Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 5: Giao dịch chứng khoán - Trần Thị Lan Hương
MỤC TIÊU
• Hiểu được các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về giao dịch chứng khoán.
• Nắm được các cơ chế xác định giá chứng khoán.
• Nắm được các phương thức giao dịch chứng khoán.
• Được tìm hiểu về các loại lệnh trong giao dịch và kinh doanh chứng kho
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 5: Giao dịch chứng khoán - Trần Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 5: Giao dịch chứng khoán - Trần Thị Lan Hương
v1.0014102228 1 BÀI 5 GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Giảng viên: ThS. Nguyễn Hương Giang – ThS. Trần Thị Lan Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014102228 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Là nhân viên tư vấn, bạn sẽ hướng dẫn ông Bình mở tài khoản và mua – bán chứng khoán như thế nào? Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch chứng khoán • Ông Nguyễn Đức Bình chưa có tài khoản và đang có một số tiền, dự định đầu tư chứng khoán niêm yết trong thời gian tới. • Ông Bình đến Công ty chứng khoán hỏi tư vấn về các thủ tục để có thể mua – bán chứng khoán niêm yết. v1.0014102228 3 MỤC TIÊU • Hiểu được các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về giao dịch chứng khoán. • Nắm được các cơ chế xác định giá chứng khoán. • Nắm được các phương thức giao dịch chứng khoán. • Được tìm hiểu về các loại lệnh trong giao dịch và kinh doanh chứng khoán. v1.0014102228 4 GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Nhà đầu tư Mở tài khoản Đặt lệnh (ghi phiếu mua bán) Nhân viên môi giới Đại diện giao dịch tại SGDCK Máy chủ của SGDCK Thông báo kết quả giao dịch (Trực tiếp, từ xa) Kiểm tra phiếu lệnh (Fax, Tel, Net) (Gõ/Key) Ký quỹ (tiền) Lưu ký (CK) v1.0014102228 5 NỘI DUNG Các khái niệm cơ bản. Thời gian thanh toán. Cơ chế xác định giá chứng khoán. Phương thức giao dịch. Liên hệ thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam. v1.0014102228 6 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN • Giá tham chiếu: là mức giá cơ sở để xác định giá trần và giá sàn. • Biên độ dao động giá: là giới hạn dao động giá trong ngày giao dịch. Biên độ dao động giá = Giá tham chiếu +/- (Giá tham chiếu x tỷ lệ BĐDĐ%) • Đơn vị yết giá: là mức giá tối thiểu cho mỗi lần mua và bán chứng khoán. • Đơn vị giao dịch: là số chứng khoán nhỏ nhất có thể được khớp lệnh. v1.0014102228 7 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tiếp theo) Đơn vị giao dịch Loại giao dịch Quy định Hình thức giao dịch Giao dịch lô lẻ Giao dịch có số lượng từ 1 đến 9 hoặc1 đến 99 CP/CCQ. Sẽ được trực tiếp giao dịch với công ty chứng khoán. Giao dịch lô chẵn Giao dịch có số lượng từ 10 đến 9.990 CP/CCQ và là bội số của 10 hoặc từ 100 đến 9900 là bội số của 100. Sẽ được giao dịch qua khớp lệnh tập trung tại SGD chứng khoán. Giao dịch lô lớn (thỏa thuận) Là giao dịch có số lượng từ 10.000 CP/CCQ trở lên. Sẽ được giao dịch thỏa thuận qua SGD chứng khoán. v1.0014102228 8 2. THỜI GIAN - TRÌNH TỰ THANH TOÁN Thời gian thanh toán (chu kỳ thanh toán) Là độ dài khoảng thời gian từ lúc thực hiện giao dịch cho đến khi chứng khoán và tiền được thực nhận về tài khoản của bên mua. “T+3” Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 T T+1 T + 2 T + 3 T + 4 v1.0014102228 9 2. THỜI GIAN - TRÌNH TỰ THANH TOÁN (tiếp theo) Trình tự thanh toán TTGDCK Trung tâm thanh toán bù trừ Công ty CK A Công ty CK B