Bài giảng Sinh lý học (Phần 1)
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH SINH LÝ HỌC
Sau khi học xong chương trình sinh lý học, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày đầy đủ chức năng của tế bào và của các cơ quan trong cơ thể con
người bình thường.
2. Giải thích được cơ chế và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ
thể.
3. Phân tích được mối liên hệ chức năng của các hệ cơ quan và mối liên hệ
giữa cơ thể với môi trường sống
4. Làm được một số xét nghiệm thông thường trong chẩn đoán lâm sàng có
liên quan đến sinh lý học (thực tập sinh lý).
5. Xác định được tầm quan trọng của sinh lý học đối với cuộc sống và y học:
- Nhận định được sinh lý học là môn khoa học cơ sở cho một số môn y học
cơ sở khác và lâm sàng.
- Vận dụng được sinh lý học trong các lĩnh vực khác như kế hoạch hóa gia
đình, sinh lý lao động, thể dục thể thao, giáo dục học, tâm lý học
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sinh lý học (Phần 1)
BÀI GIẢNG Sinh lý học KHOA NÄÜI ĐIỀU DƯỠNG CAO ĐẲNG (LƯU HÀNH NỘI BỘ) TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NAM BIÊN SOẠN Nguyễn Đình Tuấn : Bs. Khoa Nội, Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam Võ Thị Hồng Hạnh : Bs. Khoa Nội, Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam Lê Tấn Toàn : Bs. Khoa Nội, Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam Trần Quý Phi : Bs. Phòng Đào tạo, Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam MỤC LỤC Trang MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH SINH LÝ HỌC ........................4 ĐẠI CƢƠNG VỀ SINH LÝ HỌC .........................................................................1 SINH LÝ HỌC TẾ BÀO ........................................................................................4 SINH LÝ MÁU ......................................................................................................11 SINH LÝ TUẦN HOÀN .......................................................................................21 SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU ....................................................................................32 SINH LÝ HÔ HẤP ................................................................................................42 SINH LÝ TIÊU HÓA ...........................................................................................56 SINH LÝ HỌC CHUYỂN HÓA NĂNG LƢỢNG .............................................67 SINH LÝ HỌC ĐIỀU HÕA THÂN NHIỆT.......................................................71 SINH LÝ NỘI TIẾT .............................................................................................76 SINH LÝ HỆ SINH DỤC .....................................................................................85 SINH LÝ HỆ THẦN KINH .................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................114 MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH SINH LÝ HỌC Sau khi học xong chương trình sinh lý học, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày đầy đủ chức năng của tế bào và của các cơ quan trong cơ thể con người bình thường. 2. Giải thích được cơ chế và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. 3. Phân tích được mối liên hệ chức năng của các hệ cơ quan và mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường sống 4. Làm được một số xét nghiệm thông thường trong chẩn đoán lâm sàng có liên quan đến sinh lý học (thực tập sinh lý). 