Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần - Nguyễn Thị Hà
NỘI DUNG
CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU
MUA LẠI CỔ PHIẾU
• Cổ tức, hình thức và trình tự trả cổ tức;
• Chính sách trả cổ tức của công ty;
• Cổ tức bằng cổ phiếu;
• Mua lại cổ phiếu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 3: Cổ tức của công ty cổ phần - Nguyễn Thị Hà

v2.0013107202 1 BÀI 3 CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hà 2 v2.0013107202 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Giả sử 2: Một công ty cổ phần đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển, lợi nhuận của công ty khá ổn định có xu hướng tăng lên trong tương lai. Các thành viên cổ đông của công ty không muốn chia sẻ quyền kiểm soát quyền phân phối lợi nhuận cao. Vậy trong trường hợp đó công ty nên phân phối lợi nhuận như thế nào nếu công ty có lợi nhuận cao trong năm. Nếu bạn là chủ tịch hội đồng quản trị bạn có quyết định như thế nào? Nếu bạn là nhà đầu tư bạn xem tiền đầu tư của mình được sử dụng như thế nào? Giả sử 1: Một công ty cổ phần có vốn chủ sở hữu là 3 tỷ đồng. Sau 1 năm kinh doanh công ty đạt lợi nhuận 1 tỷ đồng. Toàn bộ lợi nhuận dự kiến được phân chia cho các cổ đông. Trong bối cảnh công ty mới ký 1 hợp đồng trị giá 4 tỷ thực hiện trong 3 tháng tới. Vậy nếu bạn là thành viên góp vốn bạn sẽ làm gì? Bài học này sẽ giúp chúng ta trả lời được những câu hỏi trên và có một cái nhìn tổng quát về việc phân chia lợi tức của công ty cổ phần. 3 v2.0013107202 MỤC TIÊU • Nắm được khái quát về cổ tức của công ty cổ phần; • Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách cổ tức của công ty; • Hiểu được nội dung các chính sách cổ tức cuả công ty; • Hiểu được việc mua lại cổ phiếu của công ty. 4 v2.0013107202 HƯỚNG DẪN HỌC • Cần nắm khái quát những vấn đề về công ty cổ phần; • Nghiên cứu lý thuyết về cổ tức, liên hệ với tình hình thực tế của các công ty cổ phần niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; • Tìm hiểu các văn bản pháp quy liên quan đến việc trả cổ tức; • Đọc thêm tài liệu tham khảo, như: Chương 7, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viên Tài chính. Chủ biên PGS. TS Nguyễn đình Kiêm & TS Bạch đức Hiển. NXB Tài chính 2008; Chương 13, Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Chủ biên TS Trần Ngọc Thơ. NXB Thống kê. 5 v2.0013107202 NỘI DUNG CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU MUA LẠI CỔ PHIẾU • Cổ tức, hình thức và trình tự trả cổ tức; • Chính sách trả cổ tức của công ty; • Cổ tức bằng cổ phiếu; • Mua lại cổ phiếu. 6 v2.0013107202 1. CỔ TỨC VÀ HÌNH THỨC, TRÌNH TỰ TRẢ CỔ TỨC • Khái niệm về cổ tức; • Hình thức và trình tự trả cổ tức. 7 v2.0013107202 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CỔ TỨC • Đối với công ty cổ phần, số lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước, về cơ bản sẽ được chia thành hai phần: Phần lợi nhuận dành để trả cho các cổ đông hiện hành của công ty được gọi là lợi tức cổ phần hay cổ tức; Phần lợi nhuận lưu giữ lại không chia gọi là lợi nhuận giữ lại. • Khái niệm: Cổ tức là khoản lợi nhuận sau thuế của công ty dành trả cho các cổ đông hiện hành. 8 v2.0013107202 1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CỔ TỨC 1. Hệ số trả cổ tức Thu nhập 1 cổ phần Cổ tức 1 cổ phần =4. Tỷ suất cổ tức Giá thị trường của 1 cổ phần Cổ tức 1 cổ phần 3. Thu nhập 1 cổ phần (EPS) Lợi nhuận sau thuế – Phần trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi Số cổ phần đang lưu hành = 2. Cổ tức 1 cổ phần (DIV) Số cổ phần đang lưu hành Lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông = = 9 v2.0013107202 1.3. HÌNH THỨC VÀ TRÌNH TỰ TRẢ CỔ TỨC Cổ tức Cổ tức bằng tài sản khác Cổ tức bằng tiền Cổ tức bằng cổ phiếu Sơ đồ 3.1: Các hình thức trả cổ tức Hiện nay tại Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp cho phép công ty cổ phần trả Cổ tức bằng các hình thức sau: 10 v2.0013107202 1.4. TRÌNH TỰ TRẢ CỔ TỨC Ngày chi trả Ngày đăng ký cuối cùng Ngày không hưởng cổ tức Ngày công bố trả cổ tức Sơ đồ 3.2: Trình tự chi trả cổ tức 11 v2.0013107202 2. CHÍNH SÁCH TRẢ CỔ TỨC CỦA CÔNG TY • Tầm quan trọng của chính sách cổ tức. • Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty cổ phần. • Chính sách cổ tức trong doanh nghiệp: Chính sách ổn định cổ tức. Chính sách thặng dư cổ tức. Các chính sách cổ tức khác. 12 v2.0013107202 2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÍNH SÁCH TRẢ CỔ TỨC • Chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông. • Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của công ty trong tương lai. • Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty. 13 v2.0013107202 2.