Bài giảng Sinh thái rừng - Lê Văn Mạnh

Chương I

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI RỪNG VÀ RỪNG (7 tiết)

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm sinh thái rừng,Trình bày được khái niệm về rừng,

các đặc điểm, đặc trưng cơ bản của rừng

- Phân biệt được các thành phần cơ bản của rừng

- Có ý thức xây dựng, bảo vệ rừng.

Cách đây khoảng 8.000 năm, rừng nguyên sinh trên trái đất có khoảng 8,08 tỷ hecta

nhưng hiện nay con số này là 3.04 tỷ hecta. Trong những năm gần đây, diện tích rừng

nguyên sinh bị mất đi với một tốc độ chóng mặt. Theo số liệu của FAO (1997), giai đoạn

1980 - 1990 hàng năm thế giới mất đi 15,5 triệu hecta rừng, giai đoạn 1990 - 1995 là

13,7 triệu hecta. Cùng với sự mất rừng là sự biến mất hoặc suy thoái của nhiều loài động

thực vật, điều này cũng có nghĩa là mất đi những mắt xích quan trọng nhất trong cân

bằng sinh thái trong sinh quyển.

pdf 108 trang phuongnguyen 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh thái rừng - Lê Văn Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sinh thái rừng - Lê Văn Mạnh