5. Xác định được tầm quan trọng của sinh lý học đối với cuộc sống và y học: - Nhận định được sinh lý học là môn khoa học cơ sở cho một số môn y học cơ sở khác và lâm sàng. - Vận dụng được sinh lý học trong các lĩnh vực khác như kế hoạch hóa gia đình, sinh lý lao động, thể dục thể thao, giáo dục học, tâm lý học Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 1 ĐẠI CƢƠNG VỀ SINH LÝ HỌC 1. Định nghĩa: Sinh lý học là môn học về chức năng của các cơ quan, hệ thống trong cơ thể và của toàn cơ thể như là một khối thống nhất. 2. Sinh lý học là môn học cơ sở của y học: - Người thầy thuốc phải nắm vững khoa học sinh lý vì nó phản ảnh những hoạt động chức năng của cơ thể lúc bình thường cũng như khi có bệnh. - Mỗi phương pháp chẩn đoán, điều trị hay phòng bệnh đều phải được đặt trên cơ sở kiến thức sinh lý học. 3. Đối tƣợng và vị trí của sinh lý học trong y học Trong y học, sinh lý học có vai trò quan trọng: 1. Hoạt động bình thường của cơ thể luôn được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng và mức độ bệnh lý trong lâm sàng. 2. Y học luôn đặt những vấn đề nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh cho sinh lý học. 3. Cơ thể con người là một cấu trúc hữu cơ có khả năng thích nghi với hoàn cảnh và điều kiện sinh sống. Không có một cơ thể mẫu cho nhân loại, không được lấy tiêu chuẩn sinh lý của người nước này để đánh giá hoạt động sinh lý của người nước khác. 4. Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có liên quan mật thiết với nhau và hoạt động một cách hiệp đồng với nhau. Toàn bộ cơ thể là một thể thống nhất tự điều chỉnh hoạt động của mình. Đó là đặc điểm của cơ thể sống. 4. Quá trình hình thành môn sinh lý học 4.1. Thời cổ xƣa: - Khi khoa học tự nhiên chưa phát triển, con người vận dụng thuyết âm dương ngũ hành để giải thích các hoạt động sinh lý của cơ thể cũng như sự sống nói chung. Theo thuyết này thì sức khỏe là một hiện tượng cân bằng giữa lực âm và lực dương trong cơ thể. Trong các tạng thì phổi thuộc Kim, gan thuộc Mộc, thận thuộc Thủy, tim thuộc Hỏa và lách thuộc Thổ. - René Descartes, nhà toán học và triết gia Pháp (1596 – 1650) nghiên cứu phản xạ cho rằng phản xạ là một hoạt động của “linh khí”. - Theo thuyết vật linh (animism) thì linh hồn chi phối toàn bộ đời sống. Linh hồn còn hoạt động thì cơ thể còn sống. - Trước công nguyên 5 thế kỷ, Hippocrate, người được Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 2 xem là ông tổ của nghề Y có đề xướng thuyết hoạt khí, cho rằng sự sống bắt nguồn từ khí trong phổi theo đường hô hấp trao đổi sinh lực giữa cơ thể với môi trường. 4.2. Giai đoạn khoa học tự nhiên: 4.2.1. Quan sát - Từ thế kỷ 16: André Vesale, một thầy thuốc người Bỉ (1514-1564) tiến hành giải phẫu cơ thể người đã thấy rõ cấu trúc của cơ thể. Michel Servet, một thầy thuốc người Tây Ban Nha (1511-1553) thấy tuần hoàn phổi trên người trong khi mổ tử thi. William Harvey, một thầy thuốc người Anh (1578-1657) mổ tử thi quan sát thấy toàn bộ tuần hoàn máu trong cơ thể. - Từ thế kỷ 17: Marcello Malpighi, một thầy thuốc người Ý (1628-1694) dùng kính hiển vi soi thấy tuần hoàn mao mạch. 4.2.2. Thực nghiệm - Thế kỷ 18: Antoine Laurent de Lavoisier, một nhà hóa học người Pháp (1743-1794) chứng minh rằng hô hấp là một quá trình thiêu đốt có tiêu thụ oxy. Luigi Galvani, một thầy thuốc người Ý (1737-1798) phát hiện điện sinh vật. Francois Magendie, một thầy thuốc người Pháp (1783-1855) phát hiện xung thần kinh. - Thế kỷ 19: Dubois Reymond, người Đức (1818-1896) đã sáng chế nhiều dụng cụ đo đạc sinh lý học. Claude Bernard, nhà sinh lý học người Pháp (1813-1878) đã tiến hành nhiều thực nghiệm bằng phẫu thuật trên động vật để nghiên cứu sinh lý học. - Thế kỷ 20: Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 3 Nhà sinh lý học người Nga Pavlov (1849-1936) đã nghiên cứu sinh lý hệ thần kinh, làm nhiều thí nghiệm trên chó để chứng minh hoạt động thần kinh cao cấp dựa trên phản xạ có điều kiện và đưa hoạt động tâm lý vào lĩnh vực thực nghiệm. - Giữa thế kỷ 20: Sinh học phân tử ra đời với sự phát triển cấu trúc phân tử của acid nucléic (Watson, Cricks, Wilkins – giải Nobel 1963). Mật mã di truyền (Jacob, Monod – giải Nobel 1965). Cấu trúc siêu hiển vi và chức năng của tế bào. Kháng nguyên HLA Kỹ thuật tạo kháng thể đơn dòng Kênh ion và nhiều công trình nghiên cứu quan trọng khác. Tóm lại, sinh lý học, một khoa học phát triển hàng nghìn năm nay vẫn còn đang phát triển. Hiện nay, có thể nói mỗi ngày trên thế giới đều có những thông tin mới về sinh lý học. Người sinh viên y khoa có nhiệm vụ không những học sinh lý học cho tốt mà còn phải đóng góp vào khoa học này để đẩy mạnh phát triển sinh lý học và nền y học nói chung. 