Bài giảng Rối loạn lipid máu - Phạm Thị Ngọc Điệp

NỘI DUNG

1. Rối loạn lipid máu

2. Điều trị rối loạn lipid máu

3. Thuốc điều trị RLLM trong danh mục thuốc DOMESCO

4. Phân nhóm

5. Tác dụng điều trị cụ thể

6. Hình ảnh sản phẩm

7. Câu hỏi

pdf 31 trang phuongnguyen 8560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Rối loạn lipid máu - Phạm Thị Ngọc Điệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Rối loạn lipid máu - Phạm Thị Ngọc Điệp

Bài giảng Rối loạn lipid máu - Phạm Thị Ngọc Điệp
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Biên soạn: Bs.Phạm Thị Ngọc Điệp
Biên tập : Trần Quốc Quang
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2015
NỘI DUNG
1. Rối loạn lipid máu
2. Điều trị rối loạn lipid máu
3. Thuốc điều trị RLLM trong danh mục thuốc DOMESCO
4. Phân nhóm 
5. Tác dụng điều trị cụ thể
6. Hình ảnh sản phẩm
7. Câu hỏi
RỐI LOẠN LIPID MÁU
RLLM là tình trạng:
↑ cholesterol ↑ triglycerid
hoặc cả hai
hoặc
↓ nồng độ HDL-C ↑ nồng độ LDL-C
Xơ vữa động mạch
RỐI LOẠN LIPID MÁU
CHẨN ĐOÁN:
Đánh giá các mức độ rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III (2001)
Xét nghiệm lipoprotein lúc đói (mmol/L)
Cholesterol toàn phần (mg/dL)
< 5,17 (< 200) Bình thường
5,17 – 6,18 (200-239) Giới hạn cao
≥ 6,20 (≥ 240) Cao 
LDL-Cholesterol
< 2,58 (< 100) Tối ưu
2,38 - 3,33 (100-129) Gần tối ưu
3,36 - 4,11 (130 – 159) Giới hạn cao
4,13 - 4,88 (160-189) Cao 
≥ 4,91 (≥ 190) Rất cao
RỐI LOẠN LIPID MÁU
CHẨN ĐOÁN:
Đánh giá các mức độ rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III (2001)
Xét nghiệm lipoprotein lúc đói (mmol/L)
HDL-Cholesterol
< 1,03 (< 40) Thấp
≥1,55 (≥ 60) Cao 
TG
< 1,695 (< 150) Bình thường
1,695 - 2,249(150-199) Giới hạn cao
2,26 - 5,639 (200 – 499) Cao 
≥ 5,65 (≥ 500) Rất cao
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Nguyên nhân:
Thứ phát: - Lối sống
- Ăn nhiều chất béo bão hòa
- Đái tháo đường
- Suy thận mạn
- Suy giáp
- Do dùng thuốc
Tiên phát: - Đột biến gen
- Có tính gia đình
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Rối loạn lipid máu gây các bệnh tim mạch
RỐI LOẠN
LIPID MÁU
XƠ VỮA
ĐỘNG MẠCH
TAI BIẾN TIM MẠCH
-Đau thắt ngực, suy tim, 
nhồi máu cơ tim
-Tai biến mạch máu não
-Đau tê các chi
-Tắc động mạch chi
-Nhiễm trùng, hoại tử
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Yếu tố nguy cơ:
- Bệnh động mạch vành
- Đái tháo đường
- Hút thuốc lá
- Tăng huyết áp (HA >140/90 mmHg 
hoặc đang dùng thuốc hạ áp)
- Nồng độ HDL-C thấp (<1,03 mmol/L)
- Gia đình có người mắc bệnh mạch 
vành sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi)
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Yếu tố nguy cơ: Hầu hết những hướng dẫn thực hành điều trị RLLM đều theo 
phân tầng nguy cơ dựa trên thang điểm SCORE 
Bảng điểm SCORE: nguy cơ tử vong trong 10 năm do BTM
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Can thiệp lipid máu dựa vào nguy cơ BTM toàn bộ và lượng LDL-C máu
