Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp - Nguyễn Thanh Huyền

Cấu trúc nội dung

3.1 Khái niệm của doanh nghiệp

Trái phiếu và đầu tư trái phiếu

3.3 Cổ phiếu và đầu tư cổ phiếu

pdf 37 trang phuongnguyen 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp - Nguyễn Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp - Nguyễn Thanh Huyền

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 3: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp - Nguyễn Thanh Huyền
v2.0017111202
BÀI 3: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP
TS. Nguyễn Thanh Huyền
Giảng viên Trường Đại học Thương mại
1
v2.0017111202
Tình huống khởi động bài
• Nội dung: Sau nhiều năm, đến nay ông A đã tích lũy được một khoản tiền là 500 triệu đồng và ông đang có
dự định đầu tư số tiền này vào thị trường chứng khoán nhưng ông lại không am hiểu nhiều về thị trường
này và không biết làm thế nào để có thể xác định được giá trị lí thuyết của cổ phiếu và trái phiếu. Vì vậy,
ông đang muốn tìm một người tư vấn với mức thù lao thỏa đáng.
• Đặt câu hỏi: Bạn sẽ làm thế nào để giúp ông A?
2
v2.0017111202
Mục tiêu bài học
3
Trình bày khái niệm về đầu tư tài chính của doanh nghiệp.01
Xác định được giá trị lí thuyết của hai loại tài sản tài chính của
doanh nghiệp là cổ phiếu và trái phiếu.
02
v2.0017111202
Cấu trúc nội dung
4
3.1 Khái niệm của doanh nghiệp
Trái phiếu và đầu tư trái phiếu
3.3 Cổ phiếu và đầu tư cổ phiếu
3.2
v2.0017111202
3.1. Khái niệm đầu tư tài chính của doanh nghiệp
• Vì sao phải đầu tư tài chính?
 Đây là một cách để đa dạng hoá đầu tư nhằm phân tán rủi ro hoạt động sử dụng tài sản trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp.
 Khi thị trường tăng trưởng tốt sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận → góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Các công ty mẹ thuộc các tập đoàn kinh tế hay tổng công ty thực hiện việc đầu tư tài chính vào công ty
con nhằm nắm giữ cổ phần chi phối → kiểm soát hoạt động của công ty con trong định hướng chiến lược
kinh doanh của toàn Tập đoàn hay Tổng công ty.
• Khái niệm: Đầu tư tài chính của doanh nghiệp là hoạt động sử dụng vốn để mua chứng khoán hoặc các
công cụ tài chính khác nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá rủi ro cho doanh nghiệp.
5
v2.0017111202
3.2. Trái phiếu và đầu tư trái phiếu
6
3.2.1 Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu
3.2.2 Định giá trái phiếu doanh nghiệp
v2.0017111202
3.2.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu
Trái phiếu: là một loại chứng khoán nợ, quy định người phát hành trái phiếu phải thanh toán cho người nắm
giữ trái phiếu khoản tiền gốc và lãi trái phiếu trong một khoảng thời gian nhất định.
7
Đặc điểm của trái phiếu
Là chứng khoán nợ.
Có thời hạn xác định.
Có mệnh giá xác định.
Lãi suất thường cố định và được công bố khi phát hành.
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp
Là việc xác định giá trị lí thuyết của trái phiếu theo các
phương pháp phù hợp. Giá trị của trái phiếu được xác
định là giá trị hiện tại của toàn bộ thu nhập nhận được
trong thời hạn hiệu lực của trái phiếu.
8
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
9
Các loại trái phiếu
Trái phiếu không có 
thời hạn 
(Trái phiếu vĩnh cửu)
Trái phiếu có thời hạn
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
Định giá trái phiếu không có thời hạn
• Khái niệm: Trái phiếu không có thời hạn hay còn gọi là trái phiếu vĩnh cửu là loại trái phiếu cam kết trả một
số tiền lãi cố định mãi mãi cho người sở hữu trái phiếu.
• Công thức xác định:
Xuất phát từ công thức:
Nhân 2 vế của công thức trên với (1 + rd), sau đó lấy 2 vế của đẳng thức vừa thu được trừ đi 2 vế của đẳng
thức trên, thực hiện một vài biến đổi chúng ta thu được:
10
1 1
1d dd d
I
V I V
r rr r
1 2
1 1 1 1 1
t
t d d d d
I I I I
V ...
( r ) ( r ) ( r ) ( r )

