Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế

NỘI DUNG

Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế

Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914)

Hệ thống tiền tệ quốc tế trong giai đoạn hai chiến tranh thế giới (1914 – 1944)

Hệ thống tiền tệ quốc tế sau c

pdf 30 trang phuongnguyen 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế

Bài giảng Tài chính quốc tế 1 - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế
v1.0015105205
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1 
Viện ngân hàng – tài chính
Trường: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1
v1.0015105205
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
I. Mục tiêu học phần:
Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên sẽ có khả năng:
• Khái quát hóa về hệ thống tiền tệ quốc tế, bao gồm sự hình thành, phát triển và những
vấn đề đặt ra hiện nay đối với hệ thống tiền tệ quốc tế.
• Nhận thức tầm quan trọng của Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) thông qua tìm
hiểu nội dung và phân tích, từ đó nêu lên những khuyến nghị cải thiện CCTTQT của
Việt Nam.
• Hiểu cách yết và phân loại tỷ giá, phân tích và đánh giá việc điều hành, thực thi chính
sách tỷ giá tại một số quốc gia và Việt Nam.
• Hiểu cách thức vận hành của Thị trường ngoại hối và ý nghĩa của các công cụ tài chính
phái sinh ngoại tệ.
• Tìm hiểu về Thị trường vốn quốc tế, bao gồm Thị trường trái phiếu quốc tế và Thị
trường cổ phiếu quốc tế.
• Nhận thức khủng hoảng nợ nước ngoài; phân tích, đánh giá nợ nước ngoài và vấn đề
quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.
2
v1.0015105205
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN (tiếp theo)
II. Nội dung nghiên cứu
• Phần lý thuyết 6 bài thời lượng 45 tiết.
• Môn học được trình bày với sự kết hợp bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo và các
các điển hình nghiên cứu, ví dụ và bài tập thực hành.
• Phương pháp giảng dạy và học tập nhằm phát huy tinh chủ động của học viên, bài
giảng của giảng viên được trình bày song song với sự tham gia thảo luận của học viên
trên cơ sở sử dụng giáo trình, tài liệu tham khảo và các công cụ tiện ích khác.
• Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế
• Bài 2: Cán cân thanh toán quốc tế
• Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá
• Bài 4: Thị trường ngoại hối
• Bài 5: Thị trường vốn quốc tế
• Bài 6: Nợ nước ngoài và khủng hoảng nợ nước ngoài
3
v1.0015105205
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN (tiếp theo)
4
III. Tài liệu tham khảo
• Sách giáo khoa
 C. Paul Hallwood va Ronald McDonald – Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (International
Money and Finance).
 Jeff Madura – Quản trị Tài chính Quốc tế (International Financial Management).
• Tài liệu tham khảo
 Nguyễn Văn Tiến – Tài chính Quốc tế hiện đại.
 Nguyễn Văn Tiến – Thị trường Ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối.
 Nguyễn Văn Tiến – Thanh toán Quốc tế.
 Nguyễn Thị Thu Thảo và Hoàng Lan Hương – Hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
 Các tạp chí chuyên ngành.
 Các websites.
v1.0015105205
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Học trên lớp
• Học LT trên lớp 
• Làm bài tập về nhà
• Bài tập kiểm tra
Kết quả 
tổng hợp
Thi hết môn
• Câu hỏi luận
• Câu hỏi trắc nghiệm
• Bài tập bắt buộc
5
v1.0015105205
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
• Khái niệm tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế là sự di chuyển tiền vốn giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ kinh
tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao, quân sự giữa các quốc gia giữa các chủ thể của các
quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi chủ
thể nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong các quan hệ quốc tế.
