Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1 - Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
NỘI DUNG
Doanh nghiệp
Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Cơ sở tài chính doanh nghiệp và các dòng tiền
Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp
Vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp
Các nguyên tắc quản lý tà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1 - Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1 - Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

v1.0014112202 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 Bộ môn: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0014112202 2 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN I. Mục tiêu học phần Cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp, trang bị các kỹ năng phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề cơ bản của tài chính doanh nghiệp như: đọc, hiểu các báo cáo tài chính, lựa chọn nguồn vốn cho doanh nghiệp, đánh giá tác động của thuế đến hoạt động tài chính doanh nghiệp, huy động vốn ngắn hạn và dài hạn, các nguyên tắc phân bổ vốn của doanh nghiệp. II. Nội dung nghiên cứu Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp Bài 2: Quản lý thu, chi trong doanh nghiệp Bài 3: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Bài 4: Phân tích tài chính Bài 5: Nguồn vốn của doanh nghiệp III. Tài liệu tham khảo • Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương, 2012. • Fundamentals of Corporate Finance, Ross, Seventh Edition, McGraw-Hill, 2007; Financial Statement Analysis, John J. Wild, K.R. Subramanyam, Robert F. Halsey, 9th Edition, McGraw-Hill, 2005. v1.0014112202 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tên giảng viên: Lê Quốc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3 v1.0014112202 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Khai tử Vinashin thành lập doanh nghiệp mới Sau ba năm đầu thử nghiệm, Vinashin đã trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam, nhưng chỉ 3 – 4 năm sau đó, lại nhanh chóng trở thành biểu tượng “làm ăn thua lỗ” – buộc Chính phủ phải tái cơ cấu tập đoàn này thành Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy. 4 1. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thua lỗ của Vinashin là gì? 2. Có thể ngăn chặn được biến cố Vinashin không? 3. Làm thế nào để ngăn chặn và loại trừ các biến cố dạng Vinashin? v1.0014112202 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được khái niệm và đặc điểm về doanh nghiệp nói chung và từng loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam nói riêng. • Phân tích được ưu, nhược điểm của từng hình pháp lý (theo luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam) đối với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. • Trình bày và lấy được các ví dụ thực tiễn về các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. • Trình bày được cơ sở nền tảng của tài chính doanh nghiệp. • Trình bày được nội dung, mục tiêu và vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp. • Phân tích được các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp. • Trình bày được nhiệm vụ và yêu cầu đối với bộ máy quản lý tài chính tại doanh nghiệp. 5 v1.0014112202 6 Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: • Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, trả lời các câu hỏi ôn tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. • Đọc tài liệu: Chương I, trang 05 – 24, sách “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào đồng chủ biên, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013. Chương I, trang 7 – 40, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, TS Bùi Văn Vần và TS Vũ Văn Ninh đồng chủ biên, Nxb Tài chính, 2013. Chương I, trang 8 – 40,sách “Quản trị Tài chính doanh nghiệp”, Nguyễn Hải Sản, Nxb Thống kê, 2010. • Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. • Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. HƯỚNG DẪN HỌC v1.0014112202 NỘI DUNG 7 Doanh nghiệp Khái niệm tài chính doanh nghiệp Cơ sở tài chính doanh nghiệp và các dòng tiền Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp Mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp Vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp Bộ máy quản lý tài chính v1.0014112202 1. DOANH NGHIỆP 8 1.2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp v1.0014112202 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP • Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. • Luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam quy định 4 hình thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần. 9 v1.0014112202 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP 10 • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. v1.0014112202 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP 11 • Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. v1.0014112202 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Ở Việt Nam hiện nay, có hai dạng công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. 