Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Thanh Huyền
Cấu trúc bài học
7.1 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp
7.2 Cơ sở dữ liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp
7.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Thanh Huyền

v2.0017111202 BÀI 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TS. Nguyễn Thanh Huyền Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 v2.0017111202 Tình huống khởi động bài Bối cảnh: Doanh nghiệp A đang muốn thực hiện một phương án đầu tư mới nên đã quyết định đi vay vốn ngân hàng. Trong hồ sơ vay vốn, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp A phải làm rõ về tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra quyết định. Tuy nhiên, vì đây là lần vay vốn đầu tiên nên doanh nghiệp đang rất lúng túng: 1. Không biết sẽ phải căn cứ vào những cơ sở dữ liệu nào để phân tích tài chính của doanh nghiệp? 2. Để làm rõ về tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp, cần sử dụng các chỉ tiêu tài chính nào? 2 v2.0017111202 Mục tiêu bài học 3 Xác định được mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp và các phương pháp để phân tích tài chính doanh nghiệp. 01 Nhận diện được các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp.02 v2.0017111202 Cấu trúc bài học 4 7.1 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp Cơ sở dữ liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp7.2 7.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp v2.0017111202 7.1. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 5 7.1.1 Khái niệm 7.1.2 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp v2.0017111202 7.1.1. Khái niệm Phân tích tài chính có thể được hiểu là các phương pháp và kỹ thuật phân tích được sử dụng để làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho phép đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng cũng như các dự báo có thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. 6 v2.0017111202 7.1.2. Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu thông tin của các chủ thể khác nhau, bao gồm: • Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp họ có thể nắm bắt cụ thể thực trạng tài chính để kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp vừa là cơ sở để thực hiện các dự báo tài chính, vừa là căn cứ để các nhà quản trị tài chính có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn, quyết định quản lí tài sản. • Đối với chủ sở hữu và nhà đầu tư: Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho họ đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết định tiếp tục duy trì đầu tư, tăng cường đầu tư hay rút vốn đầu tư khỏi doanh nghiệp. • Đối với tổ chức tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính): Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho họ có thể đánh giá chính xác tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp để quyết dịnh cho vay và thu hồi nợ. 7 v2.0017111202 7.1.2. Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) • Đối với người lao động của doanh nghiệp: Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho họ nhận biết được thực trạng tốt xấu và tương lai của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết định tiếp tục gắn bó hay rút khỏi doanh nghiệp để tìm những cơ hội việc làm mới tốt hơn. • Đối với cơ quan nhà nước (cơ quan thuế, tài chính): Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các cơ quan này có thể kiểm soát và giám sát tốt hơn việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. 8 v2.0017111202 7.2. Cơ sở dữ liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp 9 7.2.1 Các báo cáo tài chính doanh nghiệp 7.2.2 Các nguồn dữ liệu khác v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp 10 Các báo cáo tài chính doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bản thuyết minh báo cáo tài chính v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) Bảng cân đối kế toán • Khái niệm: Là một báo cáo mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp trên 2 khía cạnh là tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm cụ thể. Nói cách khác, đây là báo cáo trình bày những thứ mà doanh nghiệp đang nắm giữ thể hiện ở phần tài sản và những thứ mà doanh nghiệp nợ thể hiện ở phần nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. • Kết cấu: Có thể mô phỏng hình thức trình bày các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán như sau: 11 v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) 12 TÀI SẢN NGUỒN VỐN CHỈ TIÊU SỐ LIỆU CHỈ TIÊU SỐ LIỆU A. Tài sản ngắn hạn • Tiền • Đầu tư tài chính ngắn hạn • Hàng tồn kho • Tài sản ngắn hạn khác A. Nợ phải trả • Nợ ngắn hạn • Nợ dài hạn B. Tài sản dài hạn • Các khoản phải thu dài hạn • Tài sản cố định • Bất động sản đầu tư • Đầu tư tài chính dài hạn • Tài sản dài hạn khác