Bài giảng Sinh lý học (Phần 2)

SINH LÝ TIÊU HÓA

MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được chức năng sinh lý của bộ máy tiêu hóa.

2. Trình bày được quá trình tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa.

3. Trình bày được quá trình hấp thu của bộ máy tiêu hóa.

4. Trình bày chức năng sinh lý học của gan.

pdf 59 trang phuongnguyen 7740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh lý học (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sinh lý học (Phần 2)

Bài giảng Sinh lý học (Phần 2)
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
56 
SINH LÝ TIÊU HÓA 
MỤC TIÊU: 
Sau khi học xong bài, sinh viên có khả năng: 
1. Trình bày được chức năng sinh lý của bộ máy tiêu hóa. 
2. Trình bày được quá trình tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa. 
3. Trình bày được quá trình hấp thu của bộ máy tiêu hóa. 
4. Trình bày chức năng sinh lý học của gan. 
NỘI DUNG: 
1. Nhắc lại giải phẫu sinh lý của bộ máy tiêu hóa 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
57 
- Bộ máy tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa bắt đầu từ 
miệng rồi đến thưc quản, dạ dày, ruột non, ruột già, và kết thúc là hậu môn. Các 
tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết và gan bài tiết mật. 
- Bộ máy tiêu hóa cung cấp liên tục cho cơ thể các chất dinh dưỡng, vitamin, chất 
điện giải và nước thông qua các chức năng sau đây: 
 Chức năng cơ học: vận chuyển, nghiền nát và nhào trộn thức ăn với các 
dịch tiêu hóa. 
 Chức năng hóa học: Các tuyến tiêu hóa bài tiết các dịch để tiêu hóa thức 
ăn thành các dạng đơn giản. 
 Chức năng hấp thu: Đưa thức ăn được tiêu hóa từ ống tiêu hóa vào máu 
tuần hoàn. 
- Tất cả chức năng trên được điều hòa theo cơ chế thần kinh và hormone. Trong 
từng đoạn ống tiêu hóa, ba chức năng trên cùng phối hợp hoạt động để vận 
chuyển, tiêu hóa và hấp thu thức ăn. 
2. Quá trình tiêu hóa 
2.1. Tiêu hóa ở miệng và thực quản 
Miệng và thực quản là hai đoạn đầu của ống tiêu hóa, chúng có chức năng 
tiêu hóa sau: 
 - Tiếp nhận và nghiền xé thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ. 
 - Đưa thức ăn xuống đoạn cuối của thực quản sát ngay phía trên tâm vị của 
dạ dày. 
 - Phân giải tinh bột chín. 
Để thực hiện các chức năng đó, miệng và thực quản có các hoạt động chức năng 
sau: 
- Nhai 
- Bài tiết nước bọt 
- Nuốt 
 Bài tiết nước bọt: 
 - Nước bọt là dịch tiêu hóa của miệng có nguồn gốc từ ba cặp tuyến nước 
bọt lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi và một số tuyến nhỏ 
khác như tuyến má và tuyến lưỡi. 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
58 
 - Nước bọt là dịch tiết tổng hợp của các tuyến trên, số lượng khoảng 800ml-
1000ml/ 24h. 
 - Thành phần và tác dụng của nước bọt: Nước bọt là chất lỏng quánh có 
nhiều bọt, pH trung tính, gồm có các thành phần chính sau: 
+ Amylase nước bọt: Là men tiêu hóa glucid, hoạt động trong môi trường 
trung tính, có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường đôi maltose. 
+ Chất nhầy: Có tác dụng làm cho các mảng thức ăn dính vào nhau, trơn và 
dễ nuốt đồng thời bảo vệ niêm mạc miệng chống lại các tác nhân có hại trong thức 
ăn. 
+ Các ion Na
+
, K
+
, Ca
2+
, Cl¯... trong đó Cl¯ có tác dụng tiêu hóa thông qua 
cơ chế làm tăng hoạt tính của men amylase của nước bọt. 
+ Ngoài ra còn có một vài thành phần đặc biệt có trong nước bọt, bạch cầu, 
kháng thể ... 
- Cơ chế bài tiết nước bọt thông qua cơ chế thần kinh. 
2.2. Tiêu hóa ở dạ dày: 
Dạ dày là đoạn giữa của ống tiêu hóa, phía trên thông với thực quản qua tâm vị, 
phía dưới thông với ruột non thông qua môn vị, được chia làm ba phần: đáy, thân 
và hang vị. 
Dạ dày có hai chức năng: chứa đựng thức ăn, tiếp tục tiêu hóa sơ bộ thức 
ăn. 
2.2.1. Chức năng chứa đựng thức ăn của dạ dày: 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
59 
- Do dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa và cơ của nó rất đàn hồi, nên dạ 
dày có khả năng chứa đựng rất lớn đến vài lít. 
- Đến cuối bữa ăn, thức ăn được chứa ở vùng thân dạ dày một cách có thứ tự. 
Thức ăn vào trước nằm xung quanh và tiếp xúc với niêm mạc của dạ dày, thức ăn 
vào sau nằm ở chính giữa. 
