Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 8: Quản lý tài sản ngắn hạn

NỘI DUNG

Khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn

Quản lý hàng tồn kho

Quản lý ngân quỹ

Quản lý khoản phải thu

pdf 28 trang phuongnguyen 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 8: Quản lý tài sản ngắn hạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 8: Quản lý tài sản ngắn hạn

Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 8: Quản lý tài sản ngắn hạn
v1.0015103206
BÀI 8 
QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN 
Tên giảng viên: TRẦN THỊ THÙY DUNG
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015103206
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Công ty Toyota Nhật Bản: Hệ thống quản lý hàng tồn kho “Just In Time” (JIT)
• Những năm 1930, Hãng ô tô Ford (Hoa Kỳ) lần đầu tiên áp dụng hệ thống dây chuyền để
lắp ráp xe, một dạng sơ khai của phương pháp JIT - cung cấp đúng lúc, kịp thời và chính
xác số lượng hàng hóa cần thiết kể cả về thời điểm giao hàng và số lượng cần giao.
• Đến những năm 1970, Hãng ô tô Toyota (Nhật Bản) hoàn thiện phương pháp trên và
nâng thành lý thuyết Just in time. Hãng ô tô Nhật Bản Toyota đã phát triển hệ thống dây
chuyền sản xuất của Ford, phát huy ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hai
hình thái sản xuất trên..
• JIT phát huy tác dụng hiệu quả trong nhiều nhà máy của Nhật và đến thập niên 80, JIT
bắt đầu xâm nhập vào Hoa Kỳ. General Electric là một trong những tổ chức đầu tiên ứng
dụng JIT. Ngày nay, khái niệm JIT ngày càng được chấp nhận và được sử dụng rộng rãi
trên toàn thế giới.
Phương pháp JIT là gì? Tại sao Toyota lại sử dụng hệ thống này trong quản lý
hàng tồn kho? Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của phương pháp này là gì?
2
v1.0015103206
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:
• Trình bày được khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn.
• Trình bày được mục đích của việc quản lý hàng tồn kho, ngân quỹ và khoản
phải thu.
• Nắm rõ được các mô hình quản lý hàng tồn kho và ý nghĩa của các mô hình đó.
• Nắm rõ được các mô hình quản lý ngân quỹ và ý nghĩa của các mô hình đó.
• Trình bày được mục đích và quy trình quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp.
• Trình bày được đặc điểm của chính sách tín dụng thương mại.
3
v1.0015103206
HƯỚNG DẪN HỌC
4
• Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham
gia thảo luận trên diễn đàn.
 Đọc tài liệu:
 Chương 6, sách “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và
PGS.TS Vũ Duy Hào đồng chủ biên, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013.
 Chương 16, 17, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, TS. Bùi Văn Vần và
TS. Vũ Văn Ninh đồng chủ biên, Nxb Tài chính, 2013.
 Chương 15, 16, 17, sách “Quản trị Tài chính doanh nghiệp”, Nguyễn Hải Sản,
Nxb Thống kê, 2010.
• Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
• Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
v1.0015103206
NỘI DUNG
Khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn
Quản lý hàng tồn kho
Quản lý ngân quỹ
Quản lý khoản phải thu
5
v1.0015103206
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN NGẮN HẠN 
• Khái niệm: Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời
gian sử dụng hoặc thu hồi dưới hoặc bằng 12 tháng.
• Phân loại: Có 3 loại tài sản ngắn hạn chính:
 Tiền;
 Phải thu ngắn hạn;
 Hàng tồn kho.
• Quản lý tài sản ngắn hạn là quá trình tổ chức, điều
