Bài giảng Tài nguyên sinh vật và môi trường (Phần động vật) - Dương Thị Bích Huệ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TÀI NGUYÊN SINH VẬT (PHẦN ĐỘNG VẬT)

(30 tiết)

Cán bộ phụ trách: Ths. Dương Thị Bích Huệ

Yêu cầu:

- Hiểu rõ sự đa dạng của giới Động vật (về loài, kích thước, hình dáng, cấu tạo,

chức năng, chu kỳ sống, cách sinh sản ).

- Giá trị của đa dạng sinh học, tài nguyên động vật.

- Các vấn đề về suy giảm đa dạng sinh học động vật do các nguyên nhân săn bắt,

chặt phá rừng, thu hẹp môi trường sống, ô nhiễm môi trường,

- Các giải pháp bảo tồn tài nguyên động vật.

 

pdf 76 trang phuongnguyen 10080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài nguyên sinh vật và môi trường (Phần động vật) - Dương Thị Bích Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài nguyên sinh vật và môi trường (Phần động vật) - Dương Thị Bích Huệ

Bài giảng Tài nguyên sinh vật và môi trường (Phần động vật) - Dương Thị Bích Huệ
 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
 KHOA MÔI TRƯỜNG 
BM TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN& MÔI TRƯỜNG 
  
Bài giảng 
 TÀI NGUYÊN SINH VẬT 
 VÀ MÔI TRƯỜNG 
 (PHẦN ĐỘNG VẬT) 
 ThS. Dương Thị Bích Huệ 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 9/2007 
 Tài nguyên sinh vật 
 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 
 TÀI NGUYÊN SINH VẬT (PHẦN ĐỘNG VẬT) 
 (30 tiết) 
 Cán bộ phụ trách: Ths. Dương Thị Bích Huệ 
 Yêu cầu: 
 - Hiểu rõ sự đa dạng của giới Động vật (về loài, kích thước, hình dáng, cấu tạo, 
 chức năng, chu kỳ sống, cách sinh sản). 
 - Giá trị của đa dạng sinh học, tài nguyên động vật. 
 - Các vấn đề về suy giảm đa dạng sinh học động vật do các nguyên nhân săn bắt, 
 chặt phá rừng, thu hẹp môi trường sống, ô nhiễm môi trường, 
 - Các giải pháp bảo tồn tài nguyên động vật. 
 Nội dung: 
 CHƯƠNG I: SỰ ĐA DẠNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT 
 Phần I: ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG 
 Bài 1: NGÀNH ĐƠN BÀO ĐỘNG VẬT PROTOZOA 
 I. LỚP MASTIGOPHORA (Đơn bào động vật có chiên mao) 
 IA.Lớp phụ Phytomastigina (Trùng roi thực vật) 
 IB.Lớp phụ Zoomastigina (Trùng roi động vật) 
II. LỚP SARCODINA 
 IIA.Lớp phụ Rhizopoda (Chân rễ) 
 IIB.Lớp phụ Actinopoda (Trùng chân trụ) 
III. LỚP SPOROZOA (Đơn bào động vật có bào tử) 
 IIIA.Lớp phụ Gregarinidia (Trùng 2 đoạn) 
 IIIB.Lớp phụ Hemosporidia (Huyết trùng) 
IV.LỚP CILIOPHORA (Trùng tiêm mao) 
 IVA.Lớp phụ Ciliatea 
 IVB.Lớp phụ Suctoria 
 ThS. Dương Thị Bích Huệ 1 
Tài nguyên sinh vật 
BÀI 2: NGÀNH HẢI MIÊN POROZOA 
I.LỚP CALCAREA (Hải miên đá vôi) 
II.LỚP DEMOSPONGIDA (Hải miên sừng) 
III.LỚP HEXACTINELLIDA 
BÀI 3: NGÀNH RUỘT KHOANG CNIDARIA (COELENTERATA) 
I.LỚP HYDROZOA 
II.LỚP SCYPHOZOA 
III.LỚP ANTHOZOA (ACTINOZOA) 
 IIIA.Lớp Octocorallina 
 IIIB.Lớp Hexacorallina 
BÀI 4: NGÀNH GIUN DẸP- PLATHELMIA 
I.LỚP TURBELLARIA (Sán tiêm mao) 
II.LỚP TREMATODA (Sán lá song chủ) 
III.LỚP CESTODA (Sán dây) 
BÀI 5: NGÀNH ASCHELMIA 
I.LỚP ROTATORIA (Trùng bánh xe) 
II.LỚP NEMATODA (Giun tròn) 
BÀI 6: NGÀNH GIUN ĐỐT ANNELIDA 
I.LỚP POLYCHAETA (Giun nhiều tơ) 
 IA.Lớp phụ Errantia (Du định) 
 IB.Lớp Sedentaria (Trú định) 
II.LỚP OLIGOCHAETA (Giun ít tơ) 
III.LỚP ACHAETA=HIRUDINEA (Đỉa) 
ThS. Dương Thị Bích Huệ 2 
 Tài nguyên sinh vật 
 BÀI 7: NGÀNH THÂN MỀM MOLLLUSCA 
 I.LỚP AMPHINEURA (Song kinh) 
 II.LỚP GASTROPODA (Phúc túc hay Chân bụng) 
 IIA.Lớp phụ Prosobranchiata 
 IIB.Lớp phụ Opisthobranchiata 
 IIC.Lớp phụ Pulmonata 
 III.LỚP PELECYPODA (Phủ túc hay Chân rìu) 
 IV.LỚP CEPALOPODA (Đầu túc) 
 IVA.Lớp phụ Dibranchiata 
