Bài giảng Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Bài 3: Incoterms®2010 - Nguyễn Văn Tiến

1. Incoterms là gì?

1.1. Incoterms:

Là chữ viết tắt của "International Commercial Terms"

Tiếng Việt: Các điều kiện thương mại quốc tế.

1.2. Các thuật ngữ khác không nên dùng:

- Shipment Terms: Các điều kiện giao hàng

- Terms of Delivery: Các điều kiện giao hàng

- Trade Terms: Các điều kiện thương mại.

1.3. Khái niệm: ĐKTMQT là những thuật ngữ ngắn gọn được

hình thành trong thực tiễn TMQT để phân chia trách nhiệm và

chi phí giữa người mua và người bán trong giao nhận HH

pdf 55 trang phuongnguyen 7540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Bài 3: Incoterms®2010 - Nguyễn Văn Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Bài 3: Incoterms®2010 - Nguyễn Văn Tiến

Bài giảng Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Bài 3: Incoterms®2010 - Nguyễn Văn Tiến
1 
INCOTERMS®2010 
GS. TS. Nguyễn Văn Tiến 
Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế VN 
Chủ nhiệm Bộ môn TTQT, Học viện Ngân hàng 
Email: 
ĐT: 0912 11 22 30 
2 
1. Incoterms là gì? 
1.1. Incoterms: 
 Là chữ viết tắt của "International Commercial Terms" 
 Tiếng Việt: Các điều kiện thương mại quốc tế. 
1.2. Các thuật ngữ khác không nên dùng: 
 - Shipment Terms: Các điều kiện giao hàng 
 - Terms of Delivery: Các điều kiện giao hàng 
 - Trade Terms: Các điều kiện thương mại. 
1.3. Khái niệm: ĐKTMQT là những thuật ngữ ngắn gọn được 
hình thành trong thực tiễn TMQT để phân chia trách nhiệm và 
chi phí giữa người mua và người bán trong giao nhận HH. 
3 
2. Cơ quan ban hành và tính chất pháp lý (1) 
2.1. Cơ quan ban hành: ICC, Paris 
2.2. Các phiên bản đã phát hành: 
 + Lần 1: 1936 - Giải thích điều kiện CIF. 
 + Lần 2: 1953 - Giải thích 9 điều kiện. 
 + Lần 3: 1967 - Sửa đổi phiên bản 1953. 
 + Lần 4: 1976 - Thêm phụ lục của 1953. 
 + Lần 5: 1980 - Giải thích 14 điều kiện. 
 + Lần 6: 1990 - Giải thích 13 điều kiện. 
 + Lần 7: 2000 - Giải thích 14 điều kiện trong ĐK TMĐT. 
+ Lần 8: 2010 - Giải thích 11 quy tắc. 
 Incoterms®2010, hiệu lực 1/1/2011 
4 
2. Cơ quan ban hành và tính chất pháp lý (2) 
2.3. Incoterms có tính chấp pháp lý tùy ý: 
 + Tính chất phát lý tùy ý là gì? (SS với luật) 
 + Tại sao Incoterms lại có tính chất pháp lý tùy ý? (ICC) 
 + Những nội dung của tính chất tùy ý? (tr. 291) 
 + Lưu ý khi dẫn chiếu phải chính xác số hiệu của incoterms. 
5 
3. Mục đích của Incoterms: 
3.1. Quy định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người bán và người 
mua trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá, gồm: 
 a/ Phân chia chi phí giữa người bán và người mua. 
 b/ Xác định địa điểm, tại đó RR về mất mát, hư hỏng HH 
được chuyển giao từ người bán sang người mua. 
 c/ Ai là người có nghĩa vụ thông quan XK và NK. 
 d/ Chuyển giao chứng từ. 
3.2. Incoterms cung cấp một số thông tin về tạo lập chứng từ 
(Invoice, Transport and Insurance documents). Tuy nhiên, 
chức năng này chỉ là thứ yếu. 
3.3. Nhằm tránh những hiểu lầm và tranh chấp giữa các bên 
trong việc phân chia chi phí và chuyển giao RR về HH. 