B. Vốn chủ sở hữu • Vốn đầu tư của chủ sở hữu • Vốn khác của chủ sở hữu • Các quỹ không chia được trích lập từ lợi nhuận • Lợi nhuận giữ lại TỔNG TÀI SẢN TỔNG NGUỒN VỐN v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) • Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần là tài sản và nguồn vốn, được trình bày theo nguyên tắc cân đối: Tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Các số liệu phản ánh trên báo cáo được tổng hợp tại một thời điểm nhất định thường là ở thời điểm cuối niên độ kế toán. • Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập Bảng cân đối kế toán theo biểu mẫu hướng dẫn của Nhà nước (Mẫu B01-doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). Các mục trong phần tài sản được sắp xếp theo trật tự tính thanh khoản giảm dần. 13 v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) Báo cáo kết quả kinh doanh • Khái niệm: Là một báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. • Kết cấu: Có thể mô phỏng hình thức trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh như sau: 14 v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) 15 STT Chỉ tiêu Số liệu 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (1-2) 4 Giá vốn hàng bán 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3-4) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 7 Chi phí tài chính 8 Chi phí bán hàng 9 Chi phí quản lí doanh nghiệp 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5+6-7-8-9) 11 Thu nhập khác 12 Chi phí khác 13 Lợi nhuận khác (11-12) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (10+13) 15 Chi phí thuế TNDN 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN (14-15) v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) • Báo cáo kết quả kinh doanh được lập tại một thời điểm cụ thể song các số liệu của nó được tổng hợp trong cả một khoảng thời gian cụ thể thường là một niên độ kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày kết quả kinh doanh theo từng loại hình hoạt động gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. • Ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo này theo biểu mẫu hướng dẫn của Nhà nước (Mẫu B02-doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). 16 v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Khái niệm: Là một báo cáo tài chính mô tả dòng vận động tiền tệ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xem là sự phản ánh dòng tiền vận động đằng sau các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết dòng tiền vào, dòng tiền ra và chênh lệch giữa chúng. • Kết cấu: Có thể mô phỏng hình thức trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau: 17 v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) 18 STT Chỉ tiêu Số liệu I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1 Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 2 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ 3 Tiền chi trả cho người lao động 4 Tiền chi trả lãi vay 5 Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 6 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 7 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 2 Tiền thu từ thanh lí, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 3 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 4 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đợ vị khác 5 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) 19 STT Chỉ tiêu Số liệu 6 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 7 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 2 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp 3 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 4 Tiền chi trả nợ gốc vay 5 Tiền chi trả nợ thuê tài chính 6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính IV Lưu chuyển tiền thuần trong kì V Tiền và tương đương tiền đầu kì VI Tiền và tương đương tiền cuối kì v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được cấu trúc gồm các chỉ tiêu phản ánh các dòng tiền và dòng tiền thuần theo từng loại hoạt động, bao gồm: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính. Từ các số liệu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người ta có thể đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn, khả năng dòng tiền từ các loại hình hoạt động và dự báo trạng thái dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. • Ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu B03-doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. 20 v2.0017111202 7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp (tiếp theo) Bản thuyết minh báo cáo tài chính • Khái niệm: Là một bản báo cáo bổ sung mô tả và giải thích các đặc điểm, tình hình và kết quả tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. • Hiện nay, ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo này theo mẫu B09-doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. 