 IVB. Lớp phụ Tetrabranchiata 
 V.LỚP SCAPHOPODA 
 BÀI 8: NGÀNH TIẾT TÚC (CHÂN KHỚP) ARTHROPODA 
 A. NGÀNH PHỤ CHELICERATA 
 I.LỚP MEROSTOMATA 
 II.LỚP ARACHNIDA (Nhện) 
 B. NGÀNH PHỤ MANDIBULATA 
 I.LỚP CRUSTACEN (Gíap xác ) 
 IA.Lớp phụ Branchiopoda 
 IB.Lớp phụ Copepoda (Chân chèo) 
 IC.Lớp phụ Malacostraca 
II.LỚP CHILOPODA (Rít) 
III.LỚP DIPLOPODA (Cuốn chiếu) 
 C. NGÀNH PHỤ ANTENNATA 
 I.LỚP INSECTA (Côn trùng) 
 IA.Lớp phụ Apterygota (Không cánh) 
 IB.Lớp phụ Pterygota (Có cánh) 
 ThS. Dương Thị Bích Huệ 3 
 Tài nguyên sinh vật 
 BÀI 9: NGÀNH DA GAI HAY DA BÌ ECHINODERMATA 
 I.LỚP CRINOIDEA (Huệ biển) 
 II.LỚP ASTEROIDEA (Sao biển) 
 III.LỚP OPHIUROIDEA (Sao biển rắn) 
 IV.LỚP ECHINOIDEA (Cầu gai) 
 IVA.Lớp phụ Regularia(Cầu gai đều) 
 IVB.Lớp phụ Irregularia (Cầu gai không đều) 
 V.HOLOTHUROIDEA (Hải sâm) 
Phần II : ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG 
BÀI 1: NGÀNH NỬA DÂY SỐNG HEMICHORDATA 
 I.LỚP ENTEROPNEUSTA (Có mang ruột) 
 II.LỚP GRAPTOLITHIDEA (Có mang lông) 
 BÀI 2:NGÀNH CÓ DÂY SỐNG CHORDATA 
 A. NGÀNH PHỤ UROCHORDATA (nguyên sống trong đuôi) hay 
 TUNICATA (có bao) 
 I.LỚP APPENDICULARIAE (Có cuống) 
 II.LỚP ASCIDIAE (Hải tiêu) 
 III.LỚP SALPAE ( Sanpe) 
 B. NGÀNH PHỤ CEPHALOCHORDATA (Đầu sống ) hay 
 ACRANIA (Không sọ) 
 I.LỚP LEPTOCARDI =AMPHIOXI (Lớp cá Lưỡng tiêm ) 
 C. NGÀNH PHỤ VERTERBRATA (Có xương sống) hay 
 CRANIOTA (có hộp soÏ) 
 TỔNG LỚP CÁ PISCES 
 I.LỚP CYCLOSTOMATA (Cá miệng tròn ) 
II.LỚP CHONDRICHTHYES (Cá sụn) 
III.LỚP OSTEICHTHYES (Cá xương) 
 ThS. Dương Thị Bích Huệ 4 
Tài nguyên sinh vật 
 TỔNG LỚP ĐỘNG VẬT BỐN CHÂN TETRAPODA 
I.LỚP AMPHIBIA (Lưỡng thê, Ếch nhái) 
 IA.Lớp phụ Temnospondyli (Đốt sống dày) 
 IB.Lớp phụ Lepospondyli (Đốt sống mỏng) 
 IC.Lớp phụ Salienta (Ếch nhảy) 
II.LỚP REPTILIA (Bò sát) 
III.LỚP AVES (Chim) 
 IIIA. Tổng bộ Chim chạy Ratites 
 IIIB. Tổng bộ Chim cụt Impennnes 
 IIIC. Tổng bộ Chim bay Volantes 
IV.LỚP MAMMALIA (Thú) 
 IVA. Lớp phụ Thú nguyên thuỷ Prototheria 
 IVB. Lớp phụ Thú thấp Metatheria 
 IVC. Lớp phụ Thú cao (Thú nhau) Eutheria 
CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT 
II.1. VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN (VQGCT) 
II.2. ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ CÁC THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT Ở ĐÀ LẠT 
CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 
 ĐỘNG VẬT 
III.1. CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM SUY GIẢM TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT 
 III.1.1. Khai thác, chặt, đốt phá rừng 
 III.1.2. Chuyển mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn, đất cát ven biển 
 III.1.3. Khai thác thuỷ hải sản trái phép 
 III.1.4. Các hoạt động khác 
III.2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT 
 III.2.1. Các vấn đề về môi trường và ĐDSH động vật của VQG Cát 
 Tiên 
 III.2.2. Bảo tồn ĐDSH ở Lâm Đồng 
ThS. Dương Thị Bích Huệ 5 
Tài nguyên sinh vật 
 III.2.3. Nguy cơ biến mất của các loài quý hiếm, đặc hữu 
 III.2.3.1. Sao la Pseudoryx nghetinhensis 
 III.2.3.2. Sếu đầu đỏ Grus antigone 
 GIỚI THIỆU 
 Những động vật đa bào đầu tiên xuất hiện ở vùng biển vào thời kỳ Edicara 
(tên của một vùng núi ở Australia) cuối thế kỷ tiền Cambri cách đây từ 700-590 
triệu năm. Trải qua quá trình tiến hoá lâu dài như thế, giới động vật ngày nay trở 
nên rất phong phú và đa dạng. Số động vật đã định danh được khoảng 1.435.662 
loài. Cứ mỗi năm các nhà sinh học lại mô tả thêm khoảng 10.000 loài, ước tính 
số loài chưa được mô tả cũng xấp xỉ con số đã được định danh từ trước tới nay. 
