Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 5: Kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp

NỘI DUNG

Tổng quan về kế hoạch hóa tài chính

Nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh

Các mô hình kế hoạch hóa tài chính

pdf 37 trang phuongnguyen 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 5: Kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 5: Kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 5: Kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp
v1.0015105205 1
BÀI 5 
KẾ HOẠCH HÓA 
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ThS. PHẠM VĂN TUỆ NHÃ
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0015105205
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Starbucks và bài toán mở rộng thị phần tại Việt Nam
Ngày 30/1/2013, hãng kinh doanh đồ uống nổi tiếng thế giới Starbucks khai trương cửa
hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, chính thức mở màn chiến dịch xâm nhập thị
trường Việt Nam. Sau hơn 2 năm hoạt động, hãng đã xây dựng 12 cửa hàng trên phạm vi
toàn quốc và đang có ý định mở thêm nhiều cửa hàng nữa tại các tỉnh thành khác nhau.
2
Starbucks cần thực hiện những dự báo gì về phương diện tài chính để
chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng nêu trên?
v1.0015105205
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:
• Trình bày được phạm vi của kế hoạch hóa tài chính.
• Trình bày được vai trò của các dự báo tài chính và mối quan hệ giữa chúng với
kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp.
• Trình bày được các nội dung cơ bản của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh, thể
hiện qua các báo cáo tài chính dự báo của doanh nghiệp.
• Trình bày được nội dung cơ bản và vai trò của kế hoạch hóa nguồn vốn.
• Trình bày được các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hóa có hiệu quả.
• Trình bày những nội dung cơ bản trong quản lý tập hợp các quyền trong kế
hoạch hóa tài chính.
• Trình bày được các nội dung cơ bản và cách áp dụng một mô hình kế hoạch
hóa tài chính ở mức độ đơn giản.
3
v1.0015105205
NỘI DUNG
4
Tổng quan về kế hoạch hóa tài chính
Nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh
Các mô hình kế hoạch hóa tài chính
v1.0015105205
1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH 
5
1.2. Kế hoạch hóa tài chính và các dự báo tài chính
1.1. Phạm vi kế hoạch hóa tài chính
v1.0015105205
1.1. PHẠM VI KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH
6
• Kế hoạch hóa tài chính bao gồm cả kế hoạch hóa tài
chính dài hạn hay chiến lược và kế hoạch hóa tài
chính ngắn hạn hay hoạt động.
 Kế hoạch tài chính dài hạn là những kế hoạch tài
chính mang tính chiến lược cho cơ sở kinh doanh
từ trên 1 năm đến 10 năm.
 Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc cụ thể hóa những hoạt động tài chính ngắn hạn
và những tác động có thể của những hoạt động đó, thường kéo dài trong vòng 1 đến
2 năm.
• Các nhà lập kế hoạch tài chính xem xét tất cả các hoạt động của doanh nghiệp chứ
không xem xét từng hoạt động cụ thể.
• Các kế hoạch phải phản ánh được các thay đổi có thể xảy ra của môi trường và các hoạt
động của doanh nghiệp dưới các điều kiện khác nhau.
v1.0015105205
1.2. KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH VÀ CÁC DỰ BÁO TÀI CHÍNH
7
• Các dự báo tài chính tập trung hầu hết vào các kết quả
tương lai, đồng thời tính đến các sự kiện khác, bao gồm
những tình huống không thuận lợi có thể xảy ra.
• Kế hoạch hóa tài chính còn là quá trình quyết định loại rủi
ro nào phải chấp nhận và loại rủi ro nào không cần thiết
phải chấp nhận.
• Kế hoạch hóa tài chính còn bao gồm phân tích hiệu
ứng/hậu quả của những tình trạng khác nhau của thị
trường và các quyết định khác nhau của doanh nghiệp.
v1.0015105205
2. NỘI DUNG CỦA MỘT KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HOÀN CHỈNH
8
2.2. Các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hóa có hiệu quả
2.1. Kế hoạch hóa nguồn vốn (Nguồn tài trợ)
2.3. Kế hoạch hóa tài chính và quản lý một tập hợp các “quyền”
v1.0015105205
2. NỘI DUNG CỦA MỘT KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HOÀN CHỈNH (tiếp theo)
9
• Nội dung của một kế hoạch tài chính
được thể hiện qua các báo cáo tài
chính dự báo:
 Bảng cân đối kế toán dự báo.
 Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo: Thể hiện những dự báo về doanh thu, chi phí
và lợi nhuận. Trong đó chi phí thường được phân loại theo mục đích, bộ phận hoặc
loại hình kinh doanh, kèm theo thuyết minh cho nguyên nhân phát sinh những chi
phí đó. Báo cáo này là một phần then chốt trong việc lập kế hoạch lợi nhuận của
doanh nghiệp.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo: Thể hiện những dự báo về các dòng tiền ra, vào
của doanh nghiệp. Trong đó các khoản chi có thể được phân loại tương tự như
phân loại chi phí nêu trên. Kèm theo là thuyết minh cho nguyên nhân phát sinh các
dòng tiền. Báo cáo này là một phần then chốt trong việc chuẩn bị lập kế hoạch ngân
quỹ, đánh giá và sử dụng ngân quỹ của doanh nghiệp.
v1.0015105205
2.1. KẾ HOẠCH HÓA NGUỒN VỐN (NGUỒN TÀI TRỢ)
• Kế hoạch hóa nguồn vốn bao gồm việc xác định quy mô vốn
cần huy động và nguồn tài trợ tương ứng.
• Kế hoạch nguồn vốn cần xây dựng phù hợp với chính sách
cổ tức.
• Nội dung, tính phức tạp và tầm quan trọng của kế hoạch tạo
vốn phụ thuộc vào các yếu tố như cơ hội đầu tư của doanh
nghiệp, dư thừa dòng tiền hoạt động và chính sách cổ tức,
• Khi kế hoạch tạo vốn bao gồm huy động vốn thông qua phát
hành chứng khoán (ví dụ cổ phiếu, trái phiếu doanh
nghiệp,), doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng loại chứng
khoán sẽ phát hành, thời điểm phát hành, quy mô phát hành
và những điều kiện ràng buộc kèm theo.
10
v1.0015105205
2.2. CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ KẾ HOẠCH HÓA CÓ HIỆU QUẢ
11
• Các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hóa có hiệu
quả phụ thuộc mục tiêu kế hoạch hóa và kết quả
mong muốn cuối cùng.
• Để kế hoạch hóa có hiệu quả, cần thỏa mãn yêu
cầu về khả năng dự báo, xác định kế hoạch tài
chính tối ưu và thực hiện kế hoạch tài chính.
v1.0015105205
2.2. CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ KẾ HOẠCH HÓA CÓ HIỆU QUẢ (tiếp theo)
12
A. Dự báo
• Khả năng dự báo phải chính xác và nhất quán.
• Để nâng cao tính chính xác, các dự báo được xây dựng
dựa trên các nguồn dữ liệu và các phương pháp dự báo
khác nhau, cùng với sự hỗ trợ của các công ty chuyên
về lập các dự báo kinh tế vĩ mô và dự báo ngành nghề,
phục vụ các doanh nghiệp.
• Để đảm bảo tính nhất quán, cần có sự phối hợp của các
bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Lưu ý rằng đảm
bảo tính nhất quán là điều đặc biệt khó với các doanh
nghiệp có cấu trúc dọc. Nguyên nhân của sự thiếu nhất
quán này là do các nhà lập kế hoạch dựa trên những
nguồn thông tin khác nhau.
v1.0015105205 13
2.2. CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ KẾ HOẠCH HÓA CÓ HIỆU QUẢ (tiếp theo)
B. Xác định kế hoạch tài chính tối ưu
• Do không có một công cụ hay mô hình nào có thể xác định chính xác tuyệt đối về
phương án kế hoạch hóa tối ưu, nên các nhà lập kế hoạch phải đưa ra sự lựa chọn
chủ yếu dựa trên khả năng phán xét của mình.
