Bài giảng Tài chính tiền tệ - Huỳnh Đinh Phát

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH

1.1. Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính

1.1.1. Tiền đề sản xuất hàng hóa và tiền tệ

Lịch sử phát triển của xã hội loài người xác nhận rằng, vào cuối thời kỳ công

xã nguyên thủy, phân công lao động xã hội bắt đầu phát triển, đặc biệt là sự phân

công giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Trong điều kiện lịch sử đó, sản xuất và trao đổi hàng hóa xuất hiện, theo đó

tiền tệ đã xuất hiện như một đòi hỏi khách quan với tư cách là vật ngang giá chung

trong quá trình trao đổi.

Sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa – tiền tệ làm xuất hiện các nguồn tài

chính, đó là: của cải xã hội được biểu hện dưới hình thức giá trị.

pdf 167 trang phuongnguyen 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính tiền tệ - Huỳnh Đinh Phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính tiền tệ - Huỳnh Đinh Phát

Bài giảng Tài chính tiền tệ - Huỳnh Đinh Phát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2018 
Người biên soạn: Th.S Huỳnh Đinh Phát 
 1 
Chương 1 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH 
1.1. Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính 
1.1.1. Tiền đề sản xuất hàng hóa và tiền tệ 
Lịch sử phát triển của xã hội loài người xác nhận rằng, vào cuối thời kỳ công 
xã nguyên thủy, phân công lao động xã hội bắt đầu phát triển, đặc biệt là sự phân 
công giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. 
Trong điều kiện lịch sử đó, sản xuất và trao đổi hàng hóa xuất hiện, theo đó 
tiền tệ đã xuất hiện như một đòi hỏi khách quan với tư cách là vật ngang giá chung 
trong quá trình trao đổi. 
Sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa – tiền tệ làm xuất hiện các nguồn tài 
chính, đó là: của cải xã hội được biểu hện dưới hình thức giá trị. 
Khái niệm về nguồn tài chính gắn liền với nền sản xuất hàng hóa – tiền tệ và 
sự xuất hiện của nó làm nảy sinh phạm trù tài chính. 
Trong điều kiện kinh tế hàng hóa – tiền tệ, hình thức tiền tệ đã được các chủ 
thể trong xã hội sử dụng vào việc phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân 
để tạo lập nên các quỹ tiền tệ riêng phục vụ cho những mục đích riêng của mỗi chủ 
thể. 
1.1.2. Tiền đề Nhà nước 
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng đã chứng minh rằng, vào cuối 
thời kỳ công xã nguyên thủy khi chế độ tư hữu xuất hiện thì xã hội bắt đầu phân 
chia thành các giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. 
Chính sự xuất hiện của sản xuất – trao đổi hàng hóa và tiền tệ là một trong 
những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ sự phân chia giai cấp và đối kháng 
giai cấp. Trong điều kiện lịch sử đó, Nhà nước đã xuất hiện. 
Khi Nhà nước xuất hiện với tư cách là người có quyền lực chính trị, Nhà 
nước đã nắm lấy việc đúc tiền, in tiền và lưu thông đồng tiền; tác động đến sự vận 
động độc lập của đồng tiền trên phương diện quy định hiệu lực pháp lý của đồng 
tiền và tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. 
 2 
Nhà nước tham gia trực tiếp và việc huy động, phân phối và sử dụng một bộ 
phận quan trọng của cải xã hội để đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm 
vụ của mình bằng nhiều kinh thức khác nhau theo nguyên tăc bắt buộc hay tự 
nguyện. 
Hoạt động phân phối tài chính là khách quan nhưng chịu sự chi phối trực tiếp 
hay gián tiếp của Nhà nước thông qua các chính sách được ban hành và áp dụng 
trong nền kinh tế như: chính sách thuế, chính sách tiền tệ 
Việc phân phối các nguồn tài chính trong xã hội ở các chủ thể khác nhau bao 
giờ cũng phải tuân theo chế độ chính sách chung của Nhà nước và tùy theo yêu cầu 
quản lý trong từng giai đoạn lịch sử nhất định gắn với các chế độ xã hội khác nhau: 
Nhà nước có lúc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển các quan hệ phân phối tài 
chính. 
Bằng quyền lực chính trị và thông qua một hệ thống đường lối chính sách, 
chế độ, Nhà nước đã tạo nên môi trường pháp lý cho sự hoạt động của tài chính, 
đồng thời nắm lấy việc đúc tiền, in tiền và lưu thông đồng tiền. 
Kết luận: sản xuất hàng hóa và tiền tệ là nhân tố mang tính khách quan có ý 
nghĩa quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính. Nhà nước là nhân tố 
có ý nghĩa định hướng tạo ra hành lang và điều tiết sự phát triển của tài chính. 
1.2. Bản chất tài chính 
1.2.1. Biểu hiện bên ngoài của tài chính 
Quan sát thực tiễn các quá trình vận động kinh tế - xã hội có thể nhận thấy, 
các biểu hiện bên ngoài của tài chính thể hiện ra dưới dạng các hiện tượng thu vào 
bằng tiền và các hiện tượng chi ra bằng tiền ở các chủ thể kinh tế - xã hội như: dân 
cư, doanh nghiệp nộp thuế bằng tiền cho nhà nước; dân cư mua cổ phiếu, trái phiếu 
của các doanh nghiệp, ngân hàng, kho bạc nhà nước; Nhà nước cấp phát tiền từ 
ngân sách nhà nước tài trợ cho việc xây dựng đường giao thông, trường học, bệnh 
viện công 
Từ vô số các hiện tượng tài chính kể trên cho thấy, hình thức biểu hiện bên 
ngoài của tài chính thể hiện ra như là sự vận động của vốn tiền tệ, tiền tệ xuất hiện 
với chức năng phương tiện thanh toán (ở người chi ra) và chức năng phương tiện cất 
 3 
trữ (ở người thu vào). Tiền tệ đại diện cho một lượng giá trị và được gọi là nguồn 