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ • Những ràng buộc của pháp lý; • Cơ hội đầu tư; • Chi phí phát hành chứng khoán; • Tâm lý của người đầu tư; • Vị trí của các cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân; • Sự ổn định về lợi nhuận của công ty; • Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn; • Quyền kiểm soát công ty; • Tình hình dòng tiền của công ty; • Chu kỳ sống của doanh nghiệp. 14 v2.0013107202 3. CHÍNH SÁCH TRẢ CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN Chính sách ổn định cổ tức Chính sách thặng dư cổ tức Chính sách trả cổ tức trong thực tiễn Chính sách cổ tức khác 15 v2.0013107202 3.1. CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH CỔ TỨC Nội dung chủ yếu của chính sách: • Duy trì trả cổ tức liên tục hàng năm. • Chỉ tăng cổ tức lên mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc. • Bất đắc dĩ mới phải cắt giảm cổ tức. • Trong những năm gần đây, nhiều công ty cổ phần ở các nước theo đuổi chính sách ổn định cổ tức theo hướng duy trì tỷ lệ tăng trưởng cổ tức ổn định hay đều đặn. 16 v2.0013107202 3.1. CHÍNH SÁCH ỔN ĐINH CỔ TỨC (tiếp theo) • Những lợi ích của Chính sách ổn định cổ tức: Thực hiện chính sách ổn định cổ tức có khuynh hướng góp phần làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường; Chính sách ổn định cổ tức thu hút sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu tư, từ đó làm tăng uy tín của công ty; Cổ tức ổn định còn là một yếu tố giúp cho công ty có thể dễ dàng hơn được niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán. • Hạn chế của chính sách: Việc trả cổ tức ổn định có thể làm cho công ty bị động trong việc bố trí nguồn vốn bên trong, phải phát hành nhiều hơn cổ phiếu để huy động vốn cho đầu tư. 17 v2.0013107202 3.2. CHÍNH SÁCH THẶNG DƯ CỔ TỨC • Nội dung chủ yếu của chính sách: Công ty chỉ trả cổ tức từ phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi đã ưu tiên dành số lợi nhuận sau thuế để tài trợ cho đầu tư. • Nhưng lợi ích của chính sách: Giúp cho công ty chủ động sử dụng lợi nhuận sau thuế đáp ứng nhu cầu vốn cho thực hiện các cơ hội đầu tư tăng trưởng; Công ty sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn; Giúp cổ đông hiện hữu có thể giảm hoặc hoãn nộp một phần thuế thu nhập cá nhân; Giúp cổ đông hiện hữu tránh phải phân chia quyền kiểm soát, biểu quyết và phân chia thu nhập cho cổ đông. • Hạn chế của chính sách: Có thể làm cho cổ tức dao động khá lớn; Chính sách thặng dư cổ tức phù hơp hơn với những công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, có nhiều cơ hội đầu tư. 18 v2.0013107202 3.3. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC KHÁC • Chính sách trả cổ tức theo tỷ lệ chi trả cố định: Trả cổ tức theo 1 tỷ lệ chi trả cố định tính trên lợi nhuận sau thuế của công ty; Cổ tức 1 cổ phần có sự dao động khá lớn qua các năm. • Chính sách trả cổ tức định kỳ trong năm ở mức thấp và chia thêm cổ tức vào cuối năm: Xác định một mức cổ tức tối thiểu nhất định và theo kỳ hạn trong năm sẽ trả cho cổ đông; Đến cuối năm (chủ yếu ở năm có kết quả kinh doanh tốt) có thể chia thêm cổ tức; Tạo ra sự linh hoạt cho công ty trong việc trả cổ tức; Đảm bảo cho các nhà đầu tư nhận được khoản cổ tức ở mức tối thiểu nhất định. 19 v2.0013107202 4. CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU • Khái niệm: Trả cổ tức bằng cổ phiếu là cách công ty phát hành thêm cổ phiếu tương ứng với phần giá trị lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức và phân phối cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ cổ phần hiện họ đang nắm giữ. • Tác động của trả cổ tức bằng cổ phiếu (so sánh với cổ tức bằng tiền) đến: Giá trị tài sản của công ty; Vốn chủ sở hữu và Khoản mục các thành phần của vốn chủ sở hữu; Số cổ phiếu đang lưu hành; Tỷ lệ quyền sở hữu của mỗi cổ đông hiện hữu; Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu; Giá thị trường của cổ phiếu. 