• Mục tiêu của kế hoạch tài chính mà nhà lập kế hoạch lựa chọn được thể hiện thông
qua các con số kế toán. Các con số này phải được diễn giải theo nghĩa của các
quyết định kinh doanh, tức là chúng phải chuyển tải những thông tin về chiến lược
của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,... chứ không chỉ là những
con số đơn thuần. Ví dụ: Các nhà lập kế hoạch đặt ra mục tiêu đạt tỷ lệ sinh lợi trên
doanh thu bằng 10% và điều này cần được hiểu là giá cao hơn, chi phí thấp hơn,
chuyển sang sản phẩm mới với suất sinh lợi cao hơn hay tăng sự phối hợp trục dọc
trong sản xuất hiệu quả hơn.
• Các mục tiêu được trình bày trong kế hoạch tài chính còn là động lực làm việc cho
nhân viên và đôi khi còn là cách thể hiện gián tiếp mong muốn, kỳ vọng hay niềm tin
của nhà quản trị doanh nghiệp.
v1.0015105205 14
2.2. CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ KẾ HOẠCH HÓA CÓ HIỆU QUẢ (tiếp theo)
C. Xem xét việc thực hiện kế hoạch tài chính
• Các nhà lập kế hoạch tài chính dài hạn cần tính đến những
biến cố không mong đợi có thể xảy ra và cách điều chỉnh các
dự báo tương ứng dưới sự tác động của những biến cố đó.
Ví dụ: Lợi nhuận thực tế trong 6 tháng đầu thấp hơn 10% so
với dự báo và không có dấu hiệu sẽ trở lại mức cũ → Nên
xem xét giảm 10% lợi nhuận dự báo của những kỳ tiếp theo
so với mức dự báo đã được lập trước đó.
• Các kế hoạch dài hạn có thể được sử dụng như những điểm
mốc cho việc đánh giá một chuỗi kết quả hoạt động.
v1.0015105205
2.3. KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ MỘT TẬP HỢP CÁC “QUYỀN”
15
• Các quyết định đầu tư hiện tại có thể xem là tiền đề cho các cơ hội đầu tư trong
tương lai.
• Doanh nghiệp quyết định đầu tư xâm nhập thị trường không nhất thiết vì khoản đầu
tư này đem lại giá trị hiện tại ròng dương, mà chủ yếu vì chúng có giá trị về mặt
chiến lược, tạo vị thế cho doanh nghiệp và tạo ra các cơ hội đầu tư tiếp theo trong
tương lai. Nói cách khác, có những quyết định đầu tư bước đầu không phải là để tạo
ra lợi nhuận ngay lập tức, mà là để tạo ra thêm nhiều cơ hội đầu tư hơn nữa trong
tương lai. Và chính các cơ hội đầu tư trong tương lai này mới thật sự đem lại lợi
nhuận đáng kể cho doanh nghiệp, với giá trị hiện tại ròng dương lớn.
• Do đó, các quyết định đầu tư có thể chia thành hai giai đoạn:
 Giai đoạn thứ nhất: Đầu tư bước đầu để tạo ra các quyền thực, là các quyền
mua tài sản thực với điều khoản thuận lợi, phục vụ cho mở rộng đầu tư trong
tương lai. Nhà quản lý cần đánh giá giá trị của các quyền thực này.
 Giai đoạn thứ hai: Thực hiện các quyền thực nêu trên. Giai đoạn này phát sinh
vấn đề chuẩn mực về dự toán vốn đầu tư.
v1.0015105205
2.3. KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ MỘT TẬP HỢP CÁC “QUYỀN”
(tiếp theo)
16
• Kế hoạch hóa tài chính tựu trung lại không phải là tìm kiếm một kế hoạch đầu tư
riêng lẻ mà là quản lý một tập hợp các quyền thực.
• Kế hoạch hóa tài chính có thể xem như một quá trình gồm các giai đoạn sau:
 Mua các quyền thực.
 Duy trì các quyền thực.