Trong đó:
I: Tiền lãi cố định được hưởng trong mỗi kì;
V: Giá trị lí thuyết của trái phiếu;
rd: Tỉ suất lợi nhuận (tỉ suất sinh lời) yêu cầu của nhà đầu tư.
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
Ví dụ 3.1: Giả sử ông John mua một trái phiếu không có thời gian đáo hạn được hưởng lãi 150 bảng Anh một
năm. Ông ta đòi hỏi lãi suất đầu tư là 15%/năm. Định giá trái phiếu?
11
150
1 000
15
d
I
V .
r %
 Bảng Anh
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
Định giá trái phiếu có thời hạn
12
Trái phiếu có thời hạn 
và được hưởng lãi 
định kì
Trái phiếu có thời hạn,
trả lãi trước
Trái phiếu có thời hạn 
và trả lãi theo định kì 
nửa năm
Các loại trái phiếu
có thời hạn
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
a. Định giá trái phiếu có thời hạn và được hưởng lãi định kì
• Khái niệm: Trái phiếu có thời hạn và được hưởng lãi định kì là loại trái phiếu có xác định thời gian đáo hạn
và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất định. Khi mua loại trái phiếu này nhà đầu tư được hưởng lãi
định kì thường là hàng năm.
• Công thức xác định:
Trong đó:
I: Tiền lãi cố định được hưởng từ trái phiếu trong mỗi kì;
V: Giá trị lí thuyết của trái phiếu;
rd: Tỉ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư;
MV: Mệnh giá trái phiếu;
n: Số kì tính lãi cho đến khi đáo hạn.
13
1 2
1 1 1 1
n n
d d d d
I I I MV
V ...
r r r r
1 1
1
n
d
n
d d
( r ) MV
V I
r r
Hoặc
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
Ví dụ 3.2: Ông Tư mua một trái phiếu có mệnh giá là 1 triệu đồng, được hưởng lãi định kì 10%/năm trong thời
hạn 9 năm, kì trả lãi 1 năm/lần. Ông đòi hỏi lãi suất đầu tư là 12%/năm. Định giá trái phiếu?
Áp dụng công thức:
Ta có: I = 1.000.000 × 10% = 100.000 đồng
14
9
9
1 1 12 1 000 000
100 000
12 1
893 430 02
2
5
1
( %) . .
V .
% %
. , VND
1 1
1
n
d
n
d d
( r ) MV
V I
r r
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
b. Định giá trái phiếu có thời hạn, trả lãi trước
• Khái niệm: Trái phiếu có thời hạn, trả lãi trước là loại trái phiếu xác định trước thời gian đáo hạn, người mua loại
trái phiếu này không được hưởng lãi định kì, thay vào đó họ được hưởng lãi ngay tại thời điểm phát hành
trái phiếu.
• Công thức xác định:
Trong đó:
V: Giá trị lí thuyết của trái phiếu.
MV: Mệnh giá của trái phiếu.
n: Số kì tính lãi.
rd: Tỉ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư.
15
n
d
MV
V
1 r
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
Ví dụ 3.3: Giả sử Ngân hàng đầu tư và phát triển phát hành trái phiếu trả lãi trước có thời hạn 3 năm, mệnh
giá 100.000 đồng. Nếu nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất đầu tư là 12%/năm thì trái phiếu trên sẽ được định giá
bao nhiêu?
16
3
100 000
71 178
1 121
n
d
MV .
V . VND
( %)r
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
c. Định giá trái phiếu có thời hạn và trả lãi theo định kì nửa năm
• Khái niệm: là loại trái phiếu có xác định thời gian đáo hạn và được hưởng lãi suất theo định kì nửa năm
một lần.
• Công thức xác định:
Trong đó:
I: Tiền lãi cố định được hưởng trong mỗi năm.
rd: Tỉ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư.
n: Thời hạn của trái phiếu.
17

