Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 4: Thị trường ngoại hối
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
• Hiểu được khái niệm cơ bản thị trường ngoại hối.
• Nhận biết được đặc điểm, vai trò, các thành viên tham gia, cấu trúc của thị
trường ngoại hối.
• Hiểu được nghiệp vụ giao ngay và các ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay.
• Hiểu được các nghiệp vụ phái sinh, đặc điểm của từng nghiệp vụ phái sinh.
• Có thể phân biệt được các nghiệp vụ phái sinh và các ứng dụng của từng nghiệp
vụ phái sinh.
• Có khả n
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 4: Thị trường ngoại hối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 4: Thị trường ngoại hối

v1.0015105205 BÀI 4 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Giảng viên: Đỗ Thị Thu Thủy – Nguyễn Thị Thanh Dương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015105205 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Nhà Nhập khẩu J&C của Mỹ sẽ có khoản phải trả 500.000 EUR sau 1 tháng, họ đang cân nhắc các phương án phòng ngừa rủi ro sau: • Ký hợp đồng kỳ hạn với Ngân hàng thương mại X. • Ký hợp đồng quyền chọn mua với Ngân hàng thương mại X. • Không phòng ngừa đợi sau 1 tháng mua EUR trên thị trường giao ngay. Biết thông tin thị trường như sau: • Tỷ giá kỳ hạn 1 tháng EUR/USD = 1,5151/1,5434 • Tỷ giá quyền chọn mua 1 tháng EUR/USD = 1,5428 • Phí quyền chọn: $0,0005/1 ĐV • Dự báo tỷ giá giao ngay sau 1 tháng. • EUR/USD = 1,5144/1,5435 Hãy tư vấn giúp J&C lựa chọn phương án phù hợp. 2 v1.0015105205 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Hiểu được khái niệm cơ bản thị trường ngoại hối. • Nhận biết được đặc điểm, vai trò, các thành viên tham gia, cấu trúc của thị trường ngoại hối. • Hiểu được nghiệp vụ giao ngay và các ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay. • Hiểu được các nghiệp vụ phái sinh, đặc điểm của từng nghiệp vụ phái sinh. • Có thể phân biệt được các nghiệp vụ phái sinh và các ứng dụng của từng nghiệp vụ phái sinh. • Có khả năng tham gia được các giao dịch kinh doanh ngoại tệ trên thị trường thực tế. 3 v1.0015105205 NỘI DUNG Tổng quan về thị trường ngoại hối Nghiệp vụ trên thị trường giao ngay Nghiệp vụ phái sinh 4 v1.0015105205 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1.2. Đặc điểm 1.1. Khái niệm 1.3. Vai trò 1.4. Các chủ thể tham gia 1.5. Các nghiệp vụ trên Forex 1.6. Cấu trúc của thị trường 5 v1.0015105205 1.1. KHÁI NIỆM Ngoại hối: Các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế: • Ngoại tệ. • Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ. • Vàng tiêu chuẩn quốc tế. • Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ. Nghĩa rộng: ngoại hối gồm tất cả 4 phương tiện trên. Nghĩa thực tế: ngoại hối trùng với ngoại tệ. 6 v1.0015105205 1.1. KHÁI NIỆM • Thị trường ngoại hối (Forex) là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau. Nghĩa rộng: bất kỳ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ. Nghĩa thực tế: thị trường ngoại tệ interbank. • Vai trò của Ngân hàng trên Forex FOREX = 100% Interbank 85% Non – Interbank = 15% Bank – KH 14% KH – KH 1% Vai trò của NH – 99% 7 v1.0015105205 1.2. ĐẶC ĐIỂM • Là thị trường không gian – bất cứ nơi nào diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ. • Là thị trường toàn cầu – thị trường không ngủ. • Trung tâm là thị trường liên ngân hàng. • Giao dịch thông qua điện thoại, telex, máy tính, fax. • Chi phí giao dịch thấp, hoạt động thị trường hiệu quả. • Đồng tiền được giao dịch nhiều nhất là đồng USD. • Nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội • Thị trường lớn: London, NewYork, Tokyo, Singapore, Frankfurt 8 v1.0015105205 1.3. VAI TRÒ • Thỏa mãn nhu cầu khác nhau về ngoại tệ. • Cơ sở hình thành và điều tiết tỷ giá. • Công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. • Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, thúc đẩy giao lưu giữa các quốc gia. • Là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 9 v1.0015105205 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA • Các đối tượng khách hàng • Các trung gian tài chính • Các cơ quan quản lý của nhà nước • Các nhà môi giới tự do • Các nhà đầu cơ ngoại tệ 10 v1.0015105205 1.5. CÁC NGHIỆP VỤ TRÊN FOREX FOREX FORWARD PRIMARY OPERATIONS (nghiệp vụ sơ cấp) DERIVATIVE OPERATIONS (nghiệp vụ phái sinh) SPOT SWAP OPTION FUTURE OTC EXCHANGE 11 v1.0015105205 1.6. CẤU TRÚC CỦA FOREX • Căn cứ vào địa điểm giao dịch Giao dịch tập trung trên sở giao dịch (exchange). Giao dịch phi tập trung (OTC). • Mức độ điều tiết của nhà nước Thị trường chính thức: Sở giao dịch ngoại tệ. Thị trường chợ đen. • Căn cứ vào giao dịch của thị trường Thị trường trao ngay: áp dụng tỷ giá trao ngay. Thị trường phái sinh: kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn. 12 v1.0015105205 2. NGHIỆP VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY 2.2. Ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay 2.1. Nghiệp vụ mua bán giao ngay 13 v1.0015105205 2.1. NGHIỆP VỤ MUA BÁN GIAO NGAY • Là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá trao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày cam kết mua bán. • Chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu về khả năng thanh toán. • Tỷ giá giao ngay. • Ngân hàng không thu phí, thu lời từ chênh lệch. • Xác định thời gian chuyển tiền: “ngày giá trị” của hợp đồng. 14 v1.0015105205 2.2. ỨNG DỤNG CỦA NGHIỆP VỤ GIAO NGAY a. Dịch vụ mua hộ và bán hộ khách hàng • Mua hộ là việc ngân hàng dùng tiền của khách hàng để mua 1 loại ngoại tệ theo nhu cầu của khách hàng. • Bán hộ là việc ngân hàng bán hộ khách hàng một ngoại tệ nhất định để lấy một đồng tiền khác. • Việc mua hộ và bán hộ cùng 1 số tiền ngân hàng không cần bỏ vốn, không có rủi ro và lợi nhuận là chênh lệch giá mua/bán 15 v1.0015105205 2.2. ỨNG DỤNG CỦA NGHIỆP VỤ GIAO NGAY b. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) • Cùng 1 thời điểm mua 1 đồng tiền ở nơi giá thấp và bán ở nơi giá cao chênh lệch. • Không chịu rủi ro tỷ giá. 16 v1.0015105205 2.2. ỨNG DỤNG CỦA NGHIỆP VỤ GIAO NGAY 17 b. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) Nhà kinh doanh thực hiện Arbitrage theo bảng sau: v1.0015105205 3. NGHIỆP VỤ PHÁI SINH 3.2. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Swaps) 3.1. Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng kỳ hạn (Forwards contracts) 3.3. Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng tương lai (Futures contracts) 3.4. Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng quyền chọn (Options) 18 v1.0015105205 3.1. NGHIỆP VỤ MUA BÁN THEO HỢP ĐỒNG KỲ HẠN 3.1.2. Xác định tỷ giá kỳ hạn 3.1.1. Khái niệm 3.1.3. Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn 19 v1.0015105205 3.1.1. KHÁI NIỆM • Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng kỳ hạn (Forwards contracts) là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ: Mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ nhất định. Theo một tỷ giá nhất định. Tại một thời điểm xác định trong tương lai. • Thời hạn: 1, 2, 3, 6, 9, 12 tháng. • Tỷ giá kỳ hạn được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. • Ngày giá trị: J + 2 + n 20 v1.0015105205 3.1.2. XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ KỲ HẠN Trong đó: • S: tỷ giá giao ngay • F: tỷ giá kỳ hạn • Rt: mức lãi suất năm của đồng tiền định giá • Rc: mức lãi suất năm của đồng tiền yết giá • Thời hạn hợp đồng, tính theo năm • Công thức gần đúng: F = S + S(Rt – Rc) × t t c c t R R F S S 1 R t 21 v1.0015105205 3.1.2. XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ KỲ HẠN 22 Công thức gần đúng: FO = SO + SO × (RTO – RCB) × t Công thức gần đúng: FB = SB + SB × (RTB – RCO) × t TB CO B B B CO T R R F S S 1 t R TO CB O O O CB t R R F S S 1 R t v1.0015105205 3.1.3. ỨNG DỤNG CỦA HỢP ĐỒNG KỲ HẠN a. Bảo hiểm khoản thanh toán nhập khẩu • Việc thanh toán hợp đồng nhập khẩu thường bằng ngoại tệ. • Nhà nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. • Ký hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro. • Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Úc phải thanh toán 1 tỷ JPY cho nhà XK Nhật Bản sau 3 tháng. Tỷ giá giao ngay hiện tại AUD/JPY 100,00 – 100,20. Lo ngại đồng JPY sẽ tăng giá sau 3 tháng, như vậy số AUD phải trả để có 1 tỷ JPY sẽ tăng lên. Để bảo hiểm rủi ro, ở thời điểm hiện tại nhà nhập khẩu có thể ký 1 Hợp đồng kỳ hạn để mua 1 tỷ JPY sau 3 tháng. 23 v1.0015105205 3.1.3. ỨNG DỤNG CỦA HỢP ĐỒNG KỲ HẠN b. Bảo hiểm khoản thu xuất khẩu • Khoản thu xuất khẩu trạng thái trường: rủi ro khi tỷ giá giảm. • Ký hợp đồng bán kỳ hạn khoản thu xuất khẩu để bảo hiêm rủi ro tỷ giá. • Ví dụ: Công ty A của Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Phi với giá trị 2 triệu USD và được thanh toán sau 2 tháng kể từ ngày hôm nay. Đồng USD có xu hướng tăng giá sau 2 tháng. Vì vậy, để bảo hiểm rủi ro cho khoản thu từ xuất khẩu, ở thời điểm hiện tại công ty A có thể ký 1 hợp đồng bán 2 triệu USD, kỳ hạn 2 tháng. 24 v1.0015105205 3.1.3. ỨNG DỤNG CỦA HỢP ĐỒNG KỲ HẠN c. Bảo hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ • Đầu tư vào 1 ngoại tệ nào đó làm phát sinh trạng thái ngoại tệ chịu rủi ro tỷ giá. • Sử dụng hợp đồng kỳ hạn giúp cân bằng trạng thái phòng rủi ro. • Ví dụ: VCB dùng vốn huy động 100 triệu để đầu tư vào USD thời hạn 9 tháng bằng cách. Bán VND/USD theo tỷ giá giao ngay. Đầu tư USD trên thị trường tiền tệ theo mức lãi suất thị trường. Đến hạn chuyển gốc và lãi bằng USD sang VND. Tuy nhiên vào thời điểm đến hạn, giá của đồng USD có thể giảm, gây rủi ro cho Ngân hàng. Vì vậy ở thời điểm hiện tại, Ngân hàng có thể ký hợp đồng kỳ hạn bán USD/VND kỳ hạn 9 tháng nhằm bảo hiểm rủi ro. 25 v1.0015105205 3.2. NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ 3.2.2. Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ 3.2.1. Nghiệp vụ hoán đổi lãi suất 26 v1.0015105205 3.2.1. NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT • Khái niệm: Swap lãi suất là hợp đồng giữa hai bên để: Trao đổi nghĩa vụ trả lãi suất. Tính trên một số tiền tệ nhất định. Trong một khoảng thời gian nhất định. • Giao dịch này nhằm áp dụng để giảm lãi suất phải trả cho vốn vay. • Ví dụ: Interest rate swap A là công ty được xếp hạng AAA, ưa thích vay vốn với lãi suất thả nổi. B là công ty nhỏ, ưa thích vay vốn với lãi suất cố định. A có ưu thế ở cả 2 hình thức phát hành, đặc biệt với lãi suất cố định. Fixed rate bond Floating rate bond A 9% LIBOR + ½% B 10 ½% LIBOR + 1% 27 v1.0015105205 3.2.1. NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT 28 • Ví dụ: Interest rate swap A là công ty được xếp hạng AAA, ưa thích vay vốn với lãi suất thả nổi. B là công ty nhỏ, ưa thích vay vốn với lãi suất cố định. A có ưu thế ở cả 2 hình thức phát hành, đặc biệt với lãi suất cố định. Fixed rate bond Floating rate bond A 9% LIBOR + ½% B 10 ½% LIBOR + 1% v1.0015105205 3.2.1. NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT 29 • A thương lượng với B: A phát hành trái phiếu với lãi suất cố định, B phát hành trái phiếu LIBOR, số tiền gốc 50 triệu USD. • A sẽ trả lãi theo LIBOR + ½%, B sẽ trả lãi suất cố định 9 ½%. • Như vậy, A có lợi vì khoản lãi nhận từ SWAP lớn hơn khoản lãi A phải trả cho người nắm giữ TP là ½%. • B nhận được LIBOR + ½%, ít hơn ½% so với lãi phải trả; bù lại B trả lãi suất cố định 9 ½%, ít hơn 1% so với lãi phải trả nếu B phát hành TP lãi suất cố định 10 ½% B tiết kiệm chi phí đi vay ½%/năm. v1.0015105205 3.2.2. NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ • Khái niệm: Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau. • Đặc điểm: Hợp đồng hoán đổi gồm 2 vế: mua vào và bán ra. Mua vào đồng yết giá và bán ra đồng yết giá. Số lượng mua vào và bán ra là bằng nhau. 2 loại hợp đồng hoán đổi: 30 v1.0015105205 3.2.2. NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ 31 • Ví dụ: Theo kế hoạch công ty X nhập khẩu Thăng long cần 1 triệu USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu trong ngày hôm nay, đồng thời sẽ nhận được 1 triệu USD tiền hàng xuất khẩu sau 3 tháng. Công ty thực hiện giao dịch hoán đổi như sau: Mua giao ngay 1 triệu USD/VND. Ký hợp đồng bán kỳ hạn 3 tháng 1 triệu USD/VND. • Xác định tỷ giá trong giao dịch hoán đổi • Thực tế tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi thường do ngân hàng yết giá quyết định bằng tỷ giá trung bình giữa giá mua vào và bán ra STB = (SB + SO)/2 FBW = STB + PB FOW = STB + PO v1.0015105205 3.2.2. NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ Ứng dụng nghiệp vụ hoán đổi a. Kéo dài trạng thái tiền tệ Một công ty xuất khẩu ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng bán 100.000 USD cho Ngân hàng thương mại tại tỷ giá kỳ hạn 21.478 VND/USD. hợp