Bài giảng Tài chính và Tiền tệ - Chương 1: Đại cương tài chính-tiền tệ - Nguyễn Hoài Phương

Nội dung chương

A. Tiền tệ

Nguồn gốc, bản chất của tiền tệ

Các hình thái tiền tệ

Chức năng, vai trò của tiền tệ

Chế độ tiền tệ

Khối tiền tệ

ppt 49 trang phuongnguyen 8320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính và Tiền tệ - Chương 1: Đại cương tài chính-tiền tệ - Nguyễn Hoài Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính và Tiền tệ - Chương 1: Đại cương tài chính-tiền tệ - Nguyễn Hoài Phương

Bài giảng Tài chính và Tiền tệ - Chương 1: Đại cương tài chính-tiền tệ - Nguyễn Hoài Phương
Chương I 
 Đại cương tài chính – tiền tệ 
 Th.S Nguyễn Hoài Phương 
	 Phuong.fbf@gmail.com 
Nội dung chương 
A. Tiền tệ 
Nguồn gốc, bản chất của tiền tệ 
Các hình thái tiền tệ 
Chức năng, vai trò của tiền tệ 
Chế độ tiền tệ 
Khối tiền tệ 
Nội dung chương 
B. Tài chính 
Bản chất của tài chính 
Chức năng của tài chính 
Hệ thống tài chính 
Chức năng, vai trò của hệ thống tài chính 
Khủng hoảng tài chính 
A. Tiền tệ 
I. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ 
Nguồn gốc 
	 Nghiên cứu về nguồn gốc của tiền tệ là nghiên cứu về các hình thái biểu hiện giá trị trong trao đổi. 
Các hình thái biểu hiện giá trị 
Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên) 
	1 rìu = 20 kg thóc 
Hình thái giá trị toàn bộ ( mở rộng) 
	 10 kg ngô	 
1 rìu = 20 kg thóc 
 	 15 kg muối 
Hình thái giá trị chung 
Hình thái tiền tệ 
In barter economy 
Bản chất tiền tệ 
Là vật ngang giá chung, là một hàng hóa đặc biệt ( Karl Marx) 
Là một thứ dầu bôi trơn cho guồng máy luân chuyển hàng hóa, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng (P.Samuelson) 
Là bánh xe vĩ đại của lưu thông (Adam Smith) 
Là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ, hoặc trong việc trả nợ ( F.S. Mishkin) 
=> Bản chất là : “phương tiện” 
Sự phát triển các hình thái tiền tệ 
II. Các hình thái tiền tệ 
Tiền bằng hàng hóa (Commodity money) 
Hàng hóa không phải kim loại (vỏ sò, da thú, răng cá voi, gỗ đàn hương) 
Kim loại (chì, kẽm, nhôm, bạc, vàng) 
Tiền giấy ( tiền pháp định) (Paper money – Fiat money) 
Tiền ghi sổ - Tiền tín dụng (Credit money) 
Tiền điện tử ( Electronic money) 
Tại sao lại có sự phát triển các hình thái tiền tệ như vậy? 
Tiền bằng hàng hóa ( không phải kim loại) 
Ưu điểm 
Không có lạm phát 
Nhược điểm 
Tính không đồng nhất 
Khó bảo quản 
Khó chia nhỏ 
Khó vận chuyển 
Phạm vi trao đổi hẹp 
Tiền bằng hàng hóaTiền là kim loại 
Ưu điểm 
Tính đồng nhất 
Dễ bảo quản 
Dễ chia nhỏ 
Dễ vận chuyển 
Phạm vi trao đổi rộng 
Nhược điểm 
Khả năng khai thác có hạn 
Giá trị của vàng quá lớn để trở thành vật ngang giá chung 
Tiền giấy 
Ưu điểm 
Đáp ứng quy mô vô hạn của nền kinh tế 
Nhược điểm 
Lạm phát 
Chi phí ( in ấn, vận chuyển, lưu thông, bảo quản, tiêu hủy) 
Rủi ro 
Khó khăn trong việc quản lý của Nhà nước 
Không đảm bảo tính kịp thời trong trao đổi 
Tiền ghi sổ 
	 Được sử dụng bằng các bút toán ghi Nợ - Có trên tài khoản ở Ngân hàng 
Ưu điểm 
Giảm bớt chi phí 
Giảm rủi ro 
Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý 
Nhược điểm 
Lưu giữ chứng từ, sổ sách trong thời gian dài 
Thời gian luân chuyển, xử lý chứng từ 
Thời hạn và phạm vi hạn chế 
Tiền điện tử 
	 Được sử dụng qua các bút toán trên tài khoản ảo được lưu trữ bởi hệ thống mạng 
Ưu điểm 
Nhanh chóng, thuận tiện 
Giảm chi phí 
Thời hạn dài và phạm vi rộng 
Nhược điểm 
Yêu cầu công nghệ hiện đại và đồng bộ 
Trình độ của người sử dụng 
III. Chức năng của tiền tệ 
Karl Marx 
Là thước đo giá trị 
Là phương tiện lưu thông 
