Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế

NỘI DUNG

Tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế

Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế

Một số phân tích cơ bản về cán cân thanh toán

Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế của một số nước đang phát triển và Việt Nam

pdf 47 trang phuongnguyen 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế

Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế
v1.0015105205
BÀI 2
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Giảng viên: Lương Thị Thu Hằng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015105205
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Tháng 2/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân
hàng 9,3% với mục tiêu chính sách là cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của
Việt Nam.
1. Cán cân vãng lai là gì? Tại sao phải cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân
vãng lai?
2. Tại sao khi điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng có thể cải
thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai?
2
v1.0015105205
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
• Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về BOP: khái niệm, phân loại, ý nghĩa.
• Tìm hiểu kết cấu của BOP và các nhân tố ảnh hưởng tới từng khoản mục.
• Tìm hiểu tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư của BOP và các biện pháp
thăng bằng.
• Vận dụng phản ánh giao dịch kinh tế vào BOP của một quốc gia.
3
v1.0015105205
NỘI DUNG
Tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế
Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế
Một số phân tích cơ bản về cán cân thanh toán
Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế của một số nước đang phát triển và Việt Nam
4
v1.0015105205
1. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.2. Phân loại cán cân thanh toán quốc tế
1.1. Khái niệm về BOP
1.3. Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế
1.4. Số liệu được thu thập và phản ánh
1.5. Nguyên tắc hạch toán
5
v1.0015105205
1.1. KHÁI NIỆM VỀ BOP
BOP:
• Là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản
tiền thu được từ ở nước ngoài với các khoản tiền phải
chi trả cho nước ngoài.
• Là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch
dưới hình thức tiền tệ của một nước với các nước khác.
• Là một bản báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các
giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với người
không cư trú (IMF).
6
v1.0015105205
1.2. PHÂN LOẠI CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Cán cân thời điểm
• Phản ánh các khoản thu và chi
ngoại tệ giữa người cư trú và
không cư trú tại một thời điểm
nhất định.
• Phản ánh các khoản đã/sẽ thu;
đã/sẽ chi.
Cán cân thời kỳ
• Phản ánh các khoản thu và chi
ngoại tệ giữa người cư trú và
không cư trú trong một thời kỳ
nhất định.
• Phản ánh các khoản đã thu;
đã chi.
Cán cân đa phương
Phản ánh các khoản thu và chi
ngoại tệ giữa một quốc gia và phần
còn lại của thế giới.
Cán cân song phương
Phản ánh các khoản thu và chi
ngoại tệ giữa hai quốc gia.
7
v1.0015105205
1.3. VAI TRÒ CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
• Ở tầm quản lý kinh tế vĩ mô:
 Chính sách đối ngoại nói chung và chính sách
thương mại quốc tế nói riêng.
 Kiểm soát sự di chuyển của các luồng vốn: Đầu tư
nước ngoài và xuất khẩu vốn.
 Điều hành chính sách tỷ giá.
• Ở tầm vi mô:
 Cung cầu ngoại tệ và dự đoán sự biến động tỷ giá.
 Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
8
v1.0015105205
1.4. SỐ LIỆU ĐƯỢC THU THẬP VÀ PHẢN ÁNH
• Số liệu được thu thập từ nguồn được cung cấp và thống kê bởi các cơ quan chức năng
của Nhà nước và của các định chế tài chính quốc tế IMF, WB, ADB, bao gồm các
loại như sau:
 Các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ.
 Thu nhập của người lao động và thu nhập về đầu tư,
 Chuyển giao vãng lai một chiều.
 Đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
 Chuyển giao vốn một chiều.
• Ghi chép và phản ánh cung cầu ngoại tệ:
 Các giao dịch phát sinh cung ngoại tệ.
 Các giao dịch làm phát sinh cầu ngoại tệ.
• Đồng tiền được sử dụng ghi chép: Nội tệ, USD, SDR.