đồng kỳ hạn đến hạn nhưng công ty chỉ nhận được tiền xuất khẩu sau 5 ngày. Có 3 phương án xử lý như sau: • PA1: Thông qua thị trường giao ngay. • PA2: Thông qua thị trường tiền tệ. • PA3: Xử lý bằng hợp đồng hoán đổi. • J; Mua USD spot. • J+ 5: bán USD kỳ hạn 5 ngày. 32 v1.0015105205 3.2.2. NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ 33 Ứng dụng nghiệp vụ hoán đổi b. Rút ngắn trạng thái ngoại tệ Một công ty xuất khẩu ký 1 hợp đồng kỳ hạn 3 tháng bán 100.000 USD cho Ngân hàng thương mại tại tỷ giá kỳ hạn 21.478 USD/VND. Còn 5 ngày nữa hợp đồng mới đến hạn, nhưng hôm nay công ty đã nhận được 100.000 USD và muốn có ngay VND để sử dụng. Công ty có các PA sau: • PA1: Xử lý thông qua thị trường giao ngay. • PA2: xử lý thông qua thị trường tiền tệ. • PA3: Xử lý bằng hợp đồng hoán đổi. • J: Bán spot 100.000 USD/VND. • J+5: mua 100.000 kỳ hạn 5 ngày. v1.0015105205 3.2.2. NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ Ứng dụng nghiệp vụ hoán đổi c. Ứng dụng Swap trong kinh doanh ngoại hối Ví dụ: Cho thông tin thị trường như sau: • Spot rate S (USD/SGD) = 1,8240 – 1,8250 • Tỷ giá swap 3 tháng = 207 – 190 • Lãi suất USD 3 tháng = 8,5 – 8,625%/ năm • Lãi suất SGD 3 tháng = 4,0 – 4,25%/ năm • Fed đột ngột tăng lãi suất chiết khấu USD Lãi suất USD tăng 9,0/9,125%, tỷ giá chưa thay đối. 34 v1.0015105205 3.2.2. NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ Ứng dụng nghiệp vụ hoán đổi c. Ứng dụng Swap trong kinh doanh ngoại hối Ví dụ: Cho thông tin thị trường như sau: • Spot rate S (USD/SGD) = 1,8240 – 1,8250 • Tỷ giá swap 3 tháng = 207 – 190 • Lãi suất USD 3 tháng = 8,5 – 8,625%/ năm • Lãi suất SGD 3 tháng = 4,0 – 4,25%/ năm • Fed đột ngột tăng lãi suất chiết khấu USD Lãi suất USD tăng 9,0/9,125%, tỷ giá chưa thay đối. 35 v1.0015105205 3.3. NGHIỆP VỤ MUA BÁN THEO HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI 3.3.2. Quy tắc ghi điểm của thị trường 3.3.1. Khái niệm, đặc điểm 3.3.3. So sánh hợp đồng kỳ hạn và tương lai 36 v1.0015105205 3.3.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM • Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng tương lai là những hợp đồng được chuẩn hóa và được thực hiện tại sở giao dịch. • Khách hàng gửi lệnh đặt mua/bán một số lượng cố định ngoại tệ cho các nhà môi giới. • Đồng tiền giao dịch: một số đồng tiền mạnh, được chuẩn hoá về khối lượng tiền cho 1 hợp đồng giao dịch (100.000 CAD, 62.500 GBP, 125.000 EUR). • Người mua và người bán phải trả phí cho sàn giao dịch. • Ngày thanh toán: Ngày thứ 4, tuần thứ 3, các tháng 3, 6, 9 và 12. • Ký quỹ và bù trừ hàng ngày, đảm bảo trên mức duy trì tài khoản. 37 v1.0015105205 3.3.2. QUY TẮC GHI ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG Khách hàng mua hợp đồng tương lai 62.500 GBP, ký quỹ $2.000, hạn mức duy trì bằng $1.500. Hợp đồng tương lai sẽ được thanh toán bù trừ hàng ngày như sau: Ngày Tỷ giá Giá trịhợp đồng Chênh lệch $ Ký quỹ $ Bổ sung / rút ra Mở cửa ngày 1 1,4700 $91.875,0 0 +2000,00 2000,00 Cuối ngày 1 1,4714 $91.962,5 +87,50 0 2.087,50 Cuối ngày 2 1,4640 $ 91.500,0 – 462,50 0 1.625,00 Cuối ngày 3 1,4600 $91.250,0 –250,00 +625,00 2.000,00 Cuối ngày 4 1,4750 92.187,50 +937, 50 –937,50 2.000,00 38 v1.0015105205 3.3.3. SO SÁNH HỢP ĐỒNG KỲ HẠN VÀ TƯƠNG LAI 39 v1.0015105205 3.4. NGHIỆP VỤ MUA BÁN THEO HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN 3.4.2. Các chiến lược quyền chọn tiền tệ 3.4.1. Khái niệm, đặc điểm 40 v1.0015105205 3.4.