Là phương tiện thanh toán 
Là phương tiện cất trữ 
Chức năng tiền tệ quốc tế 
III. Chức năng của tiền tệ 
Karl Marx 
Là thước đo giá trị: 
Tiền phải có giá trị thực sự 
Tiền phải được xác định đơn vị thông qua tiêu chuẩn giá cả hay hàm lượng vàng của một đơn vị tiền tệ do nhà nước quy định 
VD: Tiêu chuẩn giá cả của đồng USD: 1 USD = 0.7366 gr vàng 
III. Chức năng của tiền tệ 
Karl Marx 
Là phương tiện lưu thông 
Hàng hóa và tiền tệ vận động song song và ngược chiều nhau 
	H – T - H 
Không nhất thiết phải là tiền “thực chất” vì nó nằm trong tay mỗi người trong chốc lát 
III. Chức năng của tiền tệ 
Karl Marx 
Là phương tiện thanh toán 
Tiền sử dụng để kết thúc các khoản nợ 
Hàng hóa và tiền tệ có thể vận động độc lập 
Không nhất thiết phải là tiền “thực chất” 
III. Chức năng của tiền tệ 
Karl Marx 
Là phương tiện tích lũy 
Tiền trở thành “của cải” để dành hay dự phòng 
Đồng tiền phải thực sự có giá trị 
III. Chức năng của tiền tệ 
Karl Marx 
Tiền tệ thế giới 
Là phương tiện mua chung, di chuyển của cải giữa các quốc gia 
Để đạt được sự đồng nhất giữa các nền kinh tế, tiền phải là tiền vàng 
III. Chức năng của tiền tệ 
Kinh tế học hiện đại 
Là thước đo giá trị (unit of accounts) 
Là phương tiện trao đổi (medium of exchanges) 
Là phương tiện cất trữ (store of values) 
Phương tiện trao đổi 
Phương tiện cất trữ 
Thước đo giá trị 
3 chức năng cơ bản của một đồng tiền 
Phương tiện trao đổi 
Phương tiện cất trữ 
Thước đo giá trị 
Đôla hóa (Dollarization) 
Tại sao người ta vẫn có xu hướng nắm giữ tiền mặt? 
Tính thanh khoản 
Sắp xếp tính thanh khoản của các tài sản sau theo thứ tự giảm dần 
Cổ phiếu 
Tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng 
Giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản 
Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng 
Tiền mặt 
III. Vai trò của tiền tệ 
Quản lý kinh tế vĩ mô 
Là công cụ xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế 
Là cơ sở để xây dựng và vận hành các chính sách kinh tế vĩ mô 
Là công cụ xây dựng hệ thống chỉ tiêu thực hiện việc kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế 
Dự án thành phố ven sông Hồng 
D ự án hợp tác giữa TP Hà Nội và TP Seoul (Hàn Quốc), quy hoạch đô thị đoạn qua Hà Nội 40km, với kinh phí dự kiến 7,099 tỷ USD, trong đó 1,924 tỷ USD cho các công trình chỉnh trị sông, xây dựng công viên, đường giao thông và dự phòng, 3,611 tỷ USD dành cho xây dựng nhà ở và phát triển các khu đô thị, 1,564 tỷ USD cho giải phóng mặt bằng và tái định cư. 
III. Vai trò của tiền tệ 
Hoạt động kinh tế vi mô 
Là cơ sở hình thành vốn doanh nghiệp 
Là căn cứ xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các doanh nghiệp 
Là căn cứ xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu 
Là công cụ hạch toán kinh tế 
Các chỉ tiêu đánh giá 
ROA ( return on assets) 
ROE ( return on equity) 
EPS ( earnings per share) 
P/E ( Market price / EPS) 
NPV ( net present value) 
Nghiên cứu tình huống đầu tư 
ROA của công ty cổ phần Sông Đà 2 (SD2) là 3% và ROA của NHTM cổ phần Á Châu (ACB) là 2.1%. Vậy cổ phiếu SD2 tốt hơn hay cổ phiếu ACB? 
STT 
Nhóm ngành 
Số công ty 
PE 
EPS 
ROA 
ROE 
SD2 
Công ty cổ phần Sông Đà 2 
12.6 
3,105 
3% 
14% 
SD3 
Công ty cổ phần Sông Đà 3 
12.3 
2,964 
5% 
11% 
SD4 
Công ty cổ phần Sông Đà 4 
14.6 
1,844 
3% 
16% 
SD5 
Công ty cổ phần Sông Đà 5 
6.7 
9,298 
7% 
37% 
Nghiên cứu tình huống đầu tư 
M ột công ty có thu nhập ròng là 25 triệu đôla. Nếu công ty trích 1 triệu đôla để trả cổ tức ưu đãi và có khoảng 10 triệu cổ ph iếu trong nửa năm đầu, có 15 triệu cổ ph iếu trong nửa năm còn lại, khi đó EPS 
