Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền - Nguyễn Thanh Huyền
Mục tiêu bài học
01 Trình bày được khái niệm và công thức xác định lãi suất tín dụng.
02 Phân biệt được phương pháp tính lãi đơn và lãi kép.
03 Chỉ ra được lãi suất hiệu dụng.
Xác định được giá trị theo thời gian (giá trị tương lai và giá trị hiện tại) của
04 một khoản tiền và của một dòng tiền.
05 Nhận định được những ứng dụng của mô hình chiết khấu dòng tiền.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền - Nguyễn Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền - Nguyễn Thanh Huyền

v2.0017111202 BÀI 2: GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN VÀ MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TS. Nguyễn Thanh Huyền Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 v2.0017111202 Tình huống khởi động bài • Bối cảnh: Tại gia đình ông A, các thành viên đang ngồi bàn luận về việc: Ông bà A đang có một số tiền, chưa biết nên đầu tư hay cho vay. • Nội dung: (Hội thoại) Ông A: Hôm nay bố mẹ muốn trao đổi với các con một việc vì bố mẹ muốn tham khảo ý kiến của các con. Anh X (là con trai ông A): Dạ vâng, bố mẹ cứ nói ạ! Ông A: Như các con cũng biết đấy, bố mẹ hiện nay cũng đã nhiều tuổi rồi, bố mẹ có tích luỹ được một số tiền để an hưởng tuổi già, nhưng để tiền ở nhà thì nó bị mất giá, với lại không an toàn, nên bố mẹ muốn hỏi các con theo các con nên dùng số tiền này để đầu tư hay cho vay? Anh X: Theo con để cho an toàn, bố mẹ nên gửi tiền tiết kiệm và ngân hàng ạ! Bố mẹ nên tìm một ngân hàng nào gần nhà huy động tiết kiệm với lãi suất cao nhất để gửi vào đó, sau một thời gian chắc chắn khoản tiền gửi của bố mẹ sẽ lớn lên vì tiền có giá trị theo thời gian. Còn đầu tư thì cũng có rất nhiều lĩnh vực để đầu tư nhưng khi đầu tư cũng thể khoản tiền sẽ sinh lãi nhưng cũng có thể sẽ bị thua lỗ do gặp rủi ro bố mẹ ạ! Ông A: Bố mẹ cảm ơn tư vấn của con, để bố mẹ sẽ suy nghĩ cân nhắc! Nhưng vừa rồi bố có nghe con nói tiền có giá trị theo thời gian, bố chưa rõ lắm, tại sao tiền lại có giá trị theo thời gian nhỉ? • Đặt câu hỏi: Tại sao tiền lại có giá trị theo thời gian và làm cách nào để xác định được giá trị theo thời gian của tiền? 2 v2.0017111202 Mục tiêu bài học 3 Trình bày được khái niệm và công thức xác định lãi suất tín dụng.01 Phân biệt được phương pháp tính lãi đơn và lãi kép.02 Chỉ ra được lãi suất hiệu dụng.03 Xác định được giá trị theo thời gian (giá trị tương lai và giá trị hiện tại) của một khoản tiền và của một dòng tiền. 04 Nhận định được những ứng dụng của mô hình chiết khấu dòng tiền.05 Cấu trúc nội dung 4 2.1 Lãi suất, lãi đơn, lãi kép và lãi suất hiệu dụng Giá trị theo thời gian của một khoản tiền 2.3 Mô hình chiết khấu dòng tiền2.4 2.2 Giá trị theo thời gian của một dòng tiền v2.0017111202 2.1. Lãi suất, lãi đơn, lãi kép và lãi suất hiệu dụng 5 Lãi suất 1.1.1 Lãi đơn, lãi kép 1.1.2 Lãi suất hiệu dụng 1.1.3 v2.0017111202 2.1.1. Lãi suất • Giá trị thời gian của tiền được thể hiện qua lãi suất. • Lãi suất là đại lượng biểu thị tỉ lệ phần trăm (%) giữa số tiền lãi so với số tiền gốc ban đầu trong một thời kì nhất định (thường tính theo tháng hoặc năm). • Có thể biểu thị lãi suất thành công thức sau: 6 Lãi suất tín dụng = Tiền lãi Vốn gốc × 100% v2.0017111202 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép