Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 2: Chứng từ thương mại
MỤC TIÊU
Trang bị cho sinh viên những kiến thức sau đây:
• Chức năng, vai trò và đặc điểm của chứng từ thương mại.
• Nội dung của chứng từ thương mại.
• Phân loại chứng từ thương mại.
NỘI DUNG
Chứng từ vận tải
Chứng từ bảo hiểm
Hóa đơn thương mại
Giấy chứng nhận xuất xứ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 2: Chứng từ thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 2: Chứng từ thương mại
v1.0015108211 1 BÀI 2 CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI TS. Hoàng Thị Lan Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015108211 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Xuất trình chứng từ giả mạo • Ngày 10/5/2015, Ngân hàng thương mại (NHTM) T nhận được 3 bộ chứng từ đòi tiền theo L/C nhập khẩu thép phế do NHTM T phát hành cho người hưởng lợi là Stamcorp International Pte Ltd. • Ngày 17/5/2015, sau khi kiểm tra và thông báo 3 bộ chứng từ đều hoàn toàn phù hợp, NHTM T thực hiện thanh toán theo đúng quy định và thông lệ quốc tế và trả chứng từ cho khách hàng đi nhận hàng. • Tuy nhiên sau đó khách hàng đến NHTM T thông báo 3 bộ chứng từ đó là giả mạo (vận đơn xuất trình là giả và không có lô hàng về với chi tiết như trên vận đơn). 2 Tổn thất có thể xảy ra từ chứng từ giả mạo là gì? v1.0015108211 MỤC TIÊU Trang bị cho sinh viên những kiến thức sau đây: • Chức năng, vai trò và đặc điểm của chứng từ thương mại. • Nội dung của chứng từ thương mại. • Phân loại chứng từ thương mại. 3 v1.0015108211 NỘI DUNG 4 Chứng từ vận tải Chứng từ bảo hiểm Hóa đơn thương mại Giấy chứng nhận xuất xứ v1.0015108211 5 1.2. Vận đơn hàng không 1. CHỨNG TỪ VẬN TẢI 1.1. Vận đơn đường biển 1.3. Vận đơn vận tải đa phương thức 1.4. Chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông v1.0015108211 1.1. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 6 1.1.2. Chức năng vận đơn đường biển 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.3. Nội dung vận đơn đường biển 1.1.4. Phân loại vận đơn đường biển v1.0015108211 1.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM 7 • Khái niệm vận đơn đường biển Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng. Sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở. Tên tiếng Anh: Ocean Bill of Lading, Marine Bill of Lading. Tên viết tắt: B/L. • Đặc điểm vận đơn đường biển Việc chuyên chở hàng hóa phải được thực hiện bằng đường biển. Khi nói đến vận đơn đường biển là nói đến chứng từ sở hữu hàng hóa. Người ký phát vận đơn phải là người có chức năng chuyên chở. Thời điểm cấp vận đơn: Hàng đã được bốc lên tàu, hoặc hàng được nhận để chở (chưa lên tàu). v1.0015108211 1.1.2. CHỨC NĂNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN • Biên lai nhận hàng Bằng chứng người chuyên chở đã nhận hàng từ người gửi hàng. Người chuyên chở phải có trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở. • Bằng chứng về hợp đồng chuyên chở Vận đơn thường được phát hành dựa trên hợp đồng chuyên chở nhưng độc lập với hợp đồng chuyên chở. • Chứng từ sở hữu hàng hóa Người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp là người có quyền sở hữu hàng hóa. 8 v1.0015108211 1.1.3. NỘI DUNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 9 v1.0015108211 1.1.3. NỘI DUNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (tiếp theo) 10 1. Tiêu đề vận đơn 2. Số vận đơn 3. Tên công ty vận tải biển 4. Người gửi hàng 5. Người nhận hàng 6. Bên được thông báo 7. Nơi nhận hàng để chở 8. Tên cảng bốc hàng 9. Tên cảng dỡ hàng v1.0015108211 1.1.3. NỘI DUNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (tiếp theo) 11 10. Nơi trả hàng 11. Tên tàu chở hàng và số hiệu chuyến tàu 12. Số bản vận đơn gốc được phát hành 13. Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa 14. Số lượng và mô tả hàng hóa 15. Trọng lượng cả bì 16. Thể tích 17. Tổng số container hoặc kiện hàng v1.0015108211 1.1.3. NỘI DUNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (tiếp theo) 12 18. Phần khai hàng hóa ở trên do người gửi hàng thực hiện 19. Cước phí vận tải và phụ phí 20. Cam kết của người chuyên chở 21. Nơi và ngày tháng ký phát vận đơn 22. Ngày hàng hóa được bốc lên tàu 23. Người ký phát vận đơn ký tên v1.0015108211 1.1.4. PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 13 • Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L). Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L). • Căn cứ vào phê chú trên vận đơn Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L). Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L). • Căn cứ tính chất pháp lý về sở hữu hàng hóa Vận đơn gốc (Original B/L). Vận đơn bản sao (Copy B/L). v1.0015108211 1.1.4. PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (tiếp theo) 14 • Căn cứ vào tính lưu thông Vận đơn đích danh (Straight B/L). Vận đơn theo lệnh (B/L to order of). Vận đơn vô danh (To bearer B/L). • Căn cứ vào phương thức thuê tàu Vận đơn tàu chợ (Liner B/L). Vận đơn tàu chuyến (Voyage charter B/L). • Căn cứ vào hành trình chuyên chở Vận đơn đi thẳng (Direct B/L). Vận đơn chở suốt (Through B/L). v1.0015108211 1.1.4. PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (tiếp theo) • Ví dụ: 15 Shipper: Toàn Thắng Company Consignee: To order of Netayahoo Company Pre-carriage by: MEKONG WEHR Place of receipt: Hanoi, Vietnam Intended Ocean vessel & voyage: MAERSK TRIESTE/ 111 Intended Port of loading: Haiphong Port, Vietnam Port of discharge: Singapore Shipped on board: M /V King Line/101 At Quang Ninh Port, Vietnam For Discharge at: Johor Port Berhad Malaysia Date 06 March 2015 v1.0015108211 1.2. VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG 16 • Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng về việc ký kết hợp đồng vận chuyển bằng máy bay. • Tên gọi: Air Waybill. • Vận đơn hàng không KHÔNG phải là chứng từ sở hữu hàng hóa không chuyển nhượng được. • Trên vận đơn hàng không không ghi cụm từ “Đã bốc hàng” – “On board” như vận đơn đường biển. • Các vận đơn hàng không gốc được giao cho các bên, vì vậy không thể yêu cầu xuất trình “trọn bộ vận đơn hàng không” như vận đơn đường biển. v1.0015108211 1.3. VẬN ĐƠN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 17 • Vận đơn vận tải đa phương thức là chứng từ vận chuyển hàng hóa theo ít nhất hai phương thức vận tải. • Tên gọi: Multimodal Transport B/L, Combined Transport B/L. • Trên vận đơn không cần thể hiện ít nhất hai phương thức vận tải. • Với vận đơn vận tải đa phương thức, hàng hóa đương nhiên phải được chuyển tải. • Nhiều người chuyên chở cùng tham gia vận chuyển hàng thường có một người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình vận tải. • Vận tải đa phương thức ngày càng phát triển, vận đơn vận tải đa phương thức ngày càng được sử dụng phổ biến trên thực tế. v1.0015108211 1.3. VẬN ĐƠN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 18 • Mẫu thể hiện vận tải đa phương thức Pre-carriage by TRUCK / 505 Place of Receipt by pre-carriage HA NOI Intended vessel / Voyage No. MSC VANESSA / F455 Port of Loading HAI PHONG Port of Discharge LYON PORT Place of Delivery by on – carriage PRAHA TAKEN IN CHARGE IN HA NOI ON 23 JULY 2015 v1.0015108211 1.4. CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SÔNG • Tên gọi: Chứng từ vận tải đường bộ: Truck B/L, Waybill, Road Consignment Note Chứng từ vận tải đường sắt: Railway B/L, Railway Consignment Note Chứng từ vận tải đường sông: Inland B/L, Waybill, Consignment