Dựa trên những tiêu chuẩn về hình thái và phôi sinh học, động vật được tâïp hợp 
trong khoảng 30 ngành. 
 Trừ giới phụ động vật nguyên sinh Protozoa nằm ở ranh giới của giới động 
vật và thực vật thì động vật được định nghĩa là những sinh vật đa bào, có màng 
nhân (Eukaryot), dị dưỡng (Heterotrophic). Kiểu dinh dưỡng của động vật là ăn 
vào.Thức ăn của động vật phải là sinh vật hoặc dẫn xuất của nó như mùn hữu cơ 
hoặc dịch từ cơ thể sinh vật (trong trường hợp động vật ký sinh).Ngoài ra, động 
vật còn có một số đặc tính khác như chúng có dự trữ hydratcacbon ở dạng 
glycogen, tế bào không có vách, liên kết giữa các tế bào là thể nối, liên kết hổng 
và liên kết chặt chẽ. Tế bào của động vật biệt hoá ở mức cao, được tổ chức thành 
mô, mô tổ chức thành cơ quan, nhiều cơ quan tập hợp lại thành hệ thống cơ quan 
chuyên hoá như tiêu hoá, vận chuyển bên trong, trao đổi khí, vận động, phối hợp, 
bài tiết và sinh sản. Động vật có tập tính vận động vì thế có cơ và dây thần kinh, 
đây là nét độc đáo của chúng, tuy nhiên có những lúc động vật trưởng thành ít 
vận động, di chuyển. Những động vật chúng ta biết đến nhiều nhất là động vật 
có xương sống như cá, ếch nhái, rắn, rùa, gà vịt, heo bò tập hợp trong ngành 
phụ có xương sống Vertebrata, ngành có dây sống Chordata. Toàn bộ số động vật 
còn lại gọi chung là động vật không xương sống Invertebrata, chiếm đến 95% số 
loài. 
 Động vật có kích thước lớn nhất là cá voi xanh, dài khoảng 30m, trong khi 
đó con giun tròn chỉ dài không quá 1mm. Sự đa dạng của động vật không chỉ ở 
kích thước mà còn về hình dáng, cấu tạo, chức năng, chu kỳ sống, cách sinh 
ThS. Dương Thị Bích Huệ 6 
 Tài nguyên sinh vật 
 sảnĐể công việc nghiên cứu động vật thuận lợi, người ta phải sắp xếp, hệ 
 thống hoá, định danh cho chúng dựa trên những sự giống nhau và khác nhau của 
 chúng. 
 Phần I: ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG 
 Bài 1: NGÀNH ĐƠN BÀO ĐỘNG VẬT PROTOZOA 
 Chữ Pro có nghĩa là trước tiên, căn nguyên và zoa có nghĩa là động vật. 
 Nhóm ngành động vật này nằm trong giới Protista-những sinh vật đơn bào có 
 màng nhân, là cầu nối của sinh vật đơn bào với giới động vật. Chúng là những 
 sinh vật đơn bào có màng nhân, có tổ chức và chức năng phức tạp. Tế bào chất 
 làm tất cả các chức năng sống như tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn vật chất, bài tiết, 
 di chuyển và sinh sản. Bên trong nguyên sinh chất có một số nội quan chuyên 
 hoá như lông (cilia), roi để di chuyển, không bào, sợi thần kinh, đốm thị giác 
 (stigma) Đa số sống ở nước, đất ẩm, màng nước bao quanh đất, số khác ký sinh 
 trong máu, trong dịch mô động thực vật. 
 Protozoa gần động vật hơn vì có kiểu dinh dưỡng ăn vào, có khả năng di 
 động và tập tính gần động vật. Ở chúng các nội quan bên trong tế bào giống với 
 phần tương ứng ở động vật, vách tế bào hoặc không có hoặc bằng kitin chứ 
 không phải bằng cenlluloza. 
 PHÂN LOẠI: 
I.LỚP MASTIGOPHORA (Đơn bào động vật có chiên mao): 
 Có chiên mao trong toàn thể chu kỳ đời sống. 