- Do cách sắp xếp thức ăn như vậy nên giai đoạn đầu sau khi ăn, trong dạ dày có 
hai quá trình tiêu hóa thức ăn: 
+ Thức ăn nằm xung quanh đã ngấm dich vị và được dịch vị tiêu hóa. 
+ Thức ăn ở giữa chưa ngấm dịch vị, pH còn trung tính nên amylase nước 
bọt còn tiếp tục phân giải tinh bột chín thêm một thời gian nữa cho đến khi thành 
phần thức ăn ở giữa cũng ngấm dịch vị thì amylase nước bọt mới ngừng hoạt 
động. 
2.2.2. Hoạt động cơ học của dạ dày: 
- Nhu động dạ dày: Khi thức ăn vào dạ dày thì nhu động bắt đầu xuất hiện, đó là 
những làn sóng co bóp lan từ vùng thân đến vùng hang vị, khoảng 15-20 giây có 
một lần, càng đến vùng hang nhu động càng mạnh. Nhu động của dạ dày có hai 
tác dụng: 
+ Nghiền nhỏ thức ăn thêm nữa và trộn đều thức ăn với dịch vị để tạo thành 
nhũ trấp. 
+ Đẩy nhũ trấp nằm ở xung quanh xuống hang vị và ép vào khối nhũ trấp 
này một áp suất lớn để mở môn vị, đẩy nhũ trấp xuống tá tràng. 
2.2.3. Bài tiết dịch vị: 
Cấu tạo tuyến của dạ dày 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
60 
- Dịch vị là dịch tiêu hóa của dạ dày do các tuyến niêm mạc của dạ dày bài tiết, 
tùy thành phần dịch tiết có thể chia tuyến này thành hai nhóm: 
 + Tuyến ở vùng tâm vị và môn vị bài tiết chất nhầy.e 
 + Tuyến ở vùng thân là tuyến tiêu hóa chính của dạ dày gồm ba loại tế bào 
sau: 
 Tế bào chính bài tiết pepsinogen và lipase. 
 Tế bào viền bài tiết HCl và yếu tố nội. 
 Tế bào cổ tuyến bài tiết chất nhầy. 
2.2.4. Thành phần và tác dụng của dịch vị: 
- Pepsin: Là men tiêu hóa protid được bài tiết dưới dạng chưa hoạt hóa là 
pepsinogen. 
- Lipase dịch vị: Là men tiêu hóa lipid hoạt động trong môi trường acid, có tác 
dụng thủy phân triglycerid đã được nhũ tương hóa sẵn trong thức ăn thành 
glycerol và acid béo. 
- Chymosin (Prezure): Là men tiêu hóa sữa, có vai trò quan trọng ở những trẻ em 
bú mẹ. 
- HCl: Không phải là men tiêu hóa nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong quá 
trình tiêu hóa vì nó có các tác dụng sau đây: 
+ Làm tăng hoạt tính của men pepsin. 
+ Thủy phân cellulose của rau non. 
+ Sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn từ ngoài vào theo thức ăn để tránh 
nhiễm trùng đường tiêu hóa. 
+ Ngoài ra còn góp phần vào cơ chế đóng mở tâm vị và môn vị. 
- Các yếu tố nội: Do tế bào viền bài tiết, là một chất cần thiết cho sự hấp thu 
Vitamin B12 trong ruột non. 
- 3HCO : Do tế bào niêm mạc dạ dày bài tiết, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày 
thông qua hai cơ chế: 
+ Trung hòa một phần HCl trong dịch vị khi có tình trạng tăng tiết acid. 
+ Liên kết với chất nhầy tạo thành hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
- Chất nhầy: Có bản chất là glycoprotein được tiết ra từ các tuyến môn vị, tâm vị, 
tế bào cổ tuyến của các tuyến vùng thân và từ toàn bộ tế bào niêm mạc dạ dày. 
Chất nhầy liên kết với 3HCO nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
61 
2.2.5. Điều hòa bài tiết dịch vị: 
Dịch vị được bài tiết do hai cơ chế điều hòa: thần kinh và thể dịch 
- Cơ chế thần kinh: Có hai hệ thống điều hòa tiết dịch vị: 
+ Thần kinh nội tại: Là các sợi thần kinh của đám rối Meissner nằm ngay 
dưới niêm mạc dạ dày, đám rối này làm bài tiết dịch vị dưới tác dụng kích thích 
của thức ăn vào dạ dày hoặc từ những kích thích của thần kinh trung ương. 
+ Thần kinh trung ương: Là dây thần kinh X, làm bài tiết dịch vị dưới tác 
dụng kích thích của hai loại phản xạ, phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều 
kiện. 
- Cơ chế thể dịch: Thông qua một số chất sau: 
Có nhiều yếu tố điều hòa bài tiết dịch vị qua cơ chế thể dịch: 
+ Gastrin: Là một hormon do tế bào G vùng hang dạ dày bài tiết dưới tác dụng 
kích thích của dây X hoặc của các sản phẩm tiêu hóa protid trong dạ dày (pepton, 
proteose). Ngoài ra, khi sức căng của thành dạ dày tăng lên cũng kích thích bài tiết 
gastrin. 