• Đặc trưng các hoạt động của tài chính quốc tế
 Rủi ro hối đoái.
 Rủi ro chính trị: thay đổi luật pháp, thể chế chính trị.
 Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội.
 Sự thiếu hoàn hảo của thị trường.
6
v1.0015105205
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
• Vai trò của tài chính quốc tế
 Khai thác các nguồn lực ngoài nước phục vụ cho
sự phát triển kinh tế – xã hội trong nước.
 Thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng
hòa nhập vào nền kinh tế.
 Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực tài chính.
• Nội dung của tài chính quốc tế
 Các quan hệ tiền tệ: Thanh toán quốc tế, đầu tư
quốc tế, tín dụng quốc tế.
 Các quỹ thuộc tài chính quốc tế.
 Các chủ thể thuộc tài chính quốc tế.
7
v1.0015105205
BÀI 1
HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
ThS. Phan Thị Thanh Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
8
v1.0015105205
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
• Trong năm 2008, 1 EUR đổi được 1,6 USD, đổi được 1,39 USD vào thời điểm tháng
3/2014, nhưng đến nay đã giảm xuống gần ngang bằng với 1 USD.
• Đây là mức thấp nhất của cặp tỷ giá này trong 12 năm qua, đặc biệt là sau đà rơi liên
tục và rất mạnh của đồng EUR từ đầu năm đến nay.
Đồng EUR do ai phát hành và tại sao lại suy giảm mạnh?
9
v1.0015105205
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
• Sự hình thành và phát triển của các chế độ tiền tệ: Cơ sở và quy tắc xác định,
điều tiết tỷ giá trong các giai đoạn lịch sử.
• Phương thức và công cụ điều tiết việc xác định và duy trì giá trị của đồng tiền
của mỗi nước.
• Sự hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính quốc tế.
• Tác động của hệ thống tài chính quốc tế đối với sự ổn định và phát triển của
các nước.
10
v1.0015105205
NỘI DUNG
Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914)
Hệ thống tiền tệ quốc tế trong giai đoạn hai chiến tranh thế giới (1914 – 1944)
Hệ thống tiền tệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1944 – 1990s)
Các tổ chức tài chính quốc tế
11
v1.0015105205
1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
• Được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại –
tài chính giữa các nước.
• Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều
tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định
chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm:
 Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều tiết
tỷ giá giữa đồng tiền của các nước khác nhau
với nhau.
 Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt
động tài chính quốc tế và các quốc gia.
 Hệ thống thị trường tài chính quốc tế.
 Các tổ chức tài chính quốc tế.
12
v1.0015105205
1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
13
• Nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế là nghiên cứu các chế độ tiền tệ và chế tài điều tiết
quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế trong các giai
đoạn lịch sử khác nhau. Cụ thể:
 Chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỷ giá và các quy tắc điều tiết.
 Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế.
v1.0015105205
2. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT (1914)
2.2. Chế độ bản vị vàng (1880 – 1914)
2.1. Chế độ bản vị hàng hóa – đồng hay song bản vị (trước 1870)
14
v1.0015105205
2.1. CHẾ ĐỘ BẢN VỊ HÀNG HÓA – ĐỒNG HAY SONG VỊ BẢN VỊ (TRƯỚC 1870)
• Chế độ bản vị hàng hóa.
• Sự ra đời của tiền đúc “thiếu giá” (1540 – 1560).
• Quy luật T. Gresham (Anh).
• Chế độ song bản vị ở Mỹ (1792 – 1861).
• Sự sụp đổ của chế độ song bản vị (1861).
• Quyết định chuyển đổi USD ra vàng (1879) và
Đạo luật bản vị vàng ở Mỹ (1900).
15
v1.0015105205
2.2. CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG (1880 – 1914)