6 
4. Những nội dung chính Incoterms®2010 (1) 
4.1. Giảm từ 13 điều kiện xuống còn 11 quy tắc 
7 
Incoterms2000 Incoterms®2010 Viết đầy đủ 
EXW EXW EX Works 
FCA FCA Free CArrier 
FAS FAS Free Alongside Ship 
FOB FOB Free On Board 
CFR CFR Cost and FReight 
CIF CIF Cost, Insurance and Freight 
CPT CPT Carriage Paid To 
CIP CIP Carriage and Insurance Paid to 
DEQ DAT Delivered At Terminal 
DAF 
DES DAP Delivered At Place 
DDU 
DDP DDP Delivered Duty Paid 
8 
4.2. Phân 11 quy tắc thành hai nhóm: 
Nhóm 1 gồm 7 quy tắc, áp dụng cho mọi phương thức vận tải: 
1. EXW (insert named place of delivery) Incoterms®2010. 
2. FCA (insert named place of delivery) Incoterms®2010. 
 Lưu ý: Delivery place = Shipment place 
3. CPT (insert named place of destination) Incoterms®2010. 
4. CIP (insert named place of destination) Incoterms®2010. 
 Lưu ý: Shipment place Destination 
5. DAT (insert named terminal of destination) Incoterms®2010. 
6. DAP (insert named place of destination) Incoterms®2010. 
7. DDP (insert named place of destination) Incoterms®2010. 
 Lưu ý: Destination = Shipment place 
9 
Nhóm 2 gồm 4 quy tắc, chỉ áp dụng cho vận tải biển, gồm: 
1. FAS (insert named port of shipment) Incoterms®2010 
2. FOB (insert named port of shipment) Incoterms®2010 
 Lưu ý: Shipment place = Destination 
3. CFR (insert named port of destination) Incoterms®2010 
4. CIF (insert named port of destination) Incoterms®2010 
 Lưu ý: Shipment place Destination 
Ghi chú: 
- Các quy tắc này chỉ áp dụng cho VT biển, tức nơi đi và nơi 
đến đều là cảng biển (port to port shipment). 
- 3 quy tắc (FOB, CFR và CIF): Địa điểm chuyển giao 
(shipment point) không còn là lan tàu (ship's rail), mà khi hàng 
hóa đã được xếp xong lên tàu (shipped on board). 
10 
4.3. Hai quy tắc mới DAT và DAP thay thế cho bốn ĐK cũ 
DAF, DES, DEQ và DDU: 
- DAT và DAP được dùng cho mọi PT vận tải. 
- DAT (Delivered At Terminal): Giao hàng tại bến, khi HH được 
đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã dỡ khỏi PT VT. 
"Bến" ở đây được hiểu là bất kỳ đâu, như: cầu cảng, cảng 
hàng không, ga container, ga đường bộ, ga đường sắt 
- DAP (Delivered At Place): Giao hàng nơi đến, khi HH được đặt 
dưới sự định đoạt của người mua và sẵn sảng để dỡ khỏi PT 
VT. "Place" đây được hiểu là bất kỳ đâu, như: cầu cảng, cảng 
hàng không, ga container, ga đường bộ, ga đường sắt 
11 
4.4. Phân chia trách nhiệm: 
 Nhóm E: Người bán hết trách nhiệm với HH ngay tại cơ sở 
sản xuất của mình. 
 Nhóm F: Người bán hết trách nhiệm với HH ngay sau khi giao 
hàng cho người chuyên chở tại nơi đi. 
 Nhóm C: Người bán hết trách nhiệm với HH tại nơi đi, sau khi 
giao cho người VT nhưng chịu cước phí cho đến tận nơi đến. 
Tên của từng quy tắc thể hiện chi phí tạo thành giá cả HH. 
 Nhóm D: Người bán hết trách nhiệm với HH tại nơi đến. 
4.5. Kết cấu nội dung của từng quy tắc: 
12 
. A. THE SELLER'S OBLIGATIONS B. THE BUYER'S OBLIGATIONS 
1. General obligations of the seller 1. General obligations of the buyer 
2. Licences, authorizations, security 
clearance and other formalities 
2. Licences, authorizations, security 
clearance and other formalities 
3. Contracts of carriage and insurance 3. Contracts of carriage and insurance 
4. Delivery 4. Taking delivery 
5. Transfer of risk 5. Transfer of risk 
6. Allocation of costs 6. Allocation of costs 
7. Notice to the buyer 7. Notice to the seller 
8. Delivery document 8. Proof of delivery 
9. Checking - packaging - marking 9. Inspection of goods 
10. Assistance with information and 
related costs 
10. Assistance with information and 
related costs 
13 
5. Phạm vi điều chỉnh của Incoterms®2010: 
5.1. Chỉ liên quan đến mua bán hàng hóa hữu hình. 
5.2. Được áp dụng trong ngoại thương và nội thương (mới). 