a. Lãi đơn • Khái niệm: Lãi đơn là số tiền lãi được xác định trên một số vốn gốc theo một mức lãi suất nhất định không dựa trên sự ghép lãi của kì trước vào gốc để tính lãi kì tiếp theo. • Công thức: SI = P0 × r × n Trong đó: SI: Lãi đơn (Simple Interest); P0: Số vốn gốc; r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 7 v2.0017111202 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép (tiếp theo) Ví dụ 2.1: Nhà đầu tư Y có 100 triệu đồng dự định sẽ cho vay 3 năm với mức lãi suất 10%/năm. Hỏi số tiền lãi ông Y nhận được là bao nhiêu nếu tiền lãi được trả theo phương pháp lãi đơn? Áp dụng công thức: SI = P0 × r × n Ta có: SI = 100 × 10% × 3 = 30 (triệu đồng) 8 v2.0017111202 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép (tiếp theo) b. Lãi kép • Khái niệm: Lãi kép là số tiền lãi được xác định trên cơ sở sự ghép lãi của kì trước vào số vốn gốc để tính lãi kì tiếp theo. • Công thức: CI = P0 [(1 + r) n – 1] Trong đó: CI: Lãi kép (Compound Interest); P0: Số vốn gốc; r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 9 v2.0017111202 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép (tiếp theo) Ví dụ 2.2: Nhà đầu tư Z có số tiền và phương án cho vay như nhà đầu tư Y ở ví dụ 2.1 nhưng lãi được hưởng tính theo phương pháp lãi kép. Hãy xác định số tiền lãi mà ông Z thu được? Áp dụng công thức: CI = P0 [(1 + r) n – 1] Ta có: CI = 100[(1 + 10%)3 – 1] = 33,1 (triệu đồng) 10 v2.0017111202 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng • Lãi suất danh nghĩa: là mức lãi suất được công bố, niêm yết trên thị trường hoặc được ghi trong các hợp đồng tín dụng hay các công cụ nợ. • Lãi suất hiệu dụng: là lãi suất thực tế có được sau khi đã điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo số lần ghép lãi trong năm. 11 v2.0017111202 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng (tiếp theo) Xác định lãi suất hiệu dụng khi lãi suất danh nghĩa được công bố theo năm nhưng kì ghép lãi nhỏ hơn 1 năm: Trong đó: ref: Lãi suất hiệu dụng; r: Lãi suất danh nghĩa tính theo năm; m: Số kì (lần) ghép lãi trong năm; n: Số năm phân tích (thông thường n = 1). 12 m n ef r r (1 ) 1 m v2.0017111202 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng (tiếp theo) Ví dụ 2.3: Tính lãi suất hiệu dụng khi lãi suất danh nghĩa là 12%/năm với các kì ghép lãi là: năm; nửa năm; quý? Áp dụng công thức: • Khi m = 1: • Khi m = 2: • Khi m = 4: 13 1 1 ef 12% r (1 ) 1 1 = 12%/năm 2 1 ef 12% r (1 ) 1 2 = 12,36%/năm 4 1 ef 12% r (1 ) 1 4 = 12,55%/năm m n ef r r (1 ) 1 m v2.0017111202 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng (tiếp theo) Xác định lãi suất hiệu dụng của một năm khi lãi suất danh nghĩa được công bố với kì hạn trả lãi nhỏ hơn 1 năm: Trong đó: ref: Lãi suất hiệu dụng; rk: Lãi suất danh nghĩa công bố theo kì ghép lãi nhỏ hơn 1 năm (theo tháng, quý); m: Số kì (lần) ghép lãi trong năm. 14 m ef kr (1 r ) 1 v2.0017111202 2.1.3. Lãi suất hiệu dụng (tiếp theo) Ví dụ 2.4: Một nhà đầu tư đang xem xét 2 phương án đầu tư. Phương án thứ nhất là gửi tiết kiệm tại VCB với lãi suất 8%/năm cho kì hạn 12 tháng. Phương án thứ hai là mua một loại trái phiếu thời hạn 1 năm với kì trả lãi 6 tháng 1 lần. Mức lãi suất trái phiếu do tổ chức phát hành công bố là 4%/6 tháng. Hãy giúp nhà đầu tư trên đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất? Từ các số liệu đã cho ở ví dụ 2.4, ta có: • Phương án thứ nhất: ref = 8%/năm • Phương án thứ hai: ref = (1+ 4%)2 – 1 = 8,16%/năm → Kết luận: Chọn phương án thứ 2 vì ref = 8,16% > 8% (là mức lãi suất thực tế được hưởng của phương án 1). 