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM a. Khái niệm: Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng quyền chọn là công cụ tài chính: • Mang cho người sở hữu nó quyền mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc). • Một số lượng ngoại tệ nhất định. • Với mức tỷ giá ấn định (giá thực hiện). • Vào một ngày ấn định trong tương lai. b. Phân loại • Hợp đồng quyền chọn mua (call option): người mua hợp đồng có quyền mua 1 đồng tiền nhất định. • Hợp đồng quyền chọn bán (put option): người mua hợp đồng có quyền bán 1 đồng tiền nhất định. 41 v1.0015105205 3.4.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM 42 c. Các bên tham gia quyền chọn • Người mua hợp đồng quyền chọn bán/ hoặc mua. • Người bán hợp đồng quyền chọn bán/ hoặc mua. d. Thực hiện quyền chọn và tỷ giá quyền chọn • Người mua quyền: có quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng. • Người bán quyền: trong mọi trường hợp đều phải thực hiện hợp đồng. • Tỷ giá quyền chọn được thỏa thuận ở thời điểm ký hợp đồng giá thực hiện. e. Phí hợp đồng quyền chọn • Là khoản tiền mà người mua hợp đồng phải trả cho người bán. • Thu nhập của người bán bị giới hạn và tối đa bằng phí quyền chọn. • Là khoản không truy đòi, thường được thanh toán 1 lần tại thời điểm ký hợp đồng. • Mức phí quyền chọn cao hay thấp phụ thuộc vào chênh lệch tỷ giá, biến động giá trị đồng tiền và kỳ hạn của hợp đồng. f. Hình thức của hợp đồng quyền chọn • Quyền chọn kiểu Châu Âu. • Quyền chọn kiểu Mỹ. v1.0015105205 3.4.2. CÁC CHIẾN LƯỢC QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ a. Đối với nhà nhập khẩu • Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhà nhập khẩu có thể sử dụng các chiến lược quyền chọn sau: Mua quyền chọn mua (Buy a Call). Bán quyền chọn bán (Sell a Put). Đồng thời mua quyền chọn mua và bán quyền chọn bán (Callar). • Ví dụ 1: Công ty nhập khẩu Pike (Mỹ) có khoản phải trả bằng AUD sau 3 tháng. Để chốt tỷ giá tối đa phải trả để lấy AUD, Pike đã ký 1 hợp đồng quyền chọn mua AUD, với mức giá thực hiện được cố định trong hợp đồng. Nếu đến thời điểm thanh toán, tỷ giá thấp hơn giá thực hiện, thì Pike có thể mua AUD theo tỷ giá giao ngay trên thị trường. Nếu tỷ giá cao hơn giá thực hiện, Pike sẽ mua AUD theo giá thực hiện của hợp đồng. 43 v1.0015105205 3.4.2. CÁC CHIẾN LƯỢC QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ b. Đối với nhà xuất khẩu • Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhà xuất khẩu có thể sử dụng các chiến lược quyền chọn sau đây: Mua quyền chọn bán (Buy a Put). Bán quyền chọn mua (Sell a Call). Đồng thời mua quyền chọn bán và bán quyền chọn mua (Collar). • Ví dụ: Công ty Duluth dự kiến có khoản thu từ xuất khẩu bằng CAD sau 3 tháng. Duluth lo ngại CAD sẽ mất giá khi công ty nhận CAD. Để tránh khả năng mất giá của CAD Duluth mua quyền chọn bán CAD. Duluth chốt mức giá tối thiểu mà Duluth có thể bán CAD sau 3 tháng. Sau 3 tháng nếu CAD tăng giá để hợp đồng hết hạn. 44 v1.0015105205 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • TH1: Không phòng ngừa, sau 1 tháng mua EUR trên thị trường giao ngay 500.000 1,5435 = 771.750 USD • TH2: Mua EUR theo hợp đồng kỳ hạn 1 tháng 500.000 (1,5420 + 0,0014) = 771.700 USD • TH3: Mua EUR theo hợp đồng quyền chọn 1 tháng 500.000 (1,5248 + 0,0005) = 771.650 USD Chọn TH3. 