5.3. Chỉ giải thích một số nội dung liên quan đến chi phí, chuyển 
giao RR về hàng hóa, không thay thế HĐMB, HĐ vận tải, 
không hướng dẫn giải quyết tranh chấp. 
5.4. Các quy tắc Incoterms không liên quan đến quyền sở hữu 
hàng hóa và sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa (các 
quyền này thường được thể hiện trên chứng từ). 
5.5. Các quy tắc Incoterms không ràng buộc PTTT. 
14 
6. Mối quan hệ giữa Incoterms và HĐ vận tải 
6.1. Incoterm là văn bản pháp lý tùy ý, nên đôi khi ta gặp rắc rối 
bởi vì một số L/C quy định bổ sung trong HĐ VT, ví dụ: "CFR 
Free Out, Hai Phong Port, Incoterms 2010". 
6.2. Rắc rối là vì: Thuật ngữ "Free Out" không được một nguồn 
tài liệu chuẩn nào giải thích, hơn nữa, nó lại có thể được 
hiểu khác nhau giữa những người VT hay giữa các cảng. 
6.3. Các NH không có nhu cầu biết chính xác nội dung của 
"Free Out" là gì, mà chỉ quan tâm trên bề mặt chứng từ có 
phù hợp với quy định của L/C hay không. 
==> Không nên quy định bổ sung vào các QT của Incoterms, 
nếu có thì các bên phải hết sức thận trọng và chính xác. 
15 
7. Ai là người sử dụng Incoterms (1) 
7.1. Trực tiếp: Người mua và người bán. 
7.2. Gián tiếp: 
 a/ Các Ngân hàng. 
 - Hầu hết các L/C đều dẫn chiếu quy tắc Incoterms. 
 - Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho NH: Kiểm tra xem chứng từ 
xuất trình theo L/C có phù hợp với quy tắc incoterms. 
 b/ Các nhà bảo hiểm. 
 - Khi có tổn thất HH xảy ra, nhà BH luôn nỗ lực xác định 
chính xác RR xảy ra ở đâu và người mua hay người bán phải 
chịu trách nhiệm. 
 - Làm được điều này, nhà BH phải căn cứ vào QT Incoterms. 
16 
7. Ai là người sử dụng Incoterms (2) 
 c/ Người chuyên chở và người giao nhận. 
 - Xác định người mua hay người bán phải trả cước vận 
chuyển. 
 - Xác định người mua hay người bán phải chịu trách nhiệm 
về các sự kiện khác trong quá trình vận chuyển (handling, 
loading, unloading, lighterage). 
17 
8. Trách nhiệm thuê PTVT: 
8.1. Nhóm E,F: Nhà NK 
8.2. Nhóm C,D: Nhà XK 
9. Trách nhiệm mua bảo hiểm HH: 
9.1. Bắt buộc mua bảo hiểm: CIF và CIP (ai mua?) 
9.2. Bảo hiểm tự nguyện: 
 - Nhóm E, F: Nhà NK 
 - Nhóm D: Nhà XK 
 - CFR và CPT: Ai mua??? 
18 
10. Thuận lợi và khó khăn khi giành quyền vận tải (1) 
10.1. Thuận lợi 
 - Có ĐK chọn PT vận tải, tuyến đường sao cho lợi nhất. 
 - Có cơ hội sử dụng các PT vận tải trong nước, phát triển 
dịch vụ VT và tiết kiệm ngoại tệ. 
 - Nếu thuê tàu nước ngoài thì vẫn chủ động trong việc lựa 
chọn đội tàu có uy tín để đảm bảo thời gian giao hàng. 
 - Nếu HĐ thương mại không quy định thời gian giao hàng cụ 
thể, thì khi dành quyền vận tải sẽ chủ động trong việc tổ chức 
chuyên chở và giao nhận hàng hoá. 