15 v2.0017111202 2.2. Giá trị theo thời gian của một khoản tiền 16 Giá trị tương lai của tiền 2.2.1 Giá trị hiện tại của tiền 2.2.2 v2.0017111202 2.2.1. Giá trị tương lai của tiền • Khái niệm: Giá trị tương lai của tiền là giá trị của một khoản tiền có thể nhận được tại một thời điểm trong tương lai bao gồm số tiền gốc và số tiền lãi tính đến thời điểm xem xét. • Tính giá trị tương lai theo lãi đơn: Fn = Po (1 + r × n) • Tính giá trị tương lai theo lãi kép: FVn = Po (1 + r) n Trong đó: Po: Giá trị hiện tại của vốn đầu tư; r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi; (1+ r)n gọi là thừa số thời giá. 17 v2.0017111202 2.2.1. Giá trị tương lai của tiền (tiếp theo) Ví dụ 2.5: Có 100 triệu VND được gửi tiết kiệm với lãi suất 6,5%/năm. Sau 5 năm, sổ tiết kiệm đó có giá trị bao nhiêu tiền? Áp dụng công thức: FVn = P0(1 + r) n Ta có: FV5 = 100(1 + 6,5%) 5 = 137,01 triệu VND 18 v2.0017111202 2.2.2. Giá trị hiện tại của tiền • Khái niệm: Giá trị hiện tại của tiền là giá trị của một khoản tiền phát sinh trong tương lai được quy về thời điểm hiện tại theo một tỉ lệ chiết khấu nhất định. • Tính giá trị hiện tại (theo lãi kép): PV = FVn/(1 + r) n = FVn(1 + r) -n Trong đó: (1 + r)-n gọi là thừa số chiết khấu. Lưu ý: Tính giá trị hiện tại của khoản tiền còn được gọi là tính hiện giá hay chiết khấu giá trị khoản tiền. 19 v2.0017111202 2.2.2. Giá trị hiện tại của tiền (tiếp theo) Ví dụ 2.6: Để có được 1 khoản tiền là 600 triệu VND ở thời điểm 10 năm nữa, nhà đầu tư cần phải có bao nhiêu tiền để gửi tiết kiệm trong vòng 10 năm đó, với lãi suất 7%/năm? Áp dụng công thức: PV = FVn /(1 + r) n = FVn(1 + r) -n Ta có: PV = 600(1 + 7%)-10 = 305,033 triệu VND 20 v2.0017111202 2.3. Giá trị theo thời gian của một dòng tiền • Dòng tiền tệ phát sinh cuối kì: • Dòng tiền tệ phát sinh đầu kì: 21 0 1 2 n - 1 n PV1 PV2 PVn-1 PVn 0 1 2 n - 1 n PV1 PV2 PVnPV3 v2.0017111202 2.3. Giá trị theo thời gian của một dòng tiền (tiếp theo) 22 Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh cuối kì 2.3.1 Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh đầu kì 2.3.2 v2.0017111202 2.3.1. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh cuối kì a. Giá trị tương lai của dòng tiền phát sinh cuối kì • Dòng tiền không đều phát sinh cuối kì FV = PV1(1 + r) n-1 + PV2(1 + r) n-2 + ... + PVn Trong đó: FV: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kì; PVt: Số tiền phát sinh ở cuối kì thứ t (với t = 1, 2, ... , n); r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 23 v2.0017111202 2.3.1. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh cuối kì (tiếp theo) Ví dụ 2.7: Tại thời điểm 01/01/N, ngân hàng cam kết cho khách hàng vay 500 triệu trong vòng 5 năm, lãi suất 8%/năm, cam kết giải ngân vào 31/12 hàng năm theo tiến độ 150 triệu/100 triệu/80 triệu/100 triệu/70 triệu. Tính giá trị tương lai của dòng tiền tại thời điểm 31/12/N+4? Ta có kết quả tính toán như sau: FV = PV1(1 + r) n-1 + PV2(1 + r) n-2 + ... + PVn = 150(1 + 8%)4 + 100(1 + 8%)3 + 80(1 + 8%)2 + 100(1 + 8%) + 70 = 601,3565 triệu đồng 24 v2.0017111202 2.3.1. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh cuối kì • Dòng tiền đều phát sinh cuối kì Trong đó: FV: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kì; a: Số tiền phát sinh ở cuối mỗi kì; r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 25 n(1 r) 1 FV a r v2.0017111202 2.3.1. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh cuối kì (tiếp theo) Ví dụ 2.8: Một nhà đầu tư trái phiếu chính phủ thời hạn 4 năm, trả lãi hàng năm vào cuối mỗi năm. Mức trái tức được hưởng 100 triệu/năm. Sau khi được trả lãi, nhà đầu tư cho vay ngay với lãi suất 5%/năm. Tính số tiền mà nhà đầu tư nhận được từ hoạt động cho vay tại thời điểm cuối năm thứ 4? 26 n 4(1 r) 1 (1 5%) 1 FV a 100 431,0125 r 5% triệu đồng v2.0017111202 2.3.1. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh cuối kì (tiếp theo) b. Giá trị hiện tại của một dòng tiền phát sinh cuối kì Dòng tiền không đều phát sinh cuối kì PV = FV1(1 + r) -1 + FV2(1 + r) -2 + ... + FVn(1 + r) -n Trong đó: PV: Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kì; FVt: Số tiền phát sinh ở cuối kì thứ t (với t = 1, 2, , n); r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 27 v2.0017111202 2.3.1. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh cuối kì (tiếp theo) Ví dụ 2.9: Tính giá trị hiện tại của dòng tiền phát sinh cuối kì trong thời kì 5 năm, lãi suất 6%/năm, với giá trị các khoản tiền phát sinh lần lượt là: 120 triệu đồng, 100 triệu đồng, 80 triệu đồng, 70 triệu đồng, 50 triệu đồng. PV = FV1(1 + r) -1 + FV2(1 + r) -2 + ... + FVn(1 + r) -n = 120(1 + 6%)-1 - 100(1 + 6%)-2 + 80(1 + 6%)-3 + 70(1 + 6%)-4 + 50(1 + 6%)-5 = 362,1861 triệu đồng 28 v2.0017111202 2.3.1. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh cuối kì (tiếp theo) • Dòng tiền đều phát sinh cuối kì Trong đó: PV: Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kì; a: Số tiền phát sinh ở cuối mỗi kì; r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 29 n1 (1 r) PV a r v2.0017111202 2.3.1. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh cuối kì (tiếp theo) Ví dụ 2.10: Tính giá trị hiện tại của dòng tiền đều bao gồm các khoản tiền phát sinh ở cuối mỗi kì là 300 triệu đồng trong thời kì 6 năm với lãi suất 7%/năm? 30 n 61 (1 r) 1 (1 7%) PV a 300 1429,95 r 7% triệu đồng v2.0017111202 2.3.2. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh đầu kì a. Giá trị tương lai của dòng tiền phát sinh đầu kì Dòng tiền không đều phát sinh đầu kì FV = PV1(1 + r) n + PV2(1 + r) n-1 + ... + PVn(1 + r) Trong đó: FV: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ phát sinh đầu kì; PVt: Số tiền phát sinh ở đầu kì thứ t (với t = 1, 2, , n); r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 31 v2.0017111202 2.3.2. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh đầu kì (tiếp theo) Ví dụ 2.11: Tại thời điểm 01/01/N, ngân hàng cam kết cho khách hàng vay 500 triệu trong vòng 5 năm, lãi suất 8%/năm, cam kết giải ngân vào 01/01 hàng năm theo tiến độ 150 triệu đồng, 100 triệu đồng, 80 triệu đồng, 100 triệu đồng, 70 triệu đồng. Tính giá trị tương lai của dòng tiền tại thời điểm 31/12/N+4? FV = PV1(1 + r) n + PV2(1 + r) n-1 + ... + PVn(1 + r) = 150(1 + 8%)5 + 100(1 + 8%)4 + 80(1 + 8%)3 + 100(1 + 8%)2 + 70(1 + 8%) = 649,4651 triệu đồng 32 v2.0017111202 2.3.2. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh đầu kì (tiếp theo) • Dòng tiền đều phát sinh đầu kì Trong đó: FV: Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ phát sinh đầu kì; a: Số tiền phát sinh ở đầu mỗi kì; r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 33 n( r) FV a ( r) r 1 1 1 v2.0017111202 2.3.2. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh đầu kì (tiếp theo) Ví dụ 2.12: Một nhà đầu tư trái phiếu chính phủ thời hạn 4 năm, trả lãi hàng năm vào đầu mỗi năm. Mức trái tức được hưởng 100 triệu/năm. Sau khi được trả lãi, nhà đầu tư cho vay ngay với lãi suất 5%/năm. Tính số tiền mà nhà đầu tư sẽ nhận được khi đầu tư vào trái phiếu nói trên tại thời điểm cuối năm thứ 4?. 34 triệu đồng 4(1 5%) 1 FV 100 (1 5%) 452,5631 5% v2.0017111202 2.3.2. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh đầu kì (tiếp theo) b. Giá trị hiện tại của một dòng tiền phát sinh đầu kì • Dòng tiền không đều phát sinh đầu kì PV = FV1 + FV2 (1+r) -1 + FV3 (1+r) -2 +....... + FVn (1+r) -n+1 Trong đó: PV: Giá trị hiện tại của dòng tiền tệ đầu kì; FVt: Giá trị của khoản tiền phát sinh ở đầu thời kì thứ t; r: Tỉ lệ chiết khấu; n: Số kì tính lãi. 35 v2.0017111202 2.3.2. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh đầu kì (tiếp theo) Ví dụ 2.13: Tính giá trị hiện tại của dòng tiền phát sinh đầu kì trong thời kì 5 năm, lãi suất 6%/năm, với giá trị các khoản tiền phát sinh lần lượt là: 120 triệu đồng, 100 triệu đồng, 80 triệu đồng, 70 triệu đồng, 50 triệu đồng? Áp dụng công thức: PV = FV1 + FV2 (1+r) -1 + FV3 (1+r) -2 +....... + FVn (1+r) -n+1 Ta có: PV = 120 + 100(1+6%)-1 + 80(1+6%)-2 + 70(1+6%)-3 + 50(1+6%)-4 = 383,9174 triệu đồng 36 v2.0017111202 2.3.2. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh đầu kì (tiếp theo) • Dòng tiền đều phát sinh đầu kì Trong đó: PV: Giá trị hiện tại của dòng tiền tệ đầu kì; a: Giá trị khoản tiền đồng nhất phát sinh vào đầu mỗi kì trong tương lai; r: Tỉ lệ chiết khấu; n: Số kì tính lãi. 37 n( r) PV a ( r) r 1 1 1 v2.0017111202 2.3.2. Giá trị theo thời gian của dòng tiền phát sinh đầu kì (tiếp theo) Ví dụ 2.14: Tính giá trị hiện tại của dòng tiền đều bao gồm các khoản tiền phát sinh ở đầu mỗi kì là 300 triệu đồng trong thời kì 6 năm với lãi suất 7%/năm? 38 triệu đồng 61 1 1 1 7 1 300 1 7 1530 059 7 n( r) ( %) PV a ( r) ( %) , r % v2.0017111202 2.4. Mô hình chiết khấu dòng tiền • Mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) là mô hình được xây dựng dựa trên nền tảng khái niệm giá trị hiện tại của tiền và quan hệ giữa rủi ro, lợi nhuận và tỉ suất sinh lời. • Mô hình DCF có thể biểu diễn dưới dạng công thức toán học như sau: PV = FV0(1 + r) 0 + FV1(1 + r) -1+ ... + FVn(1 + r) -n Trong đó: FVt: Là khoản tiền kì vọng sẽ có được trong tương lai ở năm t; r: Tỉ suất chiết khấu để chiết khấu dòng tiền; n: Số kì của thời gian hoạch định. 39 v2.0017111202 2.4. Mô hình chiết khấu dòng tiền (tiếp theo) Phạm vi ứng dụng • Mô hình DCF có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của quản trị tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là quyết định đầu tư. • Cụ thể có thể ứng dụng mô hình DCF vào các lĩnh vực sau: Định giá bất động sản, chứng khoán, định giá doanh nghiệp; Phân tích hiệu quả của các quyết định tài chính như quyết định đầu tư vốn, quyết định bán chịu, chiết khấu thanh toán, quyết định dự trữ tiền, hàng tồn kho. • Để ứng dụng mô hình DCF, các nhà quản lí tài chính cần phải: Nhận dạng và ước lượng chính xác dòng tiền qua các thời kì; Đồng thời phải nhận dạng rủi ro và ước lượng chính xác tỉ suất chiết khấu (r). 