Bài giảng Tài chính và Tiền tệ - Chương 5: Tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hoài Phương
Nội dung chương
• Doanh nghiệp và tài chính doanh
nghiệp
• Nguồn vốn của doanh nghiệp
• Tài sản của doanh nghiệp
• Quản lý nguồn vốn và tài sản của doanh
nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính và Tiền tệ - Chương 5: Tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hoài Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính và Tiền tệ - Chương 5: Tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hoài Phương
CHƯƠNG V TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Th.S. Nguyễn Hoài Phương Nội dung chương • Doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp • Nguồn vốn của doanh nghiệp • Tài sản của doanh nghiệp • Quản lý nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp I. Doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp • Doanh nghiệp “ Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” ( Luật Doanh nghiệp Việt Nam) Các loại hình Doanh nghiệp • Doanh nghiệp Nhà nước • Doanh nghiệp tư nhân • Công ty trách nhiệm hữu hạn • Công ty cổ phần • Công ty hợp danh • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tài chính doanh nghiệp “Là một khâu trong hệ thống tài chính, thể hiện thông qua tập hợp các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ, gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích kinh doanh và đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội.” Tài chính Doanh nghiệp TTTC và các tổ chức tài chính trung gian Ngân sách Nhà nước Tài chính đối ngoại Tài chính dân cư II. Nguồn vốn của Doanh nghiệp • Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn – Vốn cố định – Vốn lưu động • Căn cứ vào hình thức tồn tại – Vốn hữu hình – Vốn vô hình • Căn cứ vào tính chất sở hữu – Vốn chủ sở hữu – Vốn vay Nguồn vốn trong công ty cổ phần Vốn chủ sở hữu Vốn vay Vốn góp ban đầu Tín dụng ngân hàng Lợi nhuận giữ lại không chia Tín dụng thương mại Các quỹ Phát hành trái phiếu Phát hành cổ phiếu Trái phiếu chuyển đổi Nguồn vốn trong công ty cổ phần • Vốn góp ban đầu – Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp – Phân biệt với vốn pháp định • Lợi nhuận giữ lại không chia – Tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ – Là nguồn vốn “ nhạy cảm” • Quyền lợi của các cổ đông • Giá cổ phiếu • Các quỹ • Quỹ bổ sung vốn chủ sở hữu • Quỹ dự phòng • Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Nguồn vốn trong công ty cổ phần • Tín dụng thương mại – Là phương thức tài trợ đơn giản, rẻ, linh hoạt, tiện dụng trong kinh doanh – Mở rộng quan hệ hợp tác – Hạn chế về độ an toàn và quy mô tài trợ • Tín dụng ngân hàng – Là nguồn vốn quan trọng với tỷ trọng lớn – Phân loại theo các tiêu thức khác nhau – Sự ràng buộc bởi các điều kiện: tín dụng, tài sản thế chấp, sự kiểm soát và lãi suất Nguồn vốn trong công ty cổ phần • Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu – Các loại cổ phiếu – Quyền của các cổ đông: biểu quyết, mua cổ phiếu giá ưu đãi, hưởng cổ tức • Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu – Xác định mệnh giá, kỳ hạn, phương thức trả lãi và lãi suất • Lãi suất cố định – Lãi suất trái phiếu chính phủ – Lãi suất các công ty khác – Uy tín, vị thế của công ty • Lãi suất thả nổi So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại • Thời hạn • Quy mô tài trợ • Điều kiện tín dụng • Sự kiểm soát của người cho vay • Chi phí sử dụng vốn Câu hỏi • Phân biệt giữa mệnh giá (par value), thị giá ( market value)? • Mục đích chính của Doanh nghiệp cổ phần là gì? • Khi nào Doanh nghiệp mua lại chính cổ phiếu của Doanh nghiệp mình. Lúc đó cổ phiếu đó có tên gọi thế nào? • Loại hình doanh nghiệp nào thì được phát hành cổ phiếu và trái phiếu? III. Tài sản của Doanh nghiệp • Tài sản cố định – Tài sản cố định hữu hình – Tài sản cố định vô hình • Tài sản lưu động Tài sản cố định Là những yếu tố của tư liệu lao động được sử dụng trong một thời gian dài và có giá trị lớn • Tài sản cố định hữu hình – Nhóm 1: nhà cửa, trụ sở, xưởng, kho bãi, văn phòng – Nhóm 2: máy móc, dây chuyền thiết bị – Nhóm 3: phương tiện vận tải – Nhóm 4: các thiết bị đo lường, kiểm định, dụng cụ quản lý Tài sản cố định Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình – Khấu hao đều theo thời gian – Khấu hao nhanh – Khấu hao tổng số – Khấu hao số dư giảm dần – Khấu hao theo sản lượng Tài sản cố định • Tài sản cố định vô hình – Chi phí khảo sát, thiết kế – Uy tín, thương hiệu – Lợi thế thương mại – Các đặc quyền trong kinh doanh – Quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ Câu hỏi • Đối với một doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường, giá trị tài sản hữu hình hay vô hình sẽ lớn hơn? • Rất khó để xác định được giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để có thể xác định giá trị này? 10 thương hiệu hàng đầu thế giới (Theo Interbrand/2010) Tài sản lưu động Là đối tượng của lao động, có thời gian luân chuyển ngắn • Tài sản bằng tiền – Tiền mặt – Tiền gửi ngân hàng – Tiền trong thanh toán • Vàng, bạc và kim loại quý • Chứng khoán ngắn hạn • Chi phí trả trước • Tiền đặt cọc Tài sản lưu động • Các khoản phải thu – Phân loại theo độ tin cậy: cao, trung bình, thấp và không thể thu hồi • Hàng hóa vật tư ( hàng tồn kho) – Nguyên liệu, vật liệu – Thành phẩm – Sản phẩm dở dang, sản phẩm hỏng • Các chi phí chờ phân bổ – Nguyên vật liệu hay chi phí phát sinh chưa được phân bổ vào giá thành Quản lý nguồn vốn và tài sản của Doanh nghiệp • Quản lý vốn và tài sản lưu động – Quản lý tiền mặt – Quản lý nợ phải thu – Quản lý hàng hóa và vật tư tồn kho – Phân tích vòng quay vốn lưu động Quản lý nguồn vốn và tài sản của Doanh nghiệp • Quản lý vốn và tài sản cố định – Tài sản cố định hữu hình • Quản lý về giá trị (Khấu hao tài sản cố định) • Quản lý hiện vật – Theo dõi, kiểm soát TSCĐ – Phân định trách nhiệm rõ ràng( cơ chế thưởng – phạt) • Quản lý về kỹ thuật – Đảm bảo về quy trình kỹ thuật, chế độ vận hành – Đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên vận hành – Hợp lý hóa việc lắp đặt – Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị Quản lý nguồn vốn và tài sản của Doanh nghiệp • Quản lý vốn và tài sản cố định – Tài sản cố định vô hình • Marketing, PR • Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp • Hạch toán chi phí – Chi phí khảo sát, thiết kế – Chi phí cho các thủ tục pháp lý – Chi phí mua bản quyền, sáng chế, phát minh – Trị giá của lợi thế thương mại ( thương hiệu, vị trí) – Chi phí khấu hao
File đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_va_tien_te_chuong_5_tai_chinh_doanh_nghi.pdf