19 
10. Thuận lợi và khó khăn khi giành quyền vận tải (2) 
10.2 Khó khăn: 
 - Nghiệp vụ thuê tàu phức tạp đòi hỏi phải có trình độ nghiệp 
vụ cao, am hiểu về luật hàng hải quốc tế. 
 - Trên thị trường khan hiếm loại tàu đặc biệt phù hợp để 
chuyên chở hàng hoá. 
20 
11. Những điểm mới đặc biệt (kỹ thuật) 
11.1. Tên gọi "Incoterms®2010": 
 Ký hiệu ® được đưa vào để khẳng định đây là thương hiệu đã 
được đăng ký (Registered Trademark) của Phòng Thương 
mại quốc tế. Vì vậy, trong các HĐ mua bán, các bên cần dẫn 
chiếu chính xác để đảm bảo chắc chắn HĐ sẽ được áp dụng 
"Incoterms®2010". 
11.2. Đổi từ "điều kiện - terms" sang "quy tắc - rules": 
 Các Incoterms trước đây gọi EWX, FCA, FOB,...là "điều kiện - 
this term", còn Incoterms®2010 gọi là "quy tắc - this rule". 
21 
 Có 3 lý do dẫn đến sự thay đổi này là: 
 a/ Từ "terms" là từ đa nghĩa: 
 + Điều kiện của hợp đồng: Terms of contract 
 + Thời hạn: Long/midium/short term 
 + Thuật ngữ: Banking terms... 
 => dùng terms có thể dẫn đến hiểu lầm. 
 b/ Các văn bản pháp lý của ICC thường được gọi là "rules". 
 + URC (Uniform Rules of Collections). 
 + URDG (Uniform Rules for Demand Guarantees). 
 + URR (Uniform Rules fo bank to bank Reimbursement..). 
 c/ Phù hợp với cách gọi ngay tại trang bìa: 
 "ICC Rules for the use of..." 
22 
11.3. Cách dễ nhớ 11 quy tắc của Incoterms®2010: 
 Chúng ta hình dung 11 quy tắc là 11 cầu thủ của một đội 
bóng đang chơi theo chiến thuật 1 - 3 - 4 - 3 như sau: 
EWX 
FAS FCA FOB 
 CIP CFR CIF CPT 
DAP DDP DAT 
· 
23 
11.4. Phân chia chi phí - Allocation of costs: 
 Tiêu đề A6 và B6 của Incoterms2000 là "Division of costs" 
được thay thế bằng "Allocation of costs" trong 
Incoterms®2010. Từ "allocation" thể hiện rõ hơn nghĩa phân 
bổ chi phí cho người bán hay người mua phải chịu, và thuật 
ngữ "allocation of costs" cũng được sử dụng phổ biến hơn 
"division of costs" trong lĩnh vực kế toán, tài chính. 
11.5. Không có nghĩa vụ - No obligation: 
 Trong các điều A3 hoặc B3 của Incoterms2000, thuật ngữ 
"Không có nghĩa vụ - No obligation" để nói về bên này không 
có nghĩa vụ đối với bên kia về ký kết hợp đồng vận tải hay 
hợp đồng bảo hiểm. 
24 
 Ví dụ, ở điều kiện CFR, mục A3b) và B3b) đều có ghi "No 
obligation", có nghĩa là cả người bán và người mua đều 
không có nghĩa vụ ký hợp đồng bảo hiểm! Tuy nhiên, trong 
thực tế, người mua vẫn có thể tiến hành ký kết hợp đồng bảo 
hiểm cho chính mình. Để dễ hiểu hơn, Incoterms®2010 đã 
quy định rõ "người bán không có nghĩa vụ với người mua" 
hoặc "người mua không có nghĩa vụ với người bán" trong 
việc ký kết hợp động vận tải hay hợp đồng bảo hiểm. 
25 
11.6. Sẵn sàng để dỡ - Ready for unloading: 
 Trong các điều kiện FCA, DAF, DDU, DDP của 
Incoterms2000, quy định người bán giao hàng trên phương 
tiện vận tải "chưa được dỡ hàng" (not unloaded). Quy định 
này có thể gây khó khăn cho người mua khi người bán giao 
hàng trên phương tiện vận tải đang ở trạng thái "chưa được 
dỡ" nhưng "chưa sẵn sàng để dỡ". Cản trở này đã được dỡ 
bỏ khi Incoterms®2010 ở các quy tắc FCA, DAP, DDP đã 
thay cụm từ "not unloaded" bằng "ready for unloading". 