20 v2.0013107202 4.1. ĐIỂM LỢI VÀ BẤT LỢI • Có thể giúp cho công ty chủ động giảm giá cổ phiếu nhằm làm tăng thêm tính thanh khoản của chúng. • So với trả cổ tức bằng tiền, giúp cho công ty có thêm vốn bắng tiền từ nguồn lợi nhuận sau thuế để đầu tư, giảm bớt hay không phải phát hành thêm cổ phần mới để huy động vốn. • Có thể giúp cho các nhà quản trị công ty giảm bớt áp lực phải liên tục tăng cổ tức bằng tiền. • Giúp cổ đông có thể hoãn được thuế thu nhập cá nhân so với cổ tức bằng tiền mặt. • Trả cổ tức bằng cổ phiếu “Loãng giá”, nếu việc sử dụng tiền cho đầu tư không tốt càng làm cho giá cổ phiếu sụt giảm. • Các nhà quản lý có thể sử dụng để che đậy tình trạng thiếu hụt tiền mặt hoặc lạm dụng quá mức có thể dẫn đến tình trạng “dư thừa tiền mặt” dễ dãi trong chi tiêu đầu tư. ĐIỂM BẤT LỢIĐIỂM LỢI 21 v2.0013107202 4.2. MUA LẠI CỔ PHIẾU • Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty đã phát hành và được chính công ty mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp. • Mua lại cổ phiếu với các hình thức sau: Mua lại cổ phiếu trên thị trường như mua qua Sở giao dịch chứng khoán. Công ty đề nghị mua lại từ tất cả các cổ đông của công ty. Mua lại theo mục tiêu: Mua lại có tính chất riêng lẻ trên cơ sở thương lượng trực tiếp với cổ đông lớn hoặc một nhóm cổ đông nhất định. 22 v2.0013107202 4.3. MUA LẠI CỔ PHIẾU (tiếp theo) Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu nhằm: • Tái cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý; • Duy trì giá thích hợp cho cổ phiếu trên thị trường; • Ngăn chặn sự thâu tóm công ty; • Để thưởng cổ phiếu cho các nhà quản lý hoặc người lao động của công ty; • Để điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông... Ở nhiều nước, công ty cổ phần còn thực hiện việc mua lại một tỷ lệ cổ phần nhất định từ tất cả cổ đông của công ty thay vì trả cổ tức. 23 v2.0013107202 4.4. MUA LẠI CỔ PHIẾU THAY VÌ TRẢ CỔ TỨC • Mua lại cổ phiếu xem như đưa lại một tín hiệu lạc quan cho các nhà đầu tư - một lý do khiến cho giá cổ phiếu của công ty tăng lên. • Cổ đông rộng đường hơn trong việc lựa chọn theo ý thích của họ bán hay không bán cổ phiếu. • Việc mua lại cổ phiếu dẫn đến số cổ phiếu đang lưu hành giảm đi, thu nhập 1 cổ phần tăng lên sẽ làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng lên. • Mua lại cổ phiếu cũng giúp các nhà quản trị công ty giảm được áp lực tăng cổ tức bằng tiền. • Trong trường hợp có thể có nhiều cổ đông chưa nhận thấy rõ căn cứ và mối liên hệ giữa việc công ty mua lại cổ phiếu và việc trả cổ tức bằng tiền, từ đó làm cho việc thực hiện kế hoạch mua lại cổ phiếu của công ty gặp trở ngại. • Nếu công ty đặt giá mua lại quá cao thì có thể gây ra sự bất lợi cho các cổ đông chưa cần tiền vẫn gửi lại cổ phiếu của công ty. • Những công ty mà cổ phiếu có tính thanh khoản yếu nếu công ty đặt giá mua quá cao thì sau khi kết thúc chương trình mua lại giá cổ phiếu có thể sụt giảm mạnh. ĐIỂM BẤT LỢIĐIỂM LỢI 24 v2.0013107202 TÓM TẮT CUỐI BÀI • Cổ tức là khoản lợi nhuận sau thuế của công ty dành trả cho các cổ đông. • Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trả cổ tức: Hệ số trả cổ tức/cổ tức 1 cổ phần (DIV)/Thu nhập một cổ phần (EPS) và tỷ suất cổ tức. • Hình thức trả cổ tức: Bằng cổ phiếu, bằng tiền và bằng tài sản khác. • Trình tự trả cổ tức: Ngày công bố trả cổ tức – ngày đăng ký cuối cùng – ngày giao dịch không hưởng cổ tức – ngày trả cổ tức. • Chính sách trả cổ tức ảnh hưởng tới: Lợi ích cổ đông hiện hữu, sự tăng trưởng của công ty trong tương lai và giá cổ phiếu của công ty. • Các chính sách trả cổ tức trong thực tiễn: Chính sách ổn định cổ tức, chính sách thặng dư cổ tức và chính sách cổ tức khác cũng như ưu và nhược điểm của mỗi chính sách.
File đính kèm:
bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_bai_3_co_tuc_cua_cong_ty_co.pdf