Sau khi bài tiết, gastrin theo máu đến vùng thân dạ dày, kích thích các 
tuyến bài tiết acid HCl và pepsinogen. Khi thức ăn trong vùng hang quá acid sẽ ức 
chế bài tiết gastrin [feed back (-)] 
Trong điều trị ngoại khoa bệnh loét dạ dày, người ta thường cắt kèm thêm 
vùng hang (nơi tiết gastrin), để làm giảm bài tiết acid HCl. 
+ Gastrin-like: Là một hormon do niêm mạc tá tràng và tụy nội tiết bài tiết, tác 
dụng tương tự gastrin. Khi bệnh nhân bị u tụy, các tế bào khối u tăng cường bài 
tiết gastrin-like dẫn đến tăng bài tiết acid HCl và pepsin gây ra loét dạ dày tá tràng 
ở nhiều chỗ (hội chứng Zollinger-Ellison). Để điều trị, phải cắt bỏ khối u. 
+ Histamin: Là một sản phẩm chuyển hóa từ histidin của tế bào niêm mạc dạ dày. 
Histamin kích thích các thụ thể H2 của tế bào viền (H2-receptor) làm tăng tiết acid 
HCl. 
Vì vậy, trong điều trị loét dạ dày, người ta sử dụng các loại thuốc ức chế 
H2-receptor để làm giảm tác dụng tiết acid HCl của histamin (ví dụ: cimetidin, 
ranitidin, famotidin...). 
+ Glucocorticoid: Là hormone của vỏ thượng thận có tác dụng kích thích bài tiết 
acid HCl và pepsin đồng thời ức chế bài tiết chất nhầy. 
Vì vậy, ở những người có tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài (stress 
tâm lý) do có tình trạng tăng tiết glucocorticoid nên thường bị loét dạ dày. 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
62 
Trong điều trị, chống chỉ định dùng các thuốc thuộc nhóm glucocorticoid 
(Dexamethason, Prednisolon...) cho những bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc có tiền 
sử loét dạ dày. 
+ Prostaglandin E2: Là một hormon của tế bào niêm mạc dạ dày có tác dụng ức 
chế bài tiết acid HCl và pepsin đồng thời kích thích bài tiết chất nhầy, nó được 
xem là một yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.Vì vậy, trong điều trị loét dạ dày, 
người ta sử dụng các loại thuốc dẫn xuất từ prostaglandin (ví dụ: cytotec) hoặc các 
thuốc có tác dụng làm tăng bài tiết prostaglandin E2 của dạ dày (ví dụ: colloidal 
bismuth subcitrate). 
Ngược lại, các tác nhân ức chế bài tiết prostaglandin sẽ gây ra loét dạ dày, 
đó là các thuốc giảm đau, chống viêm như: aspirin, voltaren, piroxicam, 
ibuprofen... Các thuốc này chống viêm mạnh thông qua cơ chế giảm tổng hợp 
prostaglandin là một tác nhân gây viêm tại ổ viêm nhưng cũng làm giảm tiết 
prostalandin E2 tại dạ dày gây ra loét dạ dày. Các thuốc này phải chống chỉ định ở 
những bệnh nhân loét dạ dày. 
2.2.6. Kết quả tiêu hóa ở dạ dày: 
 Nhờ hoạt động cơ học và hóa học của dạ dày, thức ăn được nghiền và trộn 
lẫn với dịch vị thành một chất bán lỏng gọi là vị trấp trong đó có phần nhỏ protein 
được tiêu hóa dở dang thành proteose (chuỗi dài) và pepton (chuỗi ngắn), một 
phần tinh bột chín được tiêu hóa thành maltose, mỡ hầu như chưa bị phân giải. 
2.3. Tiêu hóa ở ruột non: 
 Ruột non có chức năng hoàn tất việc tiêu hóa thức ăn, vì vậy đóng vai trò 
quan trọng nhất. 
 Đặc điểm cấu tạo của ruột non rất thuận lợi cho quá trình tiêu hóa: 
 Là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa. 
 Có nhiều dịch tiêu hóa đổ vào. Hệ thống men rất phong phú có khả năng 
phân giải tất cả thức ăn thành dạng có thể hấp thu được. 
Để hoàn tất quá trình tiêu hóa, ruột non có các hoạt động chức năng sau: 
2.3.1. Hoạt động cơ học của ruột non: 
 Ruột non có 4 hình thức hoạt động cơ học. 
- Hoạt động co thắt: Có tác dụng chia nhũ trấp ra thành nhiều mảnh nhỏ để dễ 
ngấm dịch tiêu hóa. 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
63 
- Cử động quả lắc: Có tác dụng trộn đều nhũ trấp với dịch ruột để tăng tốc độ tiêu 
hóa. 
- Nhu động: Là những làn sóng co bóp lan từ đoạn đầu đến đoạn cuối của ruột 
non, có tác dụng đẩy thức ăn di chuyển trong ruột. 
- Phản nhu động ruột: Là những làn sóng co bóp ngược chiều với nhu động 
nhưng xuất hiện thưa và yếu hơn nhu động. Phản nhu động có tác dụng phối hợp 
với nhu động đẩy nhũ trấp di chuyển với tốc độ chậm để quá trình tiêu hóa và hấp 
thu triệt để hơn. 