Bài giảng Sinh thái rừng - Lê Văn Mạnh
 1 
ỦY BAN NHÂN DÂN TINHT KON TUM 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
Bài giảng: 
SINH THÁI RỪNG 
“Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất quí” 
 Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh 
Biên soạn: ThS. Lê Văn Mạnh 
 1 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Nhằm phục cho Học sinh - Sinh viên học tập thuận lợi. Tập bài giảng Sinh thái rừng 
này sẽ góp một phần nhỏ cho việc học tập cho các bạn. Trong chương trình đào tạo kiến 
thức Lâm sinh. Sinh thái rừng trang bị những kiến thức cơ sở ngành có vai trò quan trọng 
để làm cơ sở lý luận và cơ sở khoa học để phục vụ cho các môn học chuyên ngành Lâm 
sinh. Vì vậy, để đạt được những kiến thức cơ bản Tôi đã cố gắng biên soạn theo những 
yêu cầu đề ra trong chuyên ngành đào tạo TC&CĐ Lâm sinh. 
 Để học tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập được tốt mỗi Học sinh - Sinh viên. Vì 
vậy, mỗi Sinh viên- Học sinh phải trang bị cho mình có 1 cuốn tài liệu đồng thời tham 
dự lớp đầy đủ, tham gia thực hành và thi, kiểm tra đúng theo qui định đào tạo. Trước khi 
dự lớp Học sinh - Sinh viên phải nghiên cứu và chuẩn bị bài trước ở nhà. 
Về chương trình học phần: Bao gồm 60 tiết (4 ĐVHT) trong đó: 
- Lý thuyết: 45 tiết 
- Thực hành: 30 tiết. 
 Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự 
đóng góp ý kiến của các ban HS-SV và các độc giả quan tâm tới. Để tập bài giảng được 
hoàn thiện hơn cho những lần biên soạn lại sau này. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Người biên soạn 
 ThS Lê Văn Mạnh 
 2 
Chương I 
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI RỪNG VÀ RỪNG (7 tiết) 
Mục tiêu: 
- Trình bày được khái niệm sinh thái rừng,Trình bày được khái niệm về rừng, 
các đặc điểm, đặc trưng cơ bản của rừng 
- Phân biệt được các thành phần cơ bản của rừng 
- Có ý thức xây dựng, bảo vệ rừng. 
Cách đây khoảng 8.000 năm, rừng nguyên sinh trên trái đất có khoảng 8,08 tỷ hecta 
nhưng hiện nay con số này là 3.04 tỷ hecta. Trong những năm gần đây, diện tích rừng 
nguyên sinh bị mất đi với một tốc độ chóng mặt. Theo số liệu của FAO (1997), giai đoạn 
1980 - 1990 hàng năm thế giới mất đi 15,5 triệu hecta rừng, giai đoạn 1990 - 1995 là 
13,7 triệu hecta. Cùng với sự mất rừng là sự biến mất hoặc suy thoái của nhiều loài động 
thực vật, điều này cũng có nghĩa là mất đi những mắt xích quan trọng nhất trong cân 
bằng sinh thái trong sinh quyển. 
Cuộc sống của con người nói riêng và của sinh vật nói chung có một sự gần gũi và 
quan hệ lẫn nhau. Đặc biệt rừng đối với đời sống của con người trên trái đất. 
 Nếu như tất cả thực vật trên trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô 
tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn 
(hay 44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên trái 
đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976). 
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn 
đối với con người như: Cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa 
nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. 
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg/năm, 16 tấn oxy 
(rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). 
Mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² 
cây xanh tạo ra trong một năm. 
Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5°C. 
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. 
Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của 
vùng đất không có rừng. 
Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật 
quý hiếm. 
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi 
trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia 
tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích tự nhiên). 
 3 
1. Ý nghĩa, chức năng và vai trò của rừng đối với đời sống xã hội 
1.1. Ý nghĩa 
- Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển: Hiện nay rừng chiếm chủ 
yếu trên trái đất (gần 3.04 tỷ ha). Rừng là một trong những hệ sinh thái năng động nhất 
của sinh quyển. Rừng có ảnh hưởng tổng hợp đến môi trường xung quanh. Trong phạm 
vi ảnh hưởng qua lại giữa rừng với sinh quyển, chúng ta có thể nhận thấy một chức năng 
cực kỳ quan trọng của rừng là chức năng sinh quyển. Đó là sự hình thành sinh quyển và 
cải biến sinh quyển 
