Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 3: Chứng từ tài chính
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
• Hiểu về các phương tiện được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế.
• Phân tích một Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc có hiệu lực thanh toán hay không.
• Lập, sửa và tư vấn các vấn đề liên quan tới Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc.
• Phân tích các vấn đề liên quan tới việc thanh toán Hối phiếu, Kỳ phiếu và Séc.
NỘI DUNG
Hối phiếu
Kỳ phiếu
Sé
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 3: Chứng từ tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 3: Chứng từ tài chính
v1.0015108211 1 BÀI 3 CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH TS. Nguyễn Thị Diệu Chi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015108211 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty Sanfo Việt Nam ký hợp đồng bán hạt Macca sơ chế cho công ty NiceEast Hoa Kỳ với giá 30 USD/kg FOB cảng Hải Phòng theo Incoterm 2010, với số lượng 10MT dung sai 10% giao hàng trong tháng 10/2015. Ngày 20/12/2015 NiceEast đã mở một L/C không hủy ngang số 001303800VNUS1198, trả ngay từ ngân hàng CitiBank NewYork tới Techcombank cho Sanfo Việt Nam hưởng số tiền là 300.000 USD. Thời hạn giao hàng chậm nhất là 15/01/2016. L/C có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày mở. Công ty Sanfo Việt Nam đã giao hàng đúng hạn quy định trong L/C với giá trị hàng 280.000 USD. 2 1. Ai là người xuất khẩu? 2. Ai là người nhập khẩu? 3. Ai là người yêu cầu mở L/C? 4. Ai là người lập ra hối phiếu? 5. Ai là người có quyền chuyển nhượng hối phiếu? 6. Ngân hàng nào là ngân hàng mở L/C? 7. Ai là người hưởng lợi hiện hành hối phiếu? 8. Ai là người có nghĩa vụ phải ký chấp nhận hối phiếu? v1.0015108211 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Hiểu về các phương tiện được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế. • Phân tích một Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc có hiệu lực thanh toán hay không. • Lập, sửa và tư vấn các vấn đề liên quan tới Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc. • Phân tích các vấn đề liên quan tới việc thanh toán Hối phiếu, Kỳ phiếu và Séc. 3 v1.0015108211 NỘI DUNG 4 Hối phiếu Kỳ phiếu Séc v1.0015108211 5 1.2. Khái niệm và các bên tham gia 1. HỐI PHIẾU 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.3. Nội dung bắt buộc của hối phiếu 1.3. Đặc điểm của hối phiếu 1.3. Phân loại hối phiếu 1.3. Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu v1.0015108211 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN • Thế kỷ thứ 12, hối phiếu dưới dạng hối phiếu tự nhận nợ; • Thể kỷ 14, hối phiếu tự nhận nợ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại tại Pháp, một quốc gia có hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ thời kỳ này; • Thế kỷ 16, hối phiếu tự nhận nợ chuyển thành hối phiếu đòi nợ; • Sự phát triển kinh tế và sự phát triển của hệ thống Ngân hàng, hối phiếu trở thành công cụ quan trọng và chủ yếu trong lưu thông; • Năm 1882 tại Anh Quốc đã thống nhất lập luật hối phiếu (Bill of exchange act – BEA), đây là luật hối phiếu thành văn sớm nhất và hiện nay vẫn được dẫn chiếu và áp dụng; • Năm 1930, Công ước Geneve 1930 về Luật hối phiếu thống nhất – ULB 1930 (Uniform Law for Bills of Exchange – Geneve Convention 1930). 6 v1.0015108211 1.