Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 3: Phân tích môi trường đầu tư của dự án - Phạm Bảo Thạch
Phân tích định tính
Mức độ phù hợp của sản phẩm quy hoạch phát triển của Nhà nước, của ngành, địa phương,.
Vấn đề thị trường: (Nhu cầu thị trường, thị hiếu, vòng đời sản phẩm, )
Sở trường của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong cạnh tranh.
Khả năng đảm bảo các nguồn lực (vốn, nguyên vật liệu, kỹ thuật, con người và khả năng về quản trị, điều hành, .)
Phân tích định lượng: Sử dụng thuật toán cây quyết định
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 3: Phân tích môi trường đầu tư của dự án - Phạm Bảo Thạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 3: Phân tích môi trường đầu tư của dự án - Phạm Bảo Thạch
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN Nội dung chương 2 Phần 1: Lựa chọn/Mô tả/Thiết kế SP-DV Phần 2: Phân tích môi trường đầu tư Phân tích tình hình KT-XH tổng quát Phân tích thị trường SP-DV của dự án Nội dung chương 3 PHẦN 1: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN/MÔ TẢ/THIẾT KẾ SP-DV Phân tích lựa chọn SP-DV của dự án 4 Lựa chọn sản phẩm/dịch vụ là một vấn đề quan trọng và phức tạp. Do đó cần tiến hành phân tích cẩn thận theo hai quá trình: Phân tích định tính Phân tích định lượng Phân tích định tính Mức độ phù hợp của sản phẩm quy hoạch phát triển của Nhà nước, của ngành, địa phương,.. Vấn đề thị trường: (Nhu cầu thị trường, thị hiếu, vòng đời sản phẩm,) Sở trường của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong cạnh tranh. Khả năng đảm bảo các nguồn lực (vốn , nguyên vật liệu, kỹ thuật, con người và khả năng về quản trị, điều hành,.) Phân tích định lượng: Sử dụng thuật toán cây quyết định 5 Phân tích lựa chọn SP-DV của dự án 6 B1: Liệt kê các phương án khả năng về sản phẩm (sau khi đã phân tích định tính) B2: Dự kiến các trạng thái thị trường có thể xảy ra. Ta ký hiệu E1 là thị trường tốt, E2 thị trường xấu, E3 thị trường trung bình (Thị trường tốt là thị trường có nhu cầu lớn và đang tăng dần. Ngược lại là thị trường xấu) B3: Xác định sơ bộ thu, chi, lời lỗ tương ứng với từng phương án kết hợp với từng trạng thái thị trường. B4: Xác định xác suất xảy ra các trạng thái thị trường, tức là xác định P(E1), P(E2), B5: Vẽ cây quyết định, đưa lên các giá trị lời lỗ và các xác suất tương ứng B6: Giải bài toán: Chỉ tiêu dùng để so sánh là là giá trị mong đợi (EMV-Expected Monetary Value ) lớn nhất (maxEMV) hoặc nhỏ nhất (minEMV) Thuật toán cây quyết định 7 Ví dụ: Có 3 phương án SP/DV được đưa ra để so sánh là A, B, C. Đã tính được lời lỗ trong 1 năm như bảng sau: ĐVT: 1.000 USD E1 : Trạng thái thị trường tốt E2: Trạng thái thị trường không tốt Phương án SP/DV E1 E2 A 200 - 60 B 150 - 50 C 120 - 30 Thuật toán cây quyết định 8 Sau khi điều tra thị trường ta có được bảng xác suất như sau: T1: Hướng thị trường thuận lợi T2: Hướng thị trường không thuận lợi Chi phí điều tra thị trường là 1.500 USD C họn phương án sản xuất sản phẩm nào? Hướng điều tra Sản phẩm E1 E2 T 1 , P(T 1 )=0,7 A 0,6 0,4 B 0,7 0,3 C 0,5 0,5 T 2 , P(T 2 )=0,3 A 0,4 0,6 B 0,2 0,8 C 0,4 0,6 Thuật toán cây quyết định 9 Thuật toán cây quyết định 10 Tính các giá trị mong đợi (EMV) EMVi= P(E1)i*Giá trị lời, lỗ + P(E2)i* Giá trị lời, lỗ EMV4 = 0,6* 200+ 0,4* (-60)= 96 EMV5= 0,7* 150+ 0,3* (-50)= 90 EMV6= 0,5* 120+ 0,5* (-30)= 45 => EMV2= max (96,90,45) = 96 EMV7= 0,4* 200+ 0,6* (-60)= 44 EMV8= 0,2* 150+ 0,8* (-50)= -10 EMV9= 0,4* 120+ 