án theo phương pháp TRỰC TIẾP 
96 
Chỉ tiêu tính toán 
Năm 0 1 2 n  n+1 
Ngân lưu vào 
 Doanh thu 
 Thay đổi phải thu 
Thay đổi tiền mặt 
 Giá trị thanh lý 
Tổng ngân lưu vào (1) 
Ngân lưu ra 
 Đầu tư ban đầu 
 Chi phí hoạt động 
 Thay đổi phai trả 
 Thuế thu nhập doanh nghiệp 
Tổng ngân lưu ra (2) 
Ngân lưu ròng	 (1-2) 
Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án theo phương pháp GIÁN TIẾP 
97 
Chỉ tiêu tính toán 
 0 1 2  n+1 
Ngân lưu từ hoạt động SXKD (1) 
 Thu nhập trước thuế và lãi vay 
 Thuế TNDN 
 Khấu hao 
 Thay đổi vốn lưu động 
 Tổng ngân từ hoạt động SXKD 
Ngân lưu từ hoạt động đầu tư (2) 
 Đầu tư ban đầu 
 Giá trị thanh lý 
 Tổng ngân từ hoạt động đầu tư 
Ngân lưu ròng	 (1+2) 
Báo cáo ngân lưu tài chính theo các quan điểm 
98 
Quan điểm tổng đầu tư (TIP) 
Quan điểm chủ sở hữu (EPV) 
Quan điểm tổng đầu tư (TIP) 
99 
Nhằm đánh giá dự án trong trường hợp có tài trợ vốn vay. 
Đánh giá dự án dưới góc độ an toàn của phần vốn vay (khả năng trả nợ vay và lãi vay) 
Ngân lưu có lá chắn thuế từ lãi vay. 
Quan điểm chủ sở hữu (EPV) 
100 
Nhằm đánh giá phần rủi ro của vốn CSH trong trường hợp có tài trợ vốn vay. 
Ngân lưu có lá chắn thuế từ lãi vay (Dự án có lá chắn thuế) và loại bỏ dòng tiền từ vay và trả nợ vay. 
Suất chiết khấu WACC= k E 
Đánh giá dự án đầu tư 
101 
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 
Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV) 
102 
Trong đó : 
Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án 
Ci (Cost) - Chi phí của dự án 
r – Tỷ lệ chiết khấu. 
n – Số năm hoạt động 
i – Thời gian (i = 0,1n) 
Đánh giá dự án thông qua NPV 
103 
Ý nghĩa của NPV 
NPV cho biết quy mô tiền lãi thu được của cả đời dự án qui về hiện tại 
NPV này chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn. 
NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu dùng để tính toán. Việc xác định tỷ lệ chiết khấu là rất khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động. 
NPV chỉ sử dụng để lựa chọn các dự án loại bỏ nhau trong trường hợp tuổi thọ như nhau. Nếu tuổi thọ khác nhau, việc lựa chọn căn cứ vào chỉ tiêu này sẽ không có ý nghĩa. 
Đánh giá chỉ tiêu NPV: 
Nếu dự án có NPV lớn hơn 0 thì dự án đó đáng giá về mặt tài chính 
Nếu dự án có nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn nhất là phương án đáng giá nhất về mặt tài chính. 
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns – IRR) 
104 
Trong đó : 
Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án 
Ci (Cost) - Chi phí của dự án 
r – Tỷ lệ chiết khấu. 
n – Số năm hoạt động 
i – Thời gian (i = 0,1n) 
105 
 Trong đó: 	 
r 1 là suất chiết khấu cho giá trị NPV 1 > 0 
r 2 là suất chiết khấu cho giá trị NPV 2 < 0 
Đánh giá dự án thông qua IRR 
106 
Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR 
IRR cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được 
Trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đưa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn 
Dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định được IRR 
Đánh giá chỉ tiêu IRR 
Khi xét các DA độc lập và ngân sách không bị hạn chế: 
DA có IRR > tỷ lệ sinh lời mong muốn sẽ được chọn. 
DA có IRR < tỷ lệ sinh lời mong muốn sẽ bị loại bỏ. 