hành việc hình thành và sử dụng tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định.
6
v1.0015103206
2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
7
• Phân loại hàng tồn kho
 Phân loại theo hình thức vật lý: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang,
tồn kho thành phẩm.
 Phân loại theo giá trị vốn đầu tư: Phương pháp kiểm soát tồn kho ABC.
v1.0015103206
2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
8
• Lợi ích của việc nắm giữ hàng tồn kho:
 Chủ động;
 Linh hoạt và liên tục;
 Thoả mãn nhu cầu.
• Bất lợi của việc nắm giữ hàng tồn kho:
 Phát sinh chi phí của việc dự trữ;
 Chi phí cơ hội.
 Quản lý hàng tồn kho nhằm đánh đổi lợi ích
và bất lợi của việc nắm giữ hàng tồn kho.
v1.0015103206
2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo)
9
• Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ)
 Giả sử:
 Lượng vật tư tiêu dùng ổn định;
 Hàng hoá mua mỗi lần đều nhau;
 Hàng hoá được cung cấp, đáp ứng đầy đủ và ngay lập tức.
 Có hai loại chi phí liên quan đến hoạt động dự trữ của doanh nghiệp:
 Chi phí lưu kho: bao gồm những chi phí để dự trữ hàng hoá.
 Chi phí đặt hàng: bao gồm những chi phí cho việc mua hàng.
Hàng tồn kho
Q
Q/2
0 Thời gian 
v1.0015103206
2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo)
10
• Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ)
Trong đó:
C1 = Chi phí lưu kho 1 đơn vị sản phẩm.
C2 = Chi phí đặt hàng.
D = Tổng lượng hàng cần sử dụng trong kỳ.
Q = Lượng hàng tồn kho.
Tổng chi phí dự 
trữ (TIC) =
Tổng chi phí lưu 
kho (TCC) +
Tổng chi phí đặt 
hàng (TOC)
TIC = C1× Q/2 + C2 ×D/Q
v1.0015103206
2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo)
11
v1.0015103206
2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo)
12
• Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ)
Lượng đặt hàng tối ưu là:
Ví dụ: Công ty A dự định sử dụng 26.000 đơn vị sản phẩm trong năm sắp tới. Biết chi
phí mỗi lần đặt hàng là $1.000, chi phí lưu kho cho 1 đơn vị sản phẩm là $1,23.
Hỏi lượng đặt hàng tối ưu và số lần đặt hàng tối ưu trong năm của doanh nghiệp là
bao nhiêu?
Trả lời: Áp dụng công thức trên với D = 26.000, C2 = $1.000 và C1 = $1,23 => Q* = 6.500
Như vậy, công ty sẽ đặt hàng mỗi lần là 6.500 đơn vị sản phẩm.
Số lần đặt hàng tối ưu trong năm của doanh nghiệp là: n* = 26.000 / 6.500 = 4 lần
 2
1
2 D C
Q *
C
v1.0015103206
2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo)
13
• Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ)
 Điểm đặt hàng mới: Là lượng hàng hoá, nguyên vật liệu trong kho mà khi số dư
khoản mục hàng tồn kho giảm tới đó, doanh nghiệp cần đặt hàng mới.
Điểm đặt hàng mới = Thời gian giao hàng × Tốc độ sử dụng hàng
 Điểm đặt hàng an toàn: Bằng điểm đặt hàng mới cộng với lượng dự trữ an toàn.
Ví dụ: Với số liệu như ví dụ trên, biết thời gian giao hàng là 2 tuần, lượng dự trữ an
toàn là 700 đơn vị sản phẩm, tính điểm đặt hàng mới và điểm đặt hàng an toàn.
Trả lời:
Tốc độ sử dụng hàng hoá trong 1 tuần là 26.000 / 52 = 500 đơn vị sản phẩm.
Điểm đặt hàng mới = 2 × 500 = 1.000 sản phẩm.
Điểm đặt hàng an toàn = 1.000 + 700 = 1.700 sản phẩm.
v1.0015103206
2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo)
• Mô hình đặt hàng đúng lúc (JIT)
Trong mô hình này, mỗi công đoạn của quy trình
sản xuất sẽ sản xuất ra một số lượng đúng bằng
hoặc vượt quá một chút số lượng mà công đoạn
sản xuất sau cần tới.
Lợi ích: Giảm tới mức thấp nhất chi phí dự trữ.
Khó khăn: Khó áp dụng, chi phí vấn chuyển có thể
sẽ lớn, không áp dụng được cho hầu hết các loại