26 
11.7. Không gian và thời gian bảo hiểm: 
 Mục A3b) của điều kiện CIP và CIF trong Incoterms2000 quy 
định nghĩa vụ ký HĐ bảo hiểm của người bán, theo đó, "Thời 
hạn BH phải phù hợp với điều B4 và B5". Điều này có nghĩa 
là hiệu lực của BH không được chậm hơn ngày giao hàng 
(tương tự UCP600). Quy định như vậy chỉ đảm bảo thời gian 
chậm nhất mà BH phải có hiệu lực, nhưng lại không đề cập 
đến thời điểm mà thời hạn BH kết thúc. Như vậy, nếu người 
bán ký HĐ bảo hiểm kể từ khi giao hàng, nhưng lại hết hiệu 
lực tại một cảng chuyển tải trong hành trình, thì những rủi ro 
trong quãng đường còn lại của HH sẽ không được bảo hiểm. 
27 
 Incoterms®2010 đã thay đổi quy định này thành "Bảo hiểm 
phải có hiệu lực từ điểm giao hàng như trong điều A4 và A5 
đến ít nhất nơi/cảng đến quy định". Sự thay đổi này làm cho 
người sử dụng dễ hiểu hơn và đầy đủ hơn vì BH không thể 
hết hiệu lực trước khi hàng đến cảng đích quy định. 
11.8. Bán hàng theo chuỗi (String sales): 
 Trong TMQT, người bán có thể bán lại hàng đang trên 
đường vận chuyển hoặc hàng đã tới đích bằng cách chuyển 
giao vận đơn cho người mua. 
28 
 Khác với hàng chế biến, hàng nguyên liệu thường được bán 
nhiều lần trong quá trình quá cảnh theo một chuỗi. Khi điều 
này xảy ra, người bán ở giữa chuỗi không phải là người gửi 
hàng vì hàng đã được gửi bởi người bán đầu tiên trong chuỗi. 
Do đó, nghĩa vụ của người bán ở giữa chuỗi đối với người 
mua không thể hiện ở việc "gửi hàng" mà ở việc "chuyển 
giao" một cách thuần túy hàng đã được gửi. Nhằm mục đích 
làm rõ vấn đề này, Incoterms®2010 đưa thêm nghĩa vụ 
"chuyển giao hàng đã gửi" như một phương án thay thế cho 
nghĩa vụ gửi hàng trong các quy tắc Incoterms thích hợp. 
29 
12. Incoterms®2010 với TTQT 
12.1. Mối quan hệ giữa Incoterms và phương thức TTQT: 
 - Các quy tắc của Incoterms không đề cập tới các PTTT, 
nghĩa là Incoterms và các PPTT là độc lập với nhau. Hay nói 
cách khác, bất kỳ quy tắc nào của Incoterms đều có thể áp 
dụng cho bất kỳ PPTT nào. 
 - Ngược lại, bất kỳ PTTT nào cũng không đề cập đến bất kỳ 
quy tắc nào của Incoterms, nghĩa là bất kỳ PTTT nào cũng 
có thể áp dụng cho bất kỳ quy tắc nào của Incoterms. 
 => Chọn PTTT và quy tắc Incoterms cho từng thương vụ là 
hoàn toàn tự do, theo thỏa thuận giữa hai bên mua bán. 
30 
12.2. Incoterms và tạo lập chứng từ: 
a/ Incoterms không tập trung vào việc chứng từ phải được tạo 
lập như thế nào, như: 
 - Không quy định loại chứng từ phải phát hành. 
 - Không quy định nội dung chứng từ. 
b/ Incoterms chỉ ra quy tắc tạo lập chứng từ chung như sau: 
 - CIF/CIP: Người bán phải cung cấp cho người mua chứng từ 
bảo hiểm HH từ điểm giao hàng (delivery point) đến điểm 
đích quy định (named point). 
