Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 5: Giá trị thời gian của tiền - Nguyễn Thị Hà

NỘI DUNG

• Giá trị theo thời gian của tiền;

• Lãi đơn, lãi kép và giá trị tương lai

của tiền;

• Giá trị hiện tại của tiền;

• Một số ứng dụng lý thuyết giá trị

theo thời gian của tiền

pdf 24 trang phuongnguyen 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 5: Giá trị thời gian của tiền - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 5: Giá trị thời gian của tiền - Nguyễn Thị Hà

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 5: Giá trị thời gian của tiền - Nguyễn Thị Hà
1
v2.0013107202
BÀI 5
GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hà
2
v2.0013107202
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
• Tại sao người ta nói một đồng ngày hôm nay có giá trị hơn nhiều một
đồng trong tương lai?
• Tại sao người ta cho rằng khi có tiền thì doanh nghiệp phải đầu tư
ngay? Vì doanh nghiệp đầu tư càng sớm càng hạn chế được ảnh hưởng
của lạm phát đến giá trị đồng tiền. Đầu tư càng sớm là sự tích hợp kỳ
diệu của đồng tiền.
Tất cả những vấn đề liên quan đến giá trị
thời gian của tiền sẽ được chúng ta nghiên
cứu trong bài này.
3
v2.0013107202
MỤC TIÊU
• Nắm được cơ sở và ý nghĩa của lý
thuyết giá trị theo thời gian của tiền.
• Nắm được kỹ năng xác định giá trị
tương lai và giá trị hiện tại của tiền.
• Biết vận dụng lý thuyết và kỹ năng về
giá trị theo thời gian của tiền để giải
quyết những bài toán tài chính đặt ra
trong hoạt động của doanh nghiệp và
trong thực tế cuộc sống.
4
v2.0013107202
HƯỚNG DẪN HỌC
• Để học tốt bài này cần có cái nhìn
tổng quan về mối quan hệ gữa tiền
với thời gian và rủi ro.
• Cần nắm vững phương pháp tính
toán và nội dung kinh tế của các bài
toán về giá trị theo thời gian của tiền
bao hàm giá trị tương lai và giá trị
hiện tại.
• Liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn
cách thức vận dụng lý thuyết này vào
việc giải quyết các vấn đề tài chính
trong hoạt động của doanh nghiệp và
trong thực tế cuộc sống.
5
v2.0013107202
NỘI DUNG
• Giá trị theo thời gian của tiền;
• Lãi đơn, lãi kép và giá trị tương lai
của tiền;
• Giá trị hiện tại của tiền;
• Một số ứng dụng lý thuyết giá trị
theo thời gian của tiền.
6
v2.0013107202
1. GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN THEO THỜI GIAN
Sự cần thiết nghiên cứu giá trị của tiền theo
thời gian:
• Trên góc độ tài chính, đồng tiền ở những thời
điểm khác nhau có giá trị khác nhau, do:
 Cơ hội sử dụng tiền;
 Lạm phát;
 Rủi ro.
• Dùng giá trị theo thời gian của tiền để:
 Quy về giá trị tương đương;
 Có thể so sánh với nhau.
• Giá trị theo thời gian của tiền tệ được cụ thể
hóa bởi hai khái niệm cơ bản:
 Giá trị tương lai;
 Giá trị hiện tại.
7
v2.0013107202
2. LÃI ĐƠN, LÃI KÉP VÀ GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA TIỀN
• Tiền lãi: Là số tiền mà người có
tiền thu được sau một thời kỳ nhất
định từ số tiền gốc ban đầu được
đầu tư theo một phương thức nhất
định, chẳng hạn như cho vay.
• Lãi suất: Là quan hệ tỷ lệ giữa tiền
lãi thu được trong 1 đơn vị thời
gian với số vốn gốc trong thời gian
đó. Công thức:
Lãi suất =
Tiền lãi
Vốn gốc
X 100%
8
v2.0013107202
2.1. LÃI ĐƠN, LÃI KÉP
• Lãi đơn: Số tiền lãi được xác định dựa
trên số vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu) với
một lãi suất nhất định trong suốt thời hạn
vay hoặc gửi tiền.
Công thức: I = P0 x i x n
 I: Lãi đơn;
 Po: Số vốn gốc;
 i: Lãi suất;
 n: Số kỳ tính lãi.
• Lãi kép: Là số tiền lãi được xác định dựa
trên cơ sở số tiền lãi của các thời kì trước
đó được gộp vào vốn gốc để làm căn cứ
tính tiền lãi cho các thời kì tiếp theo.
9
v2.0013107202
2.1. LÃI ĐƠN, LÃI KÉP (tiếp theo)
Phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất
thực tế:
• Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất
được công bố theo kỳ trả lãi.
Ví dụ: 1 ngân hàng thương mại
công bố lãi suất tiền gửi tiết kiệm
5% cho kỳ hạn 6 tháng, 10% cho kỳ
hạn 1 năm.
• Lãi suất thực tế (hay lãi suất thực
hưởng): Là lãi suất sau khi đã tính
điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo
số lần ghép lãi hay tính lãi/trả lãi
trong năm.
10
v2.0013107202
2.2. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA MỘT KHOẢN TIỀN
• Giá trị tương lai: Là giá trị có thể nhận
được tại một thời điểm trong tương lai
bao gồm số vốn gốc và toàn bộ tiền
lãi tính đến thời điểm đó.
• Trường hợp tính theo lãi đơn:
FVn = CF0(1 + i.n)
Trong đó:
 FVn: Giá trị tương lai của khoản
tiền tại thời điểm cuối kỳ thứ n.
 CF0: Số vốn gốc (vốn đầu tư ban
đầu).
 i : Lãi suất 1 kỳ.
 n: Số kỳ tính lãi hay gộp lãi.
11
v2.0013107202
2.2. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA MỘT KHOẢN TIỀN (tiếp theo)
Trường hợp tính theo lãi kép:
FVn= CF0(1+i)n
Trong đó:
• CF, i, n: Như đã chú thích ở trên.
• (1+i)n: Biểu thị giá trị tương lai của 1 đồng
sau n kỳ với lãi suất mỗi kỳ là i tính theo
phương pháp lãi kép – Được gọi là thừa số
lãi và ký hiệu: (FVIFi,n).
 Vậy: FVn= CF0.( FVIFi,n)
12
v2.0013107202
2.3. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ
• Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
không bằng nhau.
• Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ đều.
13
v2.0013107202
2.3.1. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ KHÔNG 
BẰNG NHAU
• Trường hợp các khoản tiền không bằng
nhau phát sinh đầu kỳ (FV)’:
 CFt: Giá trị khoản tiền ở đầu kỳ t;
 i: Lãi suất 1 kỳ;
 n: Số kỳ.
• Trường hợp các khoản tiền không bằng
nhau phát sinh cuối kì:
 FV: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ
trả cuối kỳ;
 CFt, i, n: Như trên.
n
n t 1
t
t 1
FV CF (1 i) 
 
