Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 4: Phương thức thanh toán quốc tế
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
• Hiểu và vận dụng quy trình chuyển tiền, nhờ thu, và tín dụng chứng từ trong hoạt
động thanh toán tiền hàng quốc tế.
• Phân biệt được sự khác nhau giữa phương thức nhờ thu trơn và nhờ thu kèm
chứng từ.
• Phân tích và lựa chọn được phương thức thanh toán đảm bảo nhất giữa các bên
trong hoạt động thanh toán quốc tế.
• Thấy được vai trò của ngân hàng trong các phương thức thanh toán quốc tế.
• Lập, kiểm tra, sửa các lỗi trong thư tín dụng được phát hành tại ngân hàng.
NỘI DUNG
Phương thức chuyển tiền
Phương thức nhờ thu
Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 4: Phương thức thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 4: Phương thức thanh toán quốc tế
v1.0015108211 1 BÀI 4 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TS. Nguyễn Thị Diệu Chi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015108211 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty xuất nhập khẩu SaGiangVina nhận được một L/C do ngân hàng BOC-Singapore phát hành trị giá 180.000 USD ký phát ngày 15/10/2015 qua ngân hàng HSBC Việt Nam. Trên L/C quy định rằng ngân hàng BOC sẽ trả tiền ngay 100% hóa đơn tiền hàng sau khi nhận được chấp nhận thanh toán của người xin mở L/C nếu hàng hóa phù hợp với chứng từ của người hưởng lợi xuất trình. 2 1. Bên nào là doanh nghiệp xuất khẩu ? 2. Ngân hàng nào là ngân hàng xuất khẩu ? 3. Ngân hàng nào là ngân hàng nhập khẩu ? 4. Công ty XNK SaGiangVina có nên chấp nhận L/C này không? Tại sao? v1.0015108211 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Hiểu và vận dụng quy trình chuyển tiền, nhờ thu, và tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán tiền hàng quốc tế. • Phân biệt được sự khác nhau giữa phương thức nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. • Phân tích và lựa chọn được phương thức thanh toán đảm bảo nhất giữa các bên trong hoạt động thanh toán quốc tế. • Thấy được vai trò của ngân hàng trong các phương thức thanh toán quốc tế. • Lập, kiểm tra, sửa các lỗi trong thư tín dụng được phát hành tại ngân hàng. 3 v1.0015108211 NỘI DUNG 4 Phương thức chuyển tiền Phương thức nhờ thu Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) v1.0015108211 1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN 5 1.2. Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền 1.1. Khái niệm của phương thức chuyển tiền 1.3. Các hình thức chuyển tiền 1.4. Quy trình chuyển tiền v1.0015108211 1.1. KHÁI NIỆM CỦA PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN Phương thức chuyển tiền là một phương thức trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người cung ứng dịch vụ, người bán, người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định. 6 v1.0015108211 1.2. CÁC BÊN THAM GIA TRONG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN 7 3 Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) 1 Người chuyển tiền hay người trả tiền (Remitter) Người thụ hưởng (Beneficiary)2 4 Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) v1.0015108211 1.3. CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN TIỀN a/ Chuyển tiền bằng thư (mail transfer – M/T) Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. b/ Chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer – T/T) Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. 8 v1.0015108211 1.4. QUY TRÌNH CHUYỂN TIỀN 9 Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng của người thụ hưởng Người chuyển tiền Người thụ hưởng 1 2 3 4 5 v1.0015108211 2. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 10 2.2. Văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán nhờ thu 2.1. Khái niệm nhờ thu 2.3. Các bên tham gia phương thức nhờ thu 2.4. Các loại nhờ thu v1.0015108211 2.1. KHÁI NIỆM NHỜ THU Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. 11 v1.0015108211 2.2. VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THANH TOÁN NHỜ THU Uniform Rule for Collection Ban hành đầu tiên năm 1956: Nguyên tắc thống nhất nhờ thu chứng từ thương mại. Đã qua 3 lần sửa đổi: • Lần 1 năm 1967: nhờ thu chứng từ thương mại. • Lần 2 năm 1978: nguyên tắc thống nhất về nhờ thu (URC,1978). • Lần 3 năm 1995: nguyên tắc thống nhất về nhờ thu (URC,1995). 12 v1.0015108211 2.3. CÁC BÊN THAM GIA PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 13 1 Người uỷ nhiệm thu (Principal) 2 Người trả tiền (Drawee) 3 Ngân hàng nhờ thu – Remitting Bank 4 Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) 5 Ngân hàng xuất trình (presenting Bank) v1.0015108211 2.4. CÁC LOẠI NHỜ THU 14 Phương thức Nhờ Thu Nhờ thu trơn (Clean collection) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) D/P (Delivery documents against payment) Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ D/A (Delivery documents against acceptance) Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ v1.0015108211 NHỜ THU TRƠN (Clean collection) Nhờ thu trơn là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên tờ hối phiếu ở người mua, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng. 15 Ngân hàng nhận ủy thác Nhờ Thu Ngân hàng xuất trình – Ngân hàng thu hộ Người Bán Người Mua1 2 3 4 5 6 7 8 v1.0015108211 NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ (Documentary collection) Phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng. 16 Ngân hàng nhận ủy thác Nhờ Thu Ngân hàng xuất trình – Ngân hàng thu hộ Người Bán Người Mua1 2 3 4 5 6 8 9 7 v1.0015108211 3. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 17 3.2. Các bên tham gia giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ 3.