9
v1.0015105205
1.5. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN
• Bên thu: Khoản thu từ người không cư trú được
ghi “có” và biểu hiện bằng dấu “+”: phản ánh sự
gia tăng của cung ngoại tệ.
• Bên chi: Khoản chi cho người không cư trú được
ghi “nợ” và biểu hiện bằng dấu “–”, phản ánh sự
gia tăng về cầu ngoại tệ.
10
v1.0015105205
2. NỘI DUNG CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
2.2. Cán cân vốn 
2.1. Cán cân vãng lai
2.3. Nhầm lẫn và sai sót
2.4. Cán cân bù đắp chính thức
11
v1.0015105205
2.1. CÁN CÂN VÃNG LAI
2.1.2. Cán cân dịch vụ 
2.1.1. Cán cân thương mại
2.1.3. Cán cân thu nhập
2.1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
12
v1.0015105205
2.1.1. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI – TRADE BALANCE
• Đối chiếu và so sánh các khoản thu từ xuất khẩu được
phản ánh bên “Có” với dấu “+” và chi cho nhập khẩu hàng
hóa ghi ở bên “Nợ” với dấu “–”.
• Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu thì
cán cân thương mại thặng dư và ngược lại.
• Cán cân thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân
thanh toán quốc tế đồng thời tác động trực tiếp đến cung,
cầu, giá cả hàng hóa và sự biến động của tỷ giá, tiếp đến,
sẽ tác động đến cả cung cầu nội tệ và tình hình lạm phát
trong nước.
13
v1.0015105205
2.1.1. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI – TRADE BALANCE
Câu hỏi: Khi thu nhập của người tiêu dùng trong nước có xu hướng tăng lên, điều này
tác động thế nào tới cán cân thương mại?
14
v1.0015105205
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2000 – 2013
15
v1.0015105205
2.1.2. CÁN CÂN DỊCH VỤ – SERVIES
• Bao gồm các khoản thu – chi về các hoạt động dịch vụ: vận
tải, tài chính, viễn thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ khác.
• Các dịch vụ cung ứng cho người không cư trú sẽ làm tăng
cung ngoại tệ, được ghi vào bên “Có” với dấu “+” và ngược
lại, các dịch vụ nhận cung ứng phát sinh cầu ngoại tệ sẽ ghi
vào bên “Nợ” với dấu “–”.
• Cán cân dịch vụ của các nước có quy mô và tỷ trọng trong
tổng giá trị cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng.
• Giá trị dịch vụ xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi các nhân
tố bao gồm: Thu nhập, tỷ giá, giá cả dịch vụ, và các yếu tố
về tâm lý, chính trị, xã hội.
16
v1.0015105205
CÁN CÂN DỊCH VỤ VIỆT NAM 2000 – 2013
17
v1.0015105205
2.1.3. CÁN CÂN THU NHẬP – INCOMES/PROFITS IMMIGRATION
• Bao gồm những khoản thu nhập của người lao động (tiền lương, thưởng), thu nhập từ
đầu tư và tiền lãi của những người cư trú và không cư trú.
• Các khoản thu nhập của người cư trú được trả bởi người không cư trú sẽ làm tăng cung
ngoại tệ nên được ghi vào bên “Có” với dấu “+”. Ngược lại các khoản chi trả cho người
không cư trú sẽ làm phát sinh cầu ngoại tệ, sẽ được ghi vào bên “Nợ” với dấu “–”.
• Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thu nhập bao gồm quy mô thu nhập (mức tiền
lương, thưởng, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và lãi suất) và các yếu tố thuộc
môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
18
v1.0015105205
2.1.4. CÁN CÂN CHUYỂN GIAO VÃNG LAI MỘT CHIỀU
• Bao gồm những khoản viện trợ không hoàn lại, giá trị của
những khoản quà tặng và các chuyển giao khác bằng tiền
và hiện vật cho mục đích tiêu dùng giữa người cư trú và
không cư trú: Phản ánh sự phân phối lại thu nhập.