0,6* (-30)= 30 EMV3= max (44,-10,30) = 44 EMV1= 96 * 0,7 + 44 * 0,3 = 80,4 Sau khi trừ đi chi phí điều tra thị trường: 80,4 – 1,5 = 78,9 (nghìn USD) Thuật toán cây quyết định 11 90 96 45 44 -10 3 0 96 44 78,9 Thuật toán cây quyết định 12 Theo nhánh T1: có EMV2= 96, do nút 4 dẫn về. Vậy theo nhánh này phương án được lựa chọn là sản phẩm A Theo nhánh T2: có EMV3=44, do nút 7 dẫn về. Vậy theo nhánh này phương án được lựa chọn là sản phẩm A Kết luận: Theo nhánh T1, chọn sản phẩm A Theo nhánh T2, cũng chọn sản phẩm A Kỳ vọng lợi nhuận cực đại đạt được trong 1 năm bằng 78,9 (ngàn USD) Thuật toán cây quyết định 13 Ghi chú: Nếu kết quả theo hướng T1 và T2 khác nhau thì tuy theo điều kiện cụ thể của dự án đề ra quyết định. VD: Theo nhánh T1, chọn sản phẩm A; Theo nhánh T2, chọn sản phẩm C thì: Nếu sản phẩm A và sản phẩm C có cùng một công nghệ sản xuất, chỉ khác một chút về quy trình sản xuất thì dự án có thể chọn cả hai. Lúc này sản phẩm A bán theo thị trường T1, còn sản phẩm C bán theo thị trường T2 Nếu sản phẩm A và sản phẩm C khác hẳn nhau về công nghệ sản xuất thì dự án không nên chọn cả hai vì như thế phải đầu tư 2 lần công nghệ, thiết bị, tổ chức sản xuất kinh doanh cũng khác nhau. Do đó, chỉ nên chọn một loại sản phẩm A hoặc C và bán cả 2 thị trường T1 và T2. Tất nhiên giá trị maxEMV lúc này sẽ nhỏ hơn 78,9 ngàn USD Thuật toán cây quyết định 14 Một dự án cần chọn một SP/DV để sản xuất. Có 3 loại A,B,C được đưa ra để phân tích so sánh. Công nghệ sản xuất 3 loại SP/DV này là như nhau. Bảng lợi nhuận trong 1 năm như sau: ĐVT: 1.000.000 VND Phương án SP/DV Thị trường tốt Thị trường trung bình Thị trường xấu A 150 80 - 60 B 130 70 - 20 C 140 75 - 25 Thuật toán cây quyết định 15 Khi điều tra thị trường có bảng xác suất như sau: Chi phí điều tra thị trường là 4,25 triệu đồng Cho biết chọn phương án sản xuất SP/DV nào? Bài tập: Thuật toán cây quyết định Hướng điều tra Sản phẩm Thị trường tốt Thị trường trung bình Thị trường xấu T 1 , P(T 1 )=0,7 (Hướng thuận lợi) A 0,5 0,3 0,2 B 0,4 0,4 0,2 C 0,4 0,4 0,2 T 2 , P(T 2 )=0,3 (Hướng không thuận lợi) A 0,3 0,4 0,3 B 0,3 0,3 0,4 C 0,3 0,4 0,3 Phân tích lựa chọn SP-DV của dự án Mô tả SP-DV của dự án - Tên, loại sản phẩm, ký mã hiệu. - Công dụng. - Quy cách: kích thước, trọng lượng, khối lượng - Tiêu chuẩn chất lượng - Hình thức bao bì đóng gói. - Những đặc điểm chủ yếu phân biệt với một số sản phẩm cùng chức năng đang được bán trên thị trường. - Các sản phẩm phụ (nếu có). 16 T hiết kế SP-DV của dự án 1 Tính năng kỹ thuật Thông số kỹ thuật: khối lượng, hình dạng, kích thước, kiểu dáng, màu sắc Công dụng/tác dụng/chức năng Thành phần/cấu tạo 2 Bao bì Vật liệu Hình dạng, màu sắc Thông tin 3 Nhãn hiệu/thương hiệu Hình ảnh thương hiệu Thiết kế logo 4 Dịch vụ Giao hàng Thanh toán/chiết khấu Tư vấn Bảo hành 17 T hiết kế SP-DV của dự án 18 VD: Về thiết kế SP của xe Honda (dòng xe FUTURE FI) T hiết kế SP-DV của dự án 19 VD: Về thiết kế SP của xe Honda (dòng xe FUTURE FI) Cụm đèn trước mạnh mẽ Hệ thống đèn pha kiểu đôi được thiết kế theo hình chữ X với cường độ ánh sáng mạnh và khả năng chiếu sáng xa, tăng cường khả năng nhận biết và nâng cao tính an toàn khi vận hành, kết hợp với đèn xi-nhan và đèn định vị tạo nên một thiết kế ấn tượng và tinh tế khi nhìn từ phía trước Logo 3D nổi bật Logo được thiết kế 3D cao cấp với các hình khối khỏe khoắn và thanh lịch, kết hợp một cách sáng tạo với các mảng màu làm bật lên vẻ nam tính, thể thao đầy cuốn hút T hiết