21 v2.0017111202 7.2.2. Các nguồn dữ liệu khác • Các thông tin chung của nền kinh tế: Tình hình chung của nền kinh tế thường được biểu thị qua các chỉ số phản ánh tình hình tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế. Những thông tin này có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Ở giai đoạn tăng trưởng kinh tế, các cơ hội thuận lợi cho kinh doanh được mở rộng → doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các cơ hội kinh doanh bị thu hẹp lại → doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp có xu hướng giảm sút, tình hình tài chính của các doanh nghiệp trở nên khó khăn. • Các thông tin liên quan đến ngành kinh tế: Sự phát triển của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến tình hình chung của ngành hay lĩnh vực mà doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Các thông tin về tình hình phát triển của ngành, các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các tiến bộ công nghệ trong ngành, các thay đổi về cung cầu, giá cả, chế tạo sản phẩm mới, các số liệu thống kê của ngành sẽ là những yếu tố có ảnh hưởng đến kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp người ta thường so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp với các chỉ số thống kê của ngành để thấy được vị trí của doanh nghiệp trong ngành, đồng thời các thông tin ngành còn giúp cho các nhà phân tích có thể lí giải kết quả hoạt động của doanh nghiệp và dự báo tương lai kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. 22 v2.0017111202 7.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 23 7.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh 7.3.2 Phân tích các hệ số tài chính cơ bản 7.3.3 Phân tích tài chính dupont 7.3.4 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản Để phân tích các hệ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp có 2 quan điểm: • Quan điểm 1: Sử dụng số liệu trung bình (Số liệu bình quân) Nguyên tắc: Phân tích tài chính cho năm nào, kì nào thì dùng số liệu trung bình của năm đó để phân tích. Số liệu trung bình (bình quân) của năm N = (Số liệu đầu năm N + Số liệu cuối năm N)/2 • Quan điểm 2: Sử dụng số liệu thời điểm Nguyên tắc: Phân tích tài chính cho năm nào, kì nào sẽ sử dụng các số liệu cuối kì đó để tính toán. 24 v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) 25 Phân tích các hệ số tài chính cơ bản Phân tích cấu trúc tài chính Phân tích khả năng thanh toán Phân tích khả năng hoạt động Phân tích khả năng sinh lời v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) a. Phân tích cấu trúc tài chính Để đánh giá cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp, người ta sử dụng 2 chỉ tiêu: • Tỉ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn (Tỉ trọng tài sản ngắn hạn; Tỉ trọng vốn lưu động) • Tỉ suất đầu tư vào tài sản dài hạn (Tỉ trọng tài sản dài hạn; Tỉ trọng vốn cố định) Ý nghĩa: Tỉ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn/dài hạn cho biết mức độ và xu hướng đầu tư của doanh nghiệp và 2 loại hình tài sản ngắn hạn và dài hạn. Tỉ suất này phụ thuộc và ngành kinh doanh, trình độ quản lí và một số yếu tố khác. 26 Tỉ trọng tài sản ngắn hạn (Vốn lưu động) Tài sản ngắn hạn (Vốn lưu động) Tổng tài sản (tổng Vốn kinh doanh) = Tỉ trọng tài sản dài hạn (Vốn cố định) Tài sản dài hạn (Vốn cố định) Tổng tài sản (tổng vốn kinh doanh) = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: • Hệ số nợ Ý nghĩa: Hệ số nợ cho biết nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn, hay trong 100 đồng vốn của doanh nghiệp đang sử dụng thì có bao nhiêu đồng được tài trợ bằng nợ phải trả. Hệ số nợ cho biết khả năng, xu hướng khai thác vốn tài trợ cho tài sản, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp. 27 Hệ số nợ Nợ phải trả Tổng nguồn vốn = v2.0017111202 7.3.2. phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Hệ số vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Hệ số vốn chủ sở hữu cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn, hay trong 100 đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng thì có bao nhiêu đồng được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số này cho biết khả năng khai thác vốn tài trợ cho tài sản, đồng thời phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. • Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết nợ phải trả bằng bao nhiêu lần hay bao nhiêu % so với vốn chủ sở hữu. Hệ số này phản ánh mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. 