2.3.2. Hoạt động bài tiết dịch ở ruột non: 
 Dịch tiêu hóa ở ruột non rất phong phú vì được tiết ra từ ba nơi: tụy, mật và 
ruột non. 
 Bài tiết dịch tụy: Dịch tụy là sản phẩm của tụy ngoại tiết. Sau khi bài tiết, dịch 
tụy theo ống tụy đổ vào tá tràng, số lượng khoảng 1lít - 1,5lít/ 24h. 
Trong dịch tụy có những nhóm men tiêu hóa protid, lipid, glucid. 
+ Nhóm men tiêu hóa protid: chymotrypsin, carboxypeptidase, trypsin 
+ Nhóm men tiêu hóa lipid: lipase dịch tụy, phospholipase 
+ Nhóm men tiêu hóa glucid: amylase dịch tụy, maltase. 
 Bài tiết muối mật: Là muối kali hoặc natri của acid mật glycocholic và 
taurocholic có nguồn gốc từ cholesterol. Muối mật là thành phần duy nhất trong 
dịch mật có tác dụng tiêu hóa: 
+ Nhũ tương hóa triglycerid để lipase trong ruột non có thể phân giải tất cả 
các triglycerid trong thức ăn. 
+ Giúp hấp thu các sản phẩm của lipid như acid béo, monoglycerid, qua đó 
cũng giúp hấp thu các vitamin tan trong lipid như vitamin A, D, E, K. Thiếu muối 
mật sự hấp thu của các chất này giảm rõ rệt. 
+ Ngoài ra muối mật còn giúp cho cholesterol tan dễ trong dịch mật để 
chống hình thành sỏi mật. 
 Bài tiết của dịch ruột: Do các tế bào niêm mạc ruột và các tuyến nằm ngay trên 
thành ruột bài tiết: 
+ Tuyến Brunner: Bài tiết chất nhầy và 3HCO . 
+ Tuyến Liberkuhn: Bài tiết nước. 
+ Tế bào niêm mạc: Bài tiết men tiêu hóa. 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
64 
Như vậy các tế bào niêm mạc ruột đóng vai trò rất quan trọng trong việc bài 
tiết dịch ruột, còn các tuyến ruột chỉ bài tiết các chất phụ. Số lượng dịch ruột được 
bài tiết khoảng 2-3lít/ 24h bao gồm: 
+ Nhóm men tiêu hóa protid gồm: aminopeptidase, dipeptidase, 
tripeptidase. 
+ Nhóm men tiêu hóa glucid gồm: amylase dịch ruột, maltase, sucrase, 
lactase. 
2.4. Tiêu hóa ở ruột già: 
 Quá trình tiêu hóa ở ruột già không quan trọng, bởi khi xuống đến ruột già 
nhũ trấp hầu như chỉ còn lại những chất cặn bã của thức ăn. 
3. Quá trình hấp thu: 
3.1. Hấp thu ở miệng: 
Miệng không hấp thu thức ăn nhưng có thể hấp thu thuốc, đặc biệt là các 
loại thuốc giãn mạch vành để chống cơn đau thắt ngực như: Nitroglycerin, 
Nifedipin... 
3.2. Hấp thu ở dạ dày: 
 Dạ dày có thể hấp thu đường, sắt, rượu và nước. 
3.3. Hấp thu ở ruột non: 
 Quá trình tiêu hóa ở ruột non có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa. Hầu 
hết các chất cần thiết cho cơ thể đều được đưa vào lòng ống tiêu hóa vào máu qua 
ruột non. Sở dĩ như vậy là như do ruột non có những đặc điểm cấu tạo rất thuận lợi 
cho sự hấp thu: 
+ Ruột non rất dài khoảng 3m, niêm mạc có nhiều nếp gấp, nhiều nhung 
mao và vi nhung mao tạo nên diềm bàn chải có diện tích tiếp xúc lớn khoảng 
300m
2
, bên trong nhung mao có hệ thống mạch máu, bạch huyết và thần kinh rất 
thuận lợi cho sự hấp thu. 
+ Tế bào niêm mạc ruột non chứa nhiều yếu tố cần thiết cho sự hấp thu vật 
chất qua màng như men, chất tải và năng lượng. 
+ Tất cả các thức ăn đi xuống đến ruột non đều đươc phân giải thành những 
chất dễ hấp thu được. 
Các chất được hấp thu ở ruột non bao gồm: glucid, protid, lipid, các vitamin, các 
ion và nước. 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
65 
3.4. Hấp thu ở ruột già: 
 Quá trình hấp thu ở ruột già không quan trọng, bởi khi xuống đến ruột già 
các chất cần thiết cho cơ thể được hấp thu gần hết ở ruột non, trong ruột già hầu 
như chỉ còn lại chất cặn bã của thức ăn. 
 Một số chất được hấp thu ở đây như: các ion, nước, các amine, amonic, một 
số thuốc có thể được hấp thu tại đây. 
4. Sinh lý  ...  tiểu não cổ cả 2 bên thì con 
vật sẽ có hiện tượng cứng mất não. Như vậy, tiểu não cổ có chức năng làm giảm 
trương lực cơ và điều hòa những phản xạ tư thế, chỉnh thế. 