kế SP-DV của dự án 20 VD: Về thiết kế SP của xe Honda (dòng xe FUTURE FI) Cụm đèn sau ấn tượng Công nghệ đèn LED (đi-ốt phát sáng) được sử dụng cho hệ thống đèn hậu kết hợp với đèn xi-nhan được thiết kế liền khối, mạnh mẽ và hài hòa với hệ thống đèn pha phía trước, mang lại dáng vẻ thanh lịch cho chiếc xe số cao cấp Mặt đồng hồ cao cấp Thiết kế rộng và cao cấp, có khả năng phản xạ ánh sáng giúp làm nổi bật các chi tiết tinh tế trên mặt đồng hồ, đồng thời nâng cao khả năng quan sát cho người lái. T hiết kế SP-DV của dự án 21 VD: Về thiết kế SP của xe Honda (dòng xe FUTURE FI) Đèn xi nhan và đèn định vị Sự kết hợp đèn xi-nhan và đèn định vị được thiết kế theo hình chữ X tạo nên một thiết kế ấn tượng và tinh tế khi nhìn từ phía trước. Vành xe chắc chắn Future mới được trang bị vành đúc đường kính lớn 17 inch - chắc chắn, tin cậy giúp xe vận hành ổn định, êm ái ngay cả trên những mặt đường xấu, gồ ghề. T hiết kế SP-DV của dự án 22 VD: Về thiết kế SP của xe Honda (dòng xe FUTURE FI) Hệ thống phun xăng điện tử (PGM-FI) Giúp kiểm soát và cung cấp lượng nhiên liệu phù hợp với điều kiện vận hành nhờ hoạt động lập trình vi tính chính xác, không chỉ đạt tiêu chuẩn khí thải hiện hành Euro 2 mà còn có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn Euro 3 nghiêm ngặt (theo kết quả thử nghiệm của Honda). T iết kiệm nhiên liệu Những đổi mới trong cách bố trí và thiết kế bầu lọc gió cùng việc kết hợp nhiều kỹ thuật tiên tiến đã giúp chiếc xe đạt được sự cân bằng ưu việt giữa khả năng vận hành và tiêu hao nhiêu liệu, nhờ đó Future mới giúp tiết kiệm hơn 7,6% nhiên liệu so với dòng xe số cùng loại 125cc (theo kết quả thử nghiệm của Honda) T hiết kế SP-DV của dự án 23 VD: Về thiết kế SP của xe Honda (dòng xe FUTURE FI) Khả năng tăng tốc vượt trội Nhờ sự kết hợp của những cải tiến ưu việt từ động cơ đến thiết kế khung xe, Future mới đạt được khả năng tăng tốc vượt trội mang đến cho người lái cảm nhận chân thực và khác biệt khi vận hành Phanh đĩa trước an toàn Honda đã nghiên cứu các loại địa hình khác nhau và cải tiến hiệu quả hệ thống phanh mới, đặc biệt với thiết kế phanh đĩa trước, tạo ra lực phanh mạnh mẽ hơn và an toàn hơn cho người sử dụng. Theo kết quả thử nghiệm của Honda, hệ thống phanh của xe Future mới hoạt động hiệu quả hơn 10% so với các dòng xe số cùng loại trước đây của Honda. T hiết kế SP-DV của dự án 24 VD: Về thiết kế SP của xe Honda (dòng xe FUTURE FI) Hộc đựng đồ U-box với dung tích lớn Nhờ thiết kế khung xe phù hợp, hộc đựng đồ với dung tích lớn có thể chứa được mũ bảo hiểm cả đầu cùng nhiều vật dụng cá nhân khác. Bình xăng lớn Với thiết kế thân xe gọn và bố trí hợp lý, Future mới có bình xăng với dung tích lớn lên tới 4,6 lít. Cùng tính năng tiết kiệm nhiên liệu ưu việt, bình xăng cỡ lớn này đem đến sự thoải mái, yên tâm cho những chặng đường lái xe dài hơn so với các dòng xe cùng loại. T hiết kế SP-DV của dự án 25 VD: Về thiết kế SP của xe Honda (dòng xe FUTURE FI) Khóa từ đa năng và an toàn Khóa từ được thiết kế hiện đại "4 trong 1" bao gồm khóa điện, khóa chống trộm, khóa cổ và khóa yên. An toàn, dễ sử dụng và chống rỉ sét hiệu quả. Điều hòa gió làm mát Cụm gác chân sau được làm hoàn toàn bằng nhôm giúp làm giảm trọng lượng cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng. Đồng thời, cụm gác chân sau mới này còn góp phần nâng cao tính thể thao cao cấp của xe. Thảo luận nhóm 26 Lựa chọn/Mô tả/Thiết kế SP-DV cho dự án của nhóm Nội dung chương 27 PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Khái niệm môi trường đầu tư 28 M ôi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp . Phân tích môi trường đầu tư 29 Tại sao phải phân tích môi trường đầu tư 30 Các yếu tố, điều kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không cố định mà thường xuyên vận động, biến đổi. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo đúng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Mục đích của phân tích môi trường đầu tư 31 Giúp cho nhà đầu tư dự báo những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa từ thị trường. Giúp cho nhà đầu tư dự báo trước về khả năng cạnh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của dự án. Giúp cho nhà đầu tư xác định các giải pháp, biện pháp thích hợp khi dự án đi vào họat động Phân tích môi trường đầu tư 32 Làm thế nào để nắm bắt thông tin thị trường 33 Trước k hi nắm bắt thông tin thì người làm công tác thị trường cần phải xác định mục đích của việc nắm bắt thông tin, từ đó xác định những thông tin nào doanh nghiệp cần phải nắm bắt . Đ âu là những nguồn cung cấp thông tin ( Sử dụng dữ liệu thứ cấp hay sử dụng dữ liệu sơ cấp) Phân tích tình hình KT-XH tổng quát Phân tích tổng quan về tình hình kinh tế xã hội là nền tảng của dự án đầu tư. Nó thể hiện khung cảnh chung của đầu tư có ảnh hưởng gián tiếp/trực tiếp đến quá trình phát triển và hiệu quả tài chính, kinh tế của toàn toàn bộ dự án đầu tư . 34 Phân tích tình hình KT-XH tổng quát (tt) Khung phân tích: Điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, khí hậu,) có liên quan đến việc lựa chọn địa điểm thực hiện đầu tư và hiệu quả của dự án. Điều kiện dân số lao động liên quan đến nhu cầu và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm, đến nguồn lao động cung cấp cho dự án Tình hình chính trị, chính sách, pháp luật có liên quan đến các chế độ và chính sách của toàn bộ và suốt vòng đời của dự án đầu tư. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương , tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở (tốc độ tăng GDP, tỷ lệ GDP/đầu người, lãi suất cơ bản trên thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh nói chung,) Tình hình ngoại hối (tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ ngoại tệ, nợ nần và tình hình thanh toán nợ,) có ảnh hưởng đặc biệt đến các dự án phải nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị công nghệ và các dự án gắn với xuất khẩu. 35 Phân tích thị trường SP-DV của dự án Sự cạnh tranh giữa những đối thủ hiện tại Những người gia nhập tiềm năng Nhà cung cấp Khách hàng Sản phẩm thay thế Khả năng thương lượng với nhà cung cấp Sự đe dọa của người gia nhập mới Khả năng thương lượng với khách hàng Sự đe dọa của sản phẩm thay thế 36 Phân tích thị trường SP-DV của dự án Người mua (thông tin khách hàng) 1 Khách hàng Khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng? Độ lớn về qui mô 2 Phân khúc khách hàng Theo vị trí địa lý? Theo nhân khẩu? Theo đặc tính cá nhân? Theo hành vi? 3 Đặc trưng Tâm-sinh lý? Văn hóa xã hội? Lứa tuổi/giới tính? Thị hiếu tiêu dùng? Khả năng thanh toán? 4 Hành vi mua Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định mua? Tiêu chí chất lượng? Tiêu chí giá cả? Nơi mua/lúc mua/lượng mua? Độ co giãn về giá? Các hành vi sau mua? Phương thúc thanh toán? 37 Phân tích thị trường SP-DV của dự án Đối thủ cạnh tranh/đối tác 1 Đối thủ cạnh tranh/đối tác Xác định đối thủ cạnh tranh/đối tác chính Xác định đối thủ cạnh tranh/đối tác