Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp - Nguyễn Thị Hà

NỘI DUNG

• Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp;

• Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành

sản phẩm của doanh nghiệp;

• Các loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp;

• Doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp;

• Lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn;

• Phân phối lợi nhuận và các quỹ của

doanh nghiệp

pdf 35 trang phuongnguyen 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp - Nguyễn Thị Hà

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp - Nguyễn Thị Hà
v2.0013107202
1
BÀI 2
CHI PHÍ, DOANH THU VÀ
LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Giảng viên: Ts. Nguyễn Thị Hà
2
v2.0013107202
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Hiện nay nhà nước cho phép các doanh nghiệp được quyền khấu hao nhanh tài
sản để có thể thu hồi vốn và đầu tư máy móc trang thiết bị mới. Tuy nhiên nhà
nước không hạn chế mức khấu hao tối đa mà chỉ khống chế mức khấu hao tối
thiểu đồng thời phân ra 2 loại là: Khấu hao để tính thuế và khấu hao thực tế
của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có chi phí tính thuế và chi phí thực tế.
Ví dụ chẳng hạn một công ty tiếp khách quá
nhiều trong một năm vậy các khoản chi phí
tiếp khách đó có được đưa hết vào làm căn
cứ tính thuế hay chỉ đưa một phần?
Một ví dụ khác: Tháng 12/N công ty cổ phần
ABC ký hợp đồng mua máy mới. Hợp đồng
vừa ký xong thì máy hỏng không sử dụng
được. Vậy chi phí mua máy có được tính vào
chi phí của doanh nghiệp hay không?
3
v2.0013107202
MỤC TIÊU
• Giúp học viên hiểu rõ những kiến thức
cơ bản về nội dung chi phí, doanh thu,
lợi nhuận, phân phối lợi nhuận trong
doanh nghiệp;
• Nhận thức rõ mối quan hệ giữa doanh
thu, chi phí, lợi nhuận, từ đó rút ra vấn
đề về đầu tư và phương pháp quản lý
chi phí.
4
v2.0013107202
HƯỚNG DẪN HỌC
• Để học tốt bài này cần nắm vững khái
niệm, nội dung các vấn đề về chi phí,
doanh thu và lợi nhuận;
• Cần hình dung và phân tích tác động của
những thay đổi về doanh thu, chi phí
đến lợi nhuận và tình hình tài chính của
doanh nghiệp;
• Liên hệ với chính sách, chế độ tài chính
hiện hành có liên quan.
5
v2.0013107202
NỘI DUNG
• Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp;
• Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành
sản phẩm của doanh nghiệp;
• Các loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp;
• Doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp;
• Lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn;
• Phân phối lợi nhuận và các quỹ của
doanh nghiệp.
6
v2.0013107202
1. CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
• Khái niệm: Chi phí kinh doanh là toàn bộ chi
phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ
nhất định.
• Nội dung: Chi phí kinh doanh gồm hai bộ phận:
 Chi phí sản xuất kinh doanh:
 Chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ;
 Chi phí bán hàng;
 Chi phí quản lý doanh nghiệp.
 Chi phí hoạt động tài chính: Lãi tiền vay
vốn kinh doanh phải trả trong kỳ, Khoản
chiết khấu thanh toán người mua hàng,
dịch vụ được hưởng,
Ngoài chi phí kinh doanh còn có chi phí khác.
7
v2.0013107202
2. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 
CỦA DOANH NGHIỆP
• Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh;
• Giá thành và hạ giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp.
8
v2.0013107202
2.1. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Phân loại theo nội dung kinh tế:
• Chi phí nguyên liệu, vật liệu;
• Chi phí khấu hao TSCĐ;
• Chi phí nhân công;
• Chi phí dịch vụ mua ngoài;
• Chi phí BHXH, BHYT
• Chi phí khác bằng tiền.
9
v2.0013107202
2.1. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
• Phân loại theo công dụng kinh tế và địa
điểm phát sinh:
 Chi phí vật tư trực tiếp;
 Chi phí nhân công trực tiếp;
 Chi phí sản xuất chung;
 Chi phí quản lý doanh nghiệp;
 Chi phí bán hàng.
• Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa
chi phí và quy mô sản xuất kinh doanh:
Chi phí cố định, chi phí biến đổi.
10
v2.0013107202
2.2. GIÁ THÀNH VÀ HẠ GIÁ THÀNH CỦA DOANH NGHIỆP
• Khái niệm: Giá thành sản phẩm là
biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi
phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
hoàn thành việc sản xuất và tiêu
thụ một loại sản phẩm nhất định.
• Phân loại:
 Căn cứ phạm vi sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm: Giá thành
sản xuất và giá thành toàn bộ
sản phẩm;
 Căn cứ kế hoạch hóa giá
thành: Giá thành kế hoạch và
giá thành thực tế.
11
v2.0013107202
2.3. VAI TRÒ CỦA GIÁ THÀNH
Vai trò
của giá thành
Thước đo mức hao phí sản xuất tiêu thụ
sản phẩm, căn cứ xác định hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh
Công cụ quan trọng để kiểm tra
kiểm soát chi phí
Là một căn cứ quan trọng xây dựng
chính sách giá cả của doanh nghiệp
12
v2.0013107202
2.4. Ý NGHĨA HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
Ý nghĩa của giá thành sản phẩm thể hiện qua sơ đồ sau:
Tăng lợi nhuận trong
1 sản phẩm
Giá bán
không đổi
Giảm lợi nhuận trong
1 sản phẩm
Tăng số lượng
Tăng lợi
nhuận của
Doanh nghiệp
Giảm giá bán
Hạ giá thành 
sản phẩm
13
v2.0013107202
3. CÁC LOẠI THUẾ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 
• Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
• Thuế tiêu thụ đặc biệt;
• Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
• Thuế thu nhập doanh nghiệp.
14
v2.0013107202
3.1. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
• Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản
giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ khâu sản xuất, lưu
thông đến tiêu dùng.
• Các phương pháp tính thuế GTGT:
 Phương pháp khấu trừ thuế;
 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
15
v2.0013107202
3.2. THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 
• Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh
vào một số hàng hóa dịch vụ đặc biệt
nằm trong danh mục hàng hóa Nhà
nước quy định;
• Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là
những hàng hóa được quy định trong
luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thường là
hàng hóa, dịch vụ mà chính phủ
khuyến khích sản xuất;
• Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là
tổ chức, cá nhân có sản xuất nhập khẩu
hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
16
v2.0013107202
3.3. THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 
• Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất
khẩu hay nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế;
• Đối tượng chịu thuế: Tất cả các hàng hoá được phép xuất khẩu hay nhập
khẩu trên thị trường Việt Nam;
• Đối tượng nộp thuế: Là các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất, nhập
khẩu thuộc đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu là đối tượng nộp thuế
xuất, nhập khẩu;
• Phương pháp tính thuế:
Trong đó:
 Giá tính thuế xuất khẩu: Là giá tính thuế giao hàng tại cửa khẩu xuất
(FOB).
 Giá tính thuế nhập khẩu: Là giá tại cửa khẩu nhập (CIF).
Thuế suất thuế xuất 
khẩu, nhập khẩuxGiá tính thuếx
Số lượng
hàng hóa
xuất khẩu,
nhập khẩu
=
Thuế xuất khẩu,
nhập khẩu phải nộp
17
v2.0013107202
3.4. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 
• Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế
của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
• Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
• Đối tượng chịu thuế: Bao gồm thu nhập chịu thuế của các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác.
• Cách xác định:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất
Thu nhập khác
trong kỳ tính thuế+
Chi phí hợp lý
trong kỳ–
Doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế
=
Thu nhập chịu
thuế trong kỳ
tính thuế
18
v2.0013107202
4. DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC CỦA DOANH NGHIỆP 
• Doanh thu;
• Thu nhập khác của doanh nghiệp.
19
v2.0013107202
4.1. DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
• Khái niệm: Doanh thu bán hàng là tổng
giá trị các loại hàng hoá, dịch vụ mà
doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ
nhất định.
• Phân biệt doanh thu bán hàng và tiền
thực thu bán hàng.
• Xác đinh doanh thu: Việc tăng doanh thu
bán hàng có ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp. Công thức tính doanh thu:
Trong đó:
 S: Doanh thu bán hàng trong kỳ;
 Qti: Số lượng sản phẩm i bán trong kỳ;
 Pi: Giá bán một sản phẩm I;
 i: Loại sản phẩm (i = ).
n
ti i
i 1
S Q xP
 