2.3. Tiểu não mới 
 Cắt bỏ tiểu não mới thì ở con vật có giảm trương lực cơ, các động tác tùy ý 
trở nên thiếu chính xác. Như vậy, tiểu não mới có chức năng làm tăng trương lực 
cơ và điều hòa những động tác tùy ý. 
ĐỒI THỊ 
1. Cấu tạo 
 Đồi thị là một cấu trúc hình bầu dục gồm nhiều nhân chia thành 4 nhóm 
chính: 
- Nhân trước. 
- Nhân trong. 
- Nhân ngoài. 
- Nhân sau 
2. Liên hệ 
- Đồi thị nhận các sợi của các đường cảm giác đi lên và các đường giác quan. 
- Đồi thị có liên hệ hai chiều với vỏ não, nhân đỏ, vùng dưới đồi. 
3. Chức năng của đồi thị 
- Là trạm của các đường cảm giác và giác quan. 
- Là trung tâm dưới vỏ của cảm giác đau. 
4. Rối loạn do tổn thƣơng đồi thị 
4.1. Phá hủy đồi thị 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
103 
Phá hủy đồi thị thì ở nửa thân bên kia cảm giác nông giảm, cảm giác sâu 
mất, do đó thất điều vận động, giác quan (thị giác, thính giác) bị rối loạn. 
4.2. Kích thích đồi thị 
- Có những biểu hiện nội tạng như co bóp cơ trơn ống tiêu hóa, chảy nước mắt, 
tim nhanh, thở nhanh. 
- Tăng cảm giác đau. 
VÙNG DƢỚI ĐỒI 
1. Khái niệm 
 Vùng dưới đồi là một vùng rất nhỏ thuộc về não trung gian bên cạnh não 
thất III. Vùng dưới đồi có nhiều chức năng sinh lý quan trọng, thông qua tuyến 
yên điều khiển chức năng của tuyến giáp, tuyến thượng thận, các tuyến sinh dục 
cũng như sự bài tiết sữa. Ngoài ra, vùng dưới đồi còn có vai trò khá quan trọng 
trong điều nhiệt, chuyển hóa, dinh dưỡng, thẩm thấu, điều hòa tim mạch, hô 
hấp, 
2. Những chức năng sinh lý của vùng dƣới đồi 
2.1. Chức năng điều hòa hoạt động nội tiết 
Vùng dƣới đồi điều hòa bài tiết hormone của tuyến nội tiết 
 Vùng dưới đồi điều hòa hoạt động của hệ nội tiết theo 3 cơ chế: 
- Cơ chế điều hòa ngược (Feedback). 
- Cơ chế điều hòa bằng các chất dẫn truyền thần kinh. 
- Cơ chế điều hòa theo nhịp ngày đêm. 
Trong 3 cơ chế trên, cơ chế điều hòa ngược giữ vai trò quan trọng. Vùng dưới đồi 
chịu sự điều hòa của chính hormone do nó tiết ra. 
Điều hòa bài tiết hormone tuyến yên: Bao gồm các hormone của tiền yên và hậu 
yên như ACTH, TSH, ADH, OXYTOCIN, GH, FSH, PROLACTIN, LH,Thông 
qua điều hòa bài tiết các hormone tuyến yên, vùng dưới đồi điều hòa bài tiết của 
các tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể như tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến 
sinh dục 
2.2. Chức năng điều hòa hoạt động hệ thần kinh thực vật 
 Vùng dưới đồi là trung khu cao cấp của hệ thần kinh thực vật. Ở vùng dưới 
đồi có 2 trung khu đối kháng nhau về chức năng: 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
104 
- Phần sau vùng dưới đồi là trung khu giao cảm. 
- Phần trước vùng dưới đồi là trung khu phó giao cảm. 
2.2.1. Vùng dƣới đồi điều hòa tuần hoàn 
 Kích thích phần sau vùng dưới đồi gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim, giãn 
đồng tử, dựng lông, tức là hoạt đồng thần kinh giao cảm gia tăng. 
2.2.2. Vùng dƣới đồi điều hòa thân nhiệt 
 Phần trước của vùng dưới đồi, nhất là vùng trên thị có khả năng điều hòa 
thân nhiệt. Khi nhiệt độ của máu đến vùng này tăng sẽ kích thích các neuron nhạy 
cảm với nhiệt độ ở vùng này gây giãn mạch toàn thân để tăng thải nhiệt. Do đó, 
phần trước của vùng dưới đồi được xem là trung khu kiểm soát nhiệt độ của cơ 
thể. 
2.2.3. Vùng dƣới đồi điều hòa cảm giác thèm ăn 
- Kích thích vùng bên của vùng dưới đồi sẽ gây cảm giác đói, tổn thương vùng này 
sẽ mất cảm giác thèm ăn 
- Trung khu no nằm ở nhân bụng giữa, kích thích ở đây gây cảm giác no. Phá hủy 
vùng này, trung khu đói sẽ tăng hoạt động gây ăn nhiều dẫn đến béo phì. 
2.2.4. Vùng dƣới đồi điều hòa cảm giác khát 
 Vùng dưới đồi điều hòa lượng nước của cơ thể bằng 2 cách: 
- Tạo cảm giác khát gây uống nước. 