2n
t 2n
t 1
d d
I
MV2V
r r
1 1
2 2
2
2
1 1
2
2
12 2
nd
n
d
d
r
( )
I MV
V
r r
Hoặc
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
Ví dụ 3.4: Công ty ABC phát hành trái phiếu có mệnh giá 1.000.000 đồng, kì hạn 12 năm, trả lãi theo định kì
nửa năm với lãi suất 10%/năm. Nhà đầu tư mong có tỉ suất lợi nhuận 14%/năm. Hãy định giá trái phiếu?
Áp dụng công thức:
Ta có: I = 1.000.000 × 10% = 100.000 đồng → I/2 = 50.000 VND
18
24
24
1 1 14 2 1
770 6
000 000
50 000
14 2
11 62
1 14 2
( % / ) . .
V .
% /
.
/
,
%
2
2
1 1
2
2
12 2
nd
n
d
d
r
( )
I MV
V
r r
VND
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
d. Phân tích sự biến động giá trái phiếu
Ví dụ 3.5: Trái phiếu A mệnh giá 100.000 VND,
thời hạn 5 năm, trái suất 12%/năm, kì trả lãi 1
năm. Yêu cầu định giá trái phiếu khi:
• Tỉ suất lợi nhuận bình quân trên thị trường là
12%/năm.
• Tỉ suất lợi nhuận bình quân trên thị trường là
10%/năm.
• Tỉ suất lợi nhuận bình quân trên thị trường là
15%/năm.
Áp dụng công thức:
Ta có: I = 100.000 x 12% = 12.000 đồng
Thay rd lần lượt là 12%, 10% và 15%:
19
1 1
1
n
d
n
d d
( r ) MV
V I
r r
5
5
1 1 12 100 000
12 000 100 000
12 1 12
( %) .
V . . VND
% %
5
5
1 1 10 100 000
12 000
10 1
107 581 5
10
7
( %) .
V . VND
% %
. , 
5
5
1 1 15 100 000
12 000 89 943 53
15 1 15
( %) .
V . . , VND
% %
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
Kết luận
• Khi lãi suất trên thị trường bằng lãi suất trái phiếu thì giá trị lí thuyết của trái phiếu sẽ bằng với mệnh giá
của nó.
• Khi lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu thì giá trị lí thuyết của trái phiếu sẽ cao hơn mệnh
giá của nó.
• Khi lãi suất trên thị trường cao hơn lãi suất trái phiếu thì giá trị lí thuyết của trái phiếu sẽ thấp hơn mệnh
giá của nó.
• Lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá trị lí thuyết của trái phiếu giảm và ngược lại khi lãi suất thị trường
giảm thì sẽ làm cho giá trị lí thuyết của trái phiếu tăng.
• Với hầu hết các loại trái phiếu, khi thời gian tiến dần đến ngày đáo hạn thì giá trị trái phiếu tiến dần đến
mệnh giá trái phiếu.
20
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
e. Tỉ suất sinh lời từ đầu tư trái phiếu
• Tỉ suất sinh lời từ đầu tư trái phiếu là tỉ suất nhà đầu tư kì vọng khi mua trái phiếu.
• Các loại tỉ suất sinh lời (lợi suất) trong đầu tư trái phiếu gồm:
 Lợi suất đầu tư khi nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn.
Dùng công thức định giá trái phiếu có kì hạn để tìm ra rd
Giải phương trình trên (sử dụng phương pháp quan hệ tỉ lệ hoặc dùng máy tính tài chính hay chức
năng Solver của Excell) ta tìm được rd.
21
1 21 1 1 1n n
d d d d
I I I MV
V ....
( r ) ( r ) ( r ) ( r )
v2.0017111202
3.2.2. Định giá trái phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
 Lợi suất đầu tư khi nắm giữ trái phiếu có thể bị thu hồi trước hạn
Điều này thường xảy ra khi công ty dự báo lãi suất sẽ giảm sau khi phát hành trái phiếu. Khi đó, công ty
sẽ thu hồi lại trái phiếu đã phát hành với lãi suất cao và phát hành trái phiếu mới với lãi suất thấp hơn
để thay thế. Lúc này, lợi suất đầu tư trái phiếu được thu hồi giả sử là rd được tính từ công thức sau:
Trong đó:
n: Số năm cho đến khi trái phiếu được thu hồi;
Pc : Giá thu hồi trái phiếu;
rd: Lợi suất khi trái phiếu được thu hồi.
22
1 21 1 1 1
c
n n
d d d d
PI I I
V ....
( r ) ( r ) ( r ) ( r )
v2.0017111202
3.3. Cổ phiếu và đầu tư cổ phiếu 
23
3.3.1 Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu
3.3.2 Định giá cổ phiếu doanh nghiệp
v2.0017111202
3.3.1. Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu (tiếp theo)
Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với phần vốn của công ty
cổ phần.
24
Các loại cổ phiếu
Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu thường
v2.0017111202
3.3.1. Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu
25
Là chứng khoán vốn.
Đặc điểm của
cổ phiếu ưu đãi
Thông thường là loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức cố định hàng năm, hầu
như không bị phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và không
có ngày đáo hạn vốn, ưu tiên trả trước cổ phiếu thường.
Không có quyền biểu quyết và kiểm soát công ty.
v2.0017111202
3.3.1. Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu (tiếp theo)
26
Là chứng khoán vốn.
Đặc điểm của
cổ phiếu thường
Lợi tức cổ phần mà nhà đầu tư nhận được từ công ty phụ thuộc vào kết
quả hoạt động của công ty.
Nhà đầu tư được sở hữu một phần giá trị công ty tương ứng với tỉ lệ sở
hữu cổ phần họ đang nắm giữ, và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ
trên phần vốn góp vào công ty.
Nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi như: Quyền biểu quyết, ứng cử,
đề cử vào Hội đồng quản trị của công ty, quyền quyết định những vấn đề
quan trọng của công ty, quyền được ưu tiên mua cổ phần mới phát hành,
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần (trừ một số trường hợp theo quy
định của pháp luật).
v2.0017111202
3.3.2. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp
27
Là việc xác định giá trị lí thuyết của cổ phiếu theo các
phương pháp phù hợp. Giá trị của cổ phiếu được xác
định là giá trị hiện tại (hiện giá) của toàn bộ thu nhập
nhận được từ việc đầu tư cổ phiếu trong thời hạn
nhất định.
Định giá cổ phiếu
v2.0017111202
3.3.2. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
a. Định giá cổ phiếu ưu đãi
• Khái niệm: Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu mà công ty phát hành cam kết trả cổ tức cố định hàng năm và
không tuyên bố ngày đáo hạn.
• Công thức tính:
Trong đó:
Dp: Cổ tức hàng năm của cổ phiếu ưu đãi.
rp: Tỉ suất chiết khấu thích hợp hay tỉ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư.
• Ví dụ 3.6:
Giả sử REE phát hành cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 100.000 đồng trả cổ tức 9%/năm, nhà đầu tư mong muốn
lãi đầu tư là 14%/năm. Định giá cổ phiếu?
28
100 000 9
64 286
14
p
p
D . %
V .
r %
 VND
p
p
D
V
r
v2.0017111202
3.3.2. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
b. Định giá cổ phiếu thường
• Định giá cổ phiếu thường khi nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu vĩnh viễn để hưởng cổ tức:
Trong đó:
Dt: Cổ tức được chia ở thời kì t;
re: Tỉ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư.
• Định giá cổ phiếu thường khi nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong n năm, sau đó bán lại với giá là Pn:
29
t
t
t
e e e e
DD D D
V ...
r r r r
1 21 2
11 1 1 1
n n
n n
e e e e
D D D P
V ...
r r r r
1 2
1 2
1 1 1 1
v2.0017111202
3.3.2. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
• Định giá cổ phiếu thường theo mô hình chiết khấu cổ tức:
 Tác dụng của mô hình:
Mô hình chiết khấu cổ tức được thiết kế để tính giá trị lí thuyết của cổ phiếu thường.
 Giả định của mô hình:
- Biết được động thái tăng trưởng cổ tức g;
- Biết trước tỉ suất chiết khấu re và re>g.
30
v2.0017111202
3.3.2. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
Các trường hợp tăng trưởng cổ tức
• Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi:
Trong đó:
D0: Cổ tức hiện tại của cổ phiếu;
re: Tỉ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư;
g: Tỉ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm.
Thực hiện một số biến đổi công thức trên, ta có:
Từ công thức trên, suy ra lợi suất đòi hỏi của nhà đầu tư.
31
t
t
te e e e
D g D g D g D g
V ...
r r r r