 Thực hiện các quyền thực.
 Thanh lý các quyền thực.
v1.0015105205
3. CÁC MÔ HÌNH KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH 
• Mô hình kế hoạch hóa tài chính được sử dụng để dự
tính các hiệu ứng của các phương án chiến lược tài
chính theo các giả định tương ứng.
• Một doanh nghiệp có thể áp dụng 2 mô hình hoặc nhiều
hơn, cho các phương diện của hoạt động tài chính
doanh nghiệp.
17
v1.0015105205
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
18
• Chuẩn bị ngân sách tiền trong ngắn hạn – Phần nhập quỹ
Công ty X phát triển ngân quỹ cho tháng 10, 11, 12. Doanh số của công ty trong
tháng 8, 9 lần lượt là 100 triệu và 200 triệu. Doanh số tháng 10, 11, 12 được dự báo
lần lượt là 400, 300 và 200 triệu. Theo dữ liệu quá khứ, 20% doanh số bán hàng
được thanh toán ngay, 50% tạo ra khoản phải thu sẽ được thu hồi sau 1 tháng và
phần còn lại 30% tạo ra khoản phải thu sẽ được thu hồi sau 2 tháng. Bỏ qua nợ xấu.
Cũng trong tháng 12, Công ty nhận được 30 triệu tiền cổ tức từ đầu tư chứng khoán.
v1.0015105205
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN (tiếp theo)
19
• Lập kế hoạch ngân sách tiền cho công ty X (tiếp tục ví dụ trang trước) – Phần nhập quỹ
Tháng 8 9 10 11 12
Dự báo doanh số 100 200 400 300 200
Thu tiền bán hàng (20%) 20 40 80 60 40
Thu hồi khoản phải thu
Trả chậm 1 tháng (50%) 50 100 200 150
Trả chậm 2 tháng (30%) 30 60 120
Nhập quỹ khác 30
Tổng nhập quỹ 210 320 340
v1.0015105205 20
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
• Chuẩn bị ngân sách tiền trong ngắn hạn – Phần xuất quỹ
Công ty X đã thu thập dữ liệu cần thiết để chuẩn bị lịch thanh toán tiền trong tháng
10, 11 và 12 như sau:
 Mua vật tư: Mua vật tư bằng 70% tiền bán hàng. Trong số đó, 10% thanh toán
ngay bằng tiền, 70% được trả sau 1 tháng và 20% trả sau 2 tháng.
 Tiền thuê: Tiền thuê 5 triệu sẽ được trả hàng tháng.
 Lương cho nhân viên bán hàng và quản lý là 8 triệu/tháng, Lương cho nhân công
trực tiếp sẽ bằng 10% tiền bán hàng hàng tháng.
 Tiền thuế được thanh toán 25 triệu vào tháng 12.
 Chi mua sắm Tài sản cố định là 130 triệu: Dây chuyền máy móc mới sẽ được
mua và trả vào tháng 11.
 Thanh toán lãi suất 10 triệu vào tháng 12.
 Thanh toán cổ tức bằng tiền 20 vào tháng 10.
 Trả gốc vay 20 triệu vào tháng 12.
 Mua cố phiếu quỹ: Không có trong tháng 10 – 12.
v1.0015105205 21
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN (tiếp theo)
• Lập kế hoạch ngân sách tiền cho công ty X (tiếp tục ví dụ trang trước) – Phần xuất quỹ
Tháng 8 9 10 11 12
Mua vật tư (70%) 70 140 280 210 140
Chi mua vật tư (10%) 7 14 28 21 14
Thanh toán khoản phải trả
Trả chậm 1 tháng (70%) 49 98 196 147
Trả chậm 2 tháng (20%) 14 28 56
Chi tiền thuê 5 5 5
Chi tiền lương 48 38 28
Thanh toán thuế 25
Chi đầu tư Tài sản cố định 130
Chi trả lãi suất 10
Thanh toán cổ tức 20
Trả gốc vay 20
Xuất quỹ 213 418 305
v1.0015105205 22
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN (tiếp theo)
• (Tiếp tục ví dụ trang trước) Số liệu cuối tháng 9 của công ty X, tiền là 50 triệu, vay
ngắn hạn và chứng khoán dễ bán không có. Công ty duy trì một tỷ lệ tiền tối thiểu là
25 triệu để dự trữ cho những nhu cầu bất thường.