12 v1.0014112202 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 13 • Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Số vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần được tạo lập và huy động tăng thêm thông qua việc phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu là loại chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu cổ phần. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông và là chủ sở hữu của công ty cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. v1.0014112202 1.2. MÔI THƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Môi trường hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là một tập hợp bao gồm tất cả các nhân tố hoặc yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. 14 Doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế Khoa học, kỹ thuật và công nghệ Chính sách của Nhà nước Trạng thái của nền kinh tế Lãi suất thị trường Lạm phát Cạnh tranh trong ngành Thị trường tài chính v1.0014112202 2. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. 15 Doanh nghiệp Nhà nước Ngân hàng Nhà đầu tư Nhà cung cấp Khách hàng Người lao động Bệnh viện, trường học... v1.0014112202 3. CƠ SỞ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC DÒNG TIỀN Cơ sở nền tảng của tài chính doanh nghiệp chính là mối quan hệ giữa dòng và dự trữ. • Dòng (bao gồm dòng vật chất và dòng tiền) được hiểu là sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ (dòng vật chất) và sự dịch chuyển tiền (dòng tiền) giữa các chủ thể trong nền kinh tế. • Khoản dự trữ là một khối lượng tài sản (hàng hóa hoặc tiền) được đo tại một thời điểm. • Dòng chỉ xuất hiện trên cơ sở tích lũy ban đầu những hàng hóa hoặc tiền trong mỗi doanh nghiệp, và nó sẽ làm thay đổi khối lượng tích lũy của loại tài sản ấy. 16 v1.0014112202 3. CƠ SỞ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC DÒNG TIỀN (tiếp theo) • Phân loại dòng tiền: 17 Dòng tiền Dòng tiền đối trọng Dòng tiền đối trọng trực tiếp Dòng tiền đối trọng có kỳ hạn Dòng tiền đối trọng đa dạng Dòng tiền độc lập v1.0014112202 4. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Quản lý tài chính được hiểu là sự tác động có chủ đích của nhà quản lý tới các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. 18 • Doanh nghiệp nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp? QUẢN LÝ ĐẦU TƯ DÀI HẠN • Nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào? QUẢN LÝ VỀ HUY ĐỘNG VỐN • Doanh nghiệp nên quản lý các hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG v1.0014112202 5. MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP • Mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. 19 Tại sao “Tối đa hóa lợi nhuận” không được xem là mục tiêu bao trùm nhất của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp??? v1.0014112202 5. MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Mục tiêu “Tối đa hóa lợi nhuận” chưa cân nhắc đến yếu tố thời gian. 20 Dự án đầu tư Lợi nhuận thu được hàng năm Tổng lợi nhuận Năm 1 Năm 2 A 10 10 20 B 0 20,5 20,5 Đơn vị tính: Tỷ đồng Dự án B nên được lựa chọn vì tổng lợi nhuận tạo ra là lớn hơn??? rủi ro. v1.0014112202 5. MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 21 Đơn vị tính: Tỷ đồng • Mục tiêu “Tối đa hóa lợi nhuận” chưa cân nhắc đến yếu tố rủi ro. Tình trạng của nền kinh tế Xác suất xảy ra Lợi nhuận thu được Khoản đầu tư A Khoản đầu tư B Suy thoái 0,2 100 200 Ổn định 0,5 150 220 Tăng trưởng 0,3 300 240 Khoản đầu tư A nên được lựa chọn vì có khả năng tạo ra được mức lợi nhuận cao nhất là 300 tỷ đồng??? v1.0014112202 6. VAI TRÒ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP • Đảm bảo đủ nguồn tài chính trang trải cho các hoạt động của doanh nghiệp. • Giúp doanh nghiệp huy động được những đồng vốn có chi phí rẻ cùng với nhiều điều kiện ưu đãi. • Đảm bảo tỷ suất sinh lời cao cho các đồng vốn mà doanh nghiệp đang nắm giữ. • Khắc phục được những khiếm khuyết mà doanh nghiệp mắc phải với những hoạt động khác. 22 v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP • Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận. • Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền. • Nguyên tắc chi trả. • Nguyên tắc sinh lợi. • Nguyên tắc thị trường có hiệu quả. • Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông. • Tác động của thuế. 23 v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP • Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Rủi ro: Trong đời sống: khả năng xảy ra một biến cố xấu. Trong kinh doanh: sự không chắn chắn ở thời điểm hiện tại về kết quả kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai. Trong tài chính: sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Lợi nhuận là thuật ngữ tài chính được sử dụng để phản ánh các khoản thu nhập hay lợi ích kinh tế ròng mà một chủ thể kiếm được từ một hoạt động đầu tư. 24 v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 25 • Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Rủi ro của một khoản đầu tư càng cao thì lợi nhuận mà nhà đầu tư kỳ vọng, mong đợi thu được từ khoản đầu tư đó cũng càng lớn, và ngược