- Rừng là nguồn vật chất và tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. 
- Tất cả mọi đời sống xã hội, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con 
người đều liên quan đến rừng. Vì vậy, nếu không có rừng thì xã hội loài người sẽ không 
tồn tại được. 
Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu vật chất ngày càng tăng cao. Sự tác 
động của con người đến rừng cũng ngày càng gia tăng. 
1.2. Chức năng của rừng 
+ Cung cấp các sản phẩm gỗ củi và các lâm sản phụ phục vụ cho đời sống xã 
hội. 
 Ở Việt Nam, giá trị sản xuất lâm nghiệp ngày càng tăng, ngoài việc đáp ứng nhu 
cầu trong nước giá trị xuất khẩu cũng tăng khá nhanh, cụ thể như sau: 
Bảng 1.1. Gía trị xuất khẩu Lâm nghiệp của Việt Nam Đơn vị: triệu USD 
Năm 1986 1990 1995 2000 2006 2008 2009 2010 
Giá trị xuất khẩu 71.6 126.5 153.9 200.0 2.200 2.800 2.700 3.000 
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2000, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, 2010 
Việt Nam có 24 triệu người sống ở vùng miền núi và trung du, đặc biệt 8,5 triệu 
đồng bào các dân tộc thiểu số có cuộc sống gắn với tài nguyên rừng. Xét theo đơn vị hành 
chính, cả nước có khoảng 10.500 xã, trong đó 57,1% là miền núi, vùng cao và có 1.117 xã 
đặc biệt khó khăn. Quan hệ giữa các đối tượng này với rừng và sản xuất lâm nghiệp đặc 
biệt rõ nét. 
+ Bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu, bảo vệ và hình thành đất, giữ gìn bảo vệ 
điều hoà nguồn nước, làm tăng tính đa dạng của rừng, bảo tồn nguồn gen động thực 
vật 
+ Rừng là nơi cư trú và là nguồn thức ăn cho thế giới động vật 
+ Là nơi thăm quan du lịch và nghiên cứu khoa học về rừng 
+ Bảo đảm an ninh chính trị quốc phòng 
1.3 . Vai trò của rừng 
Vai trò của rừng ngày càng được khẳng định từ những nghiên cứu, hiểu biết về 
rừng, từ những thực tiễn cho thấy rừng đã và đang đóng vai trò quan trọng trọng trong 
nền kinh tế - xã hội và đặc biệt trong môi trường. 
 4 
1.3.1. Vai trò của rừng đối với môi trường 
Nóng lên toàn cầu là vấn đề mới được ghi nhận trong vài thập kỷ trở lại đây. Tuy 
nhiên có tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các hệ sinh thái UNFCCC 
2005b). 
Biến đổi khí hậu, là một hệ quả của trái đất nóng lên toàn cầu, làm tổn hại đến tất 
cả các thành phần của môi trường sống như nước biển dâng cao, gia tăng hạn hán, ngập 
lụt, thay đổi các kiểu khí hậu, gia tặng các loại bệnh tật, thiếu hụt nguồn nước ngọt, suy 
giảm đa dạng sinh học và gia tăng các khí hậu cực đoan (WWF). 
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, 
hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt 
đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú 
về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng 
thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng 
và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước 
ngọt...Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một 
thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn 
ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. 
Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần 
lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá 
để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Vào lúc này độ che phủ của rừng còn lại 43% diện 
tích. 
Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn 
bom đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu 
hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại. Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại 
khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước. 
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng, để hàn 
gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yếu của mình, nhân dân Việt Nam 
vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Số liệu thu được 
nhờ phân tích ảnh Landsat chụp năm 1979 - 1981 và KATE 140 trong cùng thời gian, 
cho thấy trong giai đoạn này rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích 
cả nước (Viện Điều tra và Quy hoạch rừng), trong đó 10% là rừng nguyên sinh. Ở nhiều 
tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và 
Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số 
đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng 
rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống 
cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.Trong mấy 
năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và cuối năm 2008 
theo số liệu thống kê mới nhất tại Quyết định số 1267/QĐ-BNN-KL ngày 04/5/2009 của 
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng năm 2008, độ che phủ rừng 
toàn quốc lên đến là 38,7% đến nay 2014 khoảng 41%. 
 5 
 Hình 1.1. Diễn biến rừng từ năm 1945-1992 
Đồng thời rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động 
thực vật quý hiếm. 
Rừng còn có vai trò to lớn trong việc điều tiết nguồn nước. Để ổn định lượng điện 
phát ra từ các nhà máy thuỷ điện đòi hỏi chúng ta phải duy trì bảo vệ và triển diện tích 
rừng phòng hộ đầu nguồn. Các nhà lâm sinh học còn coi “Rừng là một bể nước”. Ngày 
nay một số tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai diện tích rừng bị thu hẹp kéo theo 
tình trạng hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất thường xuyên vào mỗi mùa mưa bão. 
1.3.2. Vai trò của rừng đối với nền kinh tế 
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn 
đối với con người như: 
- Cung cấp nguồn gỗ, củi lớn cho con người: Giá trị xuất khẩu từ đồ gỗ, mỹ nghệ 
đang đóng một vai trò lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay Việt 
Nam đang đứng trước thách thức thiếu nguyên liệu làm giấy, đồ gia dụng phục vụ đời 
sống hàng ngày, vì vậy giải pháp trồng rừng thâm canh sản xuất là một hướng đi trong 
phát triển kinh tế vùng nông thôn miền núi trong tương lai. 
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất Lâm nghiệp năm 2007 
Đơn vị: Tỷ đồng 
 (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2007) 
- Rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: Măng, nấm hương, các sản phẩm từ 
động vật rừng, cung cấp dược liệu quý hiếm và các đặc sản. 
- Ngày nay, phí dịch vụ môi trường cũng được các nhà khoa học nghiên cứu thông 
qua khả năng hấp thụ CO2 của cây xanh. Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam 
 6 
vừa ký quyết định thực hiện thí điểm phí dịch vụ môi trường, đây cũng là nguồn thu 
không nhỏ khi mà các ngành công nghiệp phát triển. Đồng thời Du lịch sinh thái cũng 
đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Hiện nay chúng ta đã và đang 
khai thác nhiều điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như Phong Nha Kẻ Bàng, Cúc Phương, 
Cát Bà là những nơi có diện tích rừng lớn và có tính nguyên sinh. 
Ví dụ: Rừng La Tigra cung cấp cho thủ đô Tegucigalpa của Hondurat 40% lượng 
nước uống. Các chuyên gia ước tính rằng những nguồn cung cấp nước uống của khu 
rừng đó trị giá hơn 100 triệu đô la. 
Một số nghiên cứu cho thấy: 
Palm. C.A. et al, 1986: Lượng các bon trung bình trong sinh khối phần trên mặt đất 
của rừng nhiệt đới châu Á là 185 tấn/ha và biến động từ 25 - 300 tấn/ha. 
 Houghton.R.A, 1991: Lượng các bon trong rừng nhiệt đới châu Á là 40 -250 
tấn/ha, trong đó 50 - 120 tấn/ha ở phần thực vật và đất, giá các bon trên thị trường biến 
động lớn, từ 3 đến 57 USD/tấn. 
1.3.3. Vai trò của rừng đối với xã hội 
- Tạo công ăn việc làm: Nghề rừng đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân, đặc 
biệt vùng nông thôn, miền núi. 
- Thu hút nguồn vốn đầu tư: Trong công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng 
sinh học, rừng đang là đối tượng thu hút đông đảo các chương trình dự án đầu tư vào, tạo 
cơ hội cho công tác hợp tác quốc tế mở rộng nghiên cứu về rừng. 
- Mang tính văn hóa: Rừng còn là nét văn hoá của một số đồng bào dân tộc thiểu số 
của Việt Nam, các sản phẩm của rừng mang lại giá trị thẩm mỹ như cây cảnh, hoa lan, 
chim, thú 
- Nguồn thu nhập của người dân: Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân 
tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần 
xóa đói giảm nghèo cho xã hội... 
- Bảo tồn di tích văn hóa: Nhiều di tích lịch sử được nhà nước công nhận nay đã trở 
thành những Vườn quốc gia, khu bảo tồn nhằm bảo tồn các di tích văn hoá lịch sử như: 
Vườn Quốc gia Đền Hùng – Phú Thọ. 
2. Một số khái niệm chung 
2.1. Khái niệm sinh thái học 
Sinh thái học là môn khoa học rộng nhất so với tất cả các môn khoa học sinh vật và 
nó cũng là khoa học được phát triển nhất, bao trùm tổng hợp nhất. Thuật ngữ sinh thái 
học đã được sử dụng vào những năm 1886 có nguồn gốc từ Huy lạp “Oikos” nghĩa là “ 
Nhà tự nhiên hay là nơi ở đối với con người và động vật, đối với thực vật là nơi mọc, còn 