5. Khái niệm về cơ thể sống và những đặc điểm của sự sống Sống là gì? Năm 1878, nhà triết học Engels trong quyển sách “Chống Duhring” định nghĩa: “ Sự sống là một phương thức tồn tại của chất albumin luôn luôn thay đổi tỷ lệ các thành phần cấu tạo của mình”. Ngày nay chúng ta gọi albumin là protein hay chất đạm, gồm các nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố cơ bản. Ngoài ra còn có những nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Mg, Na, K, Có thể nói, chất đạm thay đổi tỷ lệ các thành phần cấu tạo của nó đã tạo ra sự sống. Có thể nói ở đâu có chất đạm chưa thủy phân là ở đó có sự sống. Những đặc điểm của sự sống: Vật sống khác với vật không sống ở 3 đặc điểm: 1. Thay cũ đổi mới: Là liên tục thu nhập vật chất và biến đổi vật chất theo 2 hướng: - Đồng hóa: đó là biến vật chất thu nhập vào thành các thành phần cấu tạo của cơ thể. - Dị hóa: đó là biến vật chất thu nhập vào thành năng lượng để cơ thể hoạt động. 2. Đáp ứng với kích thích môi trƣờng. 3. Sinh sản giống mình: là hoạt động theo mã di truyền để duy trì nòi giống. Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 4 Tóm lại, sinh lý học là môn học cơ sở của y học đòi hỏi người nghiên cứu sinh lý học phải có kiến thức tổng hợp của nhiều ngành khác nhau như: giải phẫu, mô học, hóa sinh, lý sinh, toán học, xã hội học Muốn phục vụ tốt cho người bệnh, sinh viên phải học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Học với thầy, với bạn, với người bệnh. Làm việc theo lương tâm nghề nghiệp, đó là y đạo và y đức. SINH LÝ HỌC TẾ BÀO Mục tiêu: 1. Trình bày được những đặc tính cơ bản của tế bào cơ thể người. 2. Nêu được cấu trúc và 5 chức năng chính của màng tế bào. 3. Trình bày được chức năng của các bào quan trong tế bào: lưới nội bào tương, hạt Ribosom, phức hợp Golgi, ti lạp thể, lysosom và nhân tế bào. Nội dung Mọi cơ thể sống đều gồm những đơn vị cơ bản là tế bào. Trong cơ thể đơn bào, mọi quá trình sống đều diễn ra trong một tế bào. Trong quá trình tiến hóa, cơ thể đơn bào trở thành cơ thể đa bào. Trong cơ thể đa bào có những nhóm tế bào chuyên chức hợp thành các cơ quan, hệ thống trong cơ thể như: hệ tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu 1. Những đặc tính cơ bản của tế bào cơ thể ngƣời Đó là khả năng biệt hóa và phân chia. Đa số tế bào trong cơ thể đều phân chia sinh tế bào con kết hợp lại với nhau thành tổ chức hay còn gọi là mô. Tuy nhiên, có một số tế bào phát triển theo một cách thức riêng biệt. Ví dụ: - Tế bào cơ vân (cơ chi, cơ thân) không phân chia mà tăng trưởng theo chiều ngang và dọc. - Tế bào thần kinh cũng không phân chia nhưng khi tổn thương thì phát triển nhánh. - Các tế bào máu do tủy xương sản xuất lưu thông trong máu, không phân chia. Tế bào có kích thước, hình dáng thay đổi tùy theo vị trí và chức năng như hình tròn (tế bào máu), hình trụ (biểu mô dạ dày và ruột), hình vuông (tế bào tuyến giáp), hình sao (tế bào thần kinh)dù hình dạng như thế nào, tế bào đều có một cấu tạo chung bao gồm: Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 5 - Màng tế bào. - Nhân tế bào. - Bào tương (hay chất nguyên sinh) trong đó có các bào quan tham gia thực hiện các chức năng của tế bào. Sơ đồ tế bào (theo Robertson) 2. Màng tế bào 2.1. Thành phần hóa học của màng tế bào Gồm chủ yếu là: - Glucid. - Protein: gồm glycoprotein và lipoprotein. - Lipid: chủ yếu là phospholipid, chiếm trên 60% thành phần hóa học của màng và một ít cholesterol. 