- Kiểm soát lượng nước bài xuất qua nước tiểu. 
Vùng bên của vùng dưới đồi là trung khu khát. Khi áp suất thẩm thấu tại 
các neuron của trung khu này và vùng lân cận tăng lên sẽ gây cảm giác khát. 
Nhân trên thị kiểm soát sự bài xuất nước qua nước tiểu. Các neuron của 
nhân bị kích thích khi lượng nước cơ thể giảm, xung động truyền xuống vùng 
phễu của vùng dưới đồi và đến hậu yên gây tiết ADH. ADH được phóng thích vào 
máu đến ống góp của thận để tái hấp thu nước. Do đó sẽ giảm lượng nước bị mất. 
2.2.5. Chức năng điều hòa tập tính, hành vi 
 Ở các động vật, khi kích thích vùng dưới đồi sẽ gây ra một số tập tính, hành 
vi như sau: 
- Kích thích vùng bên của vùng dưới đồi sẽ gây cảm giác khát, thèm ăn, tăng hiếu 
động, giận dữ, tấn công. 
- Kích thích các nhân bụng giữa và vùng xung quanh sẽ gây kết quả ngược lại. 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
105 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
106 
VỎ NÃO 
 Vỏ não là lớp chất xám bao quanh hai bán cầu não, là trung tâm của các 
chức phận của não. Vỏ não còn là trung tâm của những hoạt động tình cảm, tâm 
lý, trí khôn, gọi chung là hoạt động thần kinh cao cấp. 
1. Một số điểm về cấu tạo 
1. Trên vỏ não có những rãnh và nếp chia vỏ thành thùy và hồi não. 
2. Về mặt chức năng, vỏ não gồm 3 loại tế bào: 
 - Tế bào cảm giác và giác quan. 
 - Tế bào vận động. 
 - Tế bào trung gian giữ vai trò liên hệ giữa 2 loại trên. 
3. Dựa vào chức năng và cấu tạo tế bào, Brodman chia vỏ não làm 52 vùng đánh 
số từ 1-52. 
2. Các vùng chức phận của vỏ não 
2.1. Các vùng giác quan 
2.1.1. Vùng thị giác: 
 Có 2 vùng: 
- Vùng thị giác thông thường là vùng 17 thùy chẩm cho ta cảm giác ánh sáng, 
nhìn thấy vật. Nếu tổn thương thì mù. 
- Vùng thị giác nhận thức là vùng 18, 19 thùy chẩm cho ta nhận thức được vật 
nhìn thấy. Nếu tổn thương thì vẫn nhìn thấy vật nhưng không biết vật gì. 
2.1.2. Vùng thính giác: 
 Có 2 vùng: 
- Vùng thính giác thông thường là vùng 41, 42 thùy thái dương cho ta cảm giác 
âm thanh, nghe được tiếng. 
- Vùng thính giác nhận thức là vùng 22 thùy thái dương cho ta nhận thức được 
âm thanh nghe thấy. Nếu tổn thương thì vẫn nghe được nhưng không biết tiếng gì. 
2.1.3. Vùng vị giác: 
 Ở phần dưới của hồi đỉnh lên, cùng một chỗ với vùng cảm giác của lưỡi. 
Nếu tổn thương thì không biết vị của thức ăn đồng thời lưỡi không biết nóng, lạnh, 
đau. 
2.1.4. Vùng khứu giác: 
 Ở hồi hải mã, thùy thái dương. Nếu tổn thương thì không biết mùi (điếc 
mũi). 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
107 
2.2. Vùng cảm giác 
 Bao gồm cảm giác sờ, nóng, lạnh và đau, chiếm hồi đỉnh lên thùy đỉnh. 
- Nếu vùng này bị tổn thương thì mất cảm giác sờ, nóng, lạnh và đau ở nửa thân 
bên kia. 
- Phần nào của cơ thể có cảm giác tinh vi thì vùng cảm giác tương ứng ở não 
rộng, ví dụ vùng cảm giác của bàn tay. 
2.3. Vùng vận động và tiền vận động 
2.3.1. Vùng vận động 
 Chiếm hồi trán lên là nơi xuất phát của các bó tháp, chi phối vận động tự 
chủ. 
- Bộ phận nào của cơ thể có những cử động tinh vi thì vùng cử động tương ứng 
ở vỏ não rộng, ví dụ các ngón tay. 
- Nếu vùng này bị tổn thương thì sẽ mất vận động ở nửa thân bên kia. 
- Nếu kích thích ở một điểm của vùng này thì tùy theo cường độ kích thích sẽ 
gây nên co giật một số cơ ở nửa thân bên kia hoặc co giật toàn thân. 
- Nếu kích thích là do một tổn thương bệnh lý thì co giật đó gọi là động kinh. 
2.3.2. Vùng tiền vận động 
 Là nơi xuất phát những sợi đi đến các nhân của các bó ngoại tháp chi phối 
vận động không tự chủ. 