 - C và D: Người bán phải cung cấp cho người mua chứng từ 
VT hoặc bằng chứng giao hàng phù hợp với PTVT. 
31 
 - FCA, FAS và FOB: Người bán phải cung cấp cho người 
mua biên lai gửi hàng thông thường (Mater Receipt, Cargo 
Receipt, Delivery Receipt) hoặc chứng từ vận tải. 
 - EXW: Người mua phải cấp cho người bán bằng chứng thích 
hợp về việc đã nhận hàng (Delivery Report). 
32 
CÁC QUY TẮC 
INCOTERMS®2010 
33 
1. EXW: Người bán hết trách nhiệm với HH sau khi giao hàng 
cho người mua tại cơ sở SX. 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? 
 Đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua ngay tại cơ sở 
của mình (không phải bốc hàng). 
2. Thủ tục thông quan XK ai làm? 
3. Ai chỉ định PT và trả cước phí vận tải? 
4. Ai chịu trách nhiệm bảo hiểm HH? 
5. Phân chia chi phí giữa người XK và NK? 
6. Bằng chứng của việc giao hàng: Ai cấp cho ai? 
 NK phải cung cấp cho XK chứng từ thích hợp về việc đã 
nhận hàng (Delivered Report). 
34 
2. FCA (chủ yếu): Người bán hết trách nhiệm với HH sau khi 
giao hàng cho người VT tại nơi đi, và đã làm thủ tục XK. 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? 
 a/ Nếu giao hàng tại cơ sở người XK (Loaded) 
 b/ Nếu giao nơi khác: Đặt dưới sự định đoạt của Carier, 
nhưng chưa Unloaded. 
2. Thủ tục thông quan XK, NK ai làm? (XK-XK; NK-NK) 
3. Ai chỉ định PT và trả cước phí vận tải? (NK) 
4. Ai chịu trách nhiệm bảo hiểm HH? 
5. Phân chia chi phí? 
6. Bằng chứng của việc giao hàng: 
 - Chứng từ VT do XK cấp cho NK (chủ yếu). 
 - Hoặc bằng chứng thông thường khác CM đã giao hàng. 
35 
2. FCA (chủ yếu): 
7. Full Container Load (FCL) 
 - XK đến Container Yard (CY) nhận container. 
 - Đóng hàng vào container dưới sự giám sát của hải quan. 
 - Cùng Hải quan niêm phong kẹp chì container. 
 - Giao hàng cho người VT tại Container Freight Station (CFS). 
8. Less than Container Load (LCL) 
 - Lập Cargo list. 
 - Xuất trình Cargo list cho hải quan để đưa hàng vào CFS 
(hàng miễn kiểm hay hàng phải kiểm) 
 - Giao hàng cho người VT tại CFS. 
 - Người VT cùng Hải quan niêm phong kẹp chì container. 
36 
2. FCA (chủ yếu): 
9. Tùy theo phương thức mà chứng từ VT có thể là: 
 - Bill of Lading (or seawaybill). 
 - Airwaybill 
 - Railwaybill 
 - Bill of Truck 
10. Chứng từ vận tải phải hoàn hảo: 
 - Received for Shipment 
 - Clean 
 - Freight to Collect 
 - To order 
37 
3. FAS: Người bán hết trách nhiệm với HH sau khi giao hàng 
cho người VT dọc mạn tàu tại cảng đi, và đã làm thủ tục XK. 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? 
 (named vessel, named point, named port) 
2. Thủ tục thông quan XK, NK ai làm? (XK-XK; NK-NK) 
3. Phân chia chi phí? 
4. Ai chịu trách nhiệm bảo hiểm HH? 
5. Ai chỉ định PT và trả cước phí vận tải? (NK) 
6. Bằng chứng của việc giao hàng: 
 - Chứng từ VT do XK cấp cho NK “Received for Shipment”. 
 - Hoặc bằng chứng thông thường khác CM đã giao hàng. 
38 
4. FOB (chủ yếu): Người bán hết trách nhiệm với HH sau khi 
giao hàng xong lên tàu tại cảng đi, và đã làm thủ tục XK. 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? (Shipped On Board) 
2. Thủ tục thông quan XK, NK ai làm? (XK-XK; NK-NK) 
3. Ai chỉ định PT và trả cước phí vận tải? (NK) 
4. Ai chịu trách nhiệm bảo hiểm HH? 
5. Phân chia chi phí? 
6. Bằng chứng của việc giao hàng: 
 - Chứng từ VT loại “Shipped On Board” (chủ yếu). 