• Kết hợp với số liệu ở Slide trước, ta lập được ngân quỹ cho X như sau:
Tháng 10 11 12
Nhập quỹ 210 320 340
Trừ: Xuất quỹ 213 418 305
Dòng tiền ròng -3 -98 35
Cộng: Tiền đầu kỳ 50 47 -51
Tiền cuối kỳ 47 -51 -16
Trừ: Dự trữ tiền tối thiểu 25 25 25
Nhu cầu tài trợ 76 41
Thặng dư tiền 22
v1.0015105205
• Đánh giá ngân sách tiền
Vào cuối mỗi tháng trong 3 tháng, công ty X mong muốn số dư về tiền, chứng
khoán dễ bán và vay ngắn hạn như sau:
23
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Số dư cuối mỗi tháng
Tài khoản Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Tiền 25 25 25
Chứng khoán dễ bán 22 0 0
Vay ngắn hạn 0 76 41
v1.0015105205 24
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
• Giải quyết sự biến động trong ngân sách tiền: Luôn cần phải có nhiều kế hoạch
ngân quỹ để giảm sự biến động trong thực tế.
Ví dụ: Dự báo có khả năng nhất về ngân quỹ của cơ sở kinh doanh X căn cứ trên ví
dụ trên. Trong tháng 10, tình huống tệ nhất X cần thêm 15 triệu và tình huống tốt nhất
là X có thặng dư 62 triệu.
 Trong tháng 11, yêu cầu tài trợ của nó sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 185 triệu
hoặc có thể có thặng dư tiền là 5 triệu. Trong tháng 12, có khả năng vay nhiều nhất
là 190 triệu và khả năng có thặng dư tiền là 107 triệu.
Bằng việc xem xét giá trị lớn nhất trong những kết quả từ dự báo bi quan và lạc
quan, công ty X có thể lập kế hoạch cho những yêu cầu về tiền của cơ sở kinh
doanh một cách tốt hơn rất nhiều.
 Trong giai đoạn 3 tháng, yêu cầu vay tối đa trong tình huống xấu nhất sẽ là 190
triệu, và khả năng này cũng có thể xay ra trong khi dự báo có khả năng nhất chi
đưa ra con số đi vay tối đa là 76 triệu.
v1.0015105205 25
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
• Phân tích biến động ngân quỹ
Phân tích độ nhậy trong việc lập Ngân quỹ cho công ty X
Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Bi 
quan
Có khả
năng nhất
Lạc 
quan
Bi 
quan
Có khả 
năng nhất
Lạc 
quan
Bi 
quan
Có khả
năng nhất
Lạc 
quan
Tổng nhập quỹ 160 210 285 210 320 410 275 340 422
Trừ: Tổng xuất quỹ 200 213 248 380 418 467 280 305 320
Dòng tiền ròng (40) (3) 37 (170) (98) (57) (5) 35 102 
Cộng: Tiền đầu kỳ 50 50 50 10 47 87 (160) (51) 30 
Tiền cuối kỳ 10 47 87 (160) (51) 30 (165) (16) 132 
Trừ: Số dư tiền tối thiểu 25 25 25 25 25 25 25 25 25 
Tổng tài trợ yêu cầu 15 0 0 185 76 0 190 41 0 
Thặng dư tiền 0 22 62 0 0 5 0 0 107 
v1.0015105205 26
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
• Lập kế hoạch và dự báo lợi nhuận
Dưới đây là báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 của công ty X:
Doanh số
Loại A (2.000 đơn vị với giá 40) 80.000
Loại B (1.000 đơn vị với giá 20) 20.000
Doanh thu 100.000
Trừ: Giá vốn hàng bán
Nhân công 28.500
Nguyên liệu sản xuất sản phẩm loại A 8.000
Nguyên liệu sản xuất sản phẩm loại B 5.500
Chi phí khác 38.000
Tổng giá vốn hàng bán 80.000
Lãi gộp 20.000
Trừ: Chi phí hoạt động 10.000
Lợi nhuận hoạt động 10.000