Người mua Người bán Tiền T+0 Tiền T+2 Tiền T+3 Tiền T+3 CK T+0 CK T+2 CK T+3 v1.0014102228 10 Thống kê thời gian thanh toán ở một số quốc gia Nước Hiện tại Trước đây Ấn Độ T+2 (từ năm 2003) T+5 (từ 7/2001)T+3 (từ 4/2002) Canada T+1 (7/2006) T+5 (đầu thập niên 90)T+3 (từ 1995) Hàn Quốc T+2 Từ T+0 đến T+14 (từ những năm 90) Hồng Kông T+2 T+3 (cuối những năm 90) Malaysia T+3 (12/2000) T+7 (đầu những năm 90)T+5 (8/1997) Mỹ T+3 và T+1(đang triển khai) T+5 (6/1995) 2. THỜI GIAN - TRÌNH TỰ THANH TOÁN (tiếp theo) v1.0014102228 11 3. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIÁ • Xác định giá theo lệnh. Không xuất hiện nhà tạo lập thị trường, giá cả được xác định trên cơ sở cạnh tranh các nhà đầu tư. Phí giao dịch được tính theo tỷ lệ % tổng giá trị giao dịch. • Xác định giá theo giá. Trong cơ chế này xuất hiện nhà tạo lập thị trường, giá cả được xác định trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà tạo lập thị trường. Nhà đầu tư là đối tác của nhà tạo lập thị trường và phí giao dịch được tính kèm vào giá. Nhà tạo lập thị trường thường là các định chế tài chính (Công ty chứng khoán, NHTM). Giá chứng khoán trên thị trường là giá cạnh tranh giữa các nhà tạo lập thị trường. v1.0014102228 12 3. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIÁ (tiếp theo) Cơ chế xác định giá theo lệnh • Ưu điểm: Quá trình xác lập giá được thực hiện một cách hiệu quả. Tất cả lệnh mua và bán được cạnh tranh với nhau nên nhà đầu tư có thể giao dịch tại mức giá tốt nhất. Không có các nhà tạo lập thị trường nên bảo đảm tính minh bạch. Lệnh của các nhà đầu tư được thực hiện theo những nguyên tắc khớp lệnh. Nhà đầu tư theo dõi các thông tin được công bố để đưa ra quyết định kịp thời trước diễn biến thị trường. Chi phí giao dịch thấp, kỹ thuật đơn giản, dễ kiểm tra, giám sát. • Nhược điểm: Giá cả dễ biến động khi có sự mất cân đối cung – cầu, khả năng thanh toán và linh hoạt không cao. v1.0014102228 13 3. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIÁ (tiếp theo) Cơ chế xác định giá theo giá • Ưu điểm: Có tính thanh khoản và ổn định cao về giá cả. • Nhược điểm: Tăng phí giao dịch của nhà đầu tư (phí giao dịch thường cao). Vai trò của nhà tạo lập thị trường được đề cao, làm giảm vai trò của nhà môi giới khác. Có thể bóp méo cơ chế xác định giá khi có sự cấu kết giữa các nhà tạo lập thị trường. Đồng thời, nhà tạo lập thị trường có thể thực hiện không công bằng giữa các nhà đầu tư. Yêu cầu phải có các định chế tài chính đủ mạnh về vốn và nhân sự để đảm đương vai trò của nhà tạo lập thị trường. v1.0014102228 14 4. PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH • Phương thức giao dịch thỏa thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận. • Phương thức giao dịch khớp lệnh. Bảng tóm tắt các phương thức giao dịch Loại Chứng khoán Khớp lệnh Thỏa thuận Cổ phiếu x x Chứng chỉ quỹ x x Trái phiếu x v1.0014102228 15 4.2. Phương thức giao dịch khớp lệnh. 4. PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH (tiếp theo) 4.1. Phương thức giao dịch thỏa thuận. 4.3. Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài. v1.0014102228 16 4.1. PHƯƠNG THỨC THỎA THUẬN CỔ PHIẾU • Các giao dịch được thực hiện theo lô chẵn hoặc lô lớn. • Các giao dịch lô chẵn được thực hiện tại mức giá đóng cửa trong ngày giao dịch hoặc giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó. • Giao dịch lô lớn phải tuân theo quy định về biên độ giá trong ngày. v1.0014102228 17 4.2. PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH KHỚP LỆNH 4.2.1. Các loại khớp lệnh. 4.2.2. Nguyên tắc khớp lệnh. 4.2.3. Các loại lệnh. v1.0014102228 18 4.2.1. CÁC LOẠI KHỚP LỆNH • Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Các lệnh được tích tụ lại một thời điểm mới được khớp với nhau. • Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch và thỏa mãn về giá. v1.0014102228 19 4.2.1. CÁC LOẠI KHỚP LỆNH (tiếp theo) Khớp lệnh định kỳ • Ưu điểm: Phản ánh quan hệ cung – cầu của thị trường. Ngăn chặn biến động giá. Giảm sai sót trong thanh toán và giao dịch. • Nhược điểm: Không phản ánh tin tức tức thời của thị trường. Hạn chế cơ hội của nhà đầu tư. v1.0014102228 20 4.2.1. CÁC LOẠI KHỚP LỆNH (tiếp theo) Khớp lệnh liên tục • Ưu điểm: Phán ánh tức thời giá cả trên thị trường để nhà đầu tư có thể kịp thời điều chỉnh các quyết định đầu tư tiếp theo. Khối lượng giao dịch lớn, thời gian giao dịch nhanh, phù hợp với thị trường có khối lượng giao dịch lớn và sôi động. Hạn chế chênh lệch giá giữa lệnh mua và lệnh bán. • Nhược điểm: Chỉ tạo ra mức giá cho một giao dịch điển hình chứ không phải là tập hợp các giao dịch. v1.0014102228 21 4.2.2. NGUYÊN TẮC KHỚP LỆNH • Ưu tiên về giá: Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước; Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước. • Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước. • Ưu tiên về khách hàng: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có thời gian đến như nhau thì lệnh của khách hàng sẽ thực hiện trước lệnh tự doanh của công ty chứng khoán. • Ưu tiên về khối lượng: Trường hợp trùng nhau về khách hàng thì lệnh nào co khối lượng lớn hơn sẽ được thực hiên trước. v1.0014102228 22 VÍ DỤ VỀ KHỚP LỆNH ĐỊNH KỲ Nhà đầu tư mua Khối lượng tạm khớp Bên mua Mức giá Bên bán Nhà đầu tư bán Khối lượng mua ở các mức giá Khối lượng đặt mua Khối lượng đặt bán Khối lượng đặt bán ở các mức giá A 500 500 500 52 2.000 9.500 I B 2.500 2.500 2.000 51,5 2.500 7.500 II C 4.000 4.000 1.500 51 2.000 5.000 III D 3.000 6.000 2.000 50,5 2.000 3.000 IV E 1.000 9.000 3.000 50 1.000 1.000 V KẾT QUẢ Bên mua Bên bán NĐT A mua 500 CP NĐT I bán 1.000CP NĐT B mua 2.000 CP NĐT V bán 2.000CP NĐT C mua 1.500 CP NĐT III bán 1.000CP v1.0014102228 23 4.2.3. CÁC LOẠI LỆNH • Lệnh giới hạn (LO). • Lệnh thị trường (MP). • Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO). • Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC). v1.0014102228 24 4.2.3. CÁC LOẠI LỆNH (tiếp theo) Lệnh giới hạn (LO) (áp trong khớp lệnh định kỳ và liên tục) • Là loại lệnh khách hàng đưa ra giá trong lệnh. Chứng khoán được mua hoặc bán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. • Hiệu lực của lệnh: kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ. • Đặc điểm: Được sắp xếp theo thứ tự trong khớp lệnh và phân bổ chứng khoán sau khớp lệnh. Có thể được thực hiện hoặc không. Do có mức giá giới hạn mà mức giá có thể nằm ngoài tầm kiểm soát, khiến mất cơ hội đầu tư. • Trường hợp áp dụng: Nhà đầu tư cần phải xác định trước mức lãi / lỗ. v1.0014102228 25 4.2.3. CÁC LOẠI LỆNH (tiếp theo) Lệnh thị trường (MP) (áp dụng trong thời gian giao dịch liên tục) • Là loại lệnh khách hàng không đưa giá trong lệnh. Nói cách khác đây là loại lệnh mà khách hàng chấp nhận mua/bán với bất kỳ giá nào trên thị trường. • Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc ở trên mà KL đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa thực hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường. • Không