2.2. Cấu trúc của màng tế bào Nhìn dưới kính hiển vi điện tử thấy: - Màng tế bào dày khoảng 75 Angstrom (Å). Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 6 - Hai lớp mặt trong và mặt ngoài bản chất là protein. - Lớp giữa bản chất là phospholipid. Mô hình màng tế bào của Danielli và Davson 2.3. Chức năng của màng tế bào Màng tế bào có 5 chức năng chính: 2.3.1. Chức năng chia ngăn Mỗi tế bào là một đơn vị biệt hóa có những chức năng riêng biệt, chứa đựng những vật chất riêng biệt. Các bào quan bên trong cũng có những chức năng Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 7 riêng biệt và cũng chứa những vật chất riêng biệt. Tế bào cũng như các bào quan cần được chia ngăn để tiến hành chức năng riêng của mình. 2.3.2. Chức năng thấm qua Vật chất được vận chuyển qua lại màng tế bào theo nhiều phương thức: khuếch tán đơn thuần, vận chuyển qua trung gian, vận chuyển qua “kênh ion”. 2.3.2.1. Khuếch tán đơn thuần Các phân tử có ít hoặc không có nhóm phân cực thì thấm qua màng một cách dễ dàng, nhanh chóng (các chất dầu và chất tan trong dầu). Các phân tử có nhóm phân cực (nước và các chất tan trong nước) thì không thấm qua mạnh như các chất không phân cực mà thấm qua các lỗ lọc hoặc thấm qua các phân tử protein của màng. 2.3.2.2. Vận chuyển qua trung gian Đại bộ phận quá trình xuyên qua màng trong đó có quá trình xuyên qua màng của glucose và amino acid là tiến hành theo phương thức hóa học, tức là theo phản ứng hóa học giữa các phân tử xuyên màng và các phân tử cấu trúc của màng. Quá trình này gọi là vận chuyển qua trung gian. 2.3.2.3. Vận chuyển qua “kênh ion” Màng tế bào có những đám glycoprotein xuyên qua 2 lớp phospholipid màng, gọi là “kênh ion” có chức năng cho các ion xuyên qua lại màng. Các ion được vận chuyển qua màng tế bào sẽ gây biến đổi chức năng của tế bào ảnh hưởng đến các cơ quan và toàn cơ thể. Ví dụ: Trong tế bào cơ tim và tế bào cơ trơn của các động mạch, có những kênh Ca ++ . Trong trạng thái bình thường, lượng Ca ++ trong tế bào rất thấp so với dịch kẽ bên ngoài tế bào. Nếu ta tiêm adrenalin vào mạch máu, adrenalin sẽ mở kênh Ca ++ , làm cho các ion Ca ++ bên ngoài tràn vào tế bào gây tăng huyết áp. Thuốc Adalate (Nifedipin) uống vào sẽ đóng kênh Ca ++ làm cho Ca ++ bên ngoài không vào được tế bào dẫn đến hạ huyết áp. 2.3.3. Chức năng biến hình và hòa màng trong quá trình thực bào và bài tiết Màng tế bào là một cấu trúc vô cùng sinh động và có khả năng tạo hình rất cao. Khả năng này biểu hiện rõ rệt trong các quá trình thực bào, ẩm bào và bài tiết sản phẩm. Khi tế bào tiếp xúc với một vật lạ, màng tế bào có thể lõm vào bao bọc vật lạ rồi khép miệng lại thành một túi chứa vật lạ, sau đó túi tách rời màng đi vào bào tương còn màng thì khép kín lại như cũ. Túi chứa vật lạ đó là “bọc thực bào”. Bọc thực bào này khi vào bào tương thì sẽ bị hấp dẫn đến tiếp xúc với một bọc enzym, gọi là lysosom. Hai bọc đó hòa màng với nhau tại điểm tiếp xúc, pha trộn nội dung với nhau làm thành một túi lớn là lysosom thực bào. Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 8 2.3.4. Chức năng dẫn truyền Điện thế màng: hai bên màng tế bào, bên trong và bên ngoài đều có những ion mang điện dương (+) hoặc âm (-). Các chất quan trọng quyết định tích điện 2 bên màng là Na + , K + , và Cl - ; nồng độ của chúng ở 2 bên màng rất khác nhau: Ion Nồng độ bên ngoài tế bào Nồng độ bên trong tế bào Na + 150 mmol/ lít 15 mmol/ lít Cl - 125 mmol/ lít 10 mmol/ lít K + 5 mmol/ lít 150 mmol/ lít Tất cả các màng tế bào sống đều có tính chất như một pin điện mà cực dương quay ra ngoài còn cực âm quay vào trong. Khi có