 n n 1t
t 1
FV CF (1 i)
14
v2.0013107202
2.3.2. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ ĐỀU
• Trường hợp chuỗi tiền tệ đều phát sinh ở cuối mỗi kì:
 FV: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ trả cuối kỳ;
 A: Giá trị khoản tiền đồng nhất ở cuối các kỳ;
 i: Lãi suất/kỳ;
 n: Số kỳ.
• Trường hợp chuỗi tiền tệ đều phát sinh ở đầu mỗi kì:
 FV’: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đều phát sinh ở đầu kỳ mỗi kỳ;
 A: Giá trị khoản tiền đồng nhất phát sinh ở đầu các kỳ;
 i, n: Như đã nêu trên.
n(1 i) 1
FV A
i
n(1 i) 1
FV A (1 i)
i
15
v2.0013107202
3. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA TIỀN
• Giá trị hiện tại của một khoản tiền;
• Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ không
bằng nhau;
• Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ đều;
• Giá trị hiện tại của dòng tiền đều vĩnh cửu.
16
v2.0013107202
3.1. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA MỘT KHOẢN TIỀN
• Khái niệm: Là giá trị của khoản tiền phát sinh ở
một điểm trong tương lai được quy đổi về thời
điểm hiện tại (thời điểm gốc) theo một tỷ lệ
chiết khấu nhất định/hệ số chiết khấu.
• Sơ đồ dòng tiền:
• Công thức:
 PV: Giá trị hiện tại của khoản tiền;
 CFn: Giá trị của khoản tiền tại thời điểm cuối
kỳ n trong tương lai;
 i: Lãi suất chiết khấu (tỷ lệ hiện tại hóa);
 n : Số kỳ chiết khấu.
0 1 2 3 . . . n
CFn
PV ? 
n n
1
PV CF
(1 i)
17
v2.0013107202
3.2. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ KHÔNG
BẰNG NHAU
Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ không đều cuối kỳ (PV):
• Sơ đồ dòng tiền:
• Công thức:
 CFt: Giá trị khoản tiền ở cuối kỳ t;
 i: Tỷ lệ chiết khấu;
 n: Số kỳ.
PV?
0 1 2 3 . . n – 1 n
CF1 CF2 CF3 .. CFn
n
t t
t 1
1
PV CF
(1 i) 
 