45 v1.0015105205 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Mục đích của việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ là: A. tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ. B. ổn định tỷ giá theo yêu cầu của ngân hàng trung ương. C. hạn chế rủi ro thanh khoản. D. đầu cơ hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. đầu cơ hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 46 v1.0015105205 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Sự giống nhau của hợp đồng quyền chọn so với hợp đồng kỳ hạn và tương lai là gì? A. Tạo ra quyền được mua hay bán tiền tệ tại mức giá xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai. B. Đều thực hiện ở thị trường phi tập trung. C. Mức giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng và ngày giá trị là một thời điểm trong tương lai. D. Chủ thể tham gia hợp đồng phải ký quỹ. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Mức giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng và ngày giá trị là một thời điểm trong tương lai. • Giải thích: Hợp đồng tương lai thực hiện ở thị trường tập trung. Hợp đồng kỳ hạn không yêu cầu ký quỹ. Chỉ hợp đồng quyền chọn mới tạo quyền, hợp đồng kỳ hạn và tương lai là bắt buộc thực hiện. 47 v1.0015105205 CÂU HỎI MỞ Công ty Thăng Long dự kiến có khoản thu từ hợp đồng xuất khẩu trị giá 1.000.000 USD sau 3 tháng. Dự báo đồng USD có xu hướng giảm giá trong thời gian tới. Công ty Thăng Long nên làm gì để phòng ngừa rủi ro tỷ giá? Trả lời: Công ty có thể lựa chọn các phương án phòng ngừa rủi ro: ký hợp đồng kỳ hạn, tương lai hoặc quyền chọn kỳ hạn 3 tháng bán đồng USD. 48 v1.0015105205 CÂU HỎI TỰ LUẬN Bình luận ý kiến cho rằng: “Do hợp đồng tương lai được chuẩn hóa, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thường sử dụng hợp đồng tương lai hơn so với hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá”. Trả lời: • Ý kiến trên không chính xác. Hợp đồng kỳ hạn linh hoạt hơn hợp đồng tương lai về thời hạn và giá trị hợp đồng. • Hợp đồng tương lai thường được sử dụng bởi các nhà đầu cơ do các khoản lãi phát sinh được nhận ngay trong ngày, chi phí giao dịch thấp hơn so với hợp đồng kỳ hạn. 49 v1.0015105205 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán, trao đổi các đồng tiền khác nhau. • Thị trường ngoại hối bao gồm nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ phái sinh. Nghiệp vụ giao ngay: thỏa thuận mua bán 1 số lượng ngoại tệ nhất định, theo tỷ giá giao ngay, thanh toán sau 2 ngày làm việc. Nghiệp vụ ngoại hối phái sinh: Kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn. • Các nghiệp vụ phái sinh được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 50
File đính kèm:
bai_giang_tai_chinh_quoc_te_1_bai_4_thi_truong_ngoai_hoi.pdf