 IA.Lớp phụ Phytomastigina (Trùng roi thực vật): 
 Trong tế bào chất có lạp chứa sắc tố quang hoá rất giống sắc tố tự 
 dưỡng ở thực vật.Thí dụ: Euglena oxyuris thuộc Bộ Euglenida sống cô lập, 
 có hai chiên mao, cơ thể dẹp, vặn theo trục, hạt paramylon rõ rệt. 
 ThS. Dương Thị Bích Huệ 7 
 Tài nguyên sinh vật 
 IB.Lớp phụ Zoomastigina (Trùng roi động vật): 
 Mastix-roi, sinh vật thuộc ngành này dùng nhiều cái roi để đẩy thân 
 đi.Trong tế bào chất không có sắc tố quang hoá, sống dị dưỡng, chúng 
 dinh dưỡng hoặc bằng cách hấp thụ các phần tử hữu cơ hoặc ăn bằng thực 
 bào, vừa sống độc lập vừa sống cộng sinh. Thí dụ: Triconympha cộng sinh 
 trong ruột mối và tiêu hoá cenlluloza. 
II. LỚP SARCODINA: 
 IIA.Lớp phụ Rhizopoda (Chân rễ): 
 Protist đơn giản nhất, cơ thể trần trụi hay có vỏ cứng che chở. Di chuyển 
 và ăn bằng giả túc. Có thể biến hình. Sinh sản vô tính bằng trực phân, 
 màng nhân không tan khi phân bào. Đại diện là amip gây bệnh lỵ 
 Entamoeba histolytis. 
 IIB.Lớp phụ Actinopoda (Trùng chân trụ): 
 Quanh bào chất có nhiều tia để bơi và bắt mồi. Sống phù phiêu 
 trong nuớc ngọt là heliozoan (động vật mặt trời) và trong nước biển là 
 radiolarian (động vật phát xạ) có vỏ bằng silicat. Vỏ của radiolarian chết 
 lắng xuống đáy biển, có nơi dày hàng trăm mét. Thí dụ: Heliodiscus 
 thuộc Bộ Radiolarida, gai silic tạo thành vỏ có lỗ. 
 ThS. Dương Thị Bích Huệ 8 
 Tài nguyên sinh vật 
 III. LỚP SPOROZOA (Đơn bào động vật có bào tử): 
 Sống ký sinh, có khả năng tạo ra bào tử. Di chuyển bằng giả túc trong 
 trạng thái sinh sản. 
 IIIA.Lớp phụ Gregarinidia (Trùng 2 đoạn) 
 IV.LỚP CILIOPHORA (Trùng tiêm mao): 
 Cilio-lông mao. 
 Sinh vật dùng các lông nhỏ quanh tế bào để di chuyển và bắt mồi. Đa số 
 loài sống đơn dộc trong nước ngọt. Tế bào của sinh vật này phức tạp nhất trong 
 tất cả các loại tế bào. Nết độc đáo về di truyền là có hai loại nhân trong tế bào: 
 nhân lớn và nhân bé. 
 Nhân lớn giữ nhiệm vụ sinh sản. Nhân lớn có ít nhất 50 bản sao bộ gen. 
 Gen không nằm trong các nhiễm sắc thể mà nằm trong các đơn vị nhỏ hơn về 
 kích thước và nhiều hơn về số lượng. Mỗi một đơn vị như thế có hàng trăm bản 
 sao của vài gen. Nhân lớn kiểm soát chức năng hàng ngày của sinh vật bằng 
 cách tổng hợp ARN và cần thiết cho sinh sản hữu tính. Chúng sinh sản chủ yếu 
 bằng trực phân: nhân lớn kéo dài và tách đôi. Trùng đế giày Paramecium có 1-80 
nhân bé. Nhân bé tham gia tạo các biến đổi di truyền trong thời giam tiếp hợp 
của hai tế bào. Sự trao đổi gen và sinh sản ở ciliat là 2 quá trình riêng biệt. 
IVA.Lớp phụ Ciliatea: 
 Có tiêm mao trong toàn thể chu kỳ đời sống. 
IVB.Lớp phụ Suctoria: 
 ThS. Dương Thị Bích Huệ 9 
Tài nguyên sinh vật 
 Tiêm mao biến thành hấp túc. 
 BÀI 2: NGÀNH HẢI MIÊN (BỌT BIỂN) POROZOA 
 Đây là động vật đa bào, có 2 lá phôi, cấu tạo đơn giản, đối xứng không rõ 
rệt. Nước được hút uqa các lỗ vào xoang miên tràng rồi ra ngoài theo lỗ to ở phía 
trên. Bọt biển dinh dưỡng bằng cách lọc, giữ lại những phần tử thức ăn theo dòng 
nước. Các phần tử này bị dính vào các tế bào cổ áo, rồi bị bao bọc lại và bị tiêu 
hoá trong các không bào của tế bào cổ áo hoặc được chuyển cho các tế bào amip 
để tiêu hoá tiếp. Các tế bào amip di chuyển lửng lơ trong lớp keo trung mô 
(mesohyl) nhờ giả túc. Chúng tiêu hoá thức ăn bằng thực bào từ các tế bào cổ áo 
rồi mang chất dinh dưỡng đến các tế bào khác. Ngoài tác dụng mang thức ăn, 
dòng nước còn mang oxy cho ácc tế bào và đưa các chất thải là khí carbonic và 
amoniac ra ngoài. 