28 Hệ số vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn = Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) 29 Bảng 1. Bảng cân đối kế toán của công ty ABC TÀI SẢN 31/12/N-1 31/12/N NGUỒN VỐN 31/12N-1 31/12N A. tài sản ... ng bình ngành Năm N-1 Năm N Năm N-1 Năm N 1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,72 1,71 1,41 1,52 2 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,56 1,6 1,51 1,2 3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 0,833 0,849 0,79 0,84 4 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 0,146 0,151 0,15 0,17 5 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lần 1,67 1,82 1,65 1,61 v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Nhìn chung, khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm N đều có xu hướng tăng nhẹ so với năm N - 1. Chứng tỏ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm N là tốt hơn năm N-1. Đây sẽ là một lợi thế đối với doanh nghiệp khi huy động vốn cho năm tài chính sắp tới. So sánh với số liệu trung bình ngành thì thấy: Chỉ có duy nhất hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp hơn so với ngành, còn là các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong cả 2 năm đều tốt hơn số liệu trung bình ngành. Như vậy, doanh nghiệp cần xem xét lại cấu trúc nợ ngắn hạn và cấu trúc các khoản tiền và tương đương tiền nhằm cải thiện khả năng thanh toán tức thời để theo kịp với các doanh nghiệp trong ngành. 42 v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) c. Phân tích khả năng hoạt động • Vòng quay hàng tồn kho Ý nghĩa: Hệ số này cho biết khả năng quay vòng hay luân chuyển của hàng tồn kho của doanh nghiệp. Hệ số này cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, trình độ tổ chức quản lí kinh doanh và các yếu tố khác. Nếu kết quả tính toán cho thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp được cải thiện qua các kì thì điều này thường biểu thị rằng doanh nghiệp đã tổ chức dự trữ, sản xuất và tiêu thụ hàng tồn kho tốt hơn và ngược lại. 43 Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho bình quân = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho (kì nhập hàng bình quân) Ý nghĩa: Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho cho biết khoảng thời gian bình quân tính từ lúc nắm giữ hàng tồn kho đến lúc tiêu thụ hàng tồn kho. Nói cách khác, nó cho biết hàng tồn kho tồn tại bao nhiêu ngày trước tiêu thụ. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, trình độ tổ chức quản lí kinh doanh và các yếu tố khác. Nếu hệ số này giảm đi qua các kì có nghĩa là doanh nghiệp đã tổ chức dự trữ, sản xuất và tiêu thụ hàng tồn kho tốt hơn và ngược lại. 44 Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho Số ngày trong kì (365 ngày) Số vòng quay hàng tồn kho trong kì = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Vòng quay các khoản phải thu Thông thường, trong phần tử số của công thức này chỉ tổng hợp phần doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, theo chế độ kế toán hiện nay, vì bộ phận VAT đầu ra phát sinh tương ứng với phần doanh thu bán hàng vẫn được theo dõi chung trên tài khoản phản ánh các khoản phải thu của khách hàng, do đó, để đảm bảo sự phù hợp, trong phần tử số của công thức kể trên phải bao gồm cả số VAT đầu ra tương ứng với bộ phận doanh thu bán hàng. Ý nghĩa: Hệ số này cho biết trong kì, các khoản phải thu quay vòng được bao nhiêu lần. Nó cho biết mức độ nhanh chậm trong việc thu hồi nợ phải thu. 45 Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần từ bán hàng và cung ứng dịch vụ + VAT đầu ra tương ứng Các khoản phải thu bình quân = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Kì thu tiền bình quân Ý nghĩa: Hệ số này cho biết khoảng thời gian trung bình mà doanh nghiệp thu hồi được công nợ kể khi bán chịu hàng hoá dịch vụ. Nói cách khác, đây là khoảng thời gian trung bình tính từ khi bán chịu cho đến khi thu được tiền bán hàng. Vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Thông thường, khi vòng quay các khoản phải thu tăng lên hoặc kì thu tiền bình quân giảm xuống qua các kì sẽ biểu hiện xu hướng rút ngắn thời gian bán chịu và trình độ quản lí thu hồi công nợ được cải thiện. 46 Kì thu tiền bình quân Số ngày trong kì (365 ngày) Số vòng quay các khoản phải thu trong kì = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Vòng quay tài sản ngắn hạn (Vòng quay vốn lưu động) Thông thường, tử số của công thức trên là doanh thu thuần bán hàng hoá dịch vụ. Tuy nhiên, trong trường hợp có phát sinh doanh thu tài chính, để đảm bảo tính hợp lí khi tính toán, ngoài doanh thu thuần về bán hàng hoá dịch vụ, người ta còn tính cả doanh thu tài chính. Ý nghĩa: Hệ số này cho biết hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn hay vốn lưu động trong mối quan hệ với doanh thu đạt được. Nói cách khác, hệ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn hay vốn lưu động sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. 