Note • Không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa không cần thể hiện số bản gốc đã phát hành. • Trên chứng từ phải thể hiện rõ hàng hóa “đã được nhận để chở”, “nhận để chuyển”, phải chỉ ra nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng cuối cùng. 19 v1.0015108211 2. CHỨNG TỪ BẢO HIỂM 20 2.2. Phân loại chứng từ bảo hiểm 2.1. Khái niệm và vai trò 2.3. Sử dụng chứng từ bảo hiểm v1.0015108211 2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ • Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm ký phát, cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm. • Một số thuật ngữ Người bảo hiểm (Insurer, Underwriter, Insurance Company) Người được bảo hiểm (Insured, Assured) Đối tượng bảo hiểm (Subject matter insured) Rủi ro được bảo hiểm (Risk insured) Phí bảo hiểm (Insurance premium) Giá trị bảo hiểm (Insured value) Số tiền bảo hiểm (Insured amount) 21 v1.0015108211 22 v1.0015108211 • Hàng hóa xuất nhập khẩu cần được mua bảo hiểm bởi: Hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển trên chặng đường dài (đặc biệt là đường biển). Rất nhiều rủi ro có thể xảy ra: tàu mắc cạn, tàu đắm, mất tích Trách nhiệm của người vận tải là rất hạn chế, việc khiếu nại, đòi người vận chuyển bồi thường phức tập, khó khăn và kéo dài. 23 2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ (tiếp theo) v1.0015108211 2.2. PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ BẢO HIỂM • Chứng từ bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy): Bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất kỳ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định. Hợp đồng bảo hiểm đơn (Insurance policy): Bảo hiểm cho từng lô hàng xuất khẩu. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Chứng thư bảo hiểm – Insurance Certificate). • Phiếu bảo hiểm tạm thời (Cover Note) Không phải là chứng từ bảo hiểm. Là xác nhận do người môi giới bảo hiểm ký phát. 24 v1.0015108211 2.3. SỬ DỤNG CHỨNG TỪ BẢO HIỂM 25 • Cần có điều khoản chuyển nhượng C/I: Người mua bảo hiểm khác với người thụ hưởng. • Chứng từ bảo hiểm: Đích danh, vô danh, theo lệnh. Chứng từ bảo hiểm theo lệnh được dùng phổ biến nhất. • Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng 110% trị giá hóa đơn hoặc giá trị CIF, CIP. • Bảo hiểm đơn có giá trị pháp lý cao hơn Giấy chứng nhận bảo hiểm. • Tất cả bản gốc C/I phải được xuất trình, C/I phải được ký. • Ngày hiệu lực của C/I: Không được muộn hơn ngày giao hàng. v1.0015108211 2.3. SỬ DỤNG CHỨNG TỪ BẢO HIỂM 26 • Bảo hiểm mọi rủi ro Điều khoản loại A: Phạm vi bảo hiểm rộng nhất (Condition A - All risks). Tuy nhiên, chỉ bao gồm rủi ro từ bên ngoài như thiên tai, sự cố bất ngờ, tổn thất trong bốc dỡ, chuyển tải. Người bảo hiểm không bồi thường những khuyết tật vốn có của hàng hóa. Chiến tranh, đình công: Phải có điều kiện bảo hiểm riêng, không thuộc Condition A. v1.0015108211 3. HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI 27 3.2. Nội dung hóa đơn thương mại 3.1. Chức năng của hóa đơn thương mại 3.3. Phân loại hóa đơn thương mại v1.0015108211 3.1. CHỨC NĂNG CỦA HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI • Là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hóa. • Do người bán lập xuất trình cho người mua sau khi gửi hàng đi. • Nhằm yêu cầu người mua trả tiền. • Là cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền bảo hiểm. • Là công cụ tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu: Khi hóa đơn đã được chấp nhận trả tiền. • Là căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại. 28 v1.0015108211 3.2. NỘI DUNG HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI 1. Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu 2. Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu 3. Số tham chiếu, cơ sở tính thuế, nơi và ngày tháng phát hành 4. Điều kiện cơ sở giao hàng 5. Ký hiệu mã hàng hóa 6. Mô tả hàng hóa 7. Số lượng hàng hóa 8. Tổng số tiền nhà nhập khẩu phải trả 9. Chi tiết về cước vận chuyển và phí bảo hiểm 10. Chữ ký của nhà xuất khẩu 29 INVOICE Seller: (1) Invoice No. and Date: (3) Seller’s Reference: Buyer’s Reference: Consignee: (2) Buyer (if not Consignee): Country of Origin of Goods: Country of Destination: Terms of Delivery and Payment: (4) Vessel/Aircraft etc.: : Marks and numbers Numbers and Kind of Packages; Description of Goods Quantity Price Amount (State Currency) (5) (6) (7) Total (8) Freight and Insurance: (9) Name of Signatory: Place and Date of Issue: (3) It is hereby certified that this invoice shown the actual price of the goods described,that no other invoice has been issued,and that all particulars are true and correct. Signature: (10) v1.0015108211 3.3. PHÂN LOẠI HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI 30 Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice) Hóa đơn chính thức (Final Invoice) Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice) Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice) Hóa đơn hải quan (Custom’s Invoice) v1.0015108211 31 MEDIA NYLON COMPANY LIMITED Room 2203, ,Shun Tak Centre, central,. Tel:2858 3266 Fax:2858 3193 INVOICE To: CHIHA JOINT STOCK COMPANY ADD:MINH KHAI, LA PHU,HOAI DUC, HA TAY,VIET NAM Marks: NYLON 6 DTY Contract No.: 08MDEY127 Invoice No.: 08EY-125 Shipped per:BO SHI JI 362/V.080315000000 Sailing date: MAR 15,2008 From: JIANGMEN,CHINA To: HAIPHONG PORT,VIETNAM Description Quantity Unit Price Amount “DRAWN UNDER BANK FOR AGRICULTURE HATAY BRANCH, CREDIT NUMBER.2200ILS080300021 DATED MAR 07,2008.” USD USD CIF HAIPHONG PORT,VIETNAM ,INCOTERMS 2000 NYLON STRETCH YARN DTY 78DTEX/24F/1/SD’Z’ B GRADE 7,004.86 KGS 3.24 22,695.75 7,004.86 KGS 22,695.75 MANUFACTURER : MEIDA NYLON COMPANY LIMITED ORIGIN : CHINA DOLLARS TWENTY TWO THOUSANDS SIX HUNDRED NINETY FIVE AND CENTS SEVENTY FIVE ONLY.** v1.0015108211 4. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ 32 4.2. Phân loại và mẫu C/O 4.1. Chức năng của C/O v1.0015108211 4.1. CHỨC NĂNG CỦA C/O • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) chỉ ra xuất xứ của hàng hóa. • Có thể do phòng thương mại của nước xuất khẩu cấp. • Có thể do nhà sản xuất cấp. 33 Xác định mức thuế nhập khẩu Nhằm mục đích chính trị và xã hội Nhằm mục đích thị trường v1.0015108211 4.2. PHÂN LOẠI VÀ MẪU C/O 34 • Thực hiện chế độ ưu đãi phổ cập - GSPForm A • Hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của người muaForm B • Riêng cho Coffee, trong ICOForm O • Riêng cho Coffee, ngoài ICOForm X • Hàng VN xuất sang ASEAN hưởng ưu đãi theo chương trình ưu đãi có hiệu lực chung – CEPTForm D • Hàng may mặc và dệt xuất khẩu sang EUForm T v1.0015108211 MẪU C/O 35 1. Người gửi 2. Người nhận 3. Phương tiện vận tải 4. Ghi chú 5. Mã và số hiệu 6. Tên hàng 7. Trọng lượng hoặc số lượng 8. Số hóa đơn 9. Chứng nhận của phòng thương mại. 10. Chữ ký của nhà xuất khẩu 1.Exporter Certificate No. CERTIFICATE OF ORIGIN OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA 2.Consignee 3.Means of transport and route 5.For certifying authority use only 4.Country/region of destination 6.Marks and numbers 7.Number and kind of packages;description of goods 8.H.S.Code 9.Quantity 10.Number and date of invoices 11.Declaration by the exporter The undersigned hereby declares that the above details and statements are correct, that all the goods were produced in and that they comply with the Rules of Origin of the People’s Republic of . .. Place and date, signature and