tiềm ẩn 2 Đặc trưng Qui mô sản xuất kinh doanh Mục tiêu kinh doanh Năng lực tài chính/công nghệ Năng lực đội ngũ lãnh đạo Hệ thống phân phối Chiến lược kinh doanh Thị phần, khách hàng trọng tâm Kết quả hoạt động kinh doanh 3 Hành vi cạnh tranh/hợp tác Chiến lược cạnh tranh Cạnh tranh về giá Cạnh tranh các yếu tố phi giá cả Liên kết kinh doanh 4 Đánh giá Điểm mạnh Điểm yếu 38 Phân tích thị trường SP-DV của dự án Cung cấp đầu vào 1 Nguồn nguyên vật liệu Mức sẵn có, trữ lượng, mức biến động? Chất lượng kỹ thuật Cư lý, địa điểm Giá cả 2 Thị trường cung cấp Qui mô Số lượng nhà cung cấp Các đặc trưng 3 Nhà cung cấp Xác định nhà cung cấp chính Năng lực/chất lượng/giá cả/thanh toán Chính sách cung cấp 4 Hành vi cạnh tranh/hợp tác Chiến lược cạnh tranh Cạnh tranh về giá Cạnh tranh phi giá Liên kết liên doanh 39 Phân tích thị trường SP-DV của dự án Những người gia nhập tiềm tàng 1 Người gia nhập tiềm tàng Mức độ gia nhập ngành Các rào cản gia nhập ngành Năng lực của người gia nhập tiềm tàng (tài chính, công nghệ, nhân lực, ) 2 Khả năng xuất hiện Khi cầu lớn hơn cung Tỷ suất lợi nhuận ngành lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 Nguy cơ Giảm/mất thị phần Tăng mức độ cạnh tranh Đưa vào những năng lực sản xuất mới 40 Phân tích thị trường SP-DV của dự án Sản phẩm thay thế 1 Sản phẩm thay thế Nhu cầu/thị hiếu người tiêu dùng về sản phẩm thay thế Chất lượng/giá cả của sản phẩm thay thế Đánh giá mức độ thay thế Năng lực của doanh nghiêp sản xuất sản phẩm thay thế (tài chính, công nghệ, nhân sự, ) 2 Khả năng xuất hiện Sự tiến bộ của khoa học công nghệ Sản phẩm cũ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng Chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm thay thế Chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh 3 Nguy cơ Giảm/mất thị phần Khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế Thay đổi thị hiếu tiêu dùng 41 Thảo luận: 42 Lập kế hoạch tìm kiếm thông tin cho môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp của dự án đầu tư của nhóm Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập số liệu về thị trường SP/DV cho dự án nhóm đang nghiên cứu Ước lượng nhu cầu 43 Nhu cầu SP-DV dự án là số lượng SP-DV dự án hy vọng bán được ra trong lương lai. Nhu cầu này phụ thuộc vào tổng nhu cầu tương lai trên thị trường đối với sản phẩm ấy và thị phần mà dự án có thể đạt được trong vùng. Để tính nhu cầu dự trù trong tương lai cần phải dựa vào dữ liệu quá khứ và diễn biến thị trường trong tương lai Những nhân tố ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu 44 Qui mô dự án: Số lượng sản phẩm cung cấp. Khả năng cạnh tranh: Chất lượng SP-DV, chính sách giá, chiến lược marketing, đội ngũ bán hàng. Khả năng chiếm lĩnh thị trường: Độ lớn của thị trường, khoảng trống thị trường. Phương pháp ước lượng nhu cầu 45 Kỹ thuật dự báo Mô hình định tính Mô hình định lượng (PP chuỗi thời gian) PP chuyên gia Thống kê khảo sát thị trường tiêu thụ Dự báo đơn giản: dựa vào tốc độ phát triển trung bình, bình quân di động, bình quân di động có trọng số, ... PP hồi quy Xác định giá bán 46 Sản phẩm thông thường: - Dựa vào giá thành sản xuất - Dự kiến tỷ lệ lãi - Xem xét giá bán của các mặt hàng cạnh tranh Đối với sản phẩm đặc biệt: Dựa vào các yếu tố trên Dựa vào khía cạnh đặc biệt của sản phẩm Đối với các sản phẩm nhập khẩu Giá nhập khẩu Giá sản xuất cùng mặt hàng bán trong nước
File đính kèm:
- bai_giang_thiet_lap_va_tham_dinh_du_an_dau_tu_chuong_3_phan.pptx