Logos là môn học. Như vây Oikoslogs là môn học nghiên cứu về nơi ở, nơi mọc hay về 
môi trường sống của của sinh vật. 
 “Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật 
với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh”. 
Theo E.P Ôđum (1986) thì: Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu “Các nhà tự 
nhiên” của chúng ta nghiên cứu tất cả động vật, thực vật, các sinh vật khác và tất cả các 
quá trình làm nên cái nhà đó bằng tự nhiên để sống; như vậy theo Ôđum thì: 
 7 
 Sinh thái học là khoa học về các sinh vật ở “cái nhà của mình” là khoa học mà 
trong đó đặc biệt chú ý đến việc phân chia các cộng đồng hoặc tính chất của các mối 
liên hệ lẫn nhau giữa các sinh vật và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh. 
2.2.Khái niệm sinh thái rừng 
Theo E.P Ôđum 1986, G.Ctephan 1980: 
“Sinh thái rừng là môn khoa học nghiên cứu về rừng, tức là nghiên cứu về các 
quần xã sinh vật, về các mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng khác 
nhau và giữa chúng với các sinh vật trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn 
nhau giữa sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng” 
Trong khái niệm này chúng ta nên hiểu quần xã sinh vật gồm tất cả các quần thể 
của các loài khác nhau, giữa chúng luôn có mối quan hệ tác động lẫn nhau trên một vùng 
lãnh thổ nhất định gọi là sinh cảnh. 
2.3. Khái niệm về rừng, rừng là một hệ sinh thái 
2.3.1. Khái niệm về rừng 
Rừng ngay từ thuở sơ khai, con người đã có khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng 
là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cho cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những 
khái niệm về rừng được tích luỹ, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. 
Ngày nay, những khái niệm về rừng ngày càng được chứng minh và làm rõ bởi các 
nhà  ... Khoảnh là đơn vị tổ chức sản xuất nên cần có khả năng bao quát về mặt 
địa hình và thuận lợi cho việc thực hiện các nội dung sản xuất. Vì vậy khi phân chia cần 
dựa vào điều kiện tự nhiên như giống núi, khe suối, đường sá cố định. Ranh giới phải rõ 
ràng bền vững và dễ nhận biết trên bản đồ và thực địa. 
Phân chia khoảnh thường kết hợp 3 phương pháp: 
1) Phân chia nhân tạo: Phương pháp này thường sử dụng các đường ranh giới nhân 
tạo để chia diện tích rừng thành những khoảnh có ranh giới ngay thẳng, hình dạng chính 
tắc và diện tích đồng đều nhau. Thuận lợi cho việc kiểm kê, tính diện tích và thiết kế kỹ 
thuật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp ở những nơi bằng phẳng, địa hình đơn 
giản. 
2) Chia khoảnh tự nhiên: Phương pháp phân chia này thường lấy ranh giới tự nhiên 
như giông, khe làm ranh giới khoảnh. Diện tích và hình dạng khoảnh tuỳ thuộc vào địa 
hình vì thế khác nhau rất nhiều. Với những nơi địa hình phức tạp và chia cắt mạnh chỉ có 
phương pháp phân chia này mới đảm bảo tính ổn định và dễ nhận biết. 
3) Phương pháp tổng hợp: Là sự kết hợp 2 phương pháp trên. Bộ phận tài nguyên 
rừng nào bằng phẳng thì dùng phương pháp nhân tạo, nơi nào địa hình phức tạp thì dùng 
phương pháp tự nhiên. 
4) Lô: Là đơn vị cơ bản để tiến hành thống kê diện tích, số lượng, chất lượng tài 
nguyên rừng. Lô là đơn vị đồng nhất về kiểu trạng rừng hoặc dạng lập địa. 
Trong một lô chỉ áp dụng một biện pháp kinh doanh hoặc gây trồng cùng một loại 
hình trồng. Do đó tính nhất trí về các yếu tố tự nhiên và lâm học trong lô là cao nhất. Khi 
chia lô, từng bộ phận tài nguyên rừng khác nhau thì có những căn cứ khác nhau. 
- Rừng gỗ tự nhiên lá rộng, căn cứ vào kiểu trạng thái rừng để phân chia (dựa trên 
sự phân chia trạng thái rừng của Loetschau (1963). 
- Rừng gỗ trồng lá rộng, rừng cây gỗ lá kim hay rừng nước mặn: Chia lô thường 
căn cứ vào các chỉ tiêu sau 
+ Loài cây 
+ Cấp tuổi 
+ Chiều cao bình quân 
+ Đường kính bình quân 
+ Tổng diện ngang 
- Rừng tre nứa phân theo 
+ Loài cây 
+ Cấp kính 
 100 
+ Cấp số cây 
- Đất trồng rừng phân chia theo loài cây dự định trồng căn cứ vào điều kiện lập địa 
khác nhau. Chia lô theo 2 phương pháp: 
1) Nếu đối tượng quy hoạch nằm trong khu vực có ảnh máy bay hoặc vệ tinh cần 
dựa vào các căn cứ phân chia lô để khoanh vẽ trên ảnh rồi điều chỉnh lại qua khảo sát 
thực địa, sau đó vẽ chuyển biến lên bản đồ cơ bản. 
2) Với những khu vực không có ảnh máy bay tiến hành khoanh lô ở thực địa theo 