tài chính (hay nguồn tài lực, nguồn lực tài chính). 
Trong thực tế, nguồn tài chính được nói đến dưới nhiều tên gọi khác nhau 
như: tiền vốn, vốn tiền tệ, vồn bằng tiền, vốn kinh doanh, vốn ngân sách, vốn trong 
dân ở mỗi chủ thể kinh tế xã hội. Khi nguồn tài chính được tập trung lại (thu vào) 
là khi các quỹ tiền tệ được hình thành (tạo lập) và khi nguồn tài chính được phân tán 
ra (chia ra) là lúc các quỹ tiền tệ được sử dụng. Quá trình vận động của các nguồn 
tài chính cũng chính là quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đó là quá trình 
các chủ thể kinh tế - xã hội tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua các 
hoạt động thu chi bằng tiền. 
Sự vận động của các nguồn tài chính là độc lập vì mang tính tất yếu khách 
quan, xuất phát từ yêu cầu của các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. 
Các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế - xã hội có các đặc trưng cơ bản sau: 
Thứ nhất, các quỹ tiền tệ luôn biểu hiện các quan hệ sở hữu. 
Thứ hai, các quỹ tiền tệ luôn mang tính mục đích của nguồn tài chính. 
Thứ ba, các quỹ tiền tệ thường xuyên vận động, biểu hiện của sự vận động là 
luôn được tạo lập và sử dụng. 
1.2.2. Nội dung kinh tế - xã hội của tài chính 
Các nguồn tài chính vận động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ 
tiền tệ không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên mà luôn chứa đựng những mối quan 
hệ kinh tế - xã hội nhất định. 
Nội dung kinh tế - xã hội của tài chính là các quan hệ phân phối dưới hình 
thức giá trị, nảy sinh thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ liên quan đến 
nhiều chủ thể khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội. 
Bản chất của tài chính là sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ trong quá 
trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ tương ứng với những sức mua nhất định của 
các chủ thể kinh tế - xã hội. Quá trình này đồng thời cũng là quá trình phân phối của 
cải xã họi dưới dạng giá trị. 
Một cách khái quát hơn, nếu tiếp cận dưới góc độ chức năng của tài chính, 
bản chất của phạm trù tài chính là phạm trù phản ảnh quá trình phân phối tổng giá 
 4 
trị của cải xã hội thông qua phân phối tổng nguồn lực tiền tệ cho các chủ thể trong 
xã hội bằng các phương thức thoát ly sự vận động của hàng hóa. 
1.3. Chức năng của tài chính 
1.3.1. Chức năng phân phối 
1.3.1.1. Khái niệm 
Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn 
tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác 
nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau và những lợi ích khác nhau của đời 
sống xã hôi. 
1.3.1.2. Đối tượng phân phối 
Đối tượng phân phối là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các 
nguồn tài chính có trong xã hội. Bao gồm: 
- Bộ phận của cải xã hội mới được tạo ra trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm 
trong nước (GDP) 
- Bộ phận của cải xã hội còn lại từ kỳ trước. Đó là phần tích lũy quá khứ của 
cải xã hội và dân cư. 
- Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận của cải từ trong 
nước chuyển ra nước ngoài. 
- Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời 
hạn. 
1.3.1.3. Chủ thể phân phối 
Chủ thể có thể là Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia 
đình, cá nhân. Chủ thể phân phối có thể xuất hiện một trong các tư cách: 
- Chủ thể sở hữu các nguồn tài chính 
- Chủ thể có quyền sử dụng các nguồn tài chính 
- Chủ thể có quyền lực chính trị 
- Chủ thể tổ chức quan hệ của các nhóm thành viên xã hội. 
1.3.1.4. Kết quả phân phối 
Kết quả phân phối của tài chính là sự hình thành (tạo lập) hoặc sử dụng các 
quỹ tiền tệ nhất định cho các mục đích khác nhau của các chủ thể trong xã hội. 
 5 
Phân phối tài chính luôn làm dịch chuyển giá trị từ quỹ tiền tệ này sang quỹ 
tiền tệ khác. 
1.3.1.5. Đặc điểm của phân phối 
- Là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó không kèm theo sự 
thay đổi hình thái giá trị. 
- Là sự phân phối luôn luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ 
tiền tệ nhất định. 
- Là quá trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên, liên tục bao gồm cả 
phân phối lần đầu và phân phối lại. 
1.3.1.6. Quá trình phân phối 
Phân phối lần đầu sản phẩm xã hội là quá trình phân phối diễn ra ở lĩnh vực 
sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất hay thực 
hiện các dịch vụ. 
Phân phối lại là quá trình tiếp tục phân phối lại những phần thu nhập cơ bản 
đã hình thành qua phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhiều nhu 
cầu khác nhau, thỏa mãn nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội. 
1.3.2. Chức năng giám đốc 
1.3.2.1. Khái niệm 
Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ đó việc kiểm tra 
bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính 
để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định. 
1.3.2.2. Đối tượng giám đốc tài chính 
Đối tượng giám đốc tài chính là quá trình vận động của các nguồn tài chính, 
quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. 
1.3.2.3. Chủ thể giám đốc là chủ thể của phân phối: Nhà nước, doanh nghiệp, 
tổ chức xã hội, gia đình. 
1.3.2.4. Kết quả của giám đốc tài chính là phát hiện ra những mặt được và 
chưa được của quá trình phân phối. 
1.3.2.5. Đặc điểm của giám đốc tài chính 
 6 
- Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền nhưng nó không đồng nhất 
với mọi loại giám đốc bằng đồng tiền khác trong xã hội. 
- Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và 
rộng rãi. 
1.3.2.6. Quá trình giám đốc 
- Thông qua công tác kế hoạch hóa phải dự tính nhiều phương án tạo lập và 
sử dụng các quỹ tiền tệ, từ đó chọn phương ns có hiệu quả nhất, an toàn nhất. 
- Giám đốc thông qua công tác kế toán phải ghi chép quá trình tạo lập và sử 
dụng các quỹ tiền tệ từ chứng từ vào sổ sách và lập báo cáo kế toán. 
1.4. Hệ thống tài chính của Việt Nam 
1.4.1. Căn cứ để xác định các khâu tài chính của hệ thống tài chính 
Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực 
khác nhau của nền kinh tế quốc dân nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình 
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội và hoạt động trong 
các lĩnh vực đó. 
Căn cứ để xác định các khâu tài chính của hệ thống tài chính: 
- Một khâu tài chính phải là một điểm hội tụ của các nguồn tài chính, là nơi 
thực hiện việc “bơm” và “hút” các nguồn tài chính. Ở đó các quỹ tiền tệ đặc thù 
được tạo lập và sử dụng. 
- Được coi là một khâu tài chính nếu ở đó các hoạt động tài chính, sự vận 
động của các nguồn tài chính, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn liền 
với một chủ thể phân phối cụ thể, xác định. 
- Được xếp vào cùng một khâu tài chính nếu các hoạt động tài chính có cùng 
tính chất, đặc điểm, vai trò, có tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và 
tính mục đích của quỹ tiền tệ trong lĩnh vực hoạt động. 
Như vậy, khâu tài chính là nơi hội tụ của các nguồn tài chính, là nơi diễn ra 
việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm 
vụ của các chủ thể trong lĩnh vực hoạt động. 
Dựa vào các căn cứ trên, hiện nay ở Việt Nam có các khâu tài chính sau: 
- Tài chính nhà nước 
 7 
- Tài chính doanh nghiệp 
- Các khâu tài chính trung gian: tín dụng, bảo hiểm 
- Tài chính hộ gia đinh và các tổ chức xã hội 
Giữa các khâu tài chính có mối quan hệ ràng buộc trong việc tạo lập và sử 
dụng các quỹ tiền tệ. Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ: 
Chú thích: Quan hệ trực tiếp 
 Quan hệ gián tiếp 
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các khâu tài chính 
1.4.2. Khái quát nhiệm vụ của các khâu tài chính 
1.4.2.1. Tài chính nhà nước 
Tài chính nhà nước (TCNN) là một khâu có vị trí quan trọng đặc biệt trong 
hệ thống tài chính. Đặc trưng của TCNN là sự tồn tại của một số quỹ tiền tệ lớn, gắn 
liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. TCNN đảm bảo 
cung ứng nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà 
nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện các chức năng quản lý kinh tế - xã 
hội của Nhà nước, thực hiện đường lối đối ngoại của Nhà nước. 
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các hoạt động TCNN, có thể chia TCNN 
thành các bộ phận sau: 
Ngân sách 
nhà nước 
Tài chính 
doanh nghiệp 
Tài chính hộ gia đình và 
các tổ chức xã hội 
Các khâu 
tài chính 
trung gian 
Thị trường 
tài chính 
 8 
- Tài chính chung của Nhà nước 
- Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước 
- Tài chính cả các đơn vị sự nghiệp nhà nước 
Căn cứ theo nội dung quản lý hay theo mục đích và cơ chế hoạt động của các 
quỹ thuộc TCNN có thể chia TCNN thành các bộ phận: 
- Ngân sách nhà nước 
- Tín dụng nhà nước 
- Các quỹ ngoài NSNN 
Trong đó, quỹ tiền tệ ngoài NSNN bao gồm: quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hưu 
trí, quỹ quốc gia giải quyết việc làm và các quỹ chuyên dùng khác của Nhà nước. 
1.4.2.2. Tài chính doanh nghiệp 
Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia. Đây 
là một “tụ điểm” của các nguồn tài chính gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh 
hàng hóa hay dịch vụ. 
Tài chính doanh nghiệp có các nhiệm vụ: 
- Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh 
doanh. 
- Tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả. 
- Phân phối doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng các quy định 
của nhà nước. 
- Kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh 
nghiệp đồng thời kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình 
đó. 
1.4.2.3. Các khâu tài chính trung gian 
a. Tín dụng 
Tín dụng là một khâu quan trọng của hệ thống tài chính. Đặc trưng cơ bản của 
tín dụng là gắn liền với các quỹ tiền tệ được tạo lập bằng việc thu hút các nguồn tài 
chính tạm thời nhàn rỗi và sử dụng để cho vay theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn 
và có lợi tức. 
 9 
Ở nước ta, các tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng thương mại, các tổ 
chức tín dụng phi ngân hàng (như các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài 
chính...), các tổ chức tín dụng hợp tác (quỹ tín dụng nhân dân)..., tuy nhiên phổ biến 
nhất vẫn là các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại là các trung gian 
tài chính với chức năng chủ yếu là huy động vốn và cho vay; hoạt động với các 
nghiệp vụ nợ, nghiệp vụ có, nghiệp vụ môi giới trung gian. 
Thông qua hoạt động của các tổ chức tín dụng, khâu tín dụng có quan hệ chặt 
chẽ và trực tiếp với các khâu khác của hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, các tổ chức 
tín dụng cũng là các tổ chức hoạt động trên thị trường tài chính, là cầu nối giữa 