• Đặc trưng và các nguyên tắc cơ bản của chế độ bản
vị vàng:
 Gắn giá trị của đồng tiền với vàng.
 Tự do đúc tiền vàng đủ giá.
 Tự do đổi tiền phù hiệu lấy tiền vàng đủ giá.
 Tự do xuất nhập khẩu vàng.
 Dự trữ vàng với quy mô đủ lớn là yêu cầu để bảo
đảm sức mua đồng tiền – money backs to gold.
• Ưu thế và những hạn chế của chế độ bản vị vàng:
 Ưu thế.
 Những hạn chế.
16
• Thời kỳ hoàng kim của chế độ bản vị vàng (1880 – 1914): hệ thống tiền tệ quốc tế hoạt
động một cách ổn định và hợp tác giữa các nước trong các khu vực và trên thế giới.
v1.0015105205
3. HỆ THỐNG TIỀN TỆ TRONG HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 
(từ năm 1914 đến năm 1944)
• Sự chấm dứt bản vị vàng và chế độ tỷ giá thả nổi: tài
trợ chiến tranh và lạm phát bùng nổ, phá vỡ khả năng
duy trì quan hệ tiền – vàng.
• Việc tái ấn định lại bản vị vàng 1920: sự hồi sinh chế
độ bản vị vàng và mang đặc điểm của chế độ bản vị
hối đoái vàng 1925 – 1931.
• Sự sụp đổ của hệ thống thương mại và tài chính quốc
tế sau Đại khủng hoảng 1929 – 1933: Sự tan rã của
các khối tiền tệ (GBP, USD, và các đồng tiền khác tiếp
tục gắn với vàng), chấm dứt chế độ bản vị vàng.
• Những thương thuyết về tái thiết hệ thống tiền tệ quốc
tế 1941.
• Hội nghị Bretton Woods 1944 và sự ra đời của hệ
thống Bretton woods.
17
v1.0015105205
4. HỆ THỐNG TIỀN TỆ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ 2 (1944 – 1990s)
4.2. Hệ thống tiền tệ quốc tế hậu Bretton Woods
4.1. Hệ thống Bretton Woods 1944 – 1971
18
v1.0015105205
4.1. HỆ THỐNG BRETTON WOODS 1944 – 1971 
Sự ra đời của hệ thống tiền tệ Bretton Woods 1944
• Đặc trưng và hoạt động của hệ thống tiền tệ Bretton
Woods 1944: chế độ bản vị đồng USD.
• Những tác động tích cực của chế độ Bretton Woods.
• Sự sụp đổ của chế độ Bretton Woods.
 Những áp lực phá vỡ và những cố gắng.
 Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods được chính
thức công bố vào ngày 15/8/1971.
19
v1.0015105205
4.2. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ HẬU BRETTON WOODS
• Hai lần sửa đổi điều khoản của IMF:
 Sự ra đời của quyền rút vốn đặc biệt SDR.
 Các quốc gia không được gắn giá trị đồng tiền với vàng đồng thời tự lựa chọn chế độ
tỷ giá.
• Hệ thống tiền tệ Châu Âu EMS.
• Sự ra đời của liên minh tiền tệ Châu Âu.
20
v1.0015105205
4.2. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ HẬU BRETTON WOODS (tiếp theo)
• Hệ thống tiền tệ Châu Âu EMS:
 Hệ thống tỷ giá song phương giữa các đồng tiền
thành viên được dao động trong một biên độ nhất
định tối đa là ±2,25% đối với các đồng tiền mạnh và
±6% đối với các đồng tiền yếu như lia Ý hay pound
của Ailen.
 Sự ra đời của đơn vị tiền tệ Châu Âu ECU.
 Đánh giá hoạt động của EMS.
21
• Liên minh tiền tệ châu Âu
 Các hình thức liên kết kinh tế: Khu vực mậu dịch tự do; Liên minh thuế quan;
Thị trường chung; Liên minh kinh tế; Liên minh tiền tệ.
 Quá trình hình thành liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu.
v1.0015105205
LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU
• Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu chính thức ra đời ngày 1/1/1999.
• Điều kiện tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu:
 Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của ba nước có mức
lạm phát thấp nhất.
 Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP.
 Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong
hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM).
 Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn 10 năm trở lên) không quá 2% so với
mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.
• Ngày 1/1/2002, đồng EUR chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên
gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha.
22
v1.0015105205
LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU
23