2.4. Vùng lời nói 
2.4.1. Vùng Broca 
 Là vùng vận động của lời nói tức là chi phối các cơ tham gia phát âm. Nếu 
tổn thương vùng này thì không nói được (câm) nhưng hiểu lời, hiểu chữ. Vùng 
Broca là vùng 44, 45. 
2.4.2. Vùng Wernicke 
 Là vùng nhận thức của lời nói, chiếm hồi nếp cong. Nếu tổn thương vùng 
này thì câm nhưng đồng thời không hiểu lời, hiểu chữ. 
3. Hiện tƣợng điện ở não 
 Khi tế bào vỏ não hoạt động thì xuất hiện 
dòng điện hoạt động của vỏ não. Dòng điện này 
có thể ghi được bằng cách đặt 2 điện cực lên da 
đầu và nối với máy ghi. Đường ghi gọi là điện 
não đồ gồm 4 loại sóng: 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
108 
3.1. Sóng anpha (α) 
 Xuất hiện đều đặn tạo thành nhịp với tần số 8-12 chu kỳ/ giây, biên độ có 
thể đến 80 microvon, thường thấy ở phần sau não. 
3.2. Sóng beta (β) 
 Xuất hiện khá đều đặn tạo thành nhịp với tần số 13-35 chu kỳ/ giây, biên độ 
20 microvon, thường thấy ở phần trước não. 
3.3. Sóng beta (β) 
 Xuất hiện đơn độc ở người lớn nhiều hơn ở trẻ em với tần số 4-7 chu kỳ/ 
giây, biên độ 40 microvon. 
3.4. Sóng denta (δ) 
 Xuất hiện đơn độc ở trẻ em, người lớn không có, tần số 1-3 chu kỳ/ giây, 
biên độ 20 microvon. 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
109 
SINH LÝ HỆ THẦN KINH THỰC VẬT 
MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Trình bày được cấu trúc cơ bản của hệ thần kinh thực vật. 
2. Nêu được các chức năng của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. 
3. Trình bày được sự dẫn truyền trong hệ thần kinh thực vật. 
4. Nêu được các yếu tố điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật. 
NỘI DUNG 
 Hệ thần kinh thực vật 
chi phối hoạt động của các 
tạng nên còn được gọi là hệ 
thần kinh tạng, hệ thần kinh tự 
chủ. 
1. Một số điểm về cấu tạo 
1.1. Đƣờng thần kinh của 
tạng 
 Gồm 3 nơron: một 
nơron truyền về và hai nơron 
truyền ra. Nơron truyền ra thứ 
nhất, thân nằm ở trung tâm 
thực vật, sợi trục đi đến một 
hạch và được gọi là sợi trước 
hạch. Nơron truyền ra thứ hai 
thân nằm ở hạch, sợi trục đi 
đến tạng và được gọi là sợi sau 
hạch. 
1.2. Hệ thần kinh thực vật 
 Gồm 2 hệ: giao cảm và phó giao cảm. 
1.2.1. Hệ giao cảm 
 Gồm những sợi xuất phát từ các trung tâm ở sừng bên chất xám tủy thuộc 
đoạn lưng 1 đến thắt lưng 3. 
1.2.2. Hệ phó giao cảm 
 Gồm: 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
110 
- Những sợi xuất phát từ các nhân ở cuống não, nhân nước bọt trên, nhân nước bọt 
dưới, nhân lưng ở hành não lần lượt đi theo các dây thần kinh sọ não III, VII, IX, 
X. 
- Những sợi xuất phát từ các 
trung tâm ở sừng trước chất 
xám tủy thuộc các đoạn tủy 
cùng 2 – 4. 
1.3. Đối với hệ giao cảm thì 
hạch ở gần trung tâm, xa tạng, 
còn đối với hệ phó giao cảm 
thì hạch xa trung tâm, gần 
tạng và có khi ở ngay trên 
tạng. Hầu hết các tạng nhận 
sợi của cả hai hệ trừ tụy chỉ 
nhận sợi phó giao cảm, tử 
cung chỉ nhận sợi giao cảm. 
2. Chức năng của hệ 
thần kinh thực vật 
2.1. Hệ giao cảm 
2.1.1. Đối với các tạng 
 Xem bảng dưới đây: 
Cơ quan Tác dụng của hệ giao cảm 
Đồng tử Giãn 
Tuyến nước bọt 
Tăng tiết nước bọt quánh, tăng hàm 
lượng các chất vô cơ. 
Tuyến gan, tụy, dạ dày Giảm tiết 
Tim Làm tim đập nhanh, mạnh. 
Động mạch vành Giãn mạch 
Mạch máu ở da và các tạng ở bụng Co mạch 
Mạch máu ở cơ, phổi, tim, não Giãn mạch 
Huyết áp Tăng huyết áp 
Các phế quản nhỏ Giãn phế quản nhỏ. 
Cơ trơn dạ dày- ruột Giảm co thắt 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
111 
2.1.2. Đối với cơ vân 
 Các sợi giao cảm có tác dụng phục hồi khả năng co cơ khi cơ đã bị mỏi do 
khi kích thích sợi giao cảm thì mạch máu đến cơ giãn, máu đến cơ nhiều hơn việc 
cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng tốt hơn. 