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 3.3. Thư tín dụng – L/C v1.0015108211 3.1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định đề ra trong thư tín dụng. 18 v1.0015108211 3.2. CÁC BÊN THAM GIA GIAO DỊCH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 19 1 2 Ngân hàng phát hành thư tín dụng (the issuing/opening bank) 3 Người hưởng lợi thư tín dụng (the beneficiary) 4 Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank) 5 Ngân hàng xác nhận thư tín dụng (the confirming bank) 6 Ngân hàng thanh toán thư tín dụng (the paying bank) Người xin mở thư tín dụng (the applicant for credit) v1.0015108211 3.3. THƯ TÍN DỤNG – L/C 20 3 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 1 Khái niệm thư tín dụng 2 Nội dung chủ yếu của thư tín dụng v1.0015108211 KHÁI NIỆM THU TÍN DỤNG Thư tín dụng là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó. 21 v1.0015108211 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA THƯ TÍN DỤNG (1) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C (2) Loại thư tín dụng (3) Tên, địa chỉ của những người liên quan (4) Số tiền của thư tín dụng (5) Thời hạn hiệu lực của L/C (6) Thời hạn trả tiền của L/C (7) Thời hạn giao hàng (8) Điều khoản về hàng hóa (9) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa (10) Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình (11) Cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng (12) Những điều kiên đặc biệt khác (13) Chữ ký của ngân hàng mở L/C 22 v1.0015108211 QUY TRÌNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 23 Ngân hàng thông báo L/C Ngân hàng mở L/C Người Xuất Khẩu Người Nhập Khẩu1 5 9 8 11 10 3 4 2 7 6 v1.0015108211 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Bên nào là doanh nghiệp xuất khẩu? Công ty xuất nhập khẩu SaGiangVina là doanh nghiệp xuất khẩu 2. Ngân hàng nào là ngân hàng xuất khẩu? Ngân hàng HSBC Việt Nam là ngân hàng tại đó công ty SaGiangVina mở tài khoản và được thông báo nhận được L/C do vậy đây là ngân hàng xuất khẩu 3. Ngân hàng nào là ngân hàng nhập khẩu? Ngân hàng BOC-Singapore là ngân hàng phát hành L/C, do vậy đây là ngân hàng nhập khẩu, bởi người nhập khẩu sẽ có trách nhiệm yêu cầu ngân hàng của mình mở L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi. 4. Công ty XNK SaGiangVina có nên chấp nhận L/C này không? Tại sao? Công ty SaGiang không nên chấp nhận L/C này, vì L/C sẽ được ngân hàng thanh toán trên cơ sở chứng từ, nếu chứng từ mà người hưởng lợi xuất trình phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng, không liên quan tới hàng hóa mà người mua nhận, nên không cần phải có sự chấp thuận của người mua. 24 v1.0015108211 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Khi tiếp nhận chứng từ thanh toán trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ai là người có trách nhiệm kiểm tra chứng từ? A. Người xuất khẩu. B. Người nhập khẩu. C. Ngân hàng nhập khẩu. D. Ngân hàng xuất khẩu. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Ngân hàng nhập khẩu. • Giải thích: Ngân hàng nhập khẩu là ngân hàng ký phát L/C và là ngân hàng sẽ thanh toán L/C do vậy ngân hàng này sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của các chứng từ được xuất trình. 25 v1.0015108211 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Người trả tiền hối phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là ai? A. Người xuất khẩu. B. Người nhập khẩu. C. Ngân hàng phát hành L/C. D. Ngân hàng thông báo L/C. Trả lời: • Đáp án đúng là: B. Người nhập khẩu. • Giải thích: Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, người trả tiền Hối phiếu là ngân hàng phát hành L/C, bởi vì hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng mở L/C. Khi ngân hàng phát hành L/C tức là họ đã thay mặt khách hàng cam kết thanh toán L/C nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp bề mặt với các điều khoản ghi trong L/C. 26 v1.0015108211 BÀI TẬP VÍ DỤ Ngân hàng TMCP An Bình phát hành một L/C không hủy ngang nhập khẩu 3.000MT đường theo yêu cầu của công ty TNHH Thành Công Hà Nội. Công ty ký quỹ mở L/C với giá trị bằng 20% giá trị L/C. Ngân hàng TMCP An Bình nhận được bộ chứng từ đòi tiền của người hưởng lợi và đã thanh toán 100% giá trị hối phiếu của bộ chứng từ đó vì bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C. Ngân hàng TMCP An Bình báo cho công ty công ty TNHH Thành Công Hà Nội hoàn trả số tiền, nhưng công ty TNHH Thành Công Hà Nội này đã bị phá sản, giám đốc bỏ trốn. Ý kiến của bạn về tình huống trên? Hướng dẫn: Ngân hàng mở thư tín dụng phải chấp nhận rủi ro này, vì khi chấp nhận mở thư tín dụng, ngân hàng phát hành L/C đã chấp nhận các rủi ro trong thanh toán được chuyển từ người nhập khẩu về mình, theo đúng tính chất và đặc điểm của thư tín dụng – ngân hàng phát hành cho người nhập khẩu vay tiền để thanh toán. 27 v1.0015108211 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 28 • Phương thức chuyển tiền là một phương thức trong đó ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian chuyển tiền. • Phương thức chuyển tiền thường áp dụng đối với các đối tác đã giao dịch lâu năm, tin tưởng lân nhau, hoặc chỉ dùng để thanh toán các dịch vụ trong thương mại quốc tế với số tiền nhỏ. • Có hai hình thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng thư và chuyển tiền bằng điện. • Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ phía người mua trên cơ sở bộ chứng từ do bên bán lập ra. v1.0015108211 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 29 • Có hai hình thức nhờ thu là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ: Phương thức nhờ thu kèm chứng từ gồm 2 loại là nhờ thu trả tiền đổi chứng từ D/P là nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định đề ra trong thư tín dụng. • Thư tín dụng là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng).
File đính kèm:
- bai_giang_thanh_toan_quoc_te_bai_4_phuong_thuc_thanh_toan_qu.pdf