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Mức nguy cơ Các yếu tố đánh giá
Nguy cơ rất cao - Đã được chẩn đoán bệnh tim mạch
- ĐTĐ typ 2, ĐTĐ typ 1 có tổn thương cơ quan đích
- Bệnh thận mãn nặng (độ lọc cầu thận < 60mL/phút/1.73m2
- Điểm SCORE ≥ 10% (tử vong 10 năm do bệnh tim mạch)
Nguy cơ cao -Những yếu tố nguy cơ riêng lẻ nặng như RLLM gia đình và tăng 
huyết áp nặng
-Điểm SCORE ≥ 5%và <10%(tử vong 10 năm do bệnh tim mạch)
Nguy cơ trung bình -Điểm SCORE ≥ 1%và < 5% (tử vong 10 năm do bệnh tim 
mạch). Nguy cơ này cần được đánh giá thêm các yếu tố như tiền 
sử gia đình có BTM sớm, béo bụng, mức độ hoạt động thể lực, 
HDL-C, triglycerid)
Nguy cơ thấp Điểm SCORE < 1% (tử vong 10 năm do bệnh tim mạch).
Phân tầng nguy cơ bệnh tim mạch
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Mục tiêu điều trị
Mức nguy cơ BTM Mục tiêu điều trị
Nguy cơ rất cao BTM (IA) LDL-C < 1,8 mmol/L (< 70 mg/dL)
Nguy cơ BTM cao (IIa/A) LDL-C <2,5 mmol/L (<100 mg/dL)
Nguy cơ BTM trung bình (IIa/A) LDL-C <3 mmol/L (<115mg/dL)
RỐI LOẠN LIPID MÁU
PHƯƠNG PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC
Thay đổi lối sống:
- Tăng cường vận động 
- Ăn giảm béo (thay thế mỡ động vật bằng 
dầu thực vật, tránh ăn các loại bơ)
- Hạn chế ăn các loại phủ tạng động vât
- Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ
- Khuyến khích ăn cá nước ngọt. 
RỐI LOẠN LIPID MÁU
LIỆU PHÁP STATIN
Nhóm Đối tượng Cường độ liệu pháp
Thứ nhất Bệnh tim mạch do XVĐM
- Hội chứng mạch vành cấp
- Tiền sử nhồi máu cơ tim
- Đau thắt ngực ổn định hoặc đau thắt 
ngực không ổn định
- Tiền sử tái tưới máu động mạch vành 
(can thiệp qua da, mổ bắc cầu) hoặc tái 
tưới máu động mạch khác. 
- Tiền sử đột quị hoặc cơn thiếu máu não 
thoáng qua
- Bệnh động mạch ngoại vi nghĩ do XVĐM 
-Liệu pháp Statin cường độ 
cao cho BN ≤ 75 tuổi.
-Liệu pháp statin cường độ 
vừa đối với người có CCĐ với 
liệu pháp Statin cường đô cao.
Thứ hai Nhóm thứ hai là những người có tăng 
cholesterol nguyên phát với LDL-C ≥ 190 
mg/dl 
- Liệu pháp statin cường độ 
cao được khuyến cáo dùng 
nếu không có chống chỉ định 
Theo hướng dẫn 2013 của ACC/AHA, có 4 nhóm đối tượng được hưởng lợi từ liệu pháp statin
RỐI LOẠN LIPID MÁU
LIỆU PHÁP STATIN
Theo hướng dẫn 2013 của ACC/AHA, có 4 nhóm đối tượng được hưởng lợi từ liệu pháp statin
Nhóm Đối tượng Cường độ liệu pháp
Thứ ba Bệnh nhân đái tháo đường tuổi 40-
75, có LDL-C 70-189 mg/dl và 
không có biểu hiện lâm sàng của 
bệnh tim mạch do XVĐM 
Liệu pháp statin cường độ 
vừa được khuyến cáo 
Thứ tư Người 40-75 tuổi không có biểu 
hiện lâm sàng của bệnh tim mạch 
do XVĐM, không có đái tháo 
đường, có LDL-C 70-189 mg/dl và 
nguy cơ bị các biến cố tim mạch 
do XVĐM trong 10 năm tới ≥ 7,5% 
Liệu pháp statin cường độ từ 
vừa đến cao được khuyến 
cáo 
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Liệu pháp Statin cường độ cao, vừa, thấp
Liệu pháp Statin cường độ 
cao
Liệu pháp Statin cường độ 
vừa
Liệu pháp Statin cường độ 