người có khả năng cung ứng và người có nhu cầu sử dụng tạm thời các nguồn tài 
chính. Do đó, tín dụng không những có quan hệ với các khâu khác thông qua thị 
trường tài chính mà còn trở thành khâu tài chính trung gian quan trọng của hệ thống 
tài chín ... ....................... 1 
1.1. Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính ................................................. 1 
1.1.1. Tiền đề sản xuất hàng hóa và tiền tệ ...................................................................... 1 
1.1.2. Tiền đề Nhà nước ..................................................................................................... 1 
1.2. Bản chất tài chính ................................................................................................. 2 
1.2.1. Biểu hiện bên ngoài của tài chính ........................................................................... 2 
1.2.2. Nội dung kinh tế - xã hội của tài chính .................................................................. 3 
1.3. Chức năng của tài chính ....................................................................................... 4 
1.3.1. Chức năng phân phối ............................................................................................... 4 
1.3.2. Chức năng giám đốc ................................................................................................. 5 
1.4. Hệ thống tài chính của Việt Nam ......................................................................... 6 
1.4.1. Căn cứ để xác định các khâu tài chính của hệ thống tài chính ........................... 6 
1.4.2. Khái quát nhiệm vụ của các khâu tài chính ........................................................... 7 
Chương 2 
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ..................................................................................... 12 
2.1. Những vấn đề chung về ngân sách Nhà nước .................................................... 12 
2.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước ......................................................................... 12 
2.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước ....................................................................... 13 
2.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước ............................................................................ 13 
2.2. Nội dung của Ngân sách sách nhà nước ............................................................ 15 
2.2.1. Thu ngân sách nhà nước ........................................................................................ 15 
2.2.2. Chi ngân sách nhà nước ......................................................................................... 20 
2.3. Tổ chức hệ thống ngân sách và phân cấp hệ thống ngân sách ở Việt Nam ....... 24 
2.3.1. Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước ................................................................ 24 
2.3.2. Phân cấp ngân sách Nhà nước .............................................................................. 26 
2.4. Chu trình quản lý ngân sách Nhà nước .............................................................. 29 
2.4.1. Hình thành ngân sách Nhà nước ........................................................................... 29 
2.4.2. Chấp hành ngân sách Nhà nước ............................................................................ 31 
 163 
2.4.3. Quyết toán ngân sách Nhà nước ........................................................................... 33 
Chương 3 
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ............................................................................... 39 
3.1. Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp ................................................ 39 
3.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp ........................................................................ 39 
3.1.2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp .................................................................. 39 
3.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ....................................................................... 40 
3.2. Những nội dung chủ yếu của hoạt động tài chính doanh nghiệp ....................... 41 
3.2.1. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp .................................. 41 
3.2.2. Quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp ................................ 47 
3.2.3. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp .......................................................... 51 
Chương 4 
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ..................................................................................... 57 
4.1. Những vấn đề chung về thị trường tài chính ...................................................... 57 
4.1.1. Khái niệm thị trường tài chính .............................................................................. 57 
4.1.2. Phân loại thị trường tài chính ................................................................................ 59 
4.1.3. Vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế thị trường ............................ 62 