 - Bằng chứng thông thường về việc đã giao hàng (M/R, 
Delivery Receipt, Cargo Receipt). 
39 
4. FOB (chủ yếu): 
7. Chứng từ vận tải phải: 
 - Shipped On Board. 
 - Clean 
 - Freight to Collect 
 - To Order 
8. Chú ý: 
 - Chức năng của B/L? 
 - Thế nào là Clean? 
 - Thế nào là On Board? 
9. Nếu giao hàng bằng containers thì nên dùng QT FCA. 
40 
5. CFR (chủ yếu): Người bán hết trách nhiệm với HH sau khi 
giao hàng xong lên tàu tại cảng đi, đã làm thủ tục XK, nhưng 
phải trả cước VT đến cảng đích quy định. 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? (Shipped). 
2. Thủ tục thông quan XK, NK ai làm? (XK-XK; NK-NK) 
3. Ai chỉ định PT và trả cước phí vận tải? (XK) 
4. Ai chịu chi phí THC (Terminal Handling Charges) tại nơi đến? 
 (Thông lệ, bao gồm trong chi phí VT). 
5. Ai chịu trách nhiệm bảo hiểm HH? 
6. Phân chia chi phí? 
7. Bằng chứng của việc giao hàng (như FOB). 
41 
5. CFR (chủ yếu): 
8. Chứng từ vận tải phải: 
 - Shipped On Board. 
 - Clean 
 - Freight Paid 
 - To Order 
9. Nếu giao hàng bằng containers thì nên dùng quy tắc CPT. 
42 
6. CIF (chủ yếu): Người bán hết trách nhiệm với HH sau khi 
giao hàng xong lên tàu tại cảng đi, đã làm thủ tục XK, nhưng 
phải trả cước VT và mua BH HH đến cảng đích quy định. 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? (như CFR) 
2. Thủ tục thông quan XK, NK ai làm? (XK-XK; NK-NK) 
3. Ai chỉ định PT, trả cước phí VT và THC? (như CFR) 
4. Ai chịu trách nhiệm mua BH HH? Ai là người thụ hưởng BH? 
5. Phân chia chi phí? 
6. Bằng chứng của việc giao hàng (như CFR): 
7. Chứng từ bảo hiểm: 
 - Insurance Policy 
 - Insurance Certificate 
43 
6. CIF (chủ yếu): 
8. Mua BH hàng hóa: 
 - Mua BH bằng đồng tiền của HĐ (tại sao?). 
 - Mua BH tại người BH uy tín. 
 - Mua BH với trị giá CIF + 10% (tại sao?). 
 - Mua BH theo điều kiện BH tối thiểu (Điều kiện C). 
9. Các điều kiện BH chủ yếu: 
 - Điều kiện C: Free from Particular Average (FPA) 
 - Điều kiện B: With Particular Average (WPA) 
 - Điều kiện A: All Risks (AR) 
10. Các tổn thất gồm: 
General average và Particular average 
11. Nếu giao hàng bằng Container thì nên dùng QT CIP. 
44 
7. CPT: 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? 
 Ngay HH được giao cho Carrier. 
2. Thủ tục thông quan XK, NK ai làm? (XK-XK; NK-NK) 
3. Ai chỉ định PT và trả cước phí vận tải? (như CFR) 
4. Ai chịu trách nhiệm mau BH hàng hóa? 
5. Phân chia chi phí? 
6. Bằng chứng của việc giao hàng: 
 - Chứng từ vận tải do XK cấp cho NK 
 - “Received for Shipment”. 
45 
8. CIP: 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? 
 Ngay sau khi HH được giao hàng cho Carrier. 
2. Thủ tục thông quan XK, NK ai làm? (XK-XK; NK-NK) 
3. Ai chỉ định PT và trả cước phí vận tải? (như CFR) 
4. Ai chịu trách nhiệm mua bảo hiểm HH? Ai là người thụ hưởng 
bảo hiểm? 
5. Phân chia chi phí? 
6. Bằng chứng của việc giao hàng: 
 - Chứng từ vận tải do XK cấp cho NK 
 - “Received for Shipment”. 