Lợi ích Chi phí
• Kích thích phát triển thương mại trong
nội bộ EU.
• Các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu
quả hơn trong EU.
• Tiết kiệm dự trữ ngoại hối và lợi ích từ
phát hành tiền.
• Tăng cường thanh khoản cho thị
trường tài chính.
• Mất quyền tự chủ trong hoạch định
chính sách tiền tệ.
• Mất quyền tự chủ trong chính sách
kinh tế vĩ mô.
• Bất bình đẳng khu vực.
• Chi phí thời kỳ quá độ.
v1.0015105205
4.2. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ HẬU BRETTON WOODS (tiếp theo)
• Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay
 Hệ thống tiền tệ quốc tế được đặc trưng bởi sự hợp
tác đa phương của các nước dựa trên chế độ tỷ giá
thả nổi có điều tiết, xu thế toàn hội nhập và cầu hóa
của các nước.
 Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế được
tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực: đời sống
kinh tế xã hội của các nước.
 Sự phát triển và ổn định của hệ thống tiền tệ Châu Âu
mở ra khả năng hợp tác tiền tệ trong các khu vực và
trên thế giới: Đông Nam Á và Châu Á.
24
v1.0015105205
5. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
• Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)
• Ngân hàng thế giới (WB)
• Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB)
• Ngân hàng Châu Âu (EMS)
• Ngân hàng phát triển châu Phi (AFDB)
25
v1.0015105205
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Ngày 1/1/2002, đồng EUR chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên
gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha.
• Chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ
làm tăng lạm phát năm 2015 ở eurozone thêm 0,3%, chủ yếu do đồng euro yếu đi.
Đồng euro đã xuống đáy 12 năm so với USD sau khi ECB công bố chi tiết kết quả
tuần đầu tiên của chương trình mua lại trái phiếu. Chương trình này vốn được đưa ra
nhằm tăng nguồn cung tiền trong lưu thông. Chương trình nới lỏng trị giá 1.100 tỷ
USD với hi vọng có thể cứu nền kinh tế khỏi suy thoái và giảm phát.
26
v1.0015105205
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Lợi ích quốc gia khi gia nhập liên minh tiền tệ là:
A. thúc đẩy thương mại quốc tế trong nội bộ liên minh.
B. chủ động trong hoạch định chính sách tiền tệ.
C. tạo ra sự bình đẳng với các quốc gia khác trong liên minh.
D. thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trả lời:
Đáp án: A. thúc đẩy thương mại quốc tế trong nội bộ liên minh.
27
v1.0015105205
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Đặc điểm cơ bản của chế độ bản vị vàng là:
A. NHTW mỗi quốc gia luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực 
tiếp với số tiền phát hành.
B. không có sự phá giá hay nâng giá nào giữa các đồng tiền chủ chốt trong suốt thời kỳ 
hoàng kim của chế độ bản vị vàng.
C. những quốc gia khan hiếm vàng thì cung ứng tiền sẽ bị hạn chế và là nguyên nhân
kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
D. phát hiện các mỏ vàng gây ra lạm phát.
Trả lời:
Đáp án: A. NHTW mỗi quốc gia luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ 
trực tiếp với số tiền phát hành.
28
v1.0015105205
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Sinh viên hãy phân tích cơ hội cho sự hợp tác tiền tệ khu vực Đông Nam Á và
Châu Á.
Gợi ý trả lời
• Điều kiện phát triển kinh tế và nhu cầu hợp tác về tài chính tiền tệ của khu vực.
• Khả năng hợp tác về tài chính tiền tệ.
• Những khó khăn cản trở.
29
v1.0015105205
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi học xong bài này, sinh viên được trang bị kiến thức:
• Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế và sự phát triển lịch sử của hệ thống tiền tệ,
sự ra đời các đồng tiền chung.
• Sự hình thành các tổ chức tài chính quốc tế.
30

File đính kèm:

  • pdftai_chinh_quoc_te_1_bai1_he_thong_tien_te_quoc_te_phan_thi_t.pdf