Trừ: Chi phí lãi suất 1.000
Lợi nhuận trước thuế 9.000
Trừ: Thuế (15%) 1.350
Lợi nhuận sau thuế 7.650
Trừ: Cổ tức cổ đông thường 4.000
Lợi nhuận giữ lại 3.650
v1.0015105205 27
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
• Lập kế hoạch và dự báo lợi nhuận (tiếp)
Dưới đây là Bảng cân đối kế toán 31/12/2014 của doanh nghiệp X:
Tài sản Nguồn vốn
Tiền 6.000 Vay ngắn hạn 8.300
Đầu tư ngắn hạn 4.000 Phải trả 7.000
Phải thu 13.000 Phải nộp 300
Hàng tồn kho 16.000 Nợ ngắn hạn khác 3.400
Tổng tài sản ngắn hạn 39.000 Tổng nợ ngắn hạn 19.000
Tổng tài sản dài hạn 51.000 Nợ dài hạn 18.000
Tổng nợ phải trả 37.000
Vốn chủ sổ hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 30.000
Lợi nhuận giữ lại 23.000
Tổng tài sản 90.000 Tổng nguồn vốn 90.000
v1.0015105205 28
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
• Lập kế hoạch và dự báo lợi nhuận (tiếp)
Dự báo doanh số:
Giống như lập kế hoạch ngân quỹ, dữ liệu đầu vào quan trọng cho việc dự báo
bảng báo cáo kết quả kinh doanh chính là việc dự báo doanh thu. Dự báo doanh
thu của Công ty X cho năm 2015 căn cứ trên cả dữ liệu bên trong và bên ngoài. Giá
bán đơn vị sẩn phẩm cho sản phẩm A dự báo tăng từ 40 lên 50, cho sản phẩm B là
từ 20 lên 25. Đây là sự tăng giá cần thiết để bù đắp lại sự gia tăng trong chi phí
Số lượng sản phẩm
Sản phẩm A 1.950
Sản phẩm B 1.500
Giá bán
Sản phẩm A (50/đơn vị) 97.500
Sản phẩm B (25/đơn vị) 37.500
Tổng cộng 135.000
v1.0015105205 29
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
• Lập kế hoạch và dự báo lợi nhuận (tiếp)
Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty X năm 2014, ta có:
 Giá vốn hàng bán/Doanh thu = 80.000/100.000 = 80%
 Chi phí hoạt động/Doanh thu = 10.000/100.000 = 10%
 Chi phí lãi suất/Doanh thu = 1.000/100.000 = 1%
Doanh thu 135.000
Trừ: Giá vốn hàng bán (80%) 108.000
Lãi gộp 27.000
Trừ: Chi phí hoạt động (10%) 13.500
Lợi nhuận hoạt động 13.500
Trừ: Chi phí lãi suất (1%) 1.350
Lợi nhuận trước thuế 12.150
Trừ: Thuế (15%) 1.823
Lợi nhuận sau thuế 10.327
Trừ: Cổ tức cổ đông thường 4.000
Lợi nhuận giữ lại 6.327
v1.0015105205
• Lập kế hoạch và dự báo lợi nhuận (tiếp)
Bảng báo cáo kết quả kinh doan năm 2014 và dự báo năm 2015 của Công ty X
được chia ra làm 2 loại chi phí cố định và biến đổi sẽ được lập như sau:
30
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty X
2007 2008
Doanh thu 100.000 135.000
Trừ: Giá vốn hàng bán
Chi phí cố định 40.000 40.000
Chi phí biến đổi (40% doanh thu) 40.000 54.000
Lãi gộp 20.000 41.000
Trừ: Chi phí hoạt động
Chi phí cố định 5.000 5.000
Chi phí biến đổi (5% doanh thu) 5.000 6.750
Lợi nhuận hoạt động 10.000 29.250
Trừ: Lãi vay (Tất cả đều là cố định) 1.000 1.000
Lợi nhuận trước thuế 9.000 28.250
Trừ: Thuế (15%) 1.350 4.238
Lợi nhuận sau thuế 7.650 24.012
v1.0015105205 31
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
• Lập Bảng cân đối kế toán dự báo
Một số giả định về công ty X:
 Số dư tiền tối thiểu yêu cầu là 6.000.