thấp
Liều dùng mỗi ngày hạ LDL-
C ≥ 50% 
Liều dùng mỗi ngày hạ LDL-
C 30% đến < 50% 
Liều dùng mỗi ngày hạ LDL-C 
< 30% 
Atorvastatin (40)-80 mg
Rosuvastatin 20 (40)mg
Atorvastatin 10 (20)mg
Rosuvastatin (5)10 mg
Simvastatin 20-40 mg
Pravastatin 40 (80)mg
Lovastatin 40 mg
Fluvastatin XL 80 mg
Fluvastatin 40 mg bid
Pitavastatin 2-4 mg
Simvastatin 10 mg
Pravastatin 10-20 mg
Lovastatin 20 mg
Fluvastatin 20-40 mg
Pitavastatin 1 mg
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Cơ chế tác dụng:
HMG - CoA
HMG – CoA reductase Statin
- Giảm LDL-C: 20-60%
- Giảm triglyceride: 10-33%.
- Tăng HDL-C: 5 - 10%.
Mevalonic acid
Mevalonate pyrophosphate
(tiền chất của Cholesterol)
Cholesterol 
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Nhóm thuốc điều trị Rối loạn lipd máu trong danh mục DOMESCO
STT NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ HOẠT CHẤT BIỆT DƯỢC
1 Nhóm Statin Simvastatin 20mg Simvastatin 20 mg (A1*)
Atorvastatin 20mg Atorvastatin 20mg (A1*)
Dorotor 20mg
Atorvastatin 40mg Dorotor 40mg
Rosuvastatin 10mg Dorosur 10mg
Lovastatin 20 mg Lovastatin 20mg
3 Nhóm Fibrat Fenofibrat 200mg Fenofibrate 200mg
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Điều trị cụ thể
ST
T
THUỐC ĐIỀU TRỊ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ GHI CHÚ
1 Atorvastatin 20 mg
Dorotor 20, 40mg
-Điều trị rối loạn lipid máu
-Dự phòng thứ phát tai biến tim 
mạch
-Dự phòng tiên phát tai biến tim 
mạch
-Dự phòng tim mạch ở người 
đái tháo đường
-Giảm tiến triển xơ vữa mạch 
vành
2 Simvastatin 20mg
RỐI LOẠN LIPID MÁU
STT THUỐC ĐIỀU TRỊ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ GHI CHÚ
3 Dorosur 10mg - Tăng cholesterol máu nguyên phát 
hoặc rối loạn lipid máu hổn hợp.
- Tăng cholesterol máu gia đình kiểu 
đồng hợp tử
4 Lovastatin 20mg -Dự phòng tiên phát tai biến tim mạch
-Làm chậm tiến triển xơ vữa mạch 
vành
-Tăng cholesterol máu nguyên phát 
hoặc rối loạn lipid máu hổn hợp.
- Rối loạn lipid máu gia đình nhẹ 
hoặc tăng cholesterol máu kết hợp 
với các bệnh (tiểu đường, tim mạch, 
ghép thận, hội chứng thận hư)
Điều trị cụ thể
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Điều trị cụ thể
STT THUỐC ĐIỀU TRỊ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ GHI CHÚ
5 Finofobrat 200mg - Điều trị rối loạn lipoprotein huyết 
các tuýp IIa,IIb, III, IV, V phối hợp với 
chế độ ăn
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Điều trị cụ thể
THUỐC LIỀU LƯỢNG (Người lớn) GHI CHÚ
Nhóm statin
Simvastatin 5 – 80 mg
Uống 1 lần/ngày vào buổi tối 
Liều lượng cần để giảm 30-40% 
LDL-C: 20 – 40 mg
Atorvastatin 10 – 80 mg
Uống 1 lần duy nhất vào bất 
cứ lúc nào trong ngày, vào 
bữa ăn hay lúc đói.
Giảm LDL-C(+++), tăng HDL-C, 
giảm TG (+)
Liều lượng cần để giảm 30-40% 
LDL-C: 10mg
Lovastatin 20 – 80 mg
Uống vào buổi tối với bữa ăn 
để hấp thu tối đa. Dùng 1-2 
lần/ngày
Liều lượng cần để giảm 30-40% 
LDL-C: 40mg
Rosuvastatin 5 – 40 mg