kích thích, màng liền thay đổi tính thấm và có sự vận chuyển ion Na + vào trong, K + ra ngoài làm cho có trạng thái cân bằng ion rồi tiếp sau đó là đảo ngược ion. Sự biến đổi số lượng ion gây biến đổi điện thế, gọi là điện thế động. Một khi xuất hiện điện thế động ở một điểm kích thích, xung động điện chạy trên màng (thường là màng sợi thần kinh). Màng tế bào đã làm chức năng dẫn truyền xung động điện. 2.3.5. Chức năng thông tin Màng tế bào chứa đựng những glycoprotein đặc hiệu như các kháng nguyên ghép giúp cho tế bào nhận dạng được c ... trưởng thành. Xung quanh các phế nang được được bao bọc bởi một mạng mạch máu rất phong phú. Thành phế nang và thành mạch máu bao quanh tạo nên cấu trúc đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch tán khí giữa máu và phế nang gọi là màng hô hấp. Màng này rất mỏng, trung bình 0,5 µm, nơi nhỏ nhất khoảng 0,2µm. Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 45 Nhƣ vậy: Cấu tạo của phổi có những đặc điểm phù hợp với chức năng của nó, diện trao đổi lớn, mạch máu phân bố phong phú, màng hô hấp rất mỏng. Mặt khác bên trong lòng phế nang được lót bởi một chất đặc biệt có bản chất là lipoprotein gọi là chất hoạt diện (surfactant). Chất này có chức năng rất quan trọng thông qua ba cơ chế: - Ngăn cản các chất dịch từ mạch máu tràn vào lòng phế nang, nếu không có chất surfactant, các phế nang sẽ bị tràn dịch dẫn đến suy hô hấp và có khả năng chết. - Làm giảm sức căng mặt ngoài của các phế nang, giúp cho các phế nang giãn ra dễ dàng trong hô hấp. - Ổn định áp suất bên trong lòng phế nang để tránh hiện tượng xẹp và làm vỡ phế nang. Chất surfactant này giảm ở những người hút thuốc lá, những bệnh nhân bị tắc mạch máu phổi, đặc biệt là ở những trẻ em bị đẻ non, phổi không có surfactant, các phế nang sẽ bị xẹp, vỡ, tràn dịch gây suy hô hấp nặng dẫn đến tử vong. 1.4. Màng phổi và áp suất âm màng phổi: Cơ chế hình thành áp suất âm trong khoang màng phổi Màng phổi gồm hai lá: lá thành dính sát vào lồng ngực và lá tạng dính sát vào phổi. Hai lá không dính vào nhau tạo nên một khoang ảo kín gọi là khoang màng phổi, trong khoang chỉ có chứa ít dịch nhờn làm cho hai lá có thể trượt lên nhau một cách dễ dàng. Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 46 Bằng thí nghiệm người ta thấy áp suất trong khoang màng phổi thấp hơn áp suất của khí quyển và gọi là áp suất âm (nếu quy ước áp suất khí quyển bằng không). Sở dĩ khoang màng phổi có áp suất âm là do hai cơ chế: + Do tính chất đàn hồi của nhu mô phổi. + Do sự thay đổi kích thước của lồng ngực trong quá trình hô hấp. Áp suất âm của khoang màng phổi có ý nghĩa về mặt sinh lý rất quan trọng: + Nhờ có áp suất âm này, trong lồng ngực luôn có áp suất lớn hơn các vùng khác vì vậy máu từ các nơi trở về tim một cách dễ dàng. + Áp suất âm làm cho tuần hoàn phổi có áp suất rất thấp tạo thuận lợi cho tim phải bơm máu lên phổi, đặc biệt là lúc hít vào áp suất càng âm hơn máu lên phổi nhiều hơn cùng lúc đó oxy đi vào phổi cũng nhiều hơn, sự trao đổi khí diễn ra tối đa. + Nhờ có áp suất âm nên khi kích thước của lồng ngực thay đổi, phổi sẽ co giãn theo để thực hiện một động tác hô hấp. Khi áp suất âm này mất đi, phổi sẽ không co giãn theo lồng ngực nữa dẫn đến rối loạn hô hấp. 2. Quá trình thông khí Quá trình thông khí được thực hiện thông qua các động tác hô hấp. 2.1. Động tác hít vào: Hít vào là động tác chủ động, tốn năng lượng do co các cơ hít vào làm tăng thể tích lồng ngực theo ba chiều: chiều thẳng đứng, chiều trước sau và chiều ngang. Khi bắt đầu hít vào, cơ hoành co làm hạ thấp vòm hoành, tăng đường kính thẳng đứng của lồng ngực. Đồng thời các cơ liên sườn ngoài co làm xương sườn nâng lên, tăng đường kính ngang của lồng ngực. Khi đó xương ức cũng nâng lên và nhô ra phía trước làm tăng kích thước chiều trước sau của lồng ngực. Khi lồng ngực tăng thể tích làm phổi tự động nở theo, phổi nở, phế nang nở, làm giảm áp suất của phế nang xuống trị số âm, có tác dụng hút không khí từ ngoài trời vào đường hô hấp đến phế nang. Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 47 2.2. Động tác thở ra. Thở ra là một động tác thụ động thường là vô ý thức và không dùng năng lượng, các cơ hô hấp không co nữa mà giảm mềm ra, lực co đàn hồi của phổi và lồng ngực làm cho lồng ngực trở về vị trí ban đầu. Các cơ xương sườn hạ thấp và thu vào trong, xương ức hạ thấp và lui về, cơ hoành lại nhô lên cao về phía ngực. Ngực thu nhỏ lại làm phổi thu nhỏ lại, áp suất phế nang tăng lên đẩy không khí ra ngoài. Cử động hô hấp của lồng ngực và cơ hoành 3. Khoảng chết và thông khí phế nang: - Khi ta hít một lượng không khí vào, không phải toàn bộ không khí này đều tham gia trao đổi với máu mà chỉ có phần không khí bình thường mới thực hiện tham gia trao đổi, phần còn lại nằm trong đường dẫn khí hoặc trong các phế nang bất thường thì không tham gia trao đổi. Thể tích không khí không tham gia trao đổi này gọi là khoảng chết. Có hai loại khoảng chết: + Khoảng chết giải phẫu: Là thể tích không khí chứa trong đường dẫn khí, bình thường khoảng 150ml. + Khoảng chết sinh lý: Bằng khoảng chết giải phẫu cộng với thể tích không khí chứa ở các phế nang bất thường mất khả năng trao đổi khí như bị xơ hóa, thuyên tắc mao mạch quanh phế nang. Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 48 4. Các thể tích và các dung tích của hô hấp. Các thể tích và dung tích tĩnh của phổi 4.1. Các thể tích của thông khí: Một thể tích (V) là một lượng khí tính bằng lít được huy động trong một động tác thở cơ bản có các thể tích và dung tích như sau: Thể tích lưu thông (TV: Tidal Volume): Là số lít khí ra vào phổi trong một lần thở bình thường. Bình thường khoảng 500ml, nam lớn hơn nữ. Thể tích dự trữ hít vào (IRV: Inspiratory Reserved Volume): Là thể tích không khí ta có thể cố gắng hít vào được thêm nữa sau khi đã hít vào bình thường, còn được gọi là thể tích bổ sung. Bình thường khoảng 1500ml- 2000ml. Thể tích dự trữ thở ra (ERV: Expiratory Reserved Volume): Là thể tích không khí ta có thể cố gắng thở ra thêm nữa sau khi đã thở ra bình thường, còn gọi là thể tích dự trữ của phổi. Bình thường khoảng 1100ml- 1500ml. Thể tích cặn ( RV: Residual Volume): Là thể tích không khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra hết sức. Bình thường khoảng 1000ml- 1200ml. Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên ( FEV1: Fored Expiratory Volume): Đây là thể tích hô hấp quan trọng thường được dùng để đánh giá chức năng thông khí. 4.2. Các dung tích của hô hấp: Theo qui ước, một thể tích không khí được gọi là dung tích hô hấp khi nó gồm tổng của hai hay nhiều thể tích hô hấp. Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 49 Dung tích sống (VC): Là một chỉ số thường dùng để đánh giá thể lực, nó gồm ba thể tích: - Thể tích lưu thông. - Thể tích dự trữ hít vào. - Thể tích dự trữ thở ra. Dung tích toàn phổi (TV): Là tổng số lít khí tối đa có được trong phổi bao gồm: - Thể tích lưu thông - Thể tích dự trữ thở ra - Thể tích dự trỡ hít vào - Thể tích cặn Dung tích cặn chức năng (FRC): Là tổng hai thể tích, bao gồm: - Thể tích dự trữ thở ra - Thể tích cặn. 5. Quá trình trao đổi và vận chuyển khí - Nhờ quá trình thông khí, không khí trong phế nang sẽ có phân áp O2 cao, CO2 thấp so với máu tĩnh mạch, sự chênh lệch phân áp đó là động lực chính cho sự trao đổi O2 và CO2 ở phổi. Sau khi trao đổi máu tĩnh mạch trở thành máu động mạch có phân áp O2 cao, CO2 thấp so với các tổ chức, đó là động lực cho sự trao đổi khí ở các tổ chức. - Trong quá trình trao đổi và vận chuyển khí, máu đóng vai trò quan trọng, bên cạnh lượng khí hòa tan, máu còn chứa các chất cần thiết cho