• Các khoản thu (nhận) phát sinh cung ngoại tệ/cầu nội tệ
nên được ghi vào bên “Có” với dấu “+”. Ngược lại, các
khoản chi (cho) phát sinh cầu ngoại tệ/cung nội tệ nên
được hạch toán vào bên “Nợ” với dấu “–”.
• Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vãng lai một
chiều phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố thuộc về môi
trường kinh tế, tâm lý, tình cảm, chính trị – xã hội và ngoại
giao giữa các nước.
19
v1.0015105205
CÁN CÂN VÃNG LAI VIỆT NAM 2000 – 2013
20
v1.0015105205
VÍ DỤ VỀ CÁC GIAO DỊCH PHẢN ẢNH TRONG BOP CỦA VIỆT NAM 
• Cán cân thương mại
Nợ: Công ty TNHH kỹ thuật điện tự động hóa nhập khẩu thiết bị điện từ Đức
Có: Việt Nam xuất khẩu gạo sang châu Âu
• Cán cân dịch vụ
Nợ: Người Việt Nam thuê một căn hộ ở Singapore
Có: Người nước ngoài thanh toán tiền khi du lịch ở Việt Nam
• Cán cân thu nhập
Nợ: Nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam chuyển lợi nhuận về nước
Có: Citibank trả lương cho văn phòng đại diện tại Việt Nam
• Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
Nợ: Việt Nam viện trợ cho Philipine sau cơn bão Haiyan
Có: Việt Kiều Mỹ chuyển tiền về cho người thân ở Việt Nam
21
v1.0015105205
2.2. CÁN CÂN VỐN 
• Cán cân vốn phản ánh các giao dịch kinh tế giữa người
cư trú với người không cư trú về chu chuyển vốn trong
đầu tư trực tiếp, đầu tư danh mục, vay và trả nợ nước
ngoài, cho vay và thu nợ nước ngoài, chuyển giao vốn
một chiều và các hình thức đầu tư khác.
• Cán cân vốn có thể được kết cấu theo hai cách như sau:
 Cách 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đầu tư danh
mục và Đầu tư khác.
 Cách 2: Vốn dài hạn, Vốn ngắn hạn và Vốn một chiều.
22
v1.0015105205
2.2. CÁN CÂN VỐN 
2.2.2. Cán cân vốn ngắn hạn
2.2.1. Cán cân vốn dài hạn
2.2.3. Cán cân chuyển giao vốn một chiều
23
v1.0015105205
2.2.1. CÁN CÂN VỐN DÀI HẠN
Cán cân vốn dài hạn bao gồm luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia
bao gồm đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, tín dụng dài hạn và các loại vốn dài hạn khác.
Nhân tố ảnh hưởng tới 
vốn đầu tư dài hạn
Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn
Hiệu quả biên của vốn đầu tư
Môi trường đầu tư
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
Nhân tố ảnh hưởng tới 
vốn tín dụng dài hạn
Lãi suất
Điều kiện tín dụng
Quy định của Chính phủ về vấn đề 
vay nợ nước ngoài
24
v1.0015105205
2.2.2. CÁN CÂN VỐN NGẮN HẠN
Cán cân vốn ngắn hạn bao gồm luồng vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc
gia bao gồm tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có
giá ngắn hạn, tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối.
Nhân tố ảnh hưởng 
tới cán cân vốn ngắn hạn
Chênh lệch tỷ giá
Môi trường đầu tư
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
Lãi suất, điều kiện tín dụng
Quy định của Chính phủ về vấn đề 
vay nợ nước ngoài
Tỷ suất lợi tức kỳ vọng ngắn hạn
Chính sách tín dụng thương mại của 
các doanh nghiệp xuất khẩu
25
v1.0015105205
PHẢN ÁNH CÁN CÂN VỐN DÀI HẠN VÀ NGẮN HẠN
• Luồng vốn chảy vào làm phát sinh cung ngoại tệ nên được ghi Có (+) trên tài khoản vốn.
• Luồng vốn chảy ra làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi Nợ (–) trên tài khoản vốn.