Uống 1 lần/ngày. Dùng trong 
hoặc ngoài bữa ăn
Liều lượng cần để giảm 30-40% 
LDL-C: 5 – 10 mg
RỐI LOẠN LIPID MÁU
Điều trị cụ thể
THUỐC LIỀU LƯỢNG (Người lớn) GHI CHÚ
Nhóm Fibrat
Fenofibrat 67 – 201 mg
Uống 1 lần/ngày cùng với 
bữa ăn
An toàn khi dùng phối hợp với 
Statin khi tăng LDL-C và 
Triglycerid máu
NHÓM STATIN
-Simvastatin 20 mg
-Hộp 1,2 vỉ × 14 viên
-Dạng bào chế viên bao phim
-Giá có VAT: 48.020đ
-Danh mục thuốc chủ yếu
-Bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV
-Atorvastatin 20 mg
-Hộp 2 vỉ × 10 viên
-Dạng bào chế: viên nén bao phim
-Giá có VAT: 69.200đ
-Danh mục thuốc chủ yếu
-Bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV
NHÓM STATIN
-Atorvastatin 20 mg
-Hộp 2 vỉ × 10 viên
-Dạng bào chế: viên bao phim
-Giá có VAT: 71.600đ
-Danh mục thuốc chủ yếu
-Bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV
-Atorvastatin 40 mg
-Hộp 2,3 vỉ × 10 viên
-Dạng bào chế: viên nén dài bao phim
-Giá có VAT: 138.600đ
-Danh mục thuốc chủ yếu
-Bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV
NHÓM STATIN
-Rosuvastatin 10 mg
-Hộp 2 vỉ × 14 viên
-Dạng bào chế: viên bao phim
-Giá có VAT: 203.840 đ
-Danh mục thuốc chủ yếu
-Bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV
-Lovastatin 20 mg
-Hộp 1 vỉ × 10 viên
-Dạng bào chế: viên nén
-Giá có VAT: 11.500 đ
-Danh mục thuốc chủ yếu
-Bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV
NHÓM FIBRAT
-Fenofibrate 200 mg
-Hộp 3 vỉ × 10 viên
-Dạng bào chế: viên nang
-Giá có VAT: 49.800 đ
-Danh mục thuốc chủ yếu
-Dùng cho tất cả các tuyến y tế
CÂU HỎI
Câu 1: Rối loạn lipid máu là tình trạng:
a. Tăng cholesterol hoặc tăng triglycerid 
b. Tăng cả cholesterol và triglycerid
c. Giảm nồng độ HDL-C hoặc tăng nồng độ LDL-C
d. Tất cả đều đúng
Câu 2: Phân tầng nguy cơ bệnh tim mạch theo thang điểm Score chia làm 
mấy mức độ:
a. 4
b. 3
c. 2
d. 1
CÂU HỎI
Câu 3: Mức độ nguy cơ bệnh tim mạch nào bắt buộc phải dùng thuốc
a. Nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình
b. Nguy cơ cao
c. Nguy cơ rất cao
d. b & c đúng
Câu 4: Bệnh tim mạch do XVĐM nên dùng liệu pháp Statin cường độ nào:
a. Cường độ vừa c. Cường độ vừa đến cao
b. Cường độ cao d. Tất cả đều sai
Câu 5: RLLM có yếu tố nguy cơ do Đái Tháo đường dùng liệu tháp Statin 
cường độ nào:
a. Cường độ vừa c. Cường độ thấp
b. Cường độ cao d. Cường độ vừa đến cao
CÂU HỎI
Câu 6: Hãy kể tên 2 sản phẩm chiến lược của DOMESCO trong điều trị rối 
loạn lipid máu
Câu 7: Có bao nhiêu sản phẩm điều trị RLLM thuộc nhóm statin do 
DOMESCO sản xuất
a. 4 sản phẩm c. 6 sản phẩm
b. 5 sản phẩm d. 7 sản phẩm
Câu 8: Liều cần để giảm 30 – 40 % LDL-C của Atorvastatin là bao nhiêu?
a. 10 mg c. 30 mg
b. 20 mg d. 40 mg
CÂU HỎI
Câu 9: Hãy kể tên sản phẩm thuộc nhóm fibrat do DOMESCO sản xuất
Câu 10: Liều cần để giảm 30 – 40 % LDL-C của Simvastatin là bao nhiêu?
a. 10 mg c. 30 mg
b. 20 mg d. 40 mg

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_roi_loan_lipid_mau_pham_thi_ngoc_diep.pdf