lại. v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền: Một đồng ngày hôm nay có giá trị cao hơn một đồng trong tương lai. Nguyên nhân: lạm phát và chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền. Ví dụ: Một khoản đầu tư có thời hạn 1 năm, số vốn phải bỏ ra tại thời điểm đầu tiên là 100 triệu đồng, số tiền nhận lại được sau 1 năm là 105 triệu đồng. Vì số tiền nhận được là 105 triệu đồng, lớn hơn số tiền phải bỏ ra là 100 triệu đồng, khoản đầu tư có lãi và nên được đầu tư??? 26 v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 27 • Nguyên tắc chi trả: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải luôn luôn đảm bảo được khả năng chi trả của doanh nghiệp mình. Để đạt được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải: Quan tâm đến các dòng tiền chứ không phải lợi nhuận kế toán. Cần đặc biệt tính đến các dòng tiền tăng thêm, nhất là các dòng tiền sau thuế khi đưa ra các quyết định kinh doanh. v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Nguyên tắc sinh lợi: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải có khả năng không ngừng tìm kiếm được các dự án sinh lợi. Để làm được điều đó trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải: Biết được các dự án sinh lợi tồn tại như thế nào và ở đâu trong môi trường cạnh tranh. Làm giảm tính cạnh tranh của thị trường thông qua việc tạo ra những sản phẩm khác biệt với sản phẩm cạnh tranh và bằng cách đảm bảo mức chi phí thấp hơn mức chi phí cạnh tranh. 28 v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 29 • Nguyên tắc thị trường có hiệu quả: Đối với công ty cổ phần, tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu đồng nghĩa với tối đa hóa giá trị thị trường của số cổ phiếu thường mà các cổ đông đang nắm giữ. Tại công ty cổ phần, mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản cho các cổ đông có thể đạt được trong những điều kiện nhất định bằng cách nhà quản lý tài chính, trên cơ sở những nhận thức đúng đắn về thị trường tài chính, đưa ra các quyết định thích hợp tác động tới thị giá cổ phiếu của công ty. v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Nguyên tắc thị trường có hiệu quả: Eugene Fama đã mô tả ba mức độ hiệu quả của thị trường tài chính như sau: Mức độ yếu: Giá cả của chứng khoán phản ánh đầy đủ, kịp thời các thông tin trong quá khứ về giao dịch của thị trường. Mức độ trung bình: Giá cả chứng khoán phản ánh tất cả những thông tin liên quan đến công ty đã được công bố công khai ở hiện tại bên cạnh những thông tin trong quá khứ. Mức độ mạnh: Giá cả của chứng khoán phản ánh tất cả những thông tin liên quan tới tổ chức phát hành thậm chí cả những thông tin nội gián. 30 v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 31 • Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông: Thông thường, tại các công ty cổ phần, có sự tách rời quyền sở hữu khỏi việc quản lý, điều hành, từ đó, dễ làm phát sinh những mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa cổ đông với người quản lý, điều hành công ty. Công ty cổ phần muốn phát triển lâu dài, bền vững, đòi hỏi phải gắn kết được lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông. Để làm được điều đó, các cổ đông cần: Thiết lập được các cơ chế giám sát và kiểm soát. Dành cho người quản lý những sự tôn trọng nhất định. Chính sách đãi ngộ hợp lý. v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Tác động của thuế: Trong thực tiễn hoạt động, doanh nghiệp phải chịu sự điều tiết tới từ rất nhiều các loại thuế. Mỗi loại thuế ấy đều có những tác động khác nhau đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ: Thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt tham gia cấu thành nên giá bán đơn vị sản phẩm, từ đó, ảnh hưởng tới việc mua và bán hàng của doanh nghiệp. Thuế Thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc thiết lập cơ cấu vốn. Thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế nhà, đất là một yếu tố của chi phí sản xuất kinh doanh. 32 v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 33 • Tác động của thuế: Ví dụ về sự ảnh hưởng của thuế Thu nhập doanh nghiệp tới việc thiết lập cơ cấu vốn: Công ty cổ phần Đại Phát cần huy động 1 tỷ đồng vốn, để tài trợ cho một phương án kinh doanh có khả năng hàng năm mang lại 500 triệu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Công ty đang xem xét hai phương án huy động vốn sau: Một, vay dài hạn ngân hàng, chịu lãi suất 10%/năm. Hai, phát hành cổ phiếu ưu đãi cổ tức, bán cho đối tác chiến lược là công ty Hưng Thịnh với tỷ lệ lợi tức cũng là 10%/năm. v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Tác động của thuế: 34 Chỉ tiêu Vay dài hạn Phát hành cổ phiếu ưu đãi cổ tức Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) 500 500 Lãi vay (trả cho ngân hàng) 100 0 Lợi nhuận trước thuế (= EBIT – Lãi vay) 400 500 Thuế TNDN (thuế suất 25%) 100 125 Lợi nhuận sau thuế 300 375 Cổ tức ưu đãi (trả cho Hưng Thịnh) 0 100 Thu nhập thuộc về cổ đông hiện tại 300 275 Đơn vị tính: Triệu đồng Qua bảng trên, ta thấy: Việc sử dụng vốn vay tạo ra khoản tiết kiệm thuế Thu nhập doanh nghiệp, giúp gia tăng thu nhập dành cho các chủ sở hữu hiện hành. v1.0014112202 7. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Tác động của thuế: 35 Đơn vị tính: Triệu đồng Ngoài ra, thuế nói chung còn là một bộ phận cấu thành nên dòng tiền ra trong kỳ khi doanh nghiệp nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước, từ đó, đòi hỏi thuế phải được lưu tâm đúng mức khi lập các kế hoạch ngân quỹ. v1.0014112202 8. BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP • Quản lý tài chính thường thuộc về nhà lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp (phó tổng giám đốc thứ nhất hoặc giám đốc tài chính, thậm chí có thể chính là tổng giám đốc). Hỗ trợ cho người lãnh đạo này là một bộ máy quản lý tài chính chuyên trách. Đó là các phòng, ban tài chính với Trưởng phòng tài vụ hoặc Kế toán trưởng, cùng các kế toán viên, thủ quỹ. 36 v1.0014112202 8. BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 37 • Nhiệm vụ cơ bản: Xây dựng chế độ quản lý tài chính phù hợp. Lập kế hoạch tài chính đồng thời và thống nhất với kế hoạch sản xuất – kinh doanh. Lựa chọn các phương thức huy động vốn cũng như các phương án đầu tư có hiệu quả. Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng hạn và đúng chế độ các khoản nợ; đôn đốc việc thu nợ. Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp và kiểm tra tài chính. Tham gia xây dựng giá bán và thiết lập các hợp đồng kinh tế với khách hàng. v1.0014112202 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thua lỗ của Vinashin là gì? Một phần do chủ quan từ cấp trên, do khủng hoảng kinh tế năm 2008; nhưng nguyên nhân cơ bản nhất chính là các lãnh đạo của Tập đoàn đã mắc nhiều sai phạm trong công tác quản lý tài chính: Huy động vốn với chi phí quá cao; Đầu tư vốn vào các dự án thiếu hiệu quả; Thực hiện phân bổ vốn tràn lan; Thiếu công khai, minh bạch trong quá trình quản lý vốn dẫn đến tình trạng vốn bị thất thoát và sử dụng không đúng mục đích. 2. Có thể ngăn chặn được biến cố Vinashin không? Hoàn toàn có thể, nếu: Lựa chọn được phương án huy động vốn phù hợp với từng giai đoạn phát triển; Đầu tư vốn vào các dự án có mức sinh lợi cao nhưng phải đặt trong mối quan hệ hợp lý với rủi ro có thể phát sinh; Phân bổ vốn đúng địa chỉ, đúng nơi cần. Quản lý tài chính công khai, minh bạch; Sử dụng những người có trình độ chuyên môn cao, đúng chuyên ngành đào tạo, nhất là những cán bộ làm công tác quản lý tài chính. 3. Làm thế nào để ngăn chặn và loại trừ hoàn toàn các biến cố dạng Vinashin? Cơ quan quản lý cấp trên theo dõi sát sao, lãnh đạo doanh nghiệp làm tốt chức năng quản lý, điều hành và bộ máy quản lý tài chính của doanh nghiệp thực thi bài bản các nội dung quản lý tài chính. 38 v1.0014112202 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Theo luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam, loại hình doanh nghiệp nào được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn: A. Công ty cổ phần. B. Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. C. Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. D. Cả bốn loại hình doanh nghiệp (Tư nhân, hợp danh, trách nhiệm hữu hạn và cổ phần). Trả lời: • Đáp án đúng là: B. Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. • Giải thích: Luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam quy định: Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn. Công ty trách nhiệm hữu hạn được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. 39 v1.0014112202 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Đối với công ty cổ phần, trong các mục tiêu sau, mục tiêu nào được coi là mục tiêu bao trùm nhất của công tác quản lý tài chính? A. Tối đa hóa doanh thu. B. Tối đa hóa lợi nhuận. C. Tối đa hóa thị giá cổ phiếu. D. Ý kiến khác. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Tối đa hóa thị giá cổ phiếu. • Giải thích: Mục tiêu bao trùm nhất của quản lý tài chính doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Đối với công ty cổ phần, mục tiêu này tương đương với mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường của số cổ phiếu thường mà các cổ đông đang nắm giữ. 40 v1.0014112202 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. • Ở Việt Nam hiện nay, có 4 hình thức pháp lý của doanh nghiệp, đó là: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (một hoặc hai thành viên trở lên) và công ty cổ phần. • Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các mối quan hệ này phát sinh rất đa dạng và phức tạp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi phải được quản lý thật tốt nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững. • Khi thực hiện quản lý tài chính, doanh nghiệp cần ý thức được các vấn đề sau: Một, mục tiêu bao trùm nhất của quản lý tài chính doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Hai, quản lý tài chính tập trung vào ba vấn đề: Quản lý đầu tư dài hạn, quản lý về huy động vốn và quản lý tài sản lưu động. Ba, cần nắm vững và vận dụng thành thạo bảy nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính. 41
File đính kèm:
bai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_1_bai_1_tong_quan_ve_tai_ch.pdf