• Ví dụ:
 Viettel đầu tư 1 tỷ USD cho mạng 3G tại Tanzania luồng vốn chảy ra sẽ được ghi
Nợ (–) trên tài khoản vốn.
 Nhật Bản tài trợ 2,6 tỷ USD cho Việt Nam dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức
ODA luồng vốn đi vào sẽ được ghi Có (+) trên tài khoản vốn.
26
v1.0015105205
2.2.3. CÁN CÂN CHUYỂN GIAO VỐN MỘT CHIỀU
• Bao gồm các khoản chuyển giao vốn một chiều như viện
trợ không hoàn lại với mục đích đầu tư, các khoản nợ
được xoá.
• Khi được nhận các khoản viện trợ không hoàn lại và
được xoá nợ, tương tự như luồng vốn đi vào, gia tăng
NV (TSN), làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi “Có”
với dấu “+”. Ngược lại, khi viện trợ hay xoá nợ cho
người không cư trú, luồng vốn đã đi ra làm tăng cầu
ngoại tệ nên được ghi vào bên “Nợ” với dấu “–”.
• Khác với các cán cân vốn trên đây, quy mô và tình
trạng cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc
chủ yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh
tế – chính trị – xã hội giữa các nước có chung lợi ích và
tình hữu nghị đặc biệt.
27
v1.0015105205
CÁN CÂN VỐN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2013
28
v1.0015105205
2.4. NHẦM LẪN VÀ SAI SÓT
Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của khoản mục nhầm lẫn và sai sót:
• Các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú rất phong phú và đa dạng
do vậy có thể xảy ra thiếu sót trong quá trình thống kê và ghi chép.
• Nhiều số liệu được thu thập dựa trên cơ sở lấy mẫu có tính chất dự đoán từ nhiều
nguồn riêng biệt khác nhau, do đó có một số sai sót là không thể tránh khỏi.
• Nhằm trốn thuế nên một số giao dịch được khai báo với giá trị sai khác so với thực tế
(ví dụ khai giảm giá trị hóa đơn xuất khẩu và/hoặc giá trị hóa đơn nhập khẩu).
• Không thể thống kê được các giao dịch kinh tế ngầm, không chính thức.
29
v1.0015105205
2.5. CÁN CÂN BÙ ĐẮP CHÍNH THỨC
• Cán cân bù đắp chính thức bao gồm ba khoản mục:
 Dự trữ ngoại hối quốc gia;
 Vay nợ IMF và các NHTW khác;
 Thay dổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập thanh toán.
• Dự trữ ngoại hối bao gồm vàng, ngoại tệ mạnh, các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, đồng SDR.
• Quy mô quỹ dự trữ ngoại hối lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào chế độ tỷ giá mà các quốc gia
lựa chọn áp dụng:
 Chế độ tỷ giá cố định.
 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.
30
v1.0015105205
3. MỘT SỐ PHÂN TÍCH CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN 
• Cán cân cơ bản = Cán cân vãng lai + Cán cân di chuyển vốn dài hạn
• Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân di chuyển vốn + Sai sót
• Cán cân bù đắp chính thức = – Cán cân tổng thể
• Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) = Cán cân tổng thể + Cán cân bù đắp chính thức = 0
31
v1.0015105205 32
3. MỘT SỐ PHÂN TÍCH CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN (tiếp theo)
v1.0015105205
SO SÁNH BOP VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
33
v1.0015105205
4. CÂN BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
4.2. Thâm hụt và thặng dư cán cân vãng lai
4.1. Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại
4.3. Thâm hụt và thặng dư cán cân cơ bản
4.4. Thâm hụt và thặng dư cán cân tổng thể
4.5. Cân bằng cán cân tổng thể khi thặng dư
4.6. Cân bằng cán cân tổng thể khi thâm hụt
34
v1.0015105205
4.1. THÂM HỤT VÀ THẶNG DƯ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
• Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại thường
quyết định đến tình trạng của cán cân vãng lai.
• Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ
yếu thường được áp dụng sẽ tác động vào lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu thông qua các hình thức thuế
quan, quotas, và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng
hóa nhập khẩu của công chúng.
35
v1.0015105205
4.2. THÂM HỤT VÀ THẶNG DƯ CÁN CÂN VÃNG LAI
• Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô vì
tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng kinh tế,
lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể.
• Để tác động đến tình trạng của cán cân vãng lai, cần phải có thêm các giải pháp tổng
thể về tài khóa và tiền tệ hơn là chỉ các giải pháp về chính sách thương mại quốc tế
và tác động vào tâm lý tiêu dùng.
36
v1.0015105205
4.3. THÂM HỤT VÀ THẶNG DƯ CÁN CÂN CƠ BẢN
• Cán cân cơ bản bao gồm cán cân vãng lai và cán cân di chuyển vốn dài hạn.
• Tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách không rõ ràng đến nền kinh tế tùy
theo cách tiếp cận.
• Đối với các nước đang phát triển, vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện công nghiệp và
hiện đại hóa, thặng dư cán cân cơ bản nhìn chung được coi là dấu hiệu tích cực.
• Các chính sách thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp là giải pháp cơ bản cho vấn
đề này.
37
v1.0015105205
4.4. THÂM HỤT VÀ THẶNG DƯ CÁN CÂN TỔNG THỂ
• Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nền kinh tế
và sự vận hành các chính sách vĩ mô, đặc biệt khi cán cân tổng thể ở tình trạng
thâm hụt.
• Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư không những
không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.
• Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những khó khăn
hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại những hậu quả
trong dài hạn.
• Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện các giải pháp một cách hết sức
thận trọng.
38
v1.0015105205
4.5. CÂN BẰNG CÁN CÂN TỔNG THỂ KHI THẶNG DƯ
39
• Tăng nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng và tư liệu 
sản xuất.
• Giảm xuất khẩu đặc biệt là nguyên liệu thô.
• Tăng xuất khẩu vốn ra nước ngoài.
• Trả nợ nước ngoài hoặc mua lại các khoản nợ.
• Tăng dự trữ quốc tế.
Biện pháp 
cân bằng
v1.0015105205
4.6. CÂN BẰNG CÁN CÂN TỔNG THỂ KHI THÂM HỤT
• Vận hành chính sách thương mại quốc tế theo hướng
tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu: giới hạn của chính sách
bảo trợ.
• Vận hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt Ngân
sách Nhà nước: chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
• Vận hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt mức cung
tiền tệ.
• Phá giá tiền tệ để thúc đẩy lượng xuất khẩu đồng thời giảm
lượng nhập khẩu: giới hạn của phá giá tiền tệ.
• Giảm dự trữ quốc tế thông qua bán các giấy tờ có giá và xuất
khẩu vàng.
• Vay nợ nước ngoài để thanh toán các khoản chi trả và đến
hạn trả: đảo nợ và sự gia tăng nợ (thâm hụt) trong dài hạn.
• Tuyên bố tình trạng vỡ nợ hay mất khả năng trả nợ nước ngoài.
40
Biện pháp 
cân bằng
v1.0015105205
5. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 
VÀ VIỆT NAM
• Đặc điểm chung của các nước đang phát triển.
• Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa.
• Nhu cầu vốn và sự tham gia tín dụng quốc tế.
• Tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.
41
v1.0015105205
SO SÁNH BOP CỦA ĐỨC, NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM
Khoản mục Đức Nhật Bản Việt Nam
2012 2013 2012 2013 2012 2013
Cán cân vãng lai 255.380 273.970 60.860 34.070 9.062 9.471
Cán cân vốn –284.690 –329.650 –103.210 47.640 8275 –151
CC vãng lai và vốn –29.310 –55.680 –42.350 81.710 117.337 9.320
Nhầm lẫn và sai sót 31.010 56.840 4.090 –42.930 –5477 –8.763
CC bù đắp chính thức 1.700 1.160 –38.260 38.780 11.859,7 556,9
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: IMF
42
v1.0015105205
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Cán cân vãng lai thâm hụt cán cân tổng thể thâm hụt các biện pháp cân bằng
đều mang tác động tiêu cực tới nền kinh tế, giảm dự trữ ngoại hối.