 Chứng khoán dễ bán được giả định là không đổi từ mức hiện tại là 4.000.
 Khoản phải thu trung bình đại diện cho khoảng 45 ngày doanh thu. Bởi vì doanh thu
hàng năm của Công ty X được dự báo là 135.000, nên khoản phải thu trung bình sẽ là
16.875 (1/8 × 135.000). (45 ngày được xem là 1/8 năm tương đương 45/365)
 Hàng tồn kho cuối kỳ duy trì ở mức 16.000, trong đó: khoảng 25% (4.000 là nguyên
vật liệu) và 75% (khoảng 12.000) là thành phẩm.
 Mua may móc thiết bị mới khoảng 20.000. Tổng khấu hao khoảng 8.000. Như vậy,
tổng Tài sản cố định sẽ là 63.000 trong đó có 51.000 là giá trị Tài sản cố định hiện có,
cộng thêm 20.000 giá trị Tài sản cố định mới và trừ đi 8.000 khấu hao dự kiến.
 Mua vật tư được dự báo là chiếm khoảng 30% doanh thu hàng năm, trong trường hợp
này là vào khoảng 40.500 (0,3 × 135.000). Cơ sở kinh doanh tính toán rằng nó sẽ mất
trung bình 73 ngày để làm hài lòng nhà cung cấp, vì vậy khoản phải thu bình quân nên
bằng khoảng 1/5 (73/365) giá trị mua vật tư. Vào khoảng 8.100 (1/5 × 40.500)
v1.0015105205 32
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN (tiếp theo)
Một số giả định về công ty X (tiếp)
 Thuế phải trả được mong đợi vào khoảng 1/4 thuế của năm hiện tại, vào khoảng 455
(1/4 × 1.823 trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh được dự báo).
 Vay ngắn hạn được giả định là không đổi từ mức hiện tại là 8.300.
 Không có thay đổi đáng kể nào trong nợ ngắn hạn được mong đợi. Vẫn ở mức bằng
năm trước là 3.400.
 Nợ dài hạn và vốn cổ phần thường vẫn không đổi là 18.000 và 30.000. Không có
phát hành thêm hay trả nợ gốc nào trong năm tiếp theo.
 Lợi nhuận giữ lại sẽ tăng từ mức ban đầu là 23.000 (bảng cân đối kế toán năm
trước) tới mức 29.327. Tăng thêm 6.327 là do phần lợi nhuận giữ lại được tính toán
trong dự báo bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
v1.0015105205 33
VÍ DỤ VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN (tiếp theo)
• Bảng cân đối kế toán dự báo tại thời điểm 31/12/2015 của công ty X
Tài sản Nguồn vốn
Tiền 6.000 Vay ngắn hạn 8.300
Đầu tư ngắn hạn 4.000 Phải trả 8.100
Phải thu 16.875 Phải nộp 455
Nguyên liệu 4.000 Nợ ngắn hạn khác 3.400
Thành phẩm 12.000
Tổng nợ ngắn hạn 20.255Hàng tồn kho 16.000
Tổng tài sản ngắn hạn 42.875
Tổng tài sản dài hạn 63.000 Nợ dài hạn 18.000
Tổng nợ phải trả 38.255
Vốn chủ sổ hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 30.000
Lợi nhuận giữ lại 29.327
Tổng 97.582
Tài trợ bên ngoài 8.293
Tổng tài sản 105.875 Tổng nguồn vốn 105.875
v1.0015105205
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Starbucks cần thực hiện những dự báo gì về phương diện tài chính để chuẩn bị cho kế
hoạch mở rộng nêu trên?
