Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1 - Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp (Phần 2)
5. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ DOANH NGHIỆP
5.2. Chi ngân quỹ
5.1. Thu ngân quỹ
5.3. Cân đối ngân quỹ doanh nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1 - Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1 - Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp (Phần 2)

v1.0014112202 BÀI 2 QUẢN LÝ THU CHI TRONG DOANH NGHIỆP (P.2) Tên giảng viên: Lê Quốc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0014112202 5. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ DOANH NGHIỆP 2 5.2. Chi ngân quỹ 5.1. Thu ngân quỹ 5.3. Cân đối ngân quỹ doanh nghiệp v1.0014112202 5.1. THU NGÂN QUỸ Thu ngân quỹ là tập hợp các khoản tiền thực mà doanh nghiệp nhận được trong kỳ (còn gọi là các dòng tiền vào hay dòng tiền nhập quỹ của doanh nghiệp). 3 v1.0014112202 5.1. THU NGÂN QUỸ (tiếp theo) • Thu ngân quỹ trong kỳ khác doanh thu ghi nhận trong kỳ. Thu ngân quỹ trong kỳ: Là tiền thực mà doanh nghiệp nhận được trong kỳ. 4 Nghiệp vụ kinh tế Thu Doanh thu 1. Doanh nghiệp bán hàng với các thông tin như sau: Tổng giá thanh toán là 110 trđ, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của hàng bán ra là 10%, khách hàng thanh toán ngay toàn bộ bằng tiền gửi ngân hàng. 110 trđ 100 trđ (DT bán hàng & cung cấp DV) 2. Doanh nghiệp bán hàng với các thông tin như sau: Giá bán chưa có thuế GTGT là 100 trđ, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của hàng bán ra là 10%, toàn bộ tiền hàng sẽ được khách hàng thanh toán vào kỳ sau 0 trđ 100 trđ (DT bán hàng & cung cấp DV) 3. Doanh nghiệp ký kết một hợp đồng kinh tế với các thông tin như sau: Giá bán chưa có thuế GTGT là 100 trđ, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của hàng bán ra là 10%, toàn bộ tiền hàng được khách hàng thanh toán ngay trong kỳ, toàn bộ hàng hóa sẽ được doanh nghiệp cung ứng vào kỳ sau. 110 trđ 0 trđ 4. Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng bằng chuyển khoản, số tiền là 200 trđ. 200 trđ 0 trđ 5. Nhận quà biếu, quà tặng bằng hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp, trị giá 200 trđ. 0 trđ 100 trđ (thu nhập khác) 6. Nhận quà biếu, quà tặng bằng tiền của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp, số tiền 100 trđ. 100 trđ 100 trđ (thu nhập khác) v1.0014112202 5.1. THU NGÂN QUỸ (tiếp theo) 5 Nghiệp vụ kinh tế Thu Doanh thu 1. Doanh nghiệp bán hàng với các thông tin như sau: Tổng giá thanh toán là 110 trđ, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của hàng bán ra là 10%, khách hàng thanh toán ngay toàn bộ bằng tiền gửi ngân hàng. 110 trđ 100 trđ (DT bán hàng & cung cấp DV) 2. Doanh nghiệp bán hàng với các thông tin như sau: Giá bán chưa có thuế GTGT là 100 trđ, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của hàng bán ra là 10%, toàn bộ tiền hàng sẽ được khách hàng thanh toán vào kỳ sau 0 trđ 100 trđ (DT bán hàng & cung cấp DV) 3. Doanh nghiệp ký kết một hợp đồng kinh tế với các thông tin như sau: Giá bán chưa có thuế GTGT là 100 trđ, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của hàng bán ra là 10%, toàn bộ tiền hàng được khách hàng thanh toán ngay trong kỳ, toàn bộ hàng hóa sẽ được doanh nghiệp cung ứng vào kỳ sau. 110 trđ 0 trđ 4. Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng bằng chuyển khoản, số tiền là 200 trđ. 200 trđ 0 trđ 5. Nhận quà biếu, quà tặng bằng hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp, trị giá 200 trđ. 0 trđ 100 trđ (thu nhập khác) 6. Nhận quà biếu, quà tặng bằng tiền của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp, số tiền 100 trđ. 100 trđ 100 trđ (thu nhập khác) Doanh thu ghi nhận trong kỳ: Là lợi ích kinh tế phát sinh trong kỳ thuộc về doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. v1.0014112202 5.1. THU NGÂN QUỸ (tiếp theo) • Căn cứ vào nguồn hình thành, thu ngân quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Thu từ hoạt động kinh doanh. Thu từ hoạt động đầu tư. Thu từ hoạt động tài chính. • Trên thực tế, tại các doanh nghiệp, người ta thường sử dụng phương pháp bảng kê để quản lý thu ngân quỹ. 6 v1.0014112202 5.1. THU NGÂN QUỸ (tiếp theo) 7 • Ví dụ: Giả định: Trong quý 1 năm 2014, tại doanh nghiệp Xuân Hòa có tài liệu sau: Tiền bán hàng theo tổng giá thanh toán 3 tháng đầu năm 2014 lần lượt là 264; 242 và 220 triệu đồng. Khách hàng trả tiền theo phương thức 50% trả ngay bằng tiền, số còn lại được thanh toán sau 1 tháng (vào tháng sau). Phải thu khách hàng đầu năm 2014: 80 triệu đồng, và được thu vào tháng 1. v1.0014112202 5.1. THU NGÂN QUỸ (tiếp theo) 8 • Bảng thu ngân quỹ của doanh nghiệp Xuân Hòa trong quý 1 năm 2014 như sau: Đơn vị: Triệu đồng TT ThángChỉ tiêu 1 2 3 Dư BCĐKT (31/03/2014) 1 Thu tiền hàng tháng m 132 121 110 2 Thu tiền hàng tháng m + 1 132 121 110 (phải thu) 3 Thu khoản phải thu khách hàng đầu kỳ 80 Cộng 212 253 231 v1.0014112202 5.2. CHI NGÂN QUỸ • Chi ngân quỹ là tập hợp các khoản tiền thực mà doanh nghiệp đã thực sự bỏ ra trong kỳ (còn gọi là các dòng tiền ra hay dòng tiền xuất quỹ của doanh nghiệp). • Chi ngân quỹ trong kỳ khác với chi phí trong kỳ của doanh nghiệp. Chi ngân quỹ trong kỳ: Là số tiền mà doanh nghiệp đã thực sự bỏ ra. Chi phí trong kỳ: Là hao phí mà doanh nghiệp phải chịu liên quan đến các hoạt động trong kỳ của mình. 9 v1.0014112202 5.2. CHI NGÂN QUỸ 10 • Chi ngân quỹ trong kỳ khác với chi phí trong kỳ của doanh nghiệp. 1. Doanh nghiệp tiến hành chi trả nợ gốc vay cho ngân hàng bằng chuyển khoản, số tiền là 100 triệu đồng. Chi trong kỳ: 100 triệu đồng. Trong kỳ, doanh nghiệp không ghi nhận chi phí. 2. Doanh nghiệp trích khấu hao dây chuyền sản xuất sản phẩm, giá trị khấu hao trích là 100 triệu đồng. Chi trong kỳ: 0 triệu đồng. Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận khoản mục chi phí sản xuất chung: 100 triệu đồng. 3. Liên quan đến dịch vụ mua ngoài mà doanh nghiệp tiêu dùng tại phân xưởng sản xuất trong kỳ, có các thông tin như sau: Giá chưa có thuế GTGT là 100 triệu đồng, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài là 10%. Toàn bộ số tiền dịch vụ mua ngoài nói trên sẽ được doanh nghiệp thanh toán vào kỳ sau. Chi trong kỳ: 0 triệu đồng. Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận khoản mục chi phí sản xuất chung: 100 triệu đồng. v1.0014112202 5.2. CHI NGÂN QUỸ (tiếp theo) • Căn cứ vào nguồn hình thành, chi ngân quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Chi cho hoạt động kinh doanh. Chi cho hoạt động đầu tư. Chi cho hoạt động tài chính. • Trên thực tế, tại các doanh nghiệp, người ta cũng sử dụng phương pháp bảng kê để quản lý chi ngân quỹ. 11 v1.0014112202 5.2. CHI NGÂN QUỸ (tiếp theo) 12 • Tiếp ví dụ của phần thu ngân quỹ: Giả định: Trong quý 1 năm 2014, tại doanh nghiệp Xuân Hòa có tài liệu sau: Tiền mua vật tư theo tổng giá thanh toán 3 tháng đầu năm 2014 lần lượt là 132; 110 và 88 triệu đồng. Cơ sở Xuân Hòa thanh toán tiền hàng theo phương thức trả ngay 50%, phần còn lại được thanh toán sau 1 tháng (vào tháng sau). Trên bảng cân đối kế toán ngày 01/01/2014 của Xuân Hòa, tồn tại một khoản Phải trả nhà cung cấp: 50 triệu đồng, trong tháng 1, cơ sở phải thanh toán khoản nợ này cho người bán. v1.0014112202 5.2. CHI NGÂN QUỸ (tiếp theo) Bảng chi ngân quỹ liên quan đến việc mua vật tư trong quý 1 năm 2014 của cơ sở Xuân Hòa như sau: Đơn vị: triệu đồng 13 TT ThángChỉ tiêu 1 2 3 Dư BCĐKT (31/03/2014) 1 Chi mua hàng tháng m 66 55 44 2 Chi mua hàng tháng m + 1 66 55 44 (Phải trả) 3 Chi trả nợ nhà cung cấp 50 Cộng 116 121 99 v1.0014112202 5.2. CHI NGÂN QUỸ (tiếp theo) 14 • Trong tổng chi ngân quỹ của doanh nghiệp, tiền chi cho hoạt động kinh doanh là khoản chi chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, khoản chi này, bao gồm các khoản cơ bản sau: Tiền chi mua hàng (Vật tư, nguyên liệu, vật liệu...). Tiền trả cho người lao động (Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng...). Tiền chi trả lãi vay. Tiền chi nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. v1.0014112202 5.2. CHI NGÂN QUỸ (tiếp theo) • Tiếp ví dụ về doanh nghiệp Xuân Hòa ở trên: Bổ sung thêm các thông tin về tình hình kinh doanh trong tháng 3 đầu năm 2014 của cơ sở Xuân Hòa như sau: Hàng tháng, cơ sở tính và trả lương cho người lao động: 45 triệu đồng/ tháng. Hàng tháng, cơ sở tiến hành trích khấu hao tài sản cố định: 30 triệu đồng/ tháng. Chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền khác: 25 triệu đồng/ tháng, và được trả ngay. Giá trị vật tư dự trữ tại thời điểm đầu và cuối quý 1 năm 2014 lần lượt là: 30 và 50 triệu đồng. Tại thời điểm đầu và cuối quý 1, cơ sở Xuân Hòa không có sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. Cơ sở Xuân Hòa tính và nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế suất 10% áp dụng cho hàng hóa bán ra và vật tư mua vào, thuế Giá trị gia tăng còn phải nộp được nộp chậm 1 tháng. Thuế thu nhập doanh nghiệp có thuế suất 25% và được nộp vào cuối tháng 3. 15 v1.0014112202 5.2. CHI NGÂN QUỸ (tiếp theo) 16 • Tiếp ví dụ về doanh nghiệp Xuân Hòa ở trên: Nghiệp vụ bán hàng: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Giá chưa thuế GTGT 240 220 200 Thuế GTGT đầu ra 24 22 20 Giá có thuế GTGT (Giá thanh toán) 264 242 220 Nghiệp vụ mua vật tư: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Giá chưa thuế GTGT 120 100 80 Thuế GTGT đầu vào 12 10 8 Giá có thuế GTGT (Giá thanh toán) 132 110 88 Thuế GTGT còn phải nộp hàng tháng được tính toán theo bảng sau: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Thuế GTGT đầu vào 24 22 20 Thuế GTGT đầu ra 12 10 8 Thuế GTGT còn phải nộp 12 12 12 v1.0014112202 5.2. CHI NGÂN QUỸ (tiếp theo) • Tiếp ví dụ về doanh nghiệp Xuân Hòa ở trên: Tính thuế Thu nhập doanh nghiệp: 17 Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng) Doanh thu bán hàng = 240 + 220 +200 660 Chi phí = 280 + 135 + 90 + 75 580 - Chi phí vật tư = 30 + (120 + 100 + 80) – 50 