 Bọt biển có bộ xương trong do các tế bào amip tiết ra gồm gai calcit hoặc 
bằng protein hoặc bằng cả hai chất. Thành phần hoá học và hình dáng gai là hai 
cơ sở để phân loại Bọt biển. 
 Bọt biển sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chúng cũng sinh sản hữu 
tính: trong những mùa nhất định, chúng tạo ra tinh trùng và trứng. Tinh trùng bơi 
được, khi gặp trứng thì thụ tinh cho trứng. Trứng thụ tinh phân cắt thành ấu trùng 
có nhiều lông bơi (cilia) nên có thể di chuyển, sau đó lắng xuống đáy thành một 
con Bọt biển mới. Bộ xương bằng protein của Bọt biển (spongia) sau khi được tẩy 
sạch có thể dùng vào những mục đích khác nhau. 
 PHÂN LOẠI: 
 I.LỚP CALCAREA (Hải miên đá vôi): 
 Gai tam trụ hoặc đơn trụ bằng calcit. 
 II.LỚP DEMOSPONGIDA (Hải miên sừng): 
 Gai silic hoặc gai sừng spongia. 
 III.LỚP HEXACTINELLIDA: 
 Gai s ... c các vùng đất ngập nước. 
 - Lâm Đồng là tỉnh phát triển về nơng nghiệp: trồng rau, hoa, chè, cà phê, 
dâu tằm do đĩ vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bĩn rất phong 
phú đa dạng. Nơng dân thì cĩ thĩi quen sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực 
vật đã cũ, cĩ khi là những loại đã bị cấm sử dụng. Bên cạnh đĩ trình độ hiểu biết 
và ý thức tìm hiểu cơng dụng và cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật 
mới như các chế phẩm sinh học thì thấp nên vấn đề này ở Lâm Đồng cũng cịn 
gặp nhiều khĩ khăn. Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân là 
suy giảm đa dạng sinh học. 
 7. Tình hình quản lý bảo vệ đa dạng sinh học 
 Hiện nay hệ thống quản lý về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học 
được phân theo ngành: 
 - Ngành nơng lâm nghiệp quản lý về đất nơng nghiệp, đất rừng, tài 
nguyên nước, quản lý rừng đặc dụngSở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, 
Chi cục phát triển lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, các hạt kiểm lâm đã và đang 
tích cực tăng cường cơng tác quản lý bảo vệ rừng, tổ chức phịng chống cháy 
rừng, ngăn chặn buơn bán lâm sản và động vật hoang dã nhưng do lực lượng 
cịn quá mỏng, địa bàn lại rộng và hiểm trở nên hiệu quả vẫn chưa đạt được như 
yêu cầu mong muốn. 
 - Về mặt quản lý mơi trường Sở Tài nguyên và Mơi trường cũng đã đề 
xuất và phối hợp trong các chương trình, đề tài nghiên cứu về đa dạng sinh học 
của tỉnh Lâm Đồng. Những năm gần đây cũng đã cĩ sự phối hợp với các cơ 
quan nơng lâm nghiệp của tỉnh trong vấn đề quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, 
tuy vậy vẫn cịn thiếu sự phối hợp nhịp nhàng và cĩ hiệu quả giữa các cơ quan 
quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong tồn tỉnh. 
 Trong những năm qua Lâm Đồng mới chỉ bắt đầu chú ý đến việc bảo tồn 
đa dạng sinh học dưới hình thức bảo vệ là chính chứ chưa chú trọng đến việc 
bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm và việc sử dụng bền vững đa 
dạng sinh học. Mặc dù trong những năm gần đây, ngành khoa học cũng đã đặt 
vấn đề bảo tồn nguồn gen nhưng chưa thực sự đi vào đầu tư cho việc nghiên 
cứu, thực hiện nhiệm vụ này. 
 Các khu vực được đánh giá cĩ tính đa dạng sinh học cao chưa được 
nâng lên đúng tầm (cơng nhận là Khu bảo tồn hoặc Vườn quốc gia) để được đầu 
tư tốt cho cơng tác bảo tồn. Nguồn kinh phí cho việc điều tra, kiểm tra, cập nhật 
ThS. Dương Thị Bích Huệ 69 
 Tài nguyên sinh vật 
 về tính đa dạng sinh học hàng năm (cĩ thể xem như là nhiệm vụ quan trắc về đa 
 dạng sinh học) chưa được chú ý đầu tư nên rất khĩ khăn cho nhiệm vụ bảo tồn. 
 Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững đối với các tài nguyên thiên 
 nhiên, đa dạng sinh học điều quan trọng là phải bảo vệ chúng. Vì vậy, việc đánh 
 giá lại những tài nguyên đang cịn là nhiệm vụ quan trọng gĩp phần tìm ra các 
 giải pháp khắc phục suy thối, tiến tới phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng 
 sinh học. Tiếp giáp với Lâm Đồng là các tỉnh bạn: ĐắkLắk, Khánh Hồ, Ninh 
 Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, do đĩ cần cĩ sự phối hợp chặt chẽ 
 với nhau trong nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học nhằm mang lại 
 hiệu quả cao trong các hoạt động cĩ liên quan. Đa dạng sinh học chỉ được bảo 
 tồn khi việc bảo tồn đa dạng sinh học được thật sự quan tâm và được khẳng 
 định là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. 