2
0 0 0 0
1 2
1
1 1 1 1
1 1 1 1
 e e
D g D
V
r g r g
0 1
1
e
D
r g
V
1
(1)
(2)
v2.0017111202
3.3.2. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
• Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng 0:
Khi g = 0, công thức (1) có thể viết thành:
• Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi:
Khi g thay đổi qua từng giai đoạn thì công thức (1) không còn phù hợp, phải sử dụng công thức gốc để
biến đổi.
32
e
D
V
r
 1 (3)
v2.0017111202
3.3.2. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
Ví dụ 3.6: Một cổ phiếu có:
Tốc độ tăng trưởng cổ tức từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 là g1.
Tốc độ tăng trưởng cổ tức từ năm thứ 4 đến năm thứ 7 là g2.
Tốc độ tăng trưởng cổ tức từ năm thứ 8 trở đi là g3.
Biết rằng g1 ≠ g2 ≠ g3.
Xuất phát từ công thức:
Ta có, trong 7 năm đầu, cổ phiếu sẽ được định giá như sau:
Trong đó:
D1 = D0 (1+ g1); D2 = D1 (1+ g1); D3 = D2 (1+ g1); D4 = D3 (1+ g2);
D5 = D4 (1+ g2); D6 = D5 (1+ g2); D7 = D6 (1+ g2); D8 = D7 (1+ g3)
33
t
t
t e
D
V
( r )