46 
9. DAP: 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? 
 Đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua tại nơi đến, 
nhưng chưa Unloaded. 
2. Thông quan XK nhưng chưa thông quan NK. 
3. Ai chỉ định PT và trả cước phí vận tải? 
4. Ai chịu trách nhiệm mua BH hàng hóa? 
5. Phân chia chi phí giữa người XK và NK? 
6. Bằng chứng của việc giao hàng: Ai cấp cho ai? 
47 
10. DAT: 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? 
 Đặt hàng đã Unloaded và dưới sự định đoạt của người mua 
tại nơi đến. 
2. Chưa Thông quan NK. 
3. Phân chia chi phí giữa người XK và NK? 
 XK chịu mọi RR và chi phí để đưa hàng đến nơi đich. 
4. Bằng chứng của việc giao hàng: Ai cấp cho ai? 
48 
11. DDP: 
1. Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa? 
 XK giao cho NK tại địa điểm quy định tại nước NK và 
Unloaded. 
2. Người bán thông quan NK Ai trả thuế NK? 
3. Phân chia chi phí giữa người XK và NK? 
4. Bằng chứng của việc giao hàng: Ai cấp cho ai? 
Seller phải cân nhắc: 
1. Khả năng làm thủ tục hải quan, thuế má, tiền tệ 
2. Tại cơ sở người mua có đầy đử phương tiện bố dỡ hàng, 
như đường ray, cần cẩu 
49 
11. DDP: 
3. Kho tàng của người mua có đủ lớn để chứa hàng. 
4. Đường dẫn vào cơ sở người mua có đủ điều kiện cho xe quá 
khổ lưu hành. 
5. Các dịch vụ trên đường có sẵn để xử lý các bất trức xảy ra 
trên đường 
50 
CASE STUDIES 
51 
Q 1. 
Khi giao hàng bằng Container, các bên nên chọn: 
 a/ FOB hay FCA? 
 b/ CFR hay CPT? 
 c/ CFR hay CIP? 
 (lấy vận đơn, bảo hiểm!!!) 
Q 2. 
Là người XK, NK nên chọn điều kiện nào? 
 FOB, CFR hay CIF? 
52 
Q 3: Với các ĐK TMQT sau: 
- USD 350/MT FOB HAI PHONG PORT, Incoterms 2010. 
- USD 450/MT CIF SINGAPORE PORT, Incoterms 2010. 
a/ Địa điểm chuyển giao RR về hàng hóa giữa người bán và 
người mua ở đâu? Chú ý thuật ngữ chuyển giao (delivery)! 
b/ Trách nhiệm của seller và buyer trong việc thuê PTVT, trả 
cước phí VT, mua BH, giấy phép, thông quan là ntn? 
c/ Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao khi nào? 
d/ Nếu có tranh chấp thì dùng luật nước nào để xét xử? 
 Để giảm thiểu tranh chấp, thúc đẩy TM Phải có Bộ tiêu 
chuẩn TMQT, tập hợp được tập quán TM phổ biến nhất trên 
toàn thế giới, đó là lý do ra đời của Incoterms. 
53 
Q 4: 
HĐ quy định: 
 - FOB Haiphong Incoterms 2010. 
 - TT bằng L/C. 
 - L/C yêu cầu xuất trình B/L On Board. 
Thực hiện: 
 - Người XK chuẩn bị HH XK. 
 - Chở Container bằng xe tải xuống cảng. 
 - Xếp dỡ container tại cảng và giao cho người VT. 
 - Nhận biên lai gửi hàng từ người VT. 
Hỏi: 1. Người bán đã đủ điều kiện để được trả tiền? 
 2. Vứng mắc ở đây là gì? 
 3. Giải pháp? 
54 
Q 5: 
Hãy chọn điều kiện TMQT: 
 a/ Bán FOB Hải phòng: 100 USD/MT 
 b/ Bán CFR Singapore: 120 USD/MT 
Biết rằng: Cước phí thuê tàu: 30 USD/MT 
55 
. 
BANK 
Contract 
CARRIER 
INSURER 
EXPORTER IMPORTER 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thanh_toan_quoc_te_trong_ngoai_thuong_bai_2_incote.pdf