 III.2.3. NGUY CƠ BIẾN MẤT CỦA CÁC LOÀI QUÝ HIẾM, ĐẶC HỮU: 
 III.2.3.1. Sao la Pseudoryx nghetinhensis (E): 
 Hơn mười năm đã trôi qua kể từ khi Sao la chính thức được công nhận, cơ 
hội nhìn thấy loài thú quý này trong tự nhiên ngày một hiếm đi, nguy cơ biến mất 
 vĩnh viễn khỏi trái đất chúng ta đã đến hồi báo động. 
 Ngày 28/9/2004, tại Nghệ An, Hội thảo tư vấn kế hoạch hành động bảo 
tồn Sao la do Quỹ thế giới bảo vệ loài động vật hoang dã (WWF) và Dự án Lâm 
nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên Nghệ An (SFNC) chủ trì đã được tổ chức và 
đưa ra hai vấn đề lớn đó là : Đã mất khoảng 80% điểm phân bố Sao la và Có 
nên nuôi nhốt Sao la không ? 
 Theo báo cáo mới nhất, số lượng Sao la còn tồn tại ở Việt Nam hiện nay là 
không quá 200 cá thể. Như vậy, kể cả Lào (Việt Nam và Lào là nơi duy nhất có 
Sao la trên thế giới), tổng cộng chỉ còn khoảng 250-300 con. Theo nhiều nhà 
khoa học, nếu làm một cuộc tổng điều tra, khảo sát thì có thể số lượng thực tế còn 
ít hơn. Tốc độ suy giảm Sao la hiện nay rất nguy cấp. Từ năm 1994 trở lại đây đã 
mất 80% điểm phân bố. Tại 6 khu vực : VQG Pù Mát-Nghệ An, VQG Vũ Quang-
 Hà Tĩnh, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình, huyện A Lưới-Huế, huyện Đắc Rông và 
Hướng Hoá –Quảng Trị, huyện Đông Giang và Tây Giang-Quảng Nam, số lượng 
 quần thể loài thú này đều bị suy giảm, diện tích phân bố bị thu hẹp đáng kể, đặc 
 biệt là ở hai VQG kể trên. Ông Vũ Văn Dũng, nguyên các bộ điều tra quy hoạch 
 rừng cho biết : VQG Pù Mát trước kia có 17 điểm có Sao la, hiện nay chỉ còn 3-5 
 điểm. Sao la đang có nguy cơ biến mất ngay tại quê hương của nó là Vũ Quang. 
 ThS. Dương Thị Bích Huệ 70 
 Tài nguyên sinh vật 
 Khi mới phát hiện, VQG này có từ 250-400 cá thể, nhưng hiện nay không còn 
quá 15 con. 
 Những nguyên nhân đe dọa Sao la thì nhiều, nhưng trong đó phải kể đến 
hoạt động săn bắn và nạn phá rừng. Từ 1900-2004, có ít nhất 200 cá thể Sao la 
bị sa bẫy ở Việt Nam. Trước kia Sao la ít người biết, chưa hình thành thị trường 
buôn bán Sao la, nhưng gần đây, giá 1 cặp sừng Sao la từ 1-1,5 triệu đồng, 1 kg 
thịt khô khoảng 30 ngàn. Ở một số nơi như Hà Nội đã từng có mốt sừng Hươu, 
Nai... giờ đây xuất hiện cả các cặp sừng Sao la. Cái đói nghèo ở miền núi cũng là 
vấn đề cần được bàn tới. Thêm vào đó, theo Hồ Văn Sơn, thợ săn tại vùng giáp 
ranh Quảng Bình- Quảng Trị, người đã bẫy được 4 con Sao la trong vòng 4 năm từ 
2000-2004, thì Sao la sống cô độc, rất hiền lành, đặc biệt có phản ứng dữ dội với 
chó. Thấy Sao la chỉ cần đưa chó ra đuổi là nó nhảy xuống suối, dùng lưới ném 
trúng sừng là bắt được. Theo TS. Lê Quang Úy, Giám đốc dự án bảo tồn đa dạng 
sinh học vùng Bắc Trường Sơn cho biết đã phát hiện có khoảng 25 cá thể Sao la 
sống trên độ cao 800 m ở Hương Sơn-Hà Tĩnh, chứ không còn ở một số vùng thấp 
như xưa. Phải chăng bị săn đuổi, Sao la phải chạy lên sống ở những độ cao đó ? 
 Vấn đề cấp bách đặt ra là tìm giải pháp bảo vệ Sao la. Nếu bắt được Sao 
la thì phải làm như thế nào ? Nuôi nhốt Sao la không phải là việc khó. Vấn đề là 
phải chú ý đến ký sinh trùng. Tháng 5/1993, người dân địa phương Khe Tre –xã 
Kim Sơhn, Hương Sơn, Hà Tĩnh bắt được một con Sao la còn sống khoảng 4-5 
tháng tuổi, nặng 18 kg. Nagy lập tức Sao la được mang về Viện điều tra quy 
hoạch rừng, nuôi thả tự nhiên gần Văn Điển, tối mới nhốt. Sau 2 tháng Sao la 
nặng gấp đôi nhưng đã bị chết. Mổ xác thấy gan Sao la có quá nhiều sán ký sinh. 