4.1.4. Điều kiện hình thành thị trường tài chính ............................................................ 64 
4.2. Vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính . 67 
4.2.1. Nhà nước tạo ra môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển thị trường 
tài chính .............................................................................................................................. 67 
4.2.2. Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị trường 
tài chính .............................................................................................................................. 67 
4.2.3. Nhà nước đào tạo con người cung cấp cho thị trường tài chính ....................... 67 
4.2.4. Nhà nước thực hiện việc giám sát đối với hoạt động của thị trường tài chính68 
Chương 5 
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ............................................................................................ 71 
5.1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế .......................................................... 71 
5.1.1. Khái niệm tài chính quốc tế ................................................................................... 71 
5.1.2. Đặc điểm của tài chính quốc tế ............................................................................. 72 
 164 
5.1.3. Vai trò của tài chính quốc tế.................................................................................. 73 
5.2. Các hình thức quan hệ tài chính quốc tế của Việt Nam ..................................... 73 
5.2.1. Tín dụng quốc tế ..................................................................................................... 73 
5.2.2. Đầu tư quốc tế trực tiếp ......................................................................................... 76 
5.2.3. Viện trợ quốc tế không hoàn lại ............................................................................ 79 
5.3. Một số tổ chức tài chính quốc tế có quan hệ với Việt Nam ............................... 80 
5.3.1. Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) ........................................ 80 
5.3.2. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ...................................................................................... 82 
5.3.3. Ngân hàng thế giới (WB) ...................................................................................... 85 
Chương 6 
TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ .................................................................... 88 
6.1. Nguồn gốc ra đời và các khái niệm tiền tệ ......................................................... 88 
6.1.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ ................................................................................. 88 
6.1.2. Các khái niệm tiền tệ .............................................................................................. 88 
6.2. Chức năng của tiền tệ ......................................................................................... 89 
6.2.1. Chức năng thước đo giá trị .................................................................................... 89 
6.2.2. Chức năng phương tiện lưu thông ........................................................................ 89 
6.2.3. Chức năng phương tiện cất trữ giá trị .................................................................. 90 
6.2.4. Chức năng phương tiện thanh toán ....................................................................... 91 
6.2.5. Chức năng tiền tệ thế giới ...................................................................................... 91 
6.3. Vai trò của tiền tệ ............................................................................................... 92 
6.3.1. Tiền tệ là phương tiện để mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hóa ................... 92 
6.3.2. Tiền tệ là phương tiện để thực hiện mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế ..... 92 
6.3.3. Tiền tệ là phương tiền phục vụ mục đích của người sở hữu chúng ................. 93 
6.4. Các chế độ lưu thông tiền tệ ............................................................................... 93 
6.4.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại ............................................................................. 93 
6.4.2. Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu ............................................................................. 94 
6.4.3. Chế độ lưu thông tiền tệ Việt Nam ....................................................................... 95 
6.5. Cung – cầu tiền tệ ............................................................................................... 96 
6.5.1. Các khối tiền trong lưu thông................................................................................ 96 
 165 
6.5.2. Nhu cầu tiền cho lưu thông ................................................................................... 97 
6.5.4. Điều hòa lưu thông tiền tệ ................................................................................... 100 
6.6. Các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện có lạm phát .............................. 100 
6.6.1. Lạm phát ................................................................................................................ 100 