hàng tồn kho.
14
v1.0015103206
3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ
• Lợi ích của việc nắm giữ tiền:
 Động cơ giao dịch;
 Động cơ dự phòng;
 Động cơ đầu cơ;
 Động cơ khác.
• Bất lợi của việc nắm giữ tiền:
 Tiền không sinh lãi;
 Chi phí cơ hội.
=> Quản lý ngân quỹ nhằm đánh đổi lợi ích và bất lợi của việc nắm giữ tiền mặt trong
ngân quỹ doanh nghiệp.
15
v1.0015103206
3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ
16
v1.0015103206
3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo)
• Mô hình Baumol (còn được gọi là mô hình EOQ trong quản lý ngân quỹ)
 Tương tự mô hình EOQ trong quản lý hàng tồn kho.
 Bao gồm hai loại chi phí:
 Chi phí cơ hội.
 Chi phí giao dịch.
Trong đó:
i = Lãi suất.
Cb = Chi phí cho một lần bán chứng khoán thanh khoản.
Mn = Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm.
Tổng chi phí 
nắm giữ tiền =
Tiền lãi chứng khoán 
bị bỏ qua +
Chi phí giao dịch 
chứng khoán
TC = i × M/2 + Cb × Mn/M
17
v1.0015103206
3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo)
18
• Mô hình Baumol (còn được gọi là mô hình EOQ trong quản lý ngân quỹ)
Lượng tiền mặt tối ưu được tính bằng công thức sau:
Ví dụ: Một doanh nghiệp mỗi năm phải chi một lượng tiền mặt 3600 triệu. Chi phí mỗi
lần đem bán các chứng khoản thanh khoản cao là 0,5 triệu, lãi suất chứng khoán ngắn
hạn là 10%/năm thì lượng dự trữ tiền mặt tối ưu là bao nhiêu?
Trả lời: Mn = 3600 triệu, Cb = 0,5, i = 0,1 thay vào công thức trên M* = 189,7 triệu.
n b2 M CM*
i
v1.0015103206
3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo)
19
• Mô hình Miller – Orr trong quản lý ngân quỹ
v1.0015103206
3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo)
20
v1.0015103206
3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo)
• Mô hình Miller – Orr trong quản lý ngân quỹ
 Khoảng cách của giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ phụ thuộc
vào các yếu tố sau đây:
 Chi phí giao dịch chứng khoán;
 Phương sai ngân quỹ;
 Lãi suất.
 Để thiết lập được mô hình cần làm 4 bước sau:
 Bước 1: Thiết lập giới hạn dưới.
 Bước 2: Ước lượng độ lệch chuẩn.
 Bước 3: Quyết định lãi suất.
 Bước 4: Ước lượng chi phí giao dịch chứng khoán.
21
v1.0015103206
3. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ (tiếp theo)
22
v1.0015103206
4. QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU
• Chính sách tín dụng thương mại:
 Ưu điểm:
 Tăng doanh thu bán hàng;
 Giảm chi phí tồn kho của hàng hóa;
 Sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn.
 Nhược điểm:
 Có thể làm tăng chi phí cho doanh nghiệp (chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn
tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ).
 Rủi ro mất vốn lớn khi người mua không trả tiền (thời hạn cấp tín dụng càng dài
thì rủi ro càng lớn).
23
v1.0015103206
4. QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU (tiếp theo)
• Phân tích tín dụng thương mại:
 Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng.
Xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lý và dựa vào đó để phán đoán:
 Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng;
 Năng lực trả nợ;
 Vốn của khách hàng;
 Thế chấp;
 Điều kiện kinh tế.
 Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị.
Tính NPV của luồng tiền để đưa ra kết luận chính sách bán chịu có lợi cho
doanh nghiệp hay không.
 Theo dõi khoản phải thu:
 Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân.
 Sắp xếp tuổi của các khoản phải thu.
 Xác định số dư khoản phải thu.
24
v1.0015103206
