Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Thị Hà
NỘI DUNG
• Tài chính doanh nghiệp;
• Những nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến việc tổ chức tài
chính doanh nghiệp.
1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
• Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính;
• Nội dung tài chính doanh nghiệp;
• Vai trò và mục tiêu của tài chính doanh nghiệp;
• Kết luận về tài chính doanh nghiệp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Thị Hà

1BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hà v2.0013107202 2TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Vai trò của nhà Quản trị được thể hiện khác nhau trong các nền kinh tế khác nhau. Nếu như trong nền kinh tế bao cấp kế hoạch hóa trước đây vai trò của nhà Quản trị rất thụ động mờ nhạt. Họ không cần quan tâm tới việc làm như thế nào để huy động vốn bởi vì toàn bộ lượng vốn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh được nhà nước cấp, đồng thời cũng không cần xác định lượng vốn thực tế là bao nhiêu mà chỉ cần quan tâm đạt được kế hoạch nhà nước đặt ra. Chính vì vậy Tài chính doanh nghiệp cũng như các nhà quản trị tài chính có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tài chính doanh nghiệp là một khâu then chốt, cơ sở không thể thiếu được trong hệ thống Tài chính Việt Nam. Bên cạnh đó trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn kinh doanh phải chủ động trong việc tìm và huy động nguồn vốn do đó họ phải xác định chính xác lượng vốn cần để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Không những thế các nhà quản trị tài chính phải tìm cách sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó. v2.0013107202 3MỤC TIÊU • Hiểu và nắm được nội dung chủ yếu, vai trò và mục tiêu của tài chính doanh nghiệp; • Nắm được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tài chính và việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp. v2.0013107202 4• Để học tốt bài này cần có cái nhìn tổng quan về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh với hoạt động tài chính của doanh nghiệp; • Cần nắm vững nội dung chủ yếu tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở đó phân biệt tài chính với kế toán của doanh nghiệp; • Trong quá trình học cần nghiên cứu, liên hệ với thực tế để thấy rõ hơn ảnh hưởng của các nhân tố: Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm về kinh tế – kỹ thuật của các ngành kinh doanh và môi trường kinh doanh đến tài chính của doanh nghiệp. HƯỚNG DẪN HỌC v2.0013107202 5NỘI DUNG • Tài chính doanh nghiệp; • Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp. v2.0013107202 6• Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính; • Nội dung tài chính doanh nghiệp; • Vai trò và mục tiêu của tài chính doanh nghiệp; • Kết luận về tài chính doanh nghiệp. 1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP v2.0013107202 71.1. HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP • Hoạt động của doanh nghiệp; • Các quan hệ tài chính chủ yếu trong doanh nghiệp. v2.0013107202 81.1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP • Khái niệm: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời. • Quá trình hoạt động của doanh nghiệp: Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào với sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và thông qua thị trường mua bán hàng hóa để thu lợi nhuận. Như vậy quá trình hoạt động của doanh nghiệp tóm tắt qua sơ đồ sau: Dòng tiền ra Doanh nghiệp huy động vốn, tạo lập quỹ Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ Hoạt động tài chính của doanh nghiệp Phát sinh dòng tiền Dòng tiền vào Sự vận động của vốn hay quỹ tiền tệ ban đầu v2.0013107202 91.1.2. CÁC QUAN HỆ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP • Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ cũng là quá trình phát sinh các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. • Các quan hệ tài chính, bao gồm: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước; Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác; Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp; Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp; Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. v2.0013107202 10 1.1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH • Về hình thức: Tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình vận động: Tạo hợp, phân phối, chuyển hóa hình thái và sử dụng quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. • Về bản chất: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập, phân phối, chuyển hóa hình thái và sử dụng quỹ tiền tệ phát sinh trong các hoạt động của doanh nghiệp. v2.0013107202 11 1.2. NỘI DUNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP • Lựa chọn và quyết định đầu tư: Trên cơ sở là dựa vào quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư. • Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn: Cần xem xét cân nhắc trên: Kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huy động, chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn • Sử dụng vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. v2.0013107202 12 1.2. NỘI DUNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Nội dung tài chính doanh nghiệp: Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp; Kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua tình hình thu, chi; các báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh và tài chính; Thực hiện kế hoạch hóa tài chính. • Nội dung tài chính được cụ thể hóa bằng các quyết định tài chính. Các quyết định tài chính chiến lược: Quyết định đầu tư; Quyết định tài trợ hay huy động vốn; Quyết định phân chia lợi nhuận (đối với công ty cổ phần là quyết định trả cổ tức). v2.0013107202 13 1.3. VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP • Vai trò của tài chính doanh nghiệp. Huy động vốn; Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. • Mục tiêu bao trùm, hàng đầu của tài chính doanh nghiệp: Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. v2.0013107202 14 2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP • Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp; • Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành kinh doanh; • Môi trường kinh doanh. v2.0013107202 15 2.1. HÌNH THỨC PHÁP LÝ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP Tại Việt Nam, theo luật doanh nghiệp 2005, xét về hình thức pháp lý có 04 loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau: Tóm lại, hình thức pháp lý ảnh hưởng đến việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh: Huy động và chuyển nhượng vốn, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ Các loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Công ty cổ phần v2.0013107202 16 2.1.1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN • Khái niệm: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. • Đặc điểm: Chủ doanh nghiệp là một cá nhân và có toàn quyền quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp; Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. v2.0013107202 17 2.1.2. CÔNG TY HỢP DANH • Khái niệm: Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. • Đặc điểm: Thành viên hợp danh là cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty về các khoản nợ; Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. v2.0013107202 18 2.1.3. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN • Khái niệm: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. • Đặc điểm: Công ty có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chủ sở hữu Công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty về các khoản nợ; Không được quyền phát hành cổ phiếu. • Khái niệm: Là doanh nghiệp có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng không vượt quá 50. • Đặc điểm: Công ty có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp về các khoản nợ; Không được quyền phát hành cổ phiếu. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN v2.0013107202 19 2.1.4. CÔNG TY CỔ PHẦN • Khái niệm: Là doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. • Đặc điểm: Có tư cách pháp nhân; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp; Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. v2.0013107202 20 2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGÀNH KINH DOANH • Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm riêng về mặt kinh tế và kỹ thuật. • Các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến tài chính và quản trị tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh; Ảnh hưởng của tính chất thời vụ và chu kỳ kinh doanh. v2.0013107202 21 2.3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH • Các môi trường chủ yếu hợp thành môi trường kinh doanh. • Tác động của môi trường kinh tế tài chính đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. v2.0013107202 22 2.3.1. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TỚI DOANH NGHIỆP • Doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định. • Môi trường kinh doanh có tác động đến doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh Những ràng buộc Những cơ hội Khả năng thích ứng Doanh nghiệp Khả năng chớp cơ hội v2.0013107202 23 2.3.2. CÁC MÔI TRƯỜNG CHỦ YẾU HỢP THÀNH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH • Môi trường kinh tế – tài chính; • Môi trường pháp lý; • Môi trường văn hóa; • Môi trường xã hội; • Môi trường công nghệ thông tin; • Môi trường chính trị; • Môi trường sinh thái; • Môi trường quốc tế. v2.0013107202 24 2.3.3. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH TẾ – TÀI CHÍNH ĐẾN DOANH NGHIỆP • Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế; • Tình trạng của nền kinh tế; • Lãi suất thị trường; • Lạm phát; • Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp; • Mức độ cạnh tranh; • Thị trường tài chính và các trung gian tài chính. v2.0013107202 25 TÓM TẮT CUỐI BÀI • Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp. Được hình thành thông qua hoạt động tài chính của doanh nghiệp và biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước; với các chủ thể khác; với người lao động; với chủ sở hữu và ngay trong nội bộ doanh nghiệp. • Hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một hoạt động thông qua việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. • Tài chính của doanh nghiệp là công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, trong đó mục tiêu bao trùm, quan trọng hàng đầu là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp cũng có những điểm khác nhau do ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh. v2.0013107202
File đính kèm:
bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_bai_1_tong_quan_ve_tai_chin.pdf