• Cán cân vãng lai thâm hụt cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ nền kinh tế luôn trong
tình trạng khan hiếm ngoại tệ.
• Khi điều chỉnh tăng tỷ giá (ngoại tệ) tăng giá giá hàng hóa trong nước rẻ hơn
tương đối so với nước ngoài thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cải thiện
tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai.
43
v1.0015105205
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Du học sinh Việt Nam ở Úc thanh toán tiền học phí cho các trường đại học Úc.
Giao dịch này được phản ánh thế nào trong BOP của Việt Nam?
A. Ghi Có (+) vào cán cân thu nhập.
B. Ghi Nợ (–) vào cán cân thu nhập.
C. Ghi Có (+) vào cán cân dịch vụ.
D. Ghi Nợ (–) vào cán cân dịch vụ.
Trả lời:
• Đáp án: D. Ghi Nợ (–) vào cán cân dịch vụ.
• Giải thích: Ghi Nợ vì đây là khoản tiền người cư trú ở Việt Nam (học sinh) chi ra để trả
cho người không cư trú (trường đại học Úc); Ghi vào cán cân dịch vụ vì người cư trú
Việt Nam sử dụng dịch vụ giáo dục của người không cư trú.
44
v1.0015105205
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Nhà đầu tư Mỹ chuyển lợi nhuận về nước trị giá 100.000 USD. Giao dịch này phản
ánh thế nào trong BOP của Việt Nam?
A. Ghi Có (+) vào cán cân thu nhập.
B. Ghi Nợ (–) vào cán cân thu nhập.
C. Ghi Có (+) vào cán cân vốn dài hạn.
D. Ghi Nợ (–) vào cán cân vốn dài hạn.
Trả lời:
• Đáp án: B. Ghi Nợ (–) vào cán cân thu nhập.
• Giải thích: Ghi Nợ vì đây là khoản tiền chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; Ghi vào cán
cân thu nhập vì đây là khoản thu nhập từ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam.
45
v1.0015105205
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Hãy phân tích các nhân tố tác động đến cán cân thương mại. Liên hệ vấn đề này ở
Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
• Trình bày thế nào là cán cân thương mại.
• Trình bày các nhân tố tác động đến cán cân thương mại và cơ chế tác động.
• Liên hệ ở Việt Nam: Thực trạng cán cân thương mại ở Việt Nam trong những năm
gần đây như thế nào? Nếu thâm hụt, tại sao thâm hụt; Nếu thặng dư, tại sao thặng
dư. Trong các nhân tố tác động trình bày ở phía trên, có nhân tố chính quyết định sự
thặng dư hay thâm hụt của cán cân thương mại ở Việt Nam.
46
v1.0015105205
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Cán cân thanh toán quốc tế là một bản báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các
giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với người không cư trú.
• Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm cán cân vãng lai, cán cân vốn, nhầm lẫn sai sót
và cán cân bù đắp chính thức.
• Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những chỉ tiêu vĩ mô quan trọng đối với các
quốc gia, tình trạng của BOP tác động tới các chỉ số khác của nền kinh tế như tỷ giá,
lạm phát, tăng trưởng và tác động tới sự vận hành các chính sách vĩ mô.
• Các biện pháp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế trường hợp thặng dư thường
mang lại tác động tích cực đối với nền kinh tế, ngược lại khi BOP thâm hụt, các biện
pháp thăng bằng thường mang lại tác động tiêu cực.
• Cán cân vãng lai của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thường trong tình
trạng thâm hụt xuất phát từ khả năng sản xuất trong nước yếu kém và nhu cầu nhập
khẩu lớn.
47

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_quoc_te_1_bai_2_can_can_thanh_toan_quoc.pdf