Khi chọn lựa các DA loại trừ nhau (giả định ngân sách không bị hạn chế): DA nào có IRR max sẽ được lựa chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn 
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) 
107 
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) 
108 
Đánh giá chỉ tiêu B/C 
Nếu dự án có B/C >= 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. 
Trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì dự án nào có B/C max sẽ được lựa chọn 
Ý nghĩa của chỉ tiêu B/C 
B/C cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. 
Đây là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thường phương án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa. 
B/C lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của người đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan niệm của người đánh giá về lợi ích và chi phí tài chính. 
Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period) 
Thời gian hoàn vốn là thời gian ngân lưu tạo ra từ dự án đầu tư đủ bù đắp được chi phí đầu tư ban đầu. 
Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: là không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian. 
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: là có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian. 
Thời gian hoàn vốn chấp nhận khi PP<t (t là thời gian hoàn vốn yêu cầu) 
Thời gian hoàn vốn thể hiện tính thanh khoản và độ rủi ro của dự án. Nếu thời gian hoàn vốn ngắn điều này cho thấy tính thanh khoản và rủi ro của dự án thấp . 
Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period) 
Chú ý: n là số năm để NCF tích lũy của dự án là âm, nhưng tích lũy sẽ dương khi đến năm n+1 
PP = n + 
| NCF TÍCH LŨY n | 
NCF n+1 
Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period) 
111 
Trường hợp 1: Thời gian hoàn vốn không theo thời giá tiền tệ 
 Thời gian hoàn vốn: PP = 2 + 200/700 = 2,28 (năm) 
Trường hợp 2: Thời gian hoàn vốn tính theo thời giá tiền tệ, với hệ số CK là 10% 
Năm 
0 
1 
2 
3 
4 
NCF 
-1000 
300 
500 
700 
600 
NCF (10%) 
-1000 
273 
413 
526 
410 
NCF tích lũy 
-1000 
-727 
-314 
212 
622 
Năm 
0 
1 
2 
3 
4 
NCF 
-1000 
300 
500 
700 
600 
NCF tích lũy 
-1000 
-700 
-200 
500 
1100 
 Thời gian hoàn vốn: 	PP = 2 + 314/526 = 2,59 (năm) 
Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period) 
112 
Ý nghĩa của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP) 
Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn cho biết lúc nào thì vốn được thu hồi, từ đó có giải pháp rút ngắn thời gian đó. 
PP không đề cập đến sự diễn biến của chi phí và lợi ích của dự án sau khi hoàn vốn. Một dự án tuy có thời gian hoàn vốn dài hơn song lợi ích tăng nhanh hơn thì vẫn là một dự án tốt. 
Dễ ngộ nhận phải chọn dự án có PP nhỏ nhất, do đó có thể bỏ qua các dự án có NPV lớn. 
Phân tích điểm hoà vốn 
113 
Phân tích điểm hoà vốn 
114 
Q 0 = 
F 
p – v 
Ý nghĩa của chỉ tiêu điểm hòa vốn 
Cho biết sản lượng hoà vốn, từ đó có các biện pháp rút ngắn thời gian để đạt được sản lượng hoà vốn. Điều này rất có ý nghĩa khi thị trường có nhiều biến động. 
Chỉ tiêu này không nói lên được quy mô lợi nhuận cũng như hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. 
Chương 5: Phân tích tài chính 
115 
PHÂN TÍCH RỦI RO 
Phân tích rủi ro 
116 
Phân tích rủi ro của dự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, như NPV, IRR, B/C, khi các yếu tố khác thay đổi. 
Các bước phân tích rủi ro 
Xác định các yếu tố có có khả năng biến động ảnh hưởng đến kết quả của dự án 
Đưa các yếu tố biến động lại mô hình. 
Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính 
Công cụ phân tích rủi ro 
Phân tích độ nhạy một chiều 
Phân tích độ nhạy hai chiều 
Phân tích tình huống 
Phân tích mô phỏng Monte Carlo 
Kiểm tra 20 phút 
Phân tích rủi ro có ý nghĩa gì trong thiết lập và thẩm dịnh dự án 
Bạn hiểu như thế nào về các công cụ phân tích rủi ro (phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, phân tích mô phỏng) 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_thiet_lap_va_tham_dinh_du_an_dau_tu_chuong_5_phan.pptx