i, n
20
v2.0013107202
4.2. DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 
• Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị lợi ích
kinh tế thu được trong một thời kỳ nhất định từ hoạt
động tài chính của doanh nghiệp.
• Doanh thu từ hoạt động tài chính trong kỳ bao gồm:
 Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn (nếu có);
 Số tiền chiết khấu thanh toán;
 Số cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ
từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh với
doanh nghiệp khác (nếu có);
 Khoản lãi khi bán chứng khoán đầu tư ngắn hạn,
dài hạn;
 Số tiền thu được về bán bất động sản đối với
doanh nghiệp có kinh doanh bất động sản
21
v2.0013107202
4.3. THU NHẬP KHÁC CỦA DOANH NGHIỆP
• Thu nhập khác là các khoản thu trong kỳ từ
các hoạt động xảy ra không thường xuyên,
ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
• Thu nhập khác gồm:
 Tiền thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản
cố định;
 Khoản thu tiền phạt khách hàng do vi
phạm hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp;
 Tiền bảo hiểm được bồi thường.
 Khoản thu được từ nợ phải thu khó đòi đã
xoá sổ;
 Khoản nợ phải trả nhưng không xác định
được chủ
22
v2.0013107202
5. LỢI NHUẬN VÀ PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN 
• Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch
giữa doanh thu hay thu nhập và chi phí mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để có được số
doanh thu hay thu nhập đó.
• Công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu (thu nhập) – Chi phí tạo ra doanh thu (thu nhập)
23
v2.0013107202
5.1. NỘI DUNG CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 
Giá thành toàn bộ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ
bán trong kỳ
–Doanh thu thuầnbán hàng=
Lợi nhuận sản xuất
kinh doanh (lợi nhuận
bán hàng)
Doanh thu
thuần về
bán hàng
––=
Lợi nhuận từ hoạt động 
sản xuất kinh doanh
(hay bán hàng)
Giá trị
vốn hàng
bán ra
Chi phí
bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp–
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
24
v2.0013107202
5.1. NỘI DUNG CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 
Lợi nhuận hoạt động tài chính:
Chi phí tài chính–Thuế gián thu(nếu có)–
Doanh thu hoạt động
tài chính=
Lợi nhuận từ
hoạt động tài chính
Lợi nhuận khác
Chi phí khác–Thuế gián thu(nếu có)–Thu nhập khác=Lợi nhuận khác
25
v2.0013107202
5.1. NỘI DUNG CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 
(tiếp theo)
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận SXKD 
(lợi nhuận bán hàng)
+
Lợi nhuận 
hoạt động 
tài chính
+
Lợi 
nhuận 
khác
Hay: NI = EBT x (1 – t )
Lợi nhuận sau thuế
(NI)
= Lợi nhuận trước thuế
(EBT)
x [ 1 – Thuế suất TNDN] 
(t)
Lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận sau thuế:
Trên góc độ tài chính có thể xác định
26
v2.0013107202
5.2. KHÁI NIỆM ĐIỂM HOÀ VỐN VÀ PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
• Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu
bằng chi phí tức là doanh nghiệp không bị
lỗ và không có lãi.
Khi xem xét điểm hoà vốn, phân biệt 2
trường hợp: Điểm hoà vốn kinh tế (Tại đó
lợi nhuận trước lãi vay và thuế = 0), điểm
hoà vốn tài chính (Tại đó, lợi nhuận trước
thuế của doanh nghiệp = 0).
• Phân tích điểm hòa vốn là một phương
pháp phân tích xem xét mối quan hệ giữa
chi phí cố định, chi phí biến đổi, sản lượng
sản phẩm hay doanh thu và lợi nhuận.
27
v2.0013107202
5.3. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG HOÀ VỐN KINH TẾ
Sản lượng hoà vốn kinh tế là số lượng
sản phẩm cần sản xuất tiêu thụ để đạt
điểm hoà vốn kinh tế và có thể xác
định theo công thức sau:
Trong đó:
• QH: Sản lượng hoà vốn kinh tế;
• F: Tổng chi phí cố định kinh doanh
của doanh nghiệp;
• V: Chi phí biến đổi tính cho một
sản phẩm;
• P: Giá bán một sản phẩm.