phương pháp tuyến điều tra hoặc dốc đối diện. Phương pháp khoanh lô thực địa đòi hỏi 
phải có bản đồ chính xác (bản đồ địa hình tỷ lệ lớn). Nơi địa hình dễ nhận biết, có tầm 
nhìn xa có thể dùng phương pháp dốc đối diện. Ở những nơi địa hình phức tạp, chia cắt 
mạnh và tầm nhìn ngắn thì dùng phương pháp khoanh theo tuyến điều tra. 
Diện tích lô tuỳ thuộc vào cấp bậc điều chế rừng xác định cho đối tượng điều chế. 
Thường biến động từ 1 – 10 ha trung bình khoảng 5 ha. 
2.3.7. Phân chia rừng theo hình thức sở hữu 
Chế độ sở hữu là yếu tố quyết định quan hệ sản xuất trong một hình thái kinh tế xã 
hội nhất định. Trong xã hội TBCN chế độ sở hữu về rừng và đất rừng là sở hữu tư nhân, 
nó phục vụ lợi ích của nhà tư bản và do nhà tư bản quyết định. Trong xã hội XHCN toàn 
bộ rừng và đất rừng là sở hữu toàn dân nó phục vụ lợi ích cho toàn xã hội trong việc 
cung cấp lâm sản và các mặt tác dụng có lợi khác ở nước ta từ năm 1954 rừng và đất 
rừng thuộc sở hữu toàn dân và hình thức sở hữu cũng chủ yếu thuộc các đơn vị sản xuất 
kinh doanh. 
Tuy nhiên do địa bàn sản xuất Lâm nghiệp rất rộng lớn, lực lượng sản xuất nghề 
rừng chưa phát triển tương xứng với hình thức sản xuất hoàn toàn quốc doanh. Mặt khác 
phát triển nghề rừng phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn miền núi. 
Hay nói cách khác nghề rừng là một nghề mang tính chất xã hội cao. Vì vậy từ năm 1982 
trong quyết định 184/HĐBT và chỉ thị 29/CT/TW, Nhà nước ta đã chính thức giao quyền 
sử dụng kinh doanh rừng và đất rừng cho các thành phần kinh tế khác nhau: Quốc doanh, 
tập thể và hộ gia đình thông qua việc đẩy mạnh công tác giao đất. 
Việc phân cấp cho địa phương quản lý, thực hiện giao đất rừng, tổ chức thâm canh, 
sử dụng tổng hợp và có hiệu quả làm hàng triệu ha rừng và đất trống đồi núi trọc là thực 
hiện yêu cầu chiến lược về sử dụng lao động và phâm bổ lại lao động, gắn chặt lao động 
với đất đai tạo ra chuyển biến mới trong sản xuất lâm nông nghiệp, mở mang các ngành 
nghề, thúc đẩy những biến đổi căn bản về kinh tế xã hội ở miền núi, trung du, góp phần 
tích cực vào sự nghiệp xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng. Giao đất giao rừng thực 
chất là tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp gắn chặt lâm nghiệp với nông nghiệp và công 
nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến xác lập trách nhiệm làm chủ cụ thể của từng đơn vị 
sản xuất, từng người lao động trên từng đơn vị diện tích đất đai, chuyển lâm nghiệp từ 
trạng thái tự nhiên hoang dã sang kinh doanh có tổ chức, có kế hoạch và từng bước đi 
vào thế ổn định. 
Các đơn vị được giao đất rừng có quyền làm chủ và sử dụng phần diện tích được 
giao song việc tổ chức sản xuất phải tuân thủ theo quy hoạch và kế hoạch chung trên 
phạm vi lãnh thổ của một cấp quản lý nhất định. 
 101 
Tuy nhiên để thuận tiện về mặt quản lý kinh doanh, điều chế rừng cần phân chia 
rừng và đất rừng theo các loại hình sở hữu (quản lý và sử dụng) khác nhau với ranh giới 
rõ ràng và ổn định, bao gồm: 
- Rừng quốc doanh 
- Rừng tập thể (HTX, TĐSX, trường học, quân đội. . . ) 
- Rừng thuộc hộ gia đình 
2.3.8. Phân chia rừng theo phân bố tự nhiên 
Trong thiên nhiên bản thân mỗi khu rừng đã tồn tại sự phân bố tự nhiên của nó. Sự 
khác biệt về địa hình, điều kiện lập địa, loài cây, dạng hỗn giao, tuổi rừng. . . cũng cần 
được phân chia thì điều chế rừng mới để xuất được các biện pháp tác động lên những 
điều kiện khác nhau đó một cách thích hợp và có hiệu quả. 
* Theo sự phân bố tự nhiên: Người ta thường phân chia rừng theo loài cây và cấp 
tuổi 
* Theo dạng hỗn giao thường chia thành hai loại: Rừng thuần giao và rừng hỗn 
giao 
* Theo mức độ hỗn giao thường phân thành: 
Hỗn giao từng cây; Hỗn giao theo cụm; Hỗn giao theo nhóm; Hỗn giao theo băng; 
Hỗn giao theo đám. 
* Theo các giá trị loài cây hỗn giao: 
- Hỗn giao cùng giá trị 
- Hỗn giao không cùng giá trị 
- Hỗn giao ưu thế 
- Hỗn giao phù trợ 
* Theo thời gian hỗn giao phân thành 
- Hỗn giao cố định 
- Hỗn giao tạm thời 
Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng các loại hình phân bố tự nhiên trên được trình 
bày ở môn lâm sinh học. 
 102 
PHẦN THỰC TẾ/ THỰC HÀNH (30 tiết) 
* Mục đích: 
- Nhằm cũng cố lý thuyết và thực tế HS-SV nhận biết được một số loại rừng; rừng 
tự nhiên, rừng tái sinh, rừng trồng... 
