Bài giảng Sốt rét-Kí sinh trùng và côn trùng: Sán lá gan nhỏ - Nguyễn Ngọc San

tổng quan

? Có 3 loại SLGN gây bệnh cho ngời.

? Phân bố chủ yếu ở châu á: Trung Quốc, Nhật

Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Lào, Campuchia,

Việt Nam

? Theo ớc tính trên thế giới có khoảng 19 triệu

ngời mắc bệnh này (WHO, 1995).

? Việt Nam, bệnh phân bố ở 21 tỉnh. Chủ yếu ở

vùng đồng bằng Bắc Bộ: Ninh Bình, Nam

Định, Nam Hà Miền Trung: Phú Yên, Bình

Định, Quảng Ngã i

 

pdf 18 trang phuongnguyen 2760
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sốt rét-Kí sinh trùng và côn trùng: Sán lá gan nhỏ - Nguyễn Ngọc San", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sốt rét-Kí sinh trùng và côn trùng: Sán lá gan nhỏ - Nguyễn Ngọc San

Bài giảng Sốt rét-Kí sinh trùng và côn trùng: Sán lá gan nhỏ - Nguyễn Ngọc San
Học viện quân y
Bộ môn Sốt rét - KST - CT
Sán lá gan nhỏ
TS Nguyễn Ngọc San
Sán lá gan nhỏ
tổng quan
 Có 3 loại SLGN gây bệnh cho người.
 Phân bố chủ yếu ở châu á: Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Lào, Campuchia,
Việt Nam
 Theo ước tính trên thế giới có khoảng 19 triệu
người mắc bệnh này (WHO, 1995).
 Việt Nam, bệnh phân bố ở 21 tỉnh. Chủ yếu ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ: Ninh Bình, Nam
Định, Nam Hà Miền Trung: Phú Yên, Bình
Định, Quảng Ng ã i
Giới thiệu hình thể
Sán trưởng thành Trứng sán lá gan nhỏ
các loại slgn gây bệnh
O. viverrini C.
sinensis
O. felineus
Opisthorsis felineus
Opisthorsis viverrini
Hình thể 3 loại sán lá gan bé
CLONORCHIS SINEnsIS
1. đặc điểm sinh học
Chu kỳ sinh học và hình thức lây nhiễm của bệnh slgn
 Sán trưởng thành kí sinh ở đường
dẫn mật trong gan, đẻ trứng, trứng
theo ống dẫn mật vào ruột, theo
phân ra ngoài.
 Sau khi rơi vào nước, trứng phát
triển thành ấu trùng lông vào ốc 
ấu trùng đuôi vào cá nang ấu
trùng (qua 2 vật chủ phụ).
1. Đặc điểm sinh học
V
ò
n
g
đ
ờisin
h
h
ọ
c
của
sán
 lá
g
an
n
h
ỏC.
sinensis
 Người hoặc các vật chủ chính khác (chó,
mèo) ăn cá có nang ấu trùng còn sống; khi
đến tá tràng, ấu trùng thoát nang.
 Sau 15 giờ ấu trùng đi ngược lên đường dẫn
mật, hoặc đường dẫn tụy; sau 1 tháng phát triển
thành sán truởng thành và kí sinh ở đó.
 Trong cơ thể người sán sống được: 15 - 25
năm.
1. Đặc điểm sinh học
 Tại nơi kí sinh ở ống mật, ống tụy, sán lá gây
phản ứng viêm, tăng sinh tổ chức liên kết và có
thể dẫn đến xơ chai. Thành ống mật, ống tụy
dày lên, có thể gây tắc hoặc gây ung thư.
 Trường hợp nhiễm ít sán: bệnh tiến triển
thầm lặng, ít hoặc không có biểu hiện lâm sàng.
 Trường hợp nhiễm nhiều sán (khoảng 100
sán trở lên): triệu chứng lâm sàng rõ.
2. Vai trò y học
 Biểu hiện LS đa dạng, với triệu chứng không
đặc trưng: người mệt mỏi, kém ăn, đau vùng
rốn, vùng hạ sườn phải, đi lỏng, táo xen kẽ, có
thể có biểu hiện dị ứng, nổi mề đay, lên cơn
hen bạch cầu ái toan tăng cao: 15 - 25%.
 Triệu chứng thường gặp: viêm túi mật, viêm
đường dẫn mật mạn tính: vàng da, chảy máu
cam, đau vùng gan, đầy bụng, đi lỏng, gan
sưng to
2. Vai trò y học
 Nếu sán kí sinh ở đường dẫn tụy, có biểu
hiện viêm tụy cấp hoặc mạn
 Nếu sán lá kí sinh ở cả đường mật và
đường tụy biểu hiện bệnh phức tạp đa dạng,
có thể xơ gan, suy mòn, cổ trướng
 Bệnh nhân thuờng không chết vì sán lá
gan nhỏ, mà chết vì nhiễm trùng, do sức đề
kháng cơ thể giảm sút.
2. Vai trò y học
3.1. Lâm sàng:
Tuy có nhiều biểu hiện lâm sàng
khá rõ nhưng không đặc hiệu.
3.2. Kí sinh trùng học:
Đây là chẩn đoán có tính chất
quyết định, xét nghiệm phân hoặc
dịch tá tràng, dịch mật tìm trứng.
3. Chẩn đoán
3.3. Miễn dịch học:
Các phản ứng ứng miễn dịch với kháng
nguyên của SLGN như miễn dịch huỳnh
quang, ELISA có tính đặc hiệu cao.
3.4. Dịch tễ học:
Xác định các yếu tố dịch tễ học có vai trò
rất quan trọng, như ở vùng dịch tễ sán lá
gan nhỏ lưu hành, có thói quen ăn gỏi cá.
3. Chẩn đoán
+ Cloroquin diphosphate: thuốc trước đây dùng.
+ Hexachloroparaxylol (cloxyl): uống 50 mg/kg/
ngày, uống cách ngày, điều trị 5 - 12 ngày.
+ Bithionol: liều 30 - 50 mg/kg thể trọng 1 ngày,
uống cách nhật 2 - 3 tuần.
+ Praziquantel: liều 75mg/ kg thể trọng/ chia ba
lần trong ngày uống 1 - 2 ngày.
4. điều trị
Các tỉnh miền Bắc có loài C.sinensis. Các tỉnh
miền Nam có loài O.viverrini.
5.1. Nguồn bệnh:người, chó, mèo.
5.2. Mầm bệnh: nang ấu trùng SLGN ở vật chủ phụ
2.
5.3. Đường lây: đường tiêu hoá.
5.4. Phòng bệnh: không ăn chưa nấu chín kĩ. Điều trị
triệt để cho người bệnh, quản lí nguồn phân,
không nuôi cá bằng phân người.
5. dịch tễ học và phòng chống

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sot_ret_ki_sinh_trung_va_con_trung_san_la_gan_nho.pdf