sự vận chuyển khí Hemoglobin, protein, muối, kiềm... - Cùng với máu, hệ tuần hoàn cũng đóng vai trò quyết định đối với quá trình vận chuyển khí. Khi chức năng tuần hoàn bị rối loạn dẫn đến rối loạn chức năng hô hấp. 5.1. Quá trình trao đổi và vận chuyển O2: Các dạng oxy được vận chuyển: Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 50 5.1.1. Dạng hòa tan: Chiếm khoảng 0,3ml/100ml máu ở trong máu động mạch, tạo nên một phân áp của O2 khoảng 95mmHg, lượng oxy hòa tan tuy nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng, vì nó tạo nên phân áp O2 của máu, vì đây là dạng trực tiếp trao đổi với tổ chức. 5.1.2. Dạng Hemoglobin vận chuyển: Đây là dạng vận chuyển chủ yếu của oxy ở trong máu. Hemoglobin vận chuyển Oxy bằng cách gắn Oxy vào Fe 2+ của nhân Hem, tạo nên Oxy-Hemglobin (HbO2). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kết hợp và phân ly HbO2 - Phân áp Oxy - Phân áp CO2 - Các yếu tố khác như nhiệt độ, pH... Khi máu tĩnh mạch đến phổi, do có sự chênh lệch phân áp của oxy (100mmHg/ 40mmHg), Oxy từ phế nang sẽ khuếch tán qua màng hô hấp đi vào huyết tương dưới dạng hòa tan làm phân áp O2 tăng lên khoảng 95mmHg. O2 sẽ tiếp tục khuếch tán vào màng hồng cầu kết hợp với Hb tạo thành HbO2 Khi đó dung tích của Oxy tăng lên, trở thành máu động mạch rời phổi đến tổ chức. Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 51 Khi máu động mạch đến tổ chức, do chênh lệch phân áp O2, Oxy hòa tan trong huyết tương sẽ khuếch tán qua màng mao mạch đi vào tổ chức làm cho phân áp oxy trong huyết tương giảm xuống chỉ còn 40mmHg, khi đó HbO2 sẽ phân ly và Oxy sẽ đi ra huyết tương rồi đi vào tổ chức. 5. 2. Quá trình trao đổi và vận chuyển khí CO2: CO2 được vận chuyển trong máu dưới ba dạng: 5.2.1. Dạng hòa tan: Dạng này chỉ chiếm một lượng nhỏ 3ml/100ml máu, tạo nên một phân áp trong máu tĩnh mạch khoảng chừng 46mmHg, dạng hòa tan quan trọng vì nó tạo nên phân áp CO2 ở trong máu và sẽ là dạng trực tiếp trao đổi ở phổi. Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 52 5.2.2. Dạng Hemoglobin vận chuyển (dạng carbamin) 5.2.3. Dạng Bicarbonat. Khi máu từ động mạch đến tổ chức do sự chênh lệch phân áp của CO2 , CO2 từ tổ chức sẽ khuếch tán qua mao mạch đi vào huyết tương dưới dạng hòa tan làm phân áp CO2 trong huyết tương tăng lên đạt giá trị khoảng 46mmHg và CO2 sẽ đi vào hồng cầu. Ở đó khoảng 20% CO2 sẽ kết hợp với Hb tạo thành HbCO2, còn khoảng 75% kết hợp với nước dưới tác dụng của enzym carbonic anhydrase tạo thành H2CO3, H2CO3 sẽ phân ly tạo thành 3HCO rời hồng cầu đi ra huyết tương, 3HCO sẽ kết hợp với các ion Na + và K + để tạo nên dạng vận chuyển chủ yếu Bicarbonat. Dung tích của CO2 tăng lên, chứa khoảng 51ml/100ml máu. Trở thành máu tĩnh mạch rời tổ chức đến phổi. Máu nhả CO2 ở phổi: Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 53 Khi máu tĩnh mạch đến phổi, do chênh lệch phân áp CO2 , CO2 hòa tan trong huyết tương sẽ khuếch tán qua màng hô hấp đi vào phế nang làm phân áp CO2 trong huyết tương giảm xuống, lúc đó HbCO2 sẽ phân ly và CO2 đi ra huyết tương rồi đến phế nang, đồng thời trong huyết tương có Bicarbonat sẽ phân ly và 3HCO đi vào hồng cầu. Ở đó 3HCO kết hợp với H + tạo nên H2CO3, H2CO3 bị khử nước và CO2 đi ra huyết tương để vào phế nang. 6. Quá trình điều hòa hô hấp: Nói chung, hô hấp là một quá trình tự động do một trung tâm thần kinh đặc biệt điều khiển, đó là trung tâm hô hấp. Tuy nhiên để hoạt động của hô hấp đủ nhu cầu về oxy của cơ thể trong những trạng thái khác nhau, hoạt động của trung tâm hô hấp cần phải được điều chỉnh. Quá trình điều chỉnh hoạt động của trung tâm hô hấp để hô hấp phù hợp với từng hoàn cảnh gọi là quá trình điều hòa hô hấp. Điều hòa hô hấp được thực hiện theo hai cơ chế đó là: cơ chế thể dịch và cơ chế thần kinh. 6.1. Trung tâm hô hấp