- Nhận xét một số yếu tố sinh thái trong rừng: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất. 
* Yêu cầu: 
- Học sinh mô tả các thành phần trong rừng: Loài cây, tổ thành, tầng thứ, thực bì, 
thảm mục. 
- Phân tích mối quan hệ các yếu tố sinh thái của các loại rừng và ngược lại 
- Sự khác nhau giữa các loại rừng: Cấu trúc, thành, loài cây.....các yếu tố sinh thái. 
* Nội dung chung: 
1. Mô tả quần xã thực vật rừng (Tầng cây gỗ, bụi, thảm tươi, dây leo) 
2. Mô tả các nhân tố sinh thái (Điều kiện sống); Nhiệt độ, ánh sáng, gió, đất đai 
3. Nhận biết các loại rừng: Rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng trồng . 
Phần thực hành bài 1: Thời gian: 8 giờ 
1. Chuẩn bị 
1.1. Vật tư, dụng cụ 
1.2. Hiện trường rừng trồng, rừng tự nhiên 
2. Nội dung thực hành 
2.1. Xác định nguồn gốc của rừng 
2.2. Xác định tổ thành rừng 
2.3. Xác định tầng thứ của rừng 
2.4. Xác định mật độ rừng 
2.5. Xác định tuổi của rừng 
2.6. Xác định độ khép tán của rừng 
Kiểm tra : Thời gian: 1 giờ 
Phần thực hành bài 2: Thời gian: 8 giờ 
1. Chuẩn bị 
1.1. Vật tư 
1.2. Hiện trường rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn ươm cây con, vườn rừng 
2. Nội dung thực hành 
2.1. Quan sát sự ảnh hưởng của nước đối với cây con trong vườn ươm, đề xuất 
biện pháp tác động 
2.2. Tham quan các biện pháp phòng chống nắng, hạn, gió hại cho cây con ở vườn 
ươm... 
2.3. Mô tả cảm nhận các yếu tố sinh thái trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau 
Kiểm tra : Thời gian: 1 giờ 
Phần Thực hành bài 3: Thời gian: 2 giờ 
1.1. Vật tư 
1.2. Hiện trường rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn ươm cây con, vườn rừng 
2. Nội dung thực hành 
2.1. Quan sát tầng cây gỗ, cây bụi. 
 103 
2.2. Nhận xét mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của các thành phần cây rừng trong hệ 
sinh thái rừng. 
Phần thực hành bài 4: Thời gian: 2 giờ 
1. Chuẩn bị 
1.1. Dụng cụ, vât tư 
1.2. Hiện trường rừng trồng, rừng tự nhiên 
2. Nội dung thực hành 
2.1. Quan sát các hình thức tái sinh và các phương thức tái sinh của rừng 
2.2. Phân cấp cây ở rừng trồng, các giai đoạn phát triển của rừng trồng 
Phần thực hành Bài 5: Thời gian: 4 giờ 
1. Chuẩn bị 
1.1. Dụng cụ, vât tư 
1.2. Hiện trường rừng trồng, rừng tự nhiên 
2. Nội dung thực hành 
2.1. Quan sát các nguyên nhân tác động đến rừng 
2.2. Nhận định và đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng. 
Kiểm tra Phần lý thuyết: Thời gian: 1 giờ 
Phần thực hành Bài 6: Thời gian: 3 giờ 
1. Chuẩn bị 
1.1. Dụng cụ, vât tư 
1.2. Hiện trường rừng trồng, rừng tự nhiên 
2. Nội dung thực hành 
2.1. Tham quan các hệ sinh thái rừng khác nhau 
2.2. Phân loại đối tượng rừng quan sát. 
 104 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bài giảng Sinh thái rừng- Biên soạn giảng viên Lê Văn Mạnh 
[2]. Sách, giáo trình chính: Sinh thái rừng - Phùng Ngọc Lan, Hoàng Kim Ngũ - Trường 
ĐHLN; 1992 
*Sách tham khảo: 
[1]. Sinh thái rừng, Nguyễn Văn Thêm - ĐHNLTPHCM- 2002 
[2]. Lâm học, Ngô Quang Đê- ĐHLN- 1992. 
[3]. Lâm học, Hồ Đắc Thái Hoàng -ĐHNL Huế-2002. 
- Khác: Thông tin mạng 
 105 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 
A. PHẦN LÝ THUYẾT: 45 tiết 
Chương I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI RỪNG VÀ RỪNG (7 tiết) 
1. Ý nghĩa của rừng đối với đời sống xã hội. 
2. Một số khái niệm chung 
2.1. Khái niệm sinh thái học 
2.2.Khái niệm sinh thái rừng 
2.3. Khái niệm về rừng 
2.3.1. Khái niệm về rừng 
2.3.2. Rừng là một hệ sinh thái 
1.3.3. Rừng là quần lạc sinh địa 
2.4. Quá trình hình thành rừng 
2.5. Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng 
2.6. Đặc điểm của rừng 
3. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 
4. Sự khác nhau giữa rừng và công viên 
5. Thành phần của quần xã thực vật rừng và những đặc trưng của lâm phần. 
6. Hoàn cảnh, hoàn cảnh sinh thái và phân loại các nhân tố sinh thái 
6.1. Khái niệm 
6.2. Các nhóm nhân tố môi trường 
7. Phân loại các nhân tố sinh thái 
Chương II: MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNG VÀ HOÀN 
CẢNH XUNG QUANH (15 tiết) 
1. Mối quan hệ giữa quần xã thực vật rừng và ánh sáng 
1.1. Bức xạ mặt trời là nguồn sống của thực vật 
1.2. Vai trò của ánh sáng đối với cây rừng 
1.3. Ý nghĩa của ánh sáng đối với cây rừng. 
1.3.1. Sự sống của thực vật phụ thuộc vào quang hợp 
1.3.2. Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng 