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
JIT là hệ thống quản lý hàng tồn kho được dựa trên ý tưởng là thay vì tốn chi phí chi việc dự
trữ hàng hóa thì các nhà sản xuất có thể cung cấp chính xác số lượng cần thiết vào chính
xác kể cả về thời điểm giao hàng và số lượng cần giao.
Lợi ích: Giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn; giảm diện tích kho bãi, tăng chất
lượng sản phẩm, giảm phế liệu, sản phẩm lỗi, tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợ,
linh hoạt trong thay đổi qui trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm, công nhân được
tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm lao động
gián tiếp, giảm áp lực của khách hàng.
Nhược điểm: rủi ro cao, khi một khâu bị gián đoạn dễ dẫn đến ảnh hưởng dây chuyền.
Điều kiện áp dụng: những công ty có trình độ quản lý tốt và tính chuyên nghiệp hóa cao,
sản xuất lắp ráp qua nhiều công đoạn, lặp đi lặp lại, và có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản
xuất và nhà cung cấp.
25
v1.0015103206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Khi số dư tiền mặt vượt quá giới hạn trên, để điều chỉnh số dư ngân quỹ về M*
trong mô hình Miller-Orr, doanh nghiêp có thể thực hiện các biện pháp như sau,
ngoại trừ:
A. gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
B. giao dịch vàng/ngoại hối.
C. bán chứng khoán thanh khoản cao.
D. ủy thác đầu tư.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. bán chứng khoán thanh khoản cao.
• Giải thích: Bán chứng khoán thanh khoản cao là biện pháp tìm kiếm tài trợ khi
nguồn thu của doanh nghiệp bị thiếu hụt so với nhu cầu thanh toán (hay số dư tiền
mặt vượt dưới giới hạn dưới, để điều chỉnh số dư ngân quỹ về M* trong mô hình
Miller-Orr).
26
v1.0015103206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Lợi ích của dự trữ hàng tồn kho KHÔNG bao gồm:
A. giúp công ty chủ động trong sản xuất.
B. giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường.
C. giúp công ty dự phòng cho biến động không lường trước được của các luồng tiền vào
và ra.
D. giúp cho quá trình sản xuất của công ty được linh hoạt và liên tục.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. giúp công ty dự phòng cho biến động không lường trước được của
các luồng tiền vào và ra.
• Giải thích:Theo công thức xác định khoảng dao động tiền mặt theo mô hình Miller-Orr,
khi i càng cao thì d càng lớn. Vậy, khi lãi suất càng cao, doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền
để tránh lãng phí cơ hội sinh lời của đồng tiền, và do vậy khoảng dao động tiền mặt sẽ
giảm xuống.
27
v1.0015103206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng hoặc thu hồi dưới hoặc bằng
12 tháng. Có 3 loại tài sản ngắn hạn chính doanh nghiệp cần quản lý: Tiền, phải thu
ngắn hạn, hàng tồn kho. Quản lý tài sản ngắn hạn là quá trình tổ chức, điều hành việc
hình thành và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định.
• Quản lý hàng tồn kho dựa vào hai mô hình: Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) và Mô
hình đặt hàng đúng lúc.
• Quản lý ngân quỹ (hay quản lý tiền mặt) có thể dựa vào hai mô hình: Mô hình Baumol
và Mô hình Miller-Orr, trong đó mô hình Miller-Orr có tính ứng dụng cao hơn đối với
nhiều doanh nghiệp.
• Quản lý khoản phải thu cần chú ý đến thiết lập chính sách tín dụng thương mại hiệu
quả, hợp lý, và thực hiện phân tích tín dụng thương mại của các khách hàng.
28

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_bai_8_quan_ly_tai_san_ngan_han.pdf