6.6.2. Các biện pháp ổn định tiền tệ trong nền kinh tế thị trường ............................. 104 
Chương 7 
TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG ............................................................... 110 
7.1. Sự ra đời và bản chất của tín dụng ................................................................... 110 
7.1.1. Sự ra đời và phát triển các quan hệ tín dụng ..................................................... 110 
7.1.2. Bản chất của tín dụng ........................................................................................... 112 
7.2. Chức năng của tín dụng .................................................................................... 113 
7.2.1. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả ..... 113 
7.2.2. Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ ........................................... 114 
7.3. Các hình thức tín dụng ..................................................................................... 115 
7.3.1. Tín dụng thương mại ............................................................................................ 115 
7.3.2. Tín dụng ngân hàng .............................................................................................. 117 
7.3.3. Tín dụng Nhà nước ............................................................................................... 117 
7.3.4. Tín dụng tiêu dùng................................................................................................ 118 
7.4. Lãi suất tín dụng ............................................................................................... 119 
7.4.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 119 
7.4.3. Các loại lãi suất ..................................................................................................... 120 
7.4.4. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng ............................................................................... 123 
Chương 8 
NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ...................................... 128 
8.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng................................ 128 
8.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thế giới ......................... 128 
8.1.2. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam .............................. 130 
8.2. Ngân hàng trung ương ...................................................................................... 131 
8.2.1. Chức năng của ngân hàng trung ương ............................................................... 131 
8.2.2. Vai trò của ngân hàng trung ương ...................................................................... 133 
 166 
8.3. Ngân hàng thương mại ..................................................................................... 135 
8.3.1. Chức năng của ngân hàng thương mại ............................................................... 135 
8.3.2. Vai trò của ngân hàng thương mại ..................................................................... 136 
8.4. Các ngân hàng – tổ chức tín dụng khác ........................................................... 137 
8.4.1. Ngân hàng đầu tư .................................................................................................. 137 
8.4.2. Ngân hàng phát triển ............................................................................................ 137 
8.4.3. Ngân hàng chính sách – xã hội ........................................................................... 138 
8.4.4. Công ty bảo hiểm .................................................................................................. 138 
8.4.5. Công ty tài chính ................................................................................................... 138 
Chương 9 
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ................................................................................................ 149 
VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ........................................................... 149 
9.1. Tỷ giá hối đoái ................................................................................................. 149 
9.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 149 
9.1.2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái ......................................................................... 149 
9.1.3. Các loại tỷ giá hối đoái ........................................................................................ 150 
9.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ....................................................... 151 
9.2. Cán cân thanh toán quốc tế .............................................................................. 153 
9.2.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế ............................................................... 153 
9.2.2. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế ................................................................. 154 
9.2.3. Biện pháp điều chỉnh và ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế .................. 156 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_tien_te_huynh_dinh_phat.pdf