47 Vòng quay tài sản ngắn hạn (vốn lưu động) Doanh thu Tài sản ngắn hạn (vốn lưu động) bình quân = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Vòng quay tài sản dài hạn (Vòng quay vốn cố định) Ý nghĩa: Hệ số này cho biết hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Nói cách khác, hệ số này cho biết mỗi đồng tài sản dài hạn hay vốn cố định sử dụng trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp mà cơ cấu tài sản nghiêng về tài sản dài hạn chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khách sạn, dịch vụ ăn uống 48 Vòng quay tài sản dài hạn (Vốn cố định) Doanh thu Tài sản dài hạn (vốn cố định) bình quân = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Vòng quay tổng tài sản (Vòng quay toàn bộ vốn) Ý nghĩa: Hệ số này cho biết hiệu suất sử dụng tài sản hay vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, hệ số này cho biết mỗi đồng tài sản hay vốn kinh doanh sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. 49 Hệ số vòng quay tổng tài sản (toàn bộ vốn) Doanh thu Tổng tài sản (tổng vốn kinh doanh) bình quân = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) Ví dụ 7.3: Tiếp tục số liệu của công ty ABC đã cho ở trên, chúng ta tính được các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của công ty như sau: ĐVT: Tỉ đồng 50 STT Chỉ tiêu Số liệu bình quân năm N 1 Trị giá hàng tồn kho bình quân (350 + 400)/2 = 375 2 Các khoản phải thu bình quân (330 + 370)/2 = 350 3 Tài sản ngắn hạn bình quân (750 + 850)/2 = 800 4 Tài sản dài hạn bình quân (250 + 350)/2 = 300 5 Tổng tài sản bình quân (1.000 + 1.200)/2 = 1.100 v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) 51 STT ĐVT Chỉ tiêu Năm N 1 Lần Vòng quay hàng tồn kho 4.850/375 = 12,93 2 Ngày Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho 365/12,93 = 28 3 Lần Vòng quay các khoản phải thu (5.800 × 1,1)/350 = 18,23 4 Ngày kì thu tiền bình quân 365/18,23 = 20 5 Lần Vòng quay tài sản ngắn hạn 5.850/800 = 7,31 6 Lần Vòng quay tài sản dài hạn 5.850/300 = 19,5 7 Lần Vòng quay tổng tài sản 5.850/1.100 = 5,32 v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Khi phân tích, đánh giá khả năng hoạt động của một doanh nghiệp, ngoài việc so sánh các kết quả tính toán giữa các kì với nhau để xác định xu hướng biến động của các hệ số, người ta còn so sánh với các hệ số trung bình về khả năng hoạt động của ngành cũng như so sánh với các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh để xác định vị thế của doanh nghiệp. 52 STT ĐVT Chỉ tiêu Số liệu công ty ABC năm N Số liệu trung bình ngành năm N 1 Lần Vòng quay hàng tồn kho 12,93 12,1 2 Ngày Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho 28 30 3 Lần Vòng quay các khoản phải thu 18,23 15 4 Ngày kì thu tiền bình quân 20 25 5 Lần Vòng quay tài sản ngắn hạn 7,31 5,82 6 Lần Vòng quay tài sản dài hạn 19,5 17,5 7 Lần Vòng quay tổng tài sản 5,32 4,5 Qua bảng số liệu ta thấy, so với số liệu trung bình ngành thì tất cả các hệ số đánh giá khả năng hoạt động năm N của công ty ABC đều cao hơn so với ngành cho thấy khả năng hoạt động của công ty ABC năm N là tốt hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) d. Phân tích khả năng sinh lời • Tỉ suất lợi nhuận - doanh thu (Tỉ suất doanh lợi doanh thu; hệ số lãi ròng)- ROS Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu đạt được trong kì của doanh nghiệp, nó cho biết là trong một đồng doanh thu đạt được trong kì thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Rõ ràng, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì hệ số lãi ròng càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng lớn. 53 Tỉ suất lợi nhuận - doanh thu (ROS) Lợi nhuận sau thuế Doanh thu = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (Tỉ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên vốn kinh doanh) - ROAE Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh khả năng đem lại lợi nhuận của tài sản hay vốn kinh doanh mà chưa tính đến ảnh hưởng của lãi tiền vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nói cách khác, nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh mà không phân biệt nguồn gốc của vốn kinh doanh. 54 Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP/ROAE) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản (vốn kinh doanh) bình quân = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh; Tỉ suất doanh lợi vốn kinh doanh) – ROA Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời ròng của tài sản hay vốn kinh doanh. Nói cách khác, nó cho biết, mỗi đồng tài sản hay vốn kinh doanh sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 55 Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản (vốn kinh doanh) bình quân = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (doanh lợi vốn chủ sở hữu) - ROE Ý nghĩa: Chỉ tiêu này được xem là thước đo sau cùng về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư của chủ sở hữu. Nói cách khác, nó cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 56 Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Thu nhập ròng của mỗi cổ phần thường – EPS Ý nghĩa: Hệ số này cho biết phần lợi nhuận ròng tính trên mỗi cổ phần mà công ty đạt được trong kì là bao nhiêu. Đây chính là chỉ số phản ánh mức độ hiệu quả hoạt động sau cùng của công ty tính trên mỗi cổ phần → Nhà đầu tư có thể so sánh chỉ tiêu này của các công ty khác nhau trên thị trường để đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư. 57 Hệ số thu nhập ròng của mỗi cổ phần thường (EPS) Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi (nếu có) Tổng khối lượng cổ phần thường lưu hành = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Tỉ lệ chi trả cổ tức Ý nghĩa: Hệ số này cho biết công ty dành ra bao nhiêu % trong số thu nhập ròng của mỗi cổ phần để chi trả cổ tức. • Hệ số giá thị trường trên thu nhập ròng của mỗi cổ phần (P/E) Ý nghĩa: Hệ số này cho biết trên thị trường tài chính, người ta sẵn sàng trả giá bao đồng cho mỗi đồng thu nhập ròng tính trên mỗi cổ phần. Nó cho biết mức độ đắt rẻ của giá cổ phần so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây chính là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư chọn thời điểm và ra quyết định đầu tư hay rút vốn đầu tư khỏi thị trường tài chính. 58 Tỉ lệ chi trả cổ tức Cổ tức của mỗi cổ phần Thu nhập ròng của mỗi cổ phần (EPS) = Hệ số giá trên thu nhập ròng của mỗi cổ phần (P/E) Giá thị trường của mỗi cổ phần Thu nhập ròng của mỗi cổ phần (EPS) = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) • Ý nghĩa: Hệ số này cho biết trên thị trường tài chính, giá thị trường của cổ phiếu bằng bao nhiêu lần so với giá trị sổ sách. Nhà đầu tư có thể căn cứ vào hệ số này để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp và hiệu quả. Thông thường, hệ số này lớn hơn 1, song nếu nhỏ hơn 1 thì đó chính là lúc công ty bị đánh giá yếu kém và có triển vọng xấu. 59 Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) Giá thị trường của mỗi cổ phần Giá trị sổ sách của mỗi cổ phần = v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) Ví dụ 7.4: Tiếp tục số liệu của công ty ABC đã cho ở trên, chúng ta tính được các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty như sau: Đơn vị tính: Tỉ đồng 60 STT ĐVT Chỉ tiêu Năm N 1 % Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu 105/5.850 = 1,795 2 % Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (140 + 170)/1.100 = 28,18 3 % Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 105/1.100 = 9,55 4 % Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 105/460 = 22,83 5 Tỉ đồng/cổ phần Thu nhập ròng của mỗi cổ phần 105/30.000 = 0,0035 STT Chỉ tiêu Số liệu bình quân năm N 1 Tổng tài sản bình quân (1.000 + 1.200)/2 = 1.100 2 Vốn chủ sở hữu bình quân (420 + 500)/2 = 460 v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) • Thông thường, khi phân tích, đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, ngoài việc so sánh các kết quả tính toán giữa các kì với nhau để xác định xu hướng biến động của các hệ số, người ta còn so sánh với các hệ số biểu thị khả năng sinh lời trung bình của ngành cũng như so sánh với các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh để xác định mức độ hiệu quả, vị trí của doanh nghiệp trong ngành. 61 STT ĐVT Chỉ tiêu Số liệu công ty ABC năm N Số liệu trung bình ngành năm N 1 % Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu 1,795 1,5 2 % Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản 28,18 23 3 % Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 9,55 7,1 4 % Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 22,83 15 5 Tỉ đồng/cổ phần Thu nhập ròng của mỗi cổ phần 0,0035 0,0021 v2.0017111202 7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính cơ bản (tiếp theo) Qua bảng số liệu ta thấy: So với các hệ số trung bình ngành ta thấy các hệ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm N đều cao hơn so với số liệu trung bình ngành. Chứng tỏ năm N doanh nghiệp đã rất cố gắng để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 62 v2.0017111202 Tổng kết bài học • Phân tích tài chính là các phương pháp và kỹ thuật phân tích được sử dụng để làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho phép đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng cũng như các dự báo có thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. • Quan tâm đến phân tích tài chính doanh nghiệp thường có 3 nhóm chính: Các nhà quản lí doanh nghiệp, các chủ nợ và các nhà đầu tư. Mỗi người đều có mối quan tâm đến những khía cạnh khác nhau đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết đều chú trọng đến phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá các mặt sau: Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời. 63
File đính kèm:
bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_bai_7_phan_tich_tai_chinh_d.pdf