H
F
Q
P V
28
v2.0013107202
5.4. XÁC ĐỊNH DOANH THU HOÀ VỐN KINH TẾ
Doanh thu hoà vốn kinh tế (SH) là mức
doanh thu bằng với tổng chi phí sản
xuất kinh doanh và có thể xác định
theo công thức sau:
Suy ra:
• SH: Doanh thu hoà vốn kinh tế;
• F: Tổng chi phí cố định kinh doanh
của doanh nghiệp;
• V: Chi phí biến đổi tính cho một
sản phẩm;
• P: Giá bán một sản phẩm;
SH = QH x P
SH
P
V–1
F
=
29
v2.0013107202
5.5. XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT HOÀ VỐN KINH TẾ
Xác định công suất hoà vốn (h%) nhằm
xem xét cần phải huy động bao nhiêu
phần trăm (%) công suất máy móc thiết
bị theo thiết kế vào sản xuất sản phẩm
sẽ đạt được sự hoà vốn, có thể xác định
theo công thức sau:
Hoặc:
QS
100%x
F
=h%
xQs (P – V)
100%
F
=h%
Trong đó: 
• h%: Công suất hòa vốn;
• QS: Công suất theo thiết kế;
• P, F, V: Như đã chú thích ở trên.
30
v2.0013107202
5.6. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN HÒA VỐN
Thời gian hoà vốn là thời gian cần thiết đạt
được hoà vốn kinh tế (đơn vị tính là tháng)
và có thể xác định theo công thức sau:
Trong đó:
• TH: Thời gian hoà vốn kinh tế (tháng);
• QH: Sản lượng hoà vốn kinh tế;
• Qn: Số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ
trong năm;
• 12: Số tháng trong năm.
12
Qn
QH
=TH
Qn
QH x 12
TH =Hoặc:
31
v2.0013107202
5.7. XÁC ĐỊNH LƯỢNG SẢN PHẨM CẦN SẢN XUẤT ĐỂ ĐẠT MỨC 
LỢI NHUẬN DỰ TÍNH 
P – V
F + EBIT
=QP
Từ công thức: 
EBIT = Q(P – V) – F
Ta có:
Trong đó:
• EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế;
• QP: Số lượng sản phẩm cần sản xuất để đạt được mức lợi nhuận dự kiến;
• P, F, V: Như đã chú thích ở trên.
32
v2.0013107202
6. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ CÁC QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP 
• Phân phối lợi nhuận là một trong những vấn
đề tài chính rất quan trọng.
• Trong phân phối lợi nhuận, đòi hỏi phải quán
triệt các vấn đề có tính nguyên tắc sau:
 Việc phân phối lợi nhuận phải tuân thủ
các quy định ràng buộc của pháp luật;
 Phân phối lợi nhuận phải đảm bảo hài
hòa giữa lợi ích giữa các chủ thể: Nhà
nước, doanh nghiệp, người lao động,
giữa lợi ích trước mắt và lợi ích dài hạn.
33
v2.0013107202
6.1. NỘI DUNG CHỦ YẾU PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA 
DOANH NGHIỆP 
Lợi nhuận trước thuế
Bù lỗ năm trước 
(nếu có)
Thuế thu nhập 
doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Trích quỹ dự
phòng tài chính
Lợi nhuận để lại tái 
đầu tư
Trích các quỹ
của doanh nghiệp
Lợi nhuận 
của chủ sở hữu
34
v2.0013107202
6.2. CÁC LOẠI QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP
• Trong doanh nghiệp, hình thành các
loại quỹ nhằm những mục định nhất
định. Thông thường doanh nghiệp có
các loại quỹ chủ yếu sau:
 Quỹ dự phòng tài chính;
 Quỹ đầu tư phát triển;
 Quỹ khen thưởng;
 Quỹ Phúc lợi;
 Quỹ thưởng Ban điều hành Cty.
• Ngoài các loại quỹ nêu trên, các doanh
nghiệp còn có thể thành lập các loại
quỹ khác. Tuy nhiên, việc thành lập quỹ
phải phù hợp với các quy định của luật
pháp và thường phải được ghi trong
điều lệ của doanh nghiệp.
35
v2.0013107202
TÓM TẮT CUỐI BÀI
Nội dung bài học bao gồm những nội dung chính sau:
• Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí liên quan tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Bao gồm chi phí
sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác;
• Doanh thu bán hàng là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một kỳ nhất định. Doanh thu
hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu
được trong kỳ do các hoạt động tài chính mang lại;
• Điểm hòa vốn: Là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng với chi phí đã
bỏ ra;
• Lợi nhuận: Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh
nghiệp mang lại.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_bai_2_chi_phi_doanh_thu_va.pdf