Trung tâm hô hấp là những nhóm tế bào thần kinh đối xứng hai bên và nằm rãi rác ở hành não và cầu não. Mỗi bên có 3 nhóm điều khiển hô hấp của nửa lồng ngực cùng bên. Cấu tạo trung tâm hô hấp Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 54 6.2. Điều hòa hô hấp theo cơ chế thể dịch Yếu tố tham gia điều hòa hô hấp bằng thể dịch quan trọng nhất là CO2, kế đến là ion H+, còn oxy không có tác động trực tiếp lên trung tâm hô hấp mà gián tiếp qua các cảm thụ hoá ở ngoại vi. - Điều hoà hô hấp do nồng độ CO2 máu: Nồng độ CO2 máu đóng vai trò rất quan trọng. Khi nồng độ CO2 máu tăng sẽ tác dụng kích thích hô hấp theo 2 cơ chế: - CO2 kích thích trực tiếp lên các receptor hóa học ở ngoại vi, từ đây có luồng xung động đi lên kích thích vùng hít vào làm tăng hô hấp. - CO2 thích thích gián tiếp lên receptor hoá học ở hành não thông qua H+ : CO2 đi qua hàng rào máu não vào trong dịch kẽ. Ở đó, CO2 hợp với nước tạo thành H2CO3, H2CO3 sẽ phân ly và H+ sẽ kích thích lên trung tâm nhận cảm hóa học nằm ở hành não, từ đây có luồng xung động đi đến kích thích vùng hít vào làm tăng thông khí. Vì CO2 đi qua hàng rào máu não rất dễ dàng nên cơ chế gián tiếp này đóng vai trò quan trọng. Nồng độ CO2 bình thường ở trong máu có tác dụng duy trì hoạt động của trung tâm hô hấp. Khi nồng độ CO2 giảm thấp dưới mức bình thường sẽ ức chế vùng hít vào gây giảm thông khí và có thể ngừng thở. Điều hoà hô hấp của CO2 thông qua H+ Khi nhiễm toan, nồng độ CO2 máu tăng sẽ kích thích gây tăng cường hô hấp, mục đích để tăng thải CO2. Khi nhiễm kiềm, nồng độ CO2 máu giảm sẽ ức chế làm giảm hô hấp, mục đích để giữ CO2 lại. - Điều hoà hô hấp do nồng độ H+ máu Khi H+ tăng lên sẽ kích thích làm tăng hô hấp theo 2 cơ chế : - Kích thích trực tiếp lên các receptor hóa học ở ngoại vi. - Kích thích trực tiếp lên receptor hóa học ở hành não, tuy nhiên, tác dụng này của H+ yếu hơn so với CO2 vì ion H+ khó đi qua hàng rào máu dịch não tuỷ. Tác dụng của H+ cũng giúp cho bộ máy hô hấp có chức năng điều hòa thăng bằng toan kiềm cho cơ thể. - Điều hoà hô hấp do nồng độ O2 máu Bài giảng Sinh lý học Bộ Môn Nội – Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 55 Bình thường, nồng độ O2 máu không có tác dụng điều hòa hô hấp, chỉ tác động đến hô hấp khi phân áp trong máu giảm rất thấp (< 60 mm Hg ) trong một số điều kiện bệnh lý hoặc vận cơ mạnh, khi đó, nó sẽ tác động vào các receptor hóa học ở ngoại vi làm tăng thông khí. 6. 3. Điều hòa hô hấp theo cơ chế thần kinh 6.3.1. Xung động thần kinh từ cảm thụ quan ngoại biên Khi kích thích ngoài da như vỗ nước lạnh, gây đau có thể làm tăng thông khí. Các receptor nhận cảm bản thể ở khớp, gân, cơ cùng với những kích thích từ vỏ não đã kích thích trung tâm hô hấp làm tăng thông khí rất sớm và mạnh. 6.3.2. Xung động từ các trung tâm cao hơn 6.3.2.1. Trung tâm nuốt ở hành não Khi trung tâm nuốt hưng phấn sẽ phát xung động đến ức chế vùng hít vào. Vì vậy, khi nuốt chúng ta không thở, mục đích để thức ăn không đi lạc vào đường hô hấp. 6.3.2.2. Vùng dưới đồi Khi thân nhiệt tăng lên sẽ kích thích vào vùng dưới đồi, từ đây sẽ phát sinh luồng xung động đi đến kích thích vùng hít vào làm tăng thông khí, giúp thải nhiệt. 6.3.2.3. Vỏ não Vỏ não có thể điều khiển được trung tâm hô hấp, vì vậy ta có thể hô hấp chủ động. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong luyện tập. Khi vỏ não bị ức chế (ngủ, gây mê...), hoạt động hô hấp giảm xuống. Xúc cảm, sợ hãi cũng làm thay đổi hô hấp, có khi gây ngừng thở. 6.3.3. Dây thần kinh X Phản xạ thở ra do các cảm thụ căng giãn nằm ở thành tiểu phế quản và phế quản truyền về qua dây X chỉ xảy ra khi thể tích khí lưu thông trên 1,5 lít do đó đây là một phản xạ bảo vệ phế nang khỏi bị căng phồng hơn là cơ chế điều hoà nhịp bình thường.
File đính kèm:
- bai_giang_sinh_ly_hoc.pdf