40 v2.0017111202 2.4. Mô hình chiết khấu dòng tiền (tiếp theo) Ước lượng dòng tiền • Đối với những tài sản hoặc dự án mà dòng tiền kì vọng tương đối chắc chắn thì việc ước lượng dòng tiền trong tương lai tương đối đơn giản và có độ chính xác cao. Ví dụ: Dòng tiền lãi thu được hàng năm từ việc đầu tư vào một trái phiếu. • Tuy nhiên, trong thực tế các dự án cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có dòng tiền rất phức tạp và khó ước lượng. Ví dụ: Dự án đầu tư vào nhà máy sản xuất → Các nhà quản lí cần chú ý đến việc khảo sát thị trường và thu thập những thông tin cần thiết để làm cơ sở xác định các thông tin cần thiết phục vụ cho việc ước lượng dòng tiền. 41 v2.0017111202 2.4. Mô hình chiết khấu dòng tiền (tiếp theo) • Việc ước lượng dòng tiền dòng tiền gồm có các nội dung sau: Ước lượng dòng tiền ở thời điểm hay giai đoạn đầu tư; Ước lượng dòng tiền ở giai đoạn hoạt động của dự án; Ước lượng dòng tiền khi kết thúc dự án. • Ngoài ra, để ước lượng chính xác dòng tiền của dự án, có thể sử dụng một số công cụ phân tích như: phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng theo mức độ thay đổi của các thông số. 42 v2.0017111202 2.4. Mô hình chiết khấu dòng tiền (tiếp theo) Ước lượng tỉ suất chiết khấu (r) • Tỉ suất chiết khấu sử dụng trong mô hình này chính là tỉ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi đầu tư vào tài sản hay dự án đang được xem xét. • Về lí thuyết, có 3 cách ước lượng tỉ suất chiết khấu: Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn; Sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức; Sử dụng tỉ suất sinh lời phi rủi ro cộng thêm phần bù rủi ro của dự án. 43 v2.0017111202 Tổng kết bài học • Thời giá của tiền, bao gồm giá trị hiện tại và giá trị tương lai, là khái niệm cốt lỗi trong các lí thuyết và mô hình quản trị tài chính doanh nghiệp. Thời giá của tiền bao gồm thời giá của một khoản tiền và thời giá của một dòng tiền. • Dòng tiền là một chuỗi các khoản thu nhập hay chi trả xảy ra trong một số thời kì nhất định. Dòng tiền có thể là một chuỗi bao gồm các khoản thu nhập hay chi trả đều hoặc không đều xảy ra qua các thời kì. • Giá trị tương lai là giá trị của một khoản tiền hay một dòng tiền quy về một thời điểm nào đó trong tương lai bằng cách nhân giá trị của nó với thừa số thời giá. • Giá trị hiện tại (hay gọi là hiện giá) là giá trị của một khoản tiền hay một dòng tiền được quy về thời điểm hiện tại bằng cách nhân giá trị của nó với thừa số chiết khấu. • Dựa trên nền tảng lí luận về thời giá tiền tệ, mô hình DCF được xây dựng và ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của quản trị tài chính doanh nghiệp. Điều cốt lõi trong việc ứng dụng mô hình này là thu thập thông tin đầy đủ, chính xác để có thể ước lượng dòng tiền và suất chiết khấu trước khi nhập dữ liệu vào mô hình tính toán. 44
File đính kèm:
bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_bai_2_gia_tri_thoi_gian_cua.pdf