	của công ty là bao nhiêu?  
Nghiên cứu tình huống đầu tư 
M ột doanh nghiệp dự định đưa ra thị trường một dòng sản phẩm mới. Chi phí ban đầu để sản xuất sản phẩm này (tiền mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu.. .) là $100,000. Các chi phí quản lý dự kiến là $5,000/năm. Doanh thu từ sản phẩm này dự kiến là $30,000/năm. Tỉ suất hoàn vốn là 10%. Sản phẩm này dự kiến sẽ bán trong vòng 6 năm. Doanh nghiệp có chấp nhận dự án này không?  
IV. Chế độ tiền tệ 
Khái niệm: “Là hình thức tổ chức, quản lý lưu thông và sử dụng tiền tệ của một quốc gia được quy định bằng luật pháp “ 
Các yếu tố cấu thành: 
Bản vị tiền tệ 
Đơn vị tiền tệ 
Hình thức lưu thông 
Đơn vị tiền tệ 
Kể tên đơn vị tiền tệ của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á 
RIEL 
KYAT 
PESO 
CENTAVO 
BAHT 
$ BRUNEI 
$ SINGAPORE 
ĐỒNG 
KIP 
RINGGIT 
RUPIAH 
Các chế độ bản vị tiền tệ 
Chế độ song kim bản vị 
Chế độ bản vị tiền vàng 
Chế độ bản vị vàng thỏi 
Chế độ bản vị ngoại tệ 
Chế độ bản vị đồng Đôla 
Chế độ bản vị hàng hóa 
V. Khối tiền tệ 
M1 
Tiền mặt đang lưu hành ngoài hệ thống NH 
Tiền gửi không kì hạn 
M2 
M1 
Tiền gửi có kì hạn 
M3 
M2 
Các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao 
M4 
M3 
Giấy tờ có giá có tính thanh khoản thấp hơn 
B. Tài chính 
I. Một số vấn đề về tài chính 
Bản chất 
“Là các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung” 
Các chủ thể trong nền kinh tế 
Doanh nghiệp 
Nhà nước 
Tổ chức tài chính trung gian 
Nước ngoài 
Dân cư, tổ chức xã hội 
Sự vận động của tiền tệ 
TTTC và các tổ chức tài chính trung gian 
Tài chính 
doanh nghiệp 
Ngân sách Nhà nước 
Tài chính đối ngoại 
Tài chính dân cư 
Tài chính 
Chức năng 
Phân phối 
Phân phối lần đầu (quỹ bù đắp chi phí, quỹ tích lũy nhằm tái sản xuất, quỹ tiêu dùng) 
Phân phối lại 
Giám đốc 
	Tổ chức, kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ. Kiểm tra về mục đích, quy mô và tính hiệu quả của quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ 
II. Hệ thống tài chí nh 
Khái niệm 
	 “ Là tổng thể các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định.” 
II. Hệ thống tài chí nh 
TTTC và các tổ chức tài chính trung gian 
Tài chính 
doanh nghiệp 
Ngân sách Nhà nước 
Tài chính đối ngoại 
Tài chính dân cư 
II. Hệ thống tài chính 
Cấu trúc 
Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội 
Là tụ điểm vốn quan trọng, cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế 
Là nguồn vốn nhỏ lẻ, có tính chất phân tán, đa dạng, phân bố rải rác, không đồng đều 
Tài chính đối ngoại 
Là bộ phận tài chính có tính độc lập tương đối thể hiện mối quan hệ giữa tài chính quốc gia và quốc tế 
Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian 
Là bộ phận dẫn vốn (trực tiếp và gián tiếp) 
Hệ thống tài chính 
Cấu trúc 
Tài chính doanh nghiệp 
Là những tế bào có khả năng tái tạo các nguồn tài chính, tác động lớn đến sự phát triển hay suy thoái kinh tế 
Vận hành theo cơ chế kinh doanh hướng tới lợi nhuận cao 
Ngân sách Nhà nước 
Gắn liền với chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, điều tiết nền kinh tế - xã hội – thị trường 
Hoạt động Thu – Chi Ngân sách nhà nước làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế - xã hội 
Hệ thống tài chính 
Chức năng 
Biến tiết kiệm thành đầu tư 
Biến tài sản phi tài chính thành tài sản tài chính 
Cung ứng các dịch vụ về tài chính 
Vai trò 
Tích cực 
Tiêu cực 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tai_chinh_va_tien_te_chuong_1_dai_cuong_tai_chinh.ppt