1.3.3. Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái của cây rừng 
1.3.4. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự hình thành cành nhánh cây gỗ 
1.3.5. Ánh sáng làm giảm khả năng nảy mầm của của hạt giống cây rừng, và quá trình ra hoa 
kết quả 
1.3.6. Ánh sáng ảnh hưởng đến tình trạng cây bụi thảm tươi và dây leo dưới tán rừng 
1.3.7. Ánh sáng kích thích hoạt động của các vi sinh vật trong đất rừng 
1.3.8. Ánh sánh ảnh hưởng rất lớn đến đến quá trình tái sinh của rừng 
1.2. Tính ưa bóng, chịu bóng của cây rừng và những phương pháp xác định 
 106 
1.3. Quy luật phân bố bức xạ quang hợp và ánh sáng trong rừng 
1.4. Điều khiển ánh sáng và nâng cao sản lượng rừng trong thực tiễn sản xuất Lâm Nghiệp. 
2. Mối quan hệ giữa quần xã thực vật rừng và nhiệt độ 
2.1. Ý nghĩa của nhiệt độ đối với đời sống của rừng 
2.2. Ảnh hưởng của rừng đến nhiệt độ 
2.3. Tương quan giữa các loài cây và nhiệt độ 
2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ cực hạn cao, thấp đến cây rừng 
2.5. Một số biện pháp phòng chống nhiệt độ cực hạn 
3. Mối quan hệ giữa quần xã thực vật rừng và nước 
3.1. Ý nghĩa của nước trong đời sống của rừng 
3.2. Nguồn nước của thực vật 
3.3. Quan hệ của thực vật đối với nước 
3.4. Ảnh hưởng của quần xã thực vật rừng đến sự cân bằng nước 
3.5. Vai trò bảo vệ, điều hòa nước, bảo vệ bờ sông, bờ đập của rừng 
3.5.1. Vai trò bảo vệ nước của rừng 
3.5.2 Vai trò điều hòa nước của rừng 
3.5.3. Vai trò bảo vệ bờ sông bờ đập của rừng 
4. Mối quan hệ giữa quần xã thực vật rừng với không khí và gió 
4.1. Ý nghĩa của rừng đối với khí quyển 
4.2. Tác động của không khí ô nhiễm 
4.2.1. Tác động của không khí bị ô nhiễm đến rừng 
4.2.2. Tác động của không khí bị ô nhiễm đến người và động vật 
4.3. Vai trò bảo vệ không khí của rừng 
1. Rừng có khả năng làm giảm nhiễm bẩn không khí: 
2. Rừng có khả năng khử trùng không khí 
3. Rừng có khả năng tạo ra điều kiện có lợi cho sức khỏe con người 
4. Ý nghĩa về tinh thần 
4.4. Gió và ảnh hưởng của nó đến quần xã thực vật rừng 
4.4.1. Ưu điểm 
4.4.2. Nhược điểm 
4.5. Ảnh hưởng của quần xã thực vật đến gió 
5. Mối quan hệ giữa quần xã thực vật rừng và đất 
5.1. Ảnh hưởng của đất đến rừng 
5.2. Quan hệ của thực vật rừng với đất 
5.3. Ảnh hưởng của quần xã thực vật rừng đến đất 
6.4. Ảnh hưởng của địa hình đến quần xã thực vật rừng 
7. Lửa là một nhân tố sinh thái 
Chương III: VÙNG SINH TRƯỞNG(6 tiết) 
 107 
1. Điều tra đo đếm sản lượng rừng 
2. Chiều cao của cây rừng là một chỉ tiêu của điều kiện nơi mọc 
3.Thảm thực vật rừng là vật chỉ thị của điều kiện nơi mọc 
4. Các nhân tố của hoàn cảnh xung quanh 
5. Các phương pháp phân vùng sinh trưởng bằng nhiều nhân tố 
Chương IV: CẠNH TRANH VÀ SINH TỒN (6 tiết) 
1. Sinh thái quần xã 
2. Quần xã sinh vật rừng 
3. Sự biến đổi trong hệ sinh thái rừng 
4. Cạnh tranh 
4.1. Sự cạnh tranh, cấu trúc tuổi của rừng 
4.2. Cấu trúc thẳng đứng 
4.3. Cấu trúc mật độ quần xã thực vật rừng 
4.4. Cạnh tranh và tổ thành loài cây tầng trên 
4.5. Cạnh tranh giữa các cây tầng dưới 
4.6. Những biểu hiện của tính chịu đựng cây tầng dưới 
4.7. Sự đào thải các cây rừng ở tầng trên 
Chương V: TÁI SINH, SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG (4 
tiết) 
1.Tái sinh rừng 
1.1. Khái niệm 
1.2. Các phương thức tái sinh rừng 
1.3. Tái sinh hạt 
2. Sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái rừng 
2.1. Khái niệm về sinh trưởng, phát triển 
2.2. Sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng 
2.3. Phát triển của lâm phần 
Chương VI: DIỄN THẾ RỪNG (4 tiết) 
1. Khái niệm diễn thế rừng. 
2. Nguyên nhân diễn thế. 
3. Diễn thế nguyên sinh 
4. Diễn thế thứ sinh 
4.1. Khái niệm 
4.2. Nguyên nhân diễn thế 
4.3. Đặc điểm của rừng thứ sinh 
Chương VII:PHÂN LOẠI RỪNG CÁC KIỂU RỪNG (3 tiết) 
1 Mục đích và ý nghĩa của phân loại rừng. 
2. Một số quan điểm phân loại rừng nhiệt đới trên thế giới và Việt Nam. 
B. PHẦN THỰC TẾ: 30 Tiết. 
1. Mô tả quần xã thực vật rừng( Tầng cây gỗ, bụi, thảm tươi, dây leo) 
2. Mô tả các nhân tố sinh thái (Điều kiện sống); Nhiệt độ, ánh sáng, gió, đất đai 
3. Nhận biết, phân loại các loại rừng: Rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng trồng . 
4. Tinh toán các chỉ só tổ thành, đa dạng sinh vật 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_thai_rung_le_van_manh.pdf