280 - Chi phí lương = 45 3 135 - Chi phí khấu hao = 30 3 90 - Chi phí SX – KD bằng tiền khác = 25 3 75 Lợi nhuận trước thuế = 660 – 580 80 Thuế thu nhập doanh nghiệp = 80 25% 20 Lợi nhuận sau thuế = 80 – 20 60 v1.0014112202 5.2. CHI NGÂN QUỸ (tiếp theo) 18 • Tiếp ví dụ về doanh nghiệp Xuân Hòa ở trên: Bảng chi ngân quỹ đầy đủ trong quý 1 năm 2014 của cơ sở Xuân Hòa như sau: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Dư BCĐKT(31/03/2004) Chi mua hàng tháng m 66 55 44 Chi mua hàng tháng m + 1 66 55 44 (Phải trả) Chi trả nợ nhà cung cấp 50 Chi lương 45 45 45 Chi trả chi phí SX – KD bằng tiền khác 25 25 25 Nộp thuế GTGT 12 12 12 (Phải nộp) Nộp thuế TNDN 20 Tổng 186 203 201 v1.0014112202 5.3. CÂN ĐỐI NGÂN QUỸ DOANH NGHIỆP • Cân đối ngân quỹ về thực chất là việc so sánh thu ngân quỹ với chi ngân quỹ, để tìm nguồn tài trợ (thâm hụt ngân quỹ) hoặc đầu tư ngắn hạn (dư thừa ngân quỹ) có tính tới số dư tiền đầu kỳ. • Có nhiều phương pháp được sử dụng để tiến hành cân đối ngân quỹ doanh nghiệp, trong đó, phương pháp sử dụng bảng tính toán là phương pháp thường được áp dụng. Mẫu bảng cụ thể như sau: 19 TT ThángChỉ tiêu 1 2.12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Dư đầu kỳ tối ưu Chênh lệch thu chi Lãi vay Tín dụng bổ sung Hoàn trả tín dụng Dư nợ tín dụng Đầu tư ngắn hạn Đầu tư tích lũy Lãi đầu tư Thu hồi đầu tư Dư cuối kỳ tối ưu v1.0014112202 5.3. CÂN ĐỐI NGÂN QUỸ DOANH NGHIỆP 20 • Tiếp ví dụ về doanh nghiệp Xuân Hòa ở trên: Bổ sung thêm thông tin về tính hình tài chính của cơ sở Xuân Hòa trong quý 1 năm 2014 như sau: Trên nửa tài sản của bảng cân đối kế toán ngày 01/01/2014, ngoài khoản phải thu khách hàng 80 triệu đồng và lượng vật tư dự trữ trị giá 30 triệu đồng (đã được đề cập lúc trước), cơ sở Xuân Hòa còn có một lượng tiền dự trữ là 15 triệu đồng và tài sản cố định có giá trị còn lại là 300 triệu đồng. Nửa nguồn vốn của bảng cân đối kế toán ngày 01/01/2014, bên cạnh khoản phải trả nhà cung cấp (đã được đề cập) là 50 triệu đồng, còn có chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu với giá trị còn lại là 375 triệu đồng. v1.0014112202 5.3. CÂN ĐỐI NGÂN QUỸ DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Trong trường hợp đơn giản nhất, bảng cân đối ngân quỹ 3 tháng đầu năm 2014 của cơ sở Xuân Hòa có thể được thiết lập như sau: 21 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Dư tiền đầu tháng 15 41 91 Chênh lệch thu chi 26 50 30 Dư tiền cuối tháng 41 91 121 v1.0014112202 5.3. CÂN ĐỐI NGÂN QUỸ DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 22 • Ngoài ra, căn cứ trên các số liệu đã thu thập và tính toán, ta còn có thể lập được bảng cân đối kế toán tại thời điểm đầu và cuối quý 1 năm 2014 của cơ sở Xuân Hòa theo dạng nguyên lý giản đơn như sau (Đơn vị: Triệu đồng): Tài sản 01/01/2014 31/03/2014 Nguồn vốn 01/01/2014 31/03/2014 Tiền 15 121 Phải trả người bán 50 44 Phải thu khách hàng 80 110 Phải nộp NSNN 0 12 Hàng tồn kho 30 50 Vốn chủ sở hữu (*) 375 435 GTCK của TSCĐ 300 210 Tổng tài sản 425 461 Tổng nguồn vốn 425 491 v1.0014112202 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Việc thu được 2 – 3 tỷ tiền bán cá có mang lại niềm vui thực sự cho người nông dân nuôi cá không? Doanh thu tiền tỷ là rất lớn so với thực trạng sản xuất của nông dân Việt Nam, nhưng đó chỉ là doanh thu, mà chưa