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC BÊN THAM GIA • Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi đến một thời hạn nhất định hoặc một thời hạn có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu. • Các bên tham gia: 7 3 Người hưởng lợi Hối Phiếu (Beneficiary) 1 Người ký phát Hối phiếu (Drawer) Hgười bị ký phát - người trả tiền Hối Phiếu (Drawee)2 v1.0015108211 1.3. NỘI DUNG BẮT BUỘC CỦA HỐI PHIẾU 8 1. Tiêu đề hối phiếu 2. Số tiền và loại tiền 3. Người trả tiền hối phiếu 4. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu 5. Địa điểm trả tiền của hối phiếu 6. Người được hưởng lợi hối phiếu 7. Nơi và ngày lập hối phiếu 8. Người ký phát hối phiếu v1.0015108211 1.3. NỘI DUNG BẮT BUỘC CỦA HỐI PHIẾU (tiếp theo) 9 • (1) Tiêu đề hối phiếu: Phải ghi chữ “Hối phiếu” (Bill of Exchange, có khi được viết tắt là Exchange hoặc là Draft). • (2) Số tiền và loại tiền: Số tiền nhất định này được ghi một cách rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. • (3) Người trả tiền hối phiếu: Họ tên và địa chỉ người trả tiền của hối phiếu phải được ghi rõ chi tiết, được ghi vào góc dưới bên trái của hối phiếu. • (4) Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: Có 2 dạng là Trả tiền ngay và Trả tiền sau. • (5) Địa điểm trả tiền của hối phiếu: Nếu không có quy định khác, thì địa chỉ của người bị ký phát (người trả tiền) được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu. v1.0015108211 1.3. NỘI DUNG BẮT BUỘC CỦA HỐI PHIẾU (tiếp theo) 10 • (6) Người được hưởng lợi hối phiếu: Người hưởng lợi có thể là bản thân người ký phát hối phiếu, hoặc một người khác được người ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu bằng thủ tục ký hậu hay trao tay. • (7) Nơi và ngày lập hối phiếu: Nơi lập hối phiếu: Ở nước người phát hành hối phiếu (người xuất khẩu). Ngày lập hối phiếu: Không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C. • (8) Người ký phát hối phiếu: Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát là yếu tố bắt buộc phải thể hiện trên hối phiếu. v1.0015108211 1.3. NỘI DUNG BẮT BUỘC CỦA HỐI PHIẾU (tiếp theo) 11 v1.0015108211 1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỐI PHIẾU 12 1 Tính trừu tượng: thể hiện hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế mà chỉ cần ghi rõ số tiền. 2 Tính bắt buộc trả tiền: người trả tiền phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của hối phiếu, không từ chối vì lý do gì. 3 Tính lưu thông: hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn của hối phiếu. v1.0015108211 1.5. PHÂN LOẠI HỐI PHIẾU • Căn cứ vào thời hạn thanh toán Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Bill) Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill) • Căn cứ vào chứng từ kèm theo Hối phiếu trơn (Clean Bill of Exchange ) Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill of Exchange) • Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu Hối phiếu đích danh (Nominal Bill) Hối phiếu vô danh (Bearer Bill hay Nameless Bill) Hối phiếu theo lệnh (Order Bill) • Căn cứ vào người ký phát hối phiếu Hối phiếu thương mại (trade bill) Hối phiếu ngân hàng (bank bill) • Căn cứ vào trạng thái chấp nhận Hối phiếu chưa được ký chấp nhận Hối phiếu đã được ký chấp nhận 13 v1.0015108211 1.6. CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU 14 1 Chấp nhận Hối Phiếu (Acceptance) 2 Ký hậu Hối Phiếu (Endorsement) (1) Ký hậu để trống – ký hậu để trắng (Blank Endorsement) (2) Ký hậu theo lệnh (To Order Endorsement) “Pay to the order of Mr..” và ký tên (3) Ký hậu hạn chế (Restrictive Endorsement) “Pay to Mronly” (4) Ký hậu miễn truy đòi (Without Recourse Endorsement) 3 Bảo lãnh Hối Phiếu (Aval) Từ chối trả tiền Hối phiếu – kháng nghị Hối phiếu (Protest for non payment)4 v1.0015108211 Mẫu hối phiếu trong phương thức thanh toán nhờ thu 15 v1.0015108211 Mẫu Hối Phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 16 v1.0015108211 2. KỲ PHIẾU (HỐI PHIẾU NHẬN NỢ) 17 2.2. Nội dung của kỳ phiếu 2.1. Khái niệm kỳ phiếu v1.0015108211 2.1. KHÁI NIỆM KỲ PHIẾU Kỳ phiếu là giấy cam kết trả tiền vô điều kiện, do người lập phiếu phát hành ra để hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả tiền cho người khác theo quy định trong kỳ phiếu đó. 18 v1.0015108211 2.2. NỘI DUNG CỦA KỲ PHIẾU 19 v1.0015108211 2.2. NỘI DUNG CỦA KỲ PHIẾU 20 v1.0015108211 3. SÉC 21 3.2. Nội dung của Séc 3.1. Khái niệm của Séc 3.3. Các bên liên quan đến Séc 3.4. Thời hạn hiệu lực của Séc 3.5. Các loại Séc thông dụng v1.0015108211 3.1. KHÁI NIỆM CỦA SÉC Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản tiền gửi), ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm séc. 22 v1.0015108211 3.2. NỘI DUNG CỦA SÉC • Tiêu đề của Séc • Địa điểm phát hành Séc • Ngày tháng năm phát hành Séc • Tên và địa chỉ người thụ hưởng • Số tiền: số tiền phải được ghi rõ ràng bằng số và bằng chữ phải thống nhất nhau. • Tên người phát hành Séc • Tên, địa chỉ, chữ ký của người phát hành Séc • Tên ngân hàng thanh toán séc 23 v1.0015108211 3.3. CÁC BÊN LIÊN QUAN CỦA SÉC 24 3 Người thụ hưởng (Beneficiary) 1 Người phát hành Séc (Drawer) 2 Ngân hàng thanh toán hay người trả tiền (Drawee) v1.0015108211 3.4. THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA SÉC • Séc có tính chất thời hạn, chỉ được thanh toán trong thời hạn hiệu lực, thời hạn hiệu lực của Séc sẽ được ghi rõ trên tờ Séc. • Quy định thời hạn hiệu lực của Séc trả tiền ngay: 8 ngày kể từ ngày phát hành Séc và tờ Séc được lưu thông trong phạm vi một quốc gia; 20 ngày đối với séc lưu thông ở nước ngoài nhưng trong cùng một châu lục; 70 ngày đối với séc được trả ở các châu lục khác nhau. 25 v1.0015108211 3.5. CÁC LOẠI SÉC THÔNG DỤNG 26 1 Séc đích danh (Nominal cheque) 2 Séc vô danh (Bearer cheque) 3 Séc theo lệnh (Order cheque) 4 Séc gạch chéo (Crossed check) 5 Séc du lịch (Traveller’s cheque) 6 Séc xác nhận (Certified cheque) v1.0015108211 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu hỏi: 1. Ai là người xuất khẩu? 2. Ai là người nhập khẩu? 3. Ai là người yêu cầu mở L/C? 4. Ai là người lập ra hối phiếu? 5. Ai là người có quyền chuyển nhượng hối phiếu? 6. Ngân hàng nào là ngân hàng mở L/C? 7. Ai là người hưởng lợi hiện hành Hối phiếu? 8. Ai là người có nghĩa vụ phải ký chấp nhận Hối phiếu? Trả lời: 1. Công ty Sanfo Việt Nam. 2. Công ty NiceEast Hoa Kỳ. 3. Công ty NiceEast Hoa Kỳ. 4. Công ty Sanfo Việt Nam. 5. Công ty Sanfo Việt Nam. 6. Ngân hàng CitiBank NewYork. 7. Công ty Sanfo Việt Nam. 8. Công ty NiceEast Hoa Kỳ. 27 v1.0015108211 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Ai KHÔNG được quyền từ chối thanh toán hối phiếu đã được ký hậu miễn truy đòi trong trường hợp người trả tiền cuối cùng từ chối thanh toán hối phiếu? A. Người ký phát hối phiếu. B. Người nhập khẩu. C. Người bán. D. Người thụ hưởng hối phiếu. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. Người ký phát hối phiếu. • Giải thích: Người ký phát hối phiếu là người thụ hưởng đầu tiên của hối phiếu, do vậy không có quyền từ chối thanh toán hối phiếu bất kể là hối phiếu miễn truy đòi khi hối phiếu đó bị người trả tiền từ chối thanh toán. 28 v1.0015108211 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Nếu là người xuất khẩu hàng hóa số lượng lớn, anh chị sẽ lựa chọn phương tiện thanh toán nào? A. Hối phiếu. B. Kỳ phiếu. C. Bảo lãnh thư. D. Thẻ thanh toán. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. Hối phiếu. • Giải thích: Lựa chọn hối phiếu là phương tiện thanh toán vì hối phiếu là phương tiện thanh toán đảm bảo nhất đối với người bán, do người bán ký phát yêu cầu người mua trả tiền khi đến hạn. 29 v1.0015108211 BÀI TẬP VÍ DỤ 30 Công ty Vinafco Việt Nam ký hợp đồng bán hạt điều sơ chế cho công ty John Smith Co Ltd với giá 9 USD/kg FOB cảng SaiGon theo Incoterms 2010 với số lượng 20MT dung sai 10% giao hàng trong tháng 12/2015. Ngày 15/11/2015 John Smith Co Ltd Hoa Kỳ đã mở một L/C không hủy ngang số 2015/0098, trả ngay từ CitiBank New York tới VCB cho VINAFCO Việt Nam hưởng số tiền 180.000 USD. Thời hạn giao hàng đúng hạn quy định trong L/C với trị giá 170.000 USD. Hãy ký phát Hối phiếu đòi tiền theo L/C của hợp đồng trên. v1.0015108211 BÀI TẬP VÍ DỤ 31 Hướng dẫn: HỐI PHIẾU Hối phiếu số: 135/2015 Hà Nội, 16/06/2015 Số tiền: 170.000 USD Sau khi nhìn thấy bản thứ HAI của hối phiếu này (bản thứ NHẤT cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền), trả theo lệnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam số tiền là một trăm bảy mươi nghìn đôla Mỹ chẵn. Giá trị phải thanh toán theo hóa đơn số: 89/2015/Vinafco-JohnSmith ngày 16/04/2015. Thuộc tài khoản của John Smith. Ký phát cho Ngân hàng Bank of America, theo L/C không hủy ngang số 2015/0098 phát hành ngày 15/11/2015. Gửi: CitiBank New York Công ty Vinafco Việt Nam Đã ký v1.0015108211 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 32 • Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện. • Người ký phát hối phiếu (drawer) là người bán hàng, người xuất khẩu hàng hóa, người cung ứng dịch vụ. • Người trả tiền hối phiếu (hay người bị ký phát) (drawee) là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. • Người hưởng lợi hối phiếu (beneficiary) luôn là người sở hữu hợp pháp hối phiếu, do đó có quyền được nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu tùy theo trường hợp. • Hối phiếu muốn có giá trị pháp lý cần có đầy đủ các nội dung bao gồm tiêu đề, số tiền, loại tiền, người trả tiền, kỳ hạn trả tiền, địa điểm trả tiền, người được hưởng lợi, nơi và ngày lập hối phiếu, và người ký phát hối phiếu. v1.0015108211 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 33 • Hối phiếu có ba đặc điểm tính trừu tượng, tính bắt buộc trả tiền, và tính lưu thông. • Chấp nhận hối phiếu là một hình thức xác nhận việc đảm bảo thanh toán của người trả tiền hối phiếu. • Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng hối phiếu từ người hưởng lợi hối phiếu sang người hưởng lợi khác. • Bảo lãnh là một sự cam kết của người thứ ba về việc trả tiền cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà người trả tiền không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. • Kỳ phiếu là giấy cam kết trả tiền vô điều kiện. • Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi. v1.0015108211 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 34 • Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của một tổ chức tín dụng để đảm bảo khả năng thanh toán của tờ kỳ phiếu đó. • Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản tiền gửi), ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm séc. • Séc là nó có tính chất thời hạn. • Thời hạn hiệu lực của tờ séc được tính từ ngày phát hành séc.
File đính kèm:
- bai_giang_thanh_toan_quoc_te_bai_3_chung_tu_tai_chinh.pdf