18
v2.0013107202
3.2. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA MỘT CHUỖI TIỀN TỆ KHÔNG
BẰNG NHAU (tiếp theo)
• Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ không đều đầu kỳ(PV’):
• Công thức:
 CFt: Giá trị khoản tiền ở cuối kỳ t;
 i: Tỷ lệ chiết khấu;
 n: Số kỳ.
0 1 2 3 . . n – 1 n
CF1 CF2 CF3 .. CFnPV’ ?
n
t t
t 1
1
PV ' CF (1 i)
(1 i) 
 
19
v2.0013107202
3.3. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA CHUỖI TIỀN TỆ ĐỀU
Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều phát sinh cuối kỳ:
• Sơ đồ dòng tiền:
• Công thức:
 PV: Giá trị hiện tại hóa của chuỗi tiền tệ cuối kỳ;
 A: Giá trị khoản tiền đồng nhất phát sinh ở cuối kỳ trong tương lai;
 i, n: (như trên).
0 1 2 3 . . . n 
PV?
A A A A 
nn n
t
t
t 1 t 1
1 1 (1 i)
PV = A A(1 i) PV A
i(1 + i)
  
20
v2.0013107202
3.3. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA CHUỖI TIỀN TỆ ĐỀU (tiếp theo)
Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ đều đầu kỳ (PV’)
• Sơ đồ dòng tiền:
• Công thức:
 PV′: Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đầu kỳ;
 A: Giá trị khoản tiền đồng nhất phát sinh ở đầu các thời
kỳ trong tương lai.
0 1 2 3 . . . n 
PV/? A A A A 
n
t 1
t 1
1
PV A
(1 i) 
 
21
v2.0013107202
3.4. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN ĐỀU VĨNH CỬU
• Định nghĩa: Là trường hợp dòng tiền đều
phát sinh kéo dài không giới hạn hay còn gọi
là dòng tiền đều vĩnh cửu.
• Để xác định giá trị hiện tại của dòng tiền đều
vĩnh cửu có thể dựa vào cách xác định giá trị
hiện tại dòng tiền đều thông thường.
Công thức:
n
A
PVA
i
22
v2.0013107202
4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN 
CỦA TIỀN
• Xác định lãi suất: Trong trường hợp đã biết
giá trị tương lai, giá trị vốn gốc và kỳ hạn tính
lãi hoặc đã biết giá trị hiện tại, giá trị các
khoản tiền phát sinh trong tương lai và kỳ tính
lãi thì dựa vào công thức thích hợp tính giá trị
tương lai hoặc tính giá trị hiện tại của tiền đó
để xác định yếu tố lãi suất;
• Xác định kỳ hạn: Trong trường hợp đã biết giá
trị tương lai, giá trị vốn gốc và lãi suất hoặc
đã biết giá trị hiện tại, giá trị các khoản tiền
phát sinh trong tương lai và lãi suất thì dựa
vào công thức thích hợp tính giá trị tương lai
hoặc tính giá trị hiện tại của tiền đó từ đó xác
định được yếu tố kỳ hạn;
• Xác định khoản tiền phải thanh toán trong hợp
đồng tín dụng trả dần đều mua hàng trả góp;
23
v2.0013107202
4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN 
CỦA TIỀN (tiếp theo)
Ứng dụng khác: Ngoài một số ứng dụng
đã nêu trên, lý thuyết giá trị theo thời gian
của tiền được vận dụng rộng rãi trong các
nghiệp vụ tài chính của doanh nghiệp cũng
như các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
cũng như của các nhà đầu tư cá nhân, như
vận dụng trong víệc đánh giá hiệu quả đầu
tư, ước định giá chứng khoán.
24
v2.0013107202
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Giá trị theo thời gian của tiền: Giá trị của tiền luôn thay đổi ở những thời kỳ
khác nhau, một đồng tiền ở hiện tại sẽ có giá trị khác với một đồng tiền ở
tương lai.
• Lãi đơn, lãi kép và giá trị tương lai của tiền: Lãi đơn là lãi chỉ tính trên số
tiền gốc, còn còn lãi kép là lãi tính trên cả gốc lẫn lãi. Lãi suất danh nghĩa là
lãi suất được công bố theo kỳ trả lãi và lãi suất thực (lãi suất thực hưởng):
là lãi suất sau khi đã tính điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo số lần ghép lãi
hay tính lãi/trả lãi trong năm.
• Giá trị tương lai của tiền: Giá trị tương lai của một khoản tiền, giá trị tương
lai của chuỗi tiền tệ đều và không đều.
• Giá trị hiện tại của tiền: Giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai,
giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều và không đều trong tương lai.
• Một số ứng dụng lý thuyết giá trị theo thời gian của tiền: Xác định quy đổi
lãi suất, khoản tiền, dòng tiền tệ về cùng một chuẩn làm cơ sở so sánh.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_bai_5_gia_tri_thoi_gian_cua.pdf