kể tới các chi phí để tạo ra lượng doanh thu đó. Doanh thu cao nhưng chi phí tương ứng cũng lớn thì lợi nhuận thực sự thu được sẽ rất nhỏ, thậm chí bị lỗ. 2. Tại sao doanh thu lớn, nhưng người nuôi cá vẫn bị lỗ nặng? Trong chăn nuôi cá thì chi phí về thức ăn, nhân công, thuốc thú y thường phát sinh liên tục, đều đặn từng ngày, khiến tổng chi phí cho mỗi lứa nuôi rất lớn; bình quân tới 24.000 đồng cho 01kg cá thương phẩm, song giá cá có lúc chỉ còn 20 – 21 nghìn đồng/kg. 3. Các hậu quả có thể xảy ra do tình trạng “doanh thu nhiều nhưng lỗ nặng” như trong ví dụ này là gì? Doanh thu tạo ra cao nhưng thực tế thu về lại không được bao nhiêu sẽ khiến người nông dân mất động lực sản xuất, từ đó kéo theo việc doanh nghiệp mất đối tác thường xuyên, khiến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình đốn, xã hội giảm của cải. 23 v1.0014112202 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Trong tháng 1 năm 2014, doanh nghiệp bán hàng với các thông tin như sau: Tổng giá thanh toán là 110 triệu đồng, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của hàng bán ra là 10%, khách hàng thanh toán ngay 60% tiền hàng, phần còn lại được thanh toán vào tháng sau. Hỏi: Trong tháng 1, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bao nhiêu và thu ngân quỹ là bao nhiêu ứng với nghiệp vụ bán hàng vừa trên? A. 110 triệu đồng doanh thu và 110 triệu đồng thu ngân quỹ. B. 100 triệu đồng doanh thu và 60 triệu đồng thu ngân quỹ. C. 100 triệu đồng doanh thu và 66 triệu đồng thu ngân quỹ. D. Ý kiến khác. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. 100 triệu đồng doanh thu và 66 triệu đồng thu ngân quỹ. • Giải thích: Doanh thu ghi nhận = 110 / (1 + 10%) = 100 triệu đồng. Thu ngân quỹ = 110 x 60% = 66 triệu đồng. 24 v1.0014112202 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Trên BCĐKT ngày 1/1/2014 của doanh nghiệp Đại An, có khoản vay dài hạn 200 triệu đồng, lãi suất 15%/năm. Lãi vay dài hạn được trả thành 2 lần bằng nhau trong năm, lần đầu vào tháng 3. Hỏi: Trong quý 1 năm 2014, doanh nghiệp ghi nhận chi phí lãi vay là bao nhiêu và chi ngân quỹ là bao nhiêu liên quan tới vấn đề vay dài hạn này? A. 15 triệu đồng chi phí lãi vay và 15 triệu đồng chi ngân quỹ. B. 7,5 triệu đồng chi phí lãi vay và 15 triệu đồng chi ngân quỹ. C. 7,5 triệu đồng chi phí lãi vay và 7,5 triệu đồng chi ngân quỹ. D. Ý kiến khác. Trả lời: • Đáp án đúng là: B. 7,5 triệu đồng chi phí lãi vay và 15 triệu đồng chi ngân quỹ. • Giải thích: Lãi vay dài hạn 1 năm là 15% x 200 triệu đồng = 30 triệu đồng. Số tiền này được trả thành 2 lần bằng nhau, lần đầu vào tháng 3, nên trong quý 1, DN phải trả cho ngân hàng 30/2 = 15 triệu đồng. Ngoài ra, một năm có 4 quý, nên bình quân sẽ có 30/4 = 7,5 triệu đồng tính vào chi phí lãi vay hàng quý của DN nói trên. 25 v1.0014112202 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Báo cáo ngân quỹ của doanh nghiệp thường bao gồm ba phần cơ bản là: Thu ngân quỹ, chi ngân quỹ và cân đối ngân quỹ. Việc doanh nghiệp lập được các báo cáo ngân quỹ có chất lượng cho các kỳ khác nhau sẽ tạo điều kiện cho việc đảm bảo khả năng chi trả cũng như tính ổn định, trơn tru trong suốt quá trình tồn tại và phát triển doanh nghiệp. 26
File đính kèm:
bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_1_bai_2_quan_ly_thu_chi_tro.pdf