nhập được khi không có lệnh đối ứng. v1.0014102228 26 4.2.3. CÁC LOẠI LỆNH (tiếp theo) Lệnh thị trường (MP) (áp dụng trong thời gian giao dịch liên tục) • Đặc điểm: Được ưu tiên hàng đầu trong phân bổ chứng khoán sau khớp lệnh. Được đưa vào tất cả các giá. Chắc chắn được thực hiện. • Trường hợp áp dụng: Chủ yếu sử dụng trong lệnh bán hơn là lệnh mua → vì dựa trên khía cạnh nhà đầu tư trên thị trường thường có tâm lý bán ngay để chốt lãi và cắt lỗ. Còn khi mua, họ thường có tâm lý lo rằng mình sẽ phải mua giá cao nếu chấp nhận bất kỳ giá nào. Khi cung – cầu mất cân đối. Áp dụng cho nhà đầu tư chuyên nghiệp có đầy đủ thông tin, có nhận định sát với thị trường. v1.0014102228 27 VÍ DỤ VỀ LỆNH MP • Sổ lệnh cổ phiếu BBB như sau: KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán 5000 (C) MP 98 1000 (A) 99 2000 (B) • Kết quả khớp lệnh: (C)3000 - 1000(A),(98) - 2000(B),(99) 2000 chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá 99.5 v1.0014102228 28 4.2.3. CÁC LOẠI LỆNH (tiếp theo) Lệnh Giao dịch tại mức giá khớp lệnh (áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa – ATO và giá đóng cửa – ATC) • Là lệnh mua/bán tại mức giá mở cửa. • Ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh. • Tự động hủy bỏ khi khớp lệnh nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện hết. v1.0014102228 29 VÍ DỤ VỀ LỆNH ATO Cộng dồn mua Bên mua Giá Bên bán Cộng dồn bán Tạm khớp 1.000 ATO 500 1.500 500 52 2.000 10.000 1.500 3.500 2.000 51.5 2.500 8.000 3.500 5.000 1.500 51 2.000 5.500 5.000 7.000 2.000 50.5 2.000 3.500 3.500 10.000 3.000 50 1.000 1.500 1.500 Tổng khối lượng được khớp là lớn nhất, tức 5.000 CP khi giá khớp ở mức 51. Giả sử ATO mua 1000, ATO bán 500 v1.0014102228 30 4.2.3. CÁC LOẠI LỆNH (tiếp theo) Lệnh hủy • Là loại lệnh hủy bỏ lệnh trước đó khi chưa được thực hiện. • Có 2 loại lệnh hủy bỏ: Hủy bỏ luôn: hủy bỏ lệnh trước đó khi chưa được thực hiện mà không đưa ra lệnh nào thay thế. Hủy bỏ có thay thế: hủy bỏ lệnh trước đó khi chưa được thực hiện nhưng được thay thế bằng lệnh khác. v1.0014102228 31 4.2.3. CÁC LOẠI LỆNH (tiếp theo) Lệnh dừng • Là loại lệnh đặc biệt quan trọng được sử dụng trong kinh doanh chứng khoán. Bản chất là lệnh thị trường “treo”. Nói cách khác, là lệnh chỉ có giá trị khi giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua giá dừng. Lệnh này đưa ra nhằm bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ cho nhà đầu tư. • Có 2 loại lệnh dừng: Lệnh dừng để mua: đặt giá cao hơn giá thị trường. Lệnh dừng để bán: đặt giá thấp hơn giá thị trường. • Trường hợp áp dụng: Lệnh dừng được sử dụng để đề phòng nhận định sai cùa nhà đầu tư và có tác dụng bảo vệ tiền lời hoặc hạn chế thua lỗ. v1.0014102228 32 4.3. GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI • Giao dịch khớp lệnh Lệnh giới hạn: Lệnh mua nhập vào hệ thống nếu không được khớp hoặc chỉ được khớp một phần vào thời điểm khớp lệnh thì lệnh mua hoặc phần còn lại của lệnh mua đó sẽ tự động bị huỷ bỏ. Các lệnh mua thị trường nếu không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy. Khối lượng mua được trừ vào khối lượng được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện. Khối lượng bán được cộng vào khối lượng được phép mua ngay sau khi kết thúc thanh toán giao dịch. Lệnh mua hoặc 1 phần lệnh mua chưa được thực hiện sẽ tự bị hủy nếu khối lượng được phép mua đã hết; lệnh mua nhập tiếp vào hệ thống sẽ không được chấp thuận v1.0014102228 33 