Ở mức tối thiểu, Starbucks cần thực hiện các dự báo về lợi nhuận, dòng tiền và dự toán vốn
đầu tư cho kế hoạch mở rộng trong năm tới. Dự báo về lợi nhuận dựa trên các dự báo về
doanh thu và chi phí mà trong đó dự báo về doanh thu có vai trò đặc biệt quan trọng bởi theo
giới quan sát, sau 2 năm xâm nhập thị trường Việt Nam, hoạt động của Starbucks đã có phần
giảm nhiệt và không còn cảnh khách hàng chen lấn đông đúc tại các cửa hàng của hãng,
đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng doanh thu đã chậm lại rõ rệt. Dự toán vốn đầu tư và ngân
quỹ cần có sự liên hệ với dự báo về lợi nhuận.
34
v1.0015105205
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Bước đầu tiên cần thực hiện khi lập kế hoạch và dự báo lợi nhuận cho doanh nghiệp
là gì?
A. Dự báo doanh thu.
B. Dự báo chi phí giá vốn hàng bán.
C. Dự báo chi phí bán hàng và quản lý.
D. Dự báo chi phí hoạt động tài chính.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Dự báo doanh thu.
• Giải thích: Một báo cáo thu nhập dự báo bắt đầu bằng doanh thu dự báo, thường
được xác định dựa trên doanh thu kỳ trước và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu dự kiến. Các
khoản mục chi phí và lợi nhuận trên báo cáo dự báo có thể được tính toán dựa trên mối
quan hệ tỷ lệ giữa chúng với doanh thu dự báo nêu trên.
35
v1.0015105205
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Trường hợp nào sau đây sẽ khiến cho doanh nghiệp phải lệ thuộc vào nguồn tài trợ
từ bên ngoài nhiều hơn khi dự toán vốn đầu tư?
A. Doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao.
B. Doanh nghiệp có dư thừa luồng tiền hoạt động đáng kể.
C. Doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức cao.
D. Doanh nghiệp có ít cơ hội đầu tư.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức cao.
• Giải thích: Một doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức cao đồng nghĩa với doanh nghiệp giữ lại
ít lợi nhuận để tái đầu tư. Do đó, khi dự toán vốn đầu tư cho các dự án, doanh nghiệp sẽ
phải xây dựng kế hoạch huy động thêm vốn từ những nguồn tài trợ khác, chẳng hạn vay
nợ từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp hay phát
hành thêm cổ phiếu.
36
v1.0015105205
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Kế hoạch hóa tài chính là quá trình hoạch định các hoạt động tài chính của doanh
nghiệp trong tương lai và xây dựng các dự báo về các tác động hay hệ quả có thể có
của các hoạt động đó.
• Kế hoạch hóa tài chính bao gồm lập các kế hoạch tài chính trong ngắn hạn và dài hạn.
Các nhà lập kế hoạch xem xét tất cả các hoạt động của doanh nghiệp chứ không xem
xét từng hoạt động riêng lẻ.
• Kế hoạch tài chính được biểu hiện qua các báo cáo tài chính dự báo: Bảng cân đối kế
toán dự báo, báo cáo kết quả kinh doanh dự báo, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo,
có thuyết minh kèm theo.
• Kế hoạch hóa tài chính bao gồm những nội dung cơ bản như dự toán vốn đầu tư,
chuẩn bị và dự báo ngân sách tiền, dự báo lợi nhuận,
• Kế hoạch hóa tài chính bao gồm cả việc quản lý một tập hợp các quyền thực của
doanh nghiệp.
• Trong kế hoạch hóa tài chính, việc dự báo đòi hỏi tính chính xác và nhất quán, được hỗ
trợ bởi các mô hình kế hoạch hóa tài chính.
37

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_2_bai_5_ke_hoach_hoa_tai_ch.pdf