Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 5: Nguồn vốn của doanh nghiệp

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:

• Phân biệt được vốn lưu động với vốn cố định, nợ với vốn chủ sở hữu, vốn

ngắn hạn với vốn dài hạn.

• Trình bày được đặc điểm của các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp,

phân tích được ưu, nhược điểm của các nguồn vốn đó.

• Chỉ ra được rằng ứng với từng nguồn vốn thì trong điều kiện nào, doanh

nghiệp nên sử dụng nguồn đó để huy động tăng vốn

pdf 42 trang phuongnguyen 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 5: Nguồn vốn của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 5: Nguồn vốn của doanh nghiệp

Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 5: Nguồn vốn của doanh nghiệp
v1.0015103206
BÀI 5
NGUỒN VỐN 
CỦA DOANH NGHIỆP
Tên giảng viên: TRẦN THỊ THÙY DUNG
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015103206
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau 14 năm hoạt động
• Ngày 28/7/2014, TTCK Việt Nam tròn 14 tuổi. TTCK đã và đang trở thành kênh dẫn vốn
trung và dài hạn ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, góp phần tích cực vào tái cơ
cấu và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, qua đó thúc đẩy quá trình tái
cấu trúc nền kinh tế.
• Quy mô và phạm vi của thị trường đang từng ngày lớn mạnh, đến nay đã có gần 700
doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chính thức HNX và HOSE, và 147 doanh
nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCom, tăng 140 lần so với năm 2000.
• Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu đạt khoảng 52 tỷ USD, chiếm 32% GDP, giá trị
niêm yết trái phiếu chiếm gần 17% GDP.
1. Những yếu kém còn tồn đọng của thị trường chứng khoán Việt nam là gì?
2. Tại sao có nhiều doanh nghiệp phải hủy niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán?
3. Những biện pháp nào có thể được sử dụng để khắc phục những yếu
kém trên?
2
v1.0015103206
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:
• Phân biệt được vốn lưu động với vốn cố định, nợ với vốn chủ sở hữu, vốn
ngắn hạn với vốn dài hạn.
• Trình bày được đặc điểm của các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp,
phân tích được ưu, nhược điểm của các nguồn vốn đó.
• Chỉ ra được rằng ứng với từng nguồn vốn thì trong điều kiện nào, doanh
nghiệp nên sử dụng nguồn đó để huy động tăng vốn.
3
v1.0015103206
HƯỚNG DẪN HỌC
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
• Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, trả lời các câu hỏi ôn tập đầy đủ và tham
gia thảo luận trên diễn đàn.
• Đọc tài liệu:
 Chương 5, sách “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS
Vũ Duy Hào đồng chủ biên, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013.
 Chương 10 và 11, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, TS Bùi Văn Vần và
TS Vũ Văn Ninh đồng chủ biên, Nxb Tài chính, 2013.
 Chương 17, 18, 19, 20 và 21, sách “Quản trị Tài chính doanh nghiệp”, Nguyễn Hải
Sản, Nxb Thống kê, 2010.
• Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
• Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
4
v1.0015103206
NỘI DUNG
Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
Phương pháp lựa chọn nguồn vốn
Các nguồn vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động vốn
5
v1.0015103206
1. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
• Khái niệm:
 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền
ứng trước mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đầu tư hình
thành nên các tài sản cần thiết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Theo một cách diễn đạt khác ở khía cạnh kế toán, vốn
là biểu hiện bằng tiền của tài sản, còn tài sản là hình
thái hiện vật của vốn tại từng thời điểm nhất định.
6
v1.0015103206
1. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
• Phân loại:
 Phân loại vốn theo đặc điểm lưu chuyển.
Vốn lưu động Vốn cố định
Các 
nguồn 
vốn
• Vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua
sắm, hình thành, tài trợ cho các tài
sản lưu động.
• Vốn đầu tư để xây dựng hoặc
mua sắm các tài sản cố định.
Đặc 
điểm
• Thời gian luân chuyển nhanh.
• Hình thái biểu thường xuyên thay đổi.
• Giá trị được chuyển dịch toàn bộ
ngay trong một lần và được hoàn lại
toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
• Thời gian luân chuyển chậm.
• Chu chuyển giá trị dần dần
từng phần và được thu hồi
giá trị từng phần sau mỗi chu
kỳ kinh doanh.
7
v1.0015103206
1. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
• Phân loại:
 Phân loại vốn theo thời hạn.
Vốn ngắn hạn Vốn dài hạn
Các 
nguồn 
vốn
• Phải trả nhà cung cấp.
• Phải trả, phải nộp khác.
• Vay ngắn hạn.
• Vay dài hạn.
• Vốn góp ban đầu của chủ sở hữu.
• Lợi nhuận giữ lại.
• Phát hành cổ phiếu mới.
Đặc 
điểm
• Thời gian hoàn trả trong vòng
1 năm.
• Lãi suất thường thấp hơn lãi
suất nguồn tài trợ dài hạn.
• Các công cụ của tài trợ ngắn
hạn được mua bán trao đổi trên
thị trường tiền tệ.
• Thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm.
• Lãi suất thường cao hơn lãi suất
nguồn tài trợ ngắn hạn.
• Các công cụ của tài trợ dài hạn
được mua bán trao đổi trên thị
trường vốn.
8
v1.0015103206
1. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
9
• Phân loại:
 Phân loại vốn theo hình thức sở hữu.
Vốn nợ Vốn chủ sở hữu
Các 
nguồn 
vốn
• Phải trả nhà cung cấp.
• Phải trả, phải nộp khác.
• Vay ngắn hạn.
• Vay dài hạn.
• Vốn góp ban đầu của chủ sở hữu.
• Lợi nhuận giữ lại.
• Phát hành cổ phiếu mới.
Đặc 
điểm
• Người tài trợ không là chủ
sở hữu.
• Phải trả lãi vay.
• Mức lãi suất thường ổn định,
được thỏa thuận khi vay.
• Có thời hạn hoàn trả.
• Người tài trợ là chủ sở hữu.
• Không trả lãi mà chia lợi tức cổ phần.
• Trừ cổ phần ưu đãi, lợi tức chia