4.3. GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (tiếp theo) • Giao dịch thỏa thuận Khối lượng được phép mua sẽ được giảm xuống ngay khi giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa nhà đầu tư nước ngoài mua và nhà đầu tư trong nước bán. Khối lượng được phép mua sẽ được tăng lên ngay khi kết thúc việc thanh toán giao dịch được thực hiện giữa nhà đầu tư nước ngoài bán với một nhà đầu tư trong nước. Khối lượng chứng khoán được mua sẽ không thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau. v1.0014102228 34 4.3. GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (tiếp theo) Local Foreign Local Foreign ATO/ATC Auto cancelled Auto cancelled Auto cancelled Auto cancelled Limit Price In queue Auto cancelled In queue In queue MP In queue Auto cancelled In queue In queue Limit Price In queue Auto cancelled In queue In queue Bid Offer P r e - o p e n / P r e - c l o s e O p e n ATO/ATC sẽ tự động bị hủy khi thị trường chuyển trạng thái Lệnh mua nước ngoài sẽ tự động bị hủy phần không được khớp Tóm tắt các loại lệnh v1.0014102228 35 MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐIỀU CHỈNH GIÁ THAM CHIẾU (Theo QĐ 42/2000 của UBCK) • Chứng khoán mới niêm yết: trong ngày giao dịch đầu tiên, không giới hạn biên độ dao động giá và lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch làm giá tham chiếu. • Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát, chứng khoán không còn thuộc diện bị kiểm soát, chứng khoán bị ngừng giao dịch trên 30 ngày: xác định tương tự chứng khoán mới niêm yết. • Chứng khoán không được hưởng các quyền kèm theo: giá TC là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất. • Ngày không hưởng quyền: là ngày T+1, T+2, T+x, đây là giữa thời điểm giao dịch và thời điểm thanh toán. Vì khi mua chứng khoán ở thời điểm T, nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty nhưng chưa có tên trong danh sách cổ đông, đến ngày T+x mới thực hiện thanh toán. Giá TC sẽ bằng giá giao dịch trước đó (khi được nhận cổ tức và quyền) trừ đi giá trị cổ tức và quyền được nhận. • Tách, gộp cổ phiếu: giá TC là giá giao dịch trước ngày tách gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách gộp cổ phiếu. v1.0014102228 36 5. LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giao dịch tại SGDCK • Những quy định chung: Thời gian giao dịch: Từ 9h00-15h00 vào tất cả các ngày làm việc trong tuần, trừ các ngày lễ tết. Phương thức giao dịch: Khớp lệnh liên tục. Khớp lệnh định kỳ. Mệnh giá: 10.000đ / Cổ phần. v1.0014102228 37 5. LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Đơn giá niêm yết tại SGDCK Tp.HN 25.000 25.100 25.200 25.300 25.400 25.500 25.600 25.700 25.050 25.170 25.230 CM 50.000 49.900 100.000 99.500 25.050 25.170 25.230 25.000 25.100 25.200 25.300 25.400 90.500 87.000 51.500 51.000 50.500 105.000 104.000 103.000 102.000 101.000 90.700 87.400 51.230 103.700 102.500 101.230 v1.0014102228 38 5. LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (tiếp theo) Giao dịch tại SGDCK TP.HCM • Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định. • Thời gian giao dịch trong ngày: 09h00’ – 11hh30’Giao dịch thỏa thuậnPhiên sáng 11h30’ – 13h00’Nghỉ 13hh00’ – 15h00’Giao dịch thỏa thuậnPhiên chiều 13h00’ – 15h00’Giao dịch thỏa thuận Phiên chiều Trái phiếu Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ Phiên Phương thức giao dịch Giờ giao dịch Phiên sáng Khớp lệnh định kỳ mở cửa 9h00’ – 9h15’ Khớp lệnh liên tục I 9h15’ – 11h30’ Giao dich thỏa thuận 9h00’ – 11h30’ Nghỉ 11h30’ – 13h00’ Thị trường đóng cửa Khớp lệnh liên tục II 13h00’ – 14h30’ Khớp lệnh định kỳ đóng cửa 14h30’ – 14h45’ 15h00’ v1.0014102228 39 5. LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (tiếp theo) So sánh giao dịch SGDCK tp. HCM và Hà Nội Tiêu chí HOSE HNX HNX UpCOM Đơn vị giao dịch Lô chẵn 10 CP,CCQ Lô chẵn 100 CP Không qui định Khối lượng giao dịch 10 và bội số của 100 GDTT từ 20000 CP, CCQ trở lên 100 và bội số của 100 GDTT từ 5000 CP trở lên Tối thiểu là 10 CP hoặc TP Đơn vị yết giá P<50000: 100 VND 50000<P<100000: 500 VND 100000<P: 1000 VND 100 VND CP: 100 VND TP: Không qui định Không qui đinh đối với giao dịch thỏa thuận Gía tham chiếu (không áp dụng TP) Giá cuối cùng của ngày hôm trước Giá bình quân gia quyền các giao dịch trong phiên Giá bình quân gia quyền các giao dịch điện tử Biên độ dao động giá 5% so với giá tham chiếu 7% so với giátham chiếu 10% so với giá tham chiếu CP, CCQ quy giao dịch ngày đầu tiên: 20% so với giá dự diện giao dịch 30% 40% v1.0014102228 40 5. LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (tiếp theo) Giao dịch tại SGDCK Tp. HCM Những quy định chung: • Đơn vị giao dịch: 10 cổ phiếu. • Giá tham chiếu: Là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất. • Biên độ dao động giá: ±7%. Giá trần = giá tham chiếu + (giá tham chiếu x 10%) (giá tối đa đặt mua/bán). Giá sàn = giá tham chiếu - (giá tham chiếu x 10%) (giá tối thiểu đặt mua/bán). • Lưu ý: Giá trần làm tròn xuống, giá sàn làm tròn lên. 9.000 8.100 5.250 360 80 10 5.258 185 7 102.900 93.100 98.000 ( Giá tham chiếu) 102.000 93.500 (Giá trần) (Giá sàn) v1.0014102228 41 5. LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (tiếp theo) Phiếu lệnh mua – bán tại SGDCK TP. HCM v1.0014102228 42 5. LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (tiếp theo) Phiếu lệnh mua – bán tại SGDCK TP. HCM v1.0014102228 43 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Trả lời: Muốn mua - bán chứng khoán đã niêm yết, ông Bình cần mở tài khoản chứng khoán, ký quỹ tiền. Ông Bình có thể đến công ty chứng khoán đặt lệnh hoặc đặt lệnh qua gọi điện thoại, nhắn tin, internet 43 Là nhân viên tư vấn, bạn sẽ hướng dẫn ông Bình mở tài khoản và mua – bán chứng khoán như thế nào? v1.0014102228 44 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh trên SGD chứng khoán? A. giá, thời gian, khối lượng, đối tượng khách hàng. B. khối lượng, thời gian, giá, đối tượng khách hàng. C. giá, khối lượng, thời gian, đối tượng khách hàng. D. thời gian, đối tượng khách hàng, giá, khối lượng. Trả lời • Đáp án: A. giá, thời gian, khối lượng, đối tượng khách hàng. • Giải thích: xem phần nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh. v1.0014102228 45 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Thời gian thanh toán trên SGD chứng khoán TP.HCM hiện nay là? A. T+1. B. T+2. C. T+3. D. T+4. Trả lời • Đáp án: C. T+3. • Giải thích: quy chế giao dịch trên SGD chứng khoán TP.HCM. v1.0014102228 46 • Các khái niệm cơ bản khi tham gia giao dịch chứng khoán. • Thời gian thanh toán quy định trên thị trường giao dịch chứng khoán. • Cơ chế để xác định giá chứng khoán. • Các phương thức thanh toán khi tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán. • Một số liên hệ thực tiễn tới thị trường chứng khoán việt nam. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
File đính kèm:
- bai_giang_thi_truong_chung_khoan_bai_5_giao_dich_chung_khoan.pdf