stamp of authorized signatory 12.Certification It is hereby certified that the declaration by the exporter is correct. . Place and date, signature and stamp of certifying authority v1.0015108211 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • Sự việc phát sinh do người thụ hưởng theo L/C cố tình lập và xuất trình chứng từ giả mạo đòi tiền theo L/C trong khi thực tế không giao hàng hoặc chưa giao hàng theo hợp đồng. • Ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với hình thức, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào. Trường hợp bộ chứng từ xuất trình phù hợp, Ngân hàng phát hành có trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ theo LC đã mở. • Rủi ro thuộc về người nhập khẩu. 36 v1.0015108211 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Chứng từ nào sau đây là chứng từ vận tải? A. Delivery Order. B. Forwarder’s Certificate of Transport. C. Multimodal Transport Document. D. Forwarder’s Certificate of Shipment. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Multimodal Transport Document • Giải thích: A là lệnh giao hàng, B và D là xác nhận của đơn vị giao nhận hàng, không phải là chứng từ vận tải. 37 v1.0015108211 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Điều kiện nào đối với C/O KHÔNG trở thành căn cứ để được giảm thuế? A. Mặt hàng phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế chỉ ở nước xuất khẩu. B. Mặt hàng phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. C. C/O phải được lập theo mẫu quy định đối với loại C/O đó. D. C/O phải do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. Mặt hàng phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế chỉ ở nước xuất khẩu. • Giải thích: Mặt hàng phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế ở cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. 38 v1.0015108211 CÂU HỎI TỰ LUẬN Bình luận ý kiến: “Điều kiện bảo hiểm A – All risks áp dụng cho mọi loại rủi ro bên ngoài và bên trong hàng hóa”. Trả lời: • Ý kiến này sai. • Điều khoản loại A: Chỉ bao gồm rủi ro từ bên ngoài như thiên tai, sự cố bất ngờ, tổn thất trong bốc dỡ, chuyển tải. • Người bảo hiểm không bồi thường những khuyết tật vốn có của hàng hóa. • Chiến tranh, đình công: Phải có điều kiện bảo hiểm riêng, không thuộc Condition A. 39 v1.0015108211 CÂU HỎI MỞ Sau khi học xong bài này, Anh (Chị) hãy rút ra bài học về việc phát hành và sử dụng các chứng từ thương mại quốc tế quan trọng. Trả lời: • Đặc điểm của thương mại quốc tế: Các bên mua bán thường ở những quốc gia khác nhau giao dịch mua bán phải dựa trên cơ sở chứng từ. • Chứng từ thương mại là những bằng chứng có giá trị pháp lý, xác nhận việc chấp hành hợp đồng (xác nhận việc người bán giao hàng, việc nhận hàng của người chuyên chở, việc bảo hiểm hàng hóa). • Vì vậy, khi lập và chuyển giao chứng từ, các bên cần quan tâm tới tính chất pháp lý và tìm hiểu kỹ nội dung, đặc điểm của từng loại chứng từ. 40 v1.0015108211 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Chứng từ thương mại là những văn bản chứa đựng các thông tin về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề liên quan tới quan hệ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế. • Trong số các chứng từ vận tải, vận đơn đường biển có vai trò nổi bật bởi chức năng sở hữu hàng hóa và chuyên chở bằng đường biển chiếm tới 80% khối lượng vận chuyển hàng hóa quốc tế. • Do tính chất phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế với những rủi ro tiềm ẩn xuất phát từ khoảng cách địa lý, sự khác biệt về hệ thống pháp lý, tập quán, ngôn ngữ doanh nghiệp và ngân hàng cần thận trọng khi lập và chuyển giao chứng từ thương mại. 41
File đính kèm:
- bai_giang_thanh_toan_quoc_te_bai_2_chung_tu_thuong_mai.pdf