1 1
t
t
t e
D
V
( r )

7
1 7
1 1
v2.0017111202
3.3.2. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
Từ năm thứ 8 trở đi áp dụng trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi qua các năm để định giá cổ
phiếu. Như vậy, giá trị lí thuyết của cổ phiếu được xác định theo công thức sau:
→ Công thức định giá cổ phiếu:
34
*t
t
t e
D
V V
( r ) 

7
1 1
*
e
e
D
V ( r )
(r g )
78
3
1Trong đó
t
et
t e e
D D
V ( r )
( r ) (r g )

7
78
1 3
1
1
Hạn chế của mô hình chiết khấu cổ tức: Mô hình này không áp dụng được trong trường hợp công ty giữ lại
toàn bộ lợi nhuận cho tái đầu tư và không trả cổ tức cho cổ đông. Nên nhớ rằng cổ tức chỉ là một trong hai
mục tiêu của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu. Đôi khi nhà đầu tư vẫn chấp nhận mua cổ phiếu trong trường hợp
công ty không trả cổ tức vì khi đó mục tiêu của nhà đầu tư là chênh lệch giá chứ không phải cổ tức.
v2.0017111202
3.3.2. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
c. Tỉ suất sinh lời trong đầu tư cổ phiếu
• Tỉ suất sinh lời trong đầu tư cổ phiếu ưu đãi
Nếu thay giá thị trường hiện tại Po cho giá trị lí thuyết V trong công thức tính giá trị lí thuyết của cổ phiếu
ưu đãi, ta có:
Trong đó Dp là cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, rp là tỉ suất sinh lời đòi hỏi khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi.
35
p
p
D
P
r
 0
p
p
D
r
P
0
v2.0017111202
3.3.2. Định giá cổ phiếu doanh nghiệp (tiếp theo)
• Tỉ suất sinh lời trong đầu tư cổ phiếu thường
Tương tự, ta thay thế giá trị lí thuyết bằng giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu trong công thức tính giá trị
cổ phiếu thường, ta có:
→ Tỉ suất sinh lời trong đầu tư cổ phiếu thường là:
36
e
D
P
(r g)
1
0
e
D
r g
P
 1
0
v2.0017111202
Tổng kết bài học
• Đầu tư tài chính là một trong những hoạt động đầu tư không chỉ dành cho các nhà đầu tư cá nhân mà còn
dành cho cả các nhà đầu tư với tư cách là các doanh nghiệp. Để hoạt động đầu tư tài chính thực sự có hiệu
quả, cần thiết phải tiến hành định giá đối với các tài sản tài chính (chủ yếu là cổ phiếu, trái phiếu), qua đó
giúp cho doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư tài chính đúng đắn nhất.
• Định giá trái phiếu và cổ phiếu là một trong những tình huống cụ thể của việc ứng dụng mô hình chiết khấu
dòng tiền và khái niệm giá trị của tiền theo thời gian đã được đề cập đến ở bài 2.
37

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_bai_3_dau_tu_tai_chinh_cua.pdf