2.2. Hệ phó giao cảm 
 Xem bảng dưới đây: 
Cơ quan Tác dụng của hệ phó giao cảm 
Đồng tử Co 
Tuyến nước bọt Bài tiết nước bọt loãng 
Tuyến gan, tụy, dạ dày Tăng tiết 
Tim Làm tim đập chậm, yếu 
Động mạch vành Co mạch 
Mạch máu ở da và các tạng ở bụng Không 
Mạch máu ở cơ, phổi, tim, não Co mạch 
Huyết áp Giảm huyết áp 
Các phế quản nhỏ Co phế quản nhỏ 
Cơ trơn dạ dày- ruột Tăng co thắt 
3. Sự dẫn truyền trong hệ thần kinh thực vật 
3.1. Chất dẫn truyền 
Hệ giao cảm và hệ phó giao cảm tác dụng lên các tạng không phải trực tiếp 
mà thông qua những hóa chất do đầu mút sợi sau hạch tiết ra gọi là hóa chất trung 
gian. Đối với hệ giao cảm là Noradrenalin, đối với hệ phó giao cảm là 
Acetylcholin. 
3.2. Thụ thể (Receptor) anpha và beta (α & β) 
 Đối với các chất dẫn truyền thần kinh của dây giao cảm và tủy thượng thận là 
adrenalin và noradrenalin, trên màng tế bào đích có 2 loại thể tiếp nhận là α và β. 
 + Adrenalin được tiếp nhận với cả 2 loại thụ thể α và β. 
 + Noradrenalin chỉ được tiếp nhận bởi thụ thể α. 
 Thụ thể α có chủ yếu trên màng tế bào cơ trơn mạch máu ngoại biên và các cơ 
quan nội tạng. Khi chịu tác dụng của adrenalin và noradrenalin nó gây co mạch.. 
 Thụ thể chia làm 2 loại: 1 và 2 phân bố ở mắt, não, tạng, mạch vành, 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
112 
 Thụ thể β có chủ yếu ở cơ tim, mạch vành, cơ trơn phế quản, ruột, tử cung, cơ 
xương Thụ thể β chia 2 loại: 
 + β1: phân phối ở cơ tim, nút xoang, nút nhĩ thất. Khi hưng phấn, β1 sẽ gây 
tăng co bóp cơ tim, tăng tốc độ dẫn truyền. 
 + β2: khi hưng phấn sẽ gây giãn mạch vành, giãn phế quản, giãn tử cung. 
3.3. Thụ thể Acetylcholin 
 Chia 2 loại: 
 Thụ thể Muscarinic bị ức chế bởi Atropin. 
 Thụ thể Nicotinic bị ức chế bởi curare. 
4. Điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật 
 Hoạt động của hệ thần kinh thực vật chịu ảnh hưởng của: 
4.1. Vùng dƣới đồi 
 Ở phần trước của vùng dưới đồi có những trung tâm phó giao cảm. Nếu kích 
thích thì xuất hiện những dấu hiệu cường phó giao cảm (tim đập chậm, yếu, co 
bóp dạ dày tăng,) 
 Ở phần sau của vùng dưới đồi có những trung tâm giao cảm. 
4.2. Vỏ não 
 Trong các trạng thái hoạt động của vỏ não như cảm xúc, lo lắng, sợ hãi, 
bao giờ cũng có hoạt động của hệ thần kinh thực vật như co, giãn mạch ngoại 
biên, thay đổi nhịp tim 
4.3. Một số hormone 
 Thyroxin của tuyến giáp thúc đẩy hoạt động của hệ giao cảm, adrenalin và 
noradrenlin cũng thúc đẩy hoạt động của hệ giao cảm. 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
113 
Cấu tạo của hệ thần kinh thực vật (= hệ thần kinh tự động) 
Bài giảng Sinh lý học 
Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
114 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ môn Sinh Lý học, Trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh- Sinh lý Y khoa 
– Lưu hành nội bộ, Tp Hồ Chí Minh, 1991 
2. Sinh lý học. 2002. Tập 1. Trường Đại học y khoa Hà Nội. Nhà xuất bản Y học 
3. Sinh lý học. 2002. Tập 2. Trường Đại học y khoa Hà Nội. Nhà xuất bản Y học 
4. Sinh lý học.2000. Tập 1. Trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà 
xuất bản Y học. 
5. Sinh lý học.2000. Tập 2. Trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà 
xuất bản Y học. 
6. Trường Đại học Y Dược Huế, Bộ môn Huyết học- Huyết học cơ sở, Huế, 2004. 
7. Trường Đại học Y Dược Huế, Bài giảng Sinh lý học, Huế, 2006. 
8. Trường Đại học Y khoa Hà nội, Bộ môn Sinh lý học- Sinh lý học, Nxb Y học, 
2001 
9. Department of Medicine Washington University- The Washington Manual of 
Medical Therapeutics- 29
th
 edition- 1998 
10. Guyton A. C., Hall J. E. 2006. Textbook of Medical Physiology, 11th Ed., W. 
Elsevier Saunders Company. 
11. Ross and Wilson- Anatomy and Physiology in Health and Illness- Bản dịch 
tiếng Việt, Nxb Y học, Hà nội, 1995. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_ly_hoc_phan_2.pdf