Các chuyên gia cho rằng đưa về đồng bằng nuôi những vùng trũng, mưa nhiều 
dẫn đến sán là gan trong Sao la phát triển mạnh. Rút kinh nghiệm trên, một trại 
Sao la ở Vũ Quang có người túc trực đã được thành lập, nhưng từ đó đến nay 
không có con Sao la nào. 
 Chi cục Kiểm lâm Huế đã từng bắt được một con Sao la, sau đó thả về 
rừng. Ông Dũng cho rằng : chưa nên đặt vấn đề nuôi Sao la bây giờ vì số lượng 
còn quá ít. Để bắt được một con Sao la phải huy động cả một vùng, cứ mạnh ai 
người ấy bắt, sẽ có nhiều con bị hại dẫn đến xáo động toàn quần thể. Khi mang 
Sao la về nuôi ở Văn Điển, chúng tôi liên tục nhận được những cú điện thoại của 
người dân không xưng tên ở các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh... hỏi có đồng ý mua Sao 
 ThS. Dương Thị Bích Huệ 71 
 Tài nguyên sinh vật 
 la với giá 3000 đô la sẽ có ngay, vì họ nghĩ chúng tôi nuôi Sao la để mang đi xuất 
 khẩu. Cần đặt vấn đề cứu hộ Sao la qua quy trình cụ thể cho địa phương, các 
 trạm kiểm lâm. Nếu bắt được Sao la thì cần phải cứu hộ ban đầu, khi có điều 
 kiện thì thả ngay về rừng. Khi nào số lượng quần thể Sao la tăng lên thì mới đặt 
 vấn để gây nuôi. 
 Nhà động vật học Vũ Ngọc Thành cũng cho rằng không nên nuôi Sao la. 
 Trước đây chúng ta đã từng nuôi Trăn gấm, Hươu sao, Cá sấu... và hậu quả là 
 ngoài thiên nhiên không còn. Vì khi nuôi thành công trong điều kiện chăn nuôi, 
 thả chúng lại tự nhiên không phải là vấn đề đơn giản vì con vật đã quen với điều 
 kiện chăn nuôi, thả chúng ra sẽ không chịu được bệnh tật, kẻ thù, không có 
 nguồn thực ăn sẽ dẫn đến bị tiêu diệt. 
 Theo các nhà khoa học, trước hết cần có một cuộc điều tra tổng thể trên 
 diện rộng, xem hiện tại Sao la còn ở chỗ nào, còn bao nhiên con. Bên cạnh đó 
 phải có sự kết hợp bảo tồn loài thú này giữa Việt Nam và Lào với sự hỗ trợ của 
 các chuyên gia trong nước và quốc tế. Hiện tại, IUCN và WWF đã xếp Sao la vào 
 loại cực kỳ nguy cấp. Tạp chí Scientist cũng đưa Sao la vào phụ lục các loài quý 
 hiếm cấm buôn bán trên toàn thế giới. Với tốc độ suy giảm hiện nay có thể chỉ 5 
 năm nữa chúng ta phải đi khảo cổ về những bộ xương Sao la còn lại (Theo Báo 
 Thể thao và Văn hóa, số 39 ngày 1/10/2004). 
 III.2.3.2. Sếu đầu đỏ Grus antigone : 
 Hiện nay trên thế giới chim sếu đầu đỏ (SĐĐ) đang đứng trước nguy cơ 
 biến mất do môi trường sống của chúng bị thu hẹp. SĐĐ chủ yếu sống ở những 
 vùng đất ngập nước. Hà Tiên-Kiên Giang, nơi cư trú quan trọng bậc nhất của sếu 
 Việt Nam, còn có thể giữ chút đất lành cho SĐĐ đậu. Nhưng con sếu đang đứng 
 trước sự tranh chấp của con người. 
 Cách nay chưa đầy một thập niên, Vườn Quốc Gia Tràm Chim-Đồng Tháp 
 mỗi năm đón bầy SĐĐ hàng ngàn con bay về. Đây cũng là nơi bảo tồn nhiều 
 động vật hoang dã quý hiếm vùng đất ngập nước. Tràm Chim đã được quy hoạch 
 nhưng không giữ được nguyên vẹn trước sức lấn chiếm đất của hàng trăm hộ dân. 
 Chính quyền địa phương lúng túng trước bài toán khó : Kiên quyết giải toả những 
 hộ lấn chiếm đất trái phép thì không đủ lực lượng, không có kinh phí di dời, 
không có đất khác tái định cư ; còn thiếu kiên quyết thì Tràm Chim có nguy cơ 
xoá sổ. Hiện nay Tràm Chim hầu như đã vắng bóng SĐĐ. 
 ThS. Dương Thị Bích Huệ 72 
Tài nguyên sinh vật 
 Bây giờ Kiên Giang có thể làm được điều gì đó vào mục tiêu bảo tồn sinh 
quyển trái đất thông qua việc giữ lại vùng đất ngập nước, nơi mỗi năm có khoảng 
gần 500 con SĐĐ tìm về. Đó là đồng cỏ năng Hòn Chông, đồng cỏ bàng Phú Mỹ. 
Khó khăn của Kiên Giang hơn hẳn Đồng Tháp ngày trước, vì đất ngập nước vùng 
đồng Hà Tiên đã nằm trong quy hoạch phát triển nông-lâm-ngư nghiệp ổn định 
lâu dài của tỉnh. Các hộ dân sử dụng đất hợp pháp, các công trình thuỷ lợi mặn 
phục vụ thuỷ sản đang triển khai. 
 Phát triển bền vững và bảo tồn sinh học vùng đồng Hà Tiên là mục tiêu 
nghiên cứu của hai dự án khả thi : « Bảo vệ SĐĐ và đồng cỏ kết hợp du lịch vùng 
Hòn Chông », và « Bảo tồn đồng cỏ bàng kết hợp phát triển thủ công mỹ nghệ ở 
Phú Mỹ ». Nhóm nghiên cứu và các nhà khoa học khẳng định, khu vực gần 3.00 
ha tại Hòn Chông có giá trị đa dạng sinh học hàng đầu Đồng bằng Sông Cửu 
Long, nơi cư trú lý tưởng nhất cho SĐĐ và nhiều loài chim quý hiếm khác. Trong 
đó khoảng 1.300 ha vẫn còn là đồng cỏ tự nhiên, chứa đựng những sinh cảnh 
đồng cỏ gắn liền với hệ sinh thái núi đá vôi và rừng ngập mặn. Mục tiêu của dự 
án là thành lập khu bảo tồn SĐĐ và sinh cảng đồng cỏ ngập theo mùa, rộng 
1.300 ha, tiến hành các biện pháp phục hội hệ sinh thái đất ngập nước, đảm bảo 
bãi ăn, bãi ngủ cho đàn sếu gần 500 con. Riêng đồng cỏ bàng khoảng 2.000 ha ở 
Phú Mỹ, Kiên Lương –Hà Tiên là vùng đất ngập nước nguyên thuỷ quý giá còn sót 
lại của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vừa dễ giữ lại, vừa có thể phát triển cây 
cỏ bàng, hình thành những làng nghề thủ công, nâng cao đới sống dân bản địa. 
 Dự án bảo tồn SĐĐ tại Hòn Chông vấp quá nhiều khó khăn. Vùng đất này 
đã được quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản. Đất đều có chủ, nuôi tôm sinh lợi lớn. Có 
người phản đối, chẳng lẽ vì 500 con sếu mà hi sinh 1.300ha ? Có người so sánh : 
Nuôi sếu kết hợp với du lịch không thể đem lại lợi nhuận bằng nuôi tôm được. 
UBND tỉnh Kiên Giang thì sẵn sàng hộ dự án, nhưng cũng xác định hàng loạt khó 
khăn nếu thực hiện. 
 Lập dự án khả thi –như TS. Trần Triết cho biết – phải mất 4 tháng. Sau đó 
mới tìm đối tác tài trợ thực hiện. Trong thời gian ấy dựa trên cơ sở pháp lý nào 
buộc người dân ngưng sản xuất, giữ nguyên hiện trạng chờ đền bù? Kiên Giang 
hoàn toàn không có khả năng tài chính để thu hồi đất, đền bù... Giữ mảnh đất 
ngập nước nguyên thủy sót lại của ĐBSCL; giữ nơi cư trú quan trọng nhất cho sếu 
ThS. Dương Thị Bích Huệ 73 
Tài nguyên sinh vật 
Việt Nam đâu chỉ là trách nhiệm riêng của Kiên Giang mà cả cộng đồng và sự hỗ 
trợ của Chính phủ ngay trong thời điểm này. 
ThS. Dương Thị Bích Huệ 74 
Tài nguyên sinh vật 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Nguyễn Tường Anh, Sự đa dạng, sự sinh sản và phát triển của động vật, 
 Tủ sách ĐH. Khoa học Tự nhiên, 1996. 
 2. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, Quản trị hợp lý Môi trường và Tài nguyên thiên 
 nhiên, NXB. Nông nghiệp, TP.HCM -1998. 
 3. Dương Ngọc Dũng -Trần Phi Hùng, Thực tập động vật không xương sống, 
 Tủ sách ĐH. Khoa học Tự nhiên, 1997. 
 4. Dương Thị Bích Huệ, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường “Nghiên cứu 
 hiện trạng môi trường, đề xuất giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài 
 nguyên sinh vật ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi”, ĐH. Khoa học Tự 
 nhiên, 2004. 
 5. Phạm Trung Lương, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB. 
 Giáo dục, 2001. 
 6. Phạm Nhật -Đỗ Quang Huy, Động vật rừng, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội –
 1998. 
 7. Trần Thanh Tòng, Động vật có xương sống, Tủ sách ĐH. Khoa học Tự 
 nhiên, 1998. 
ThS. Dương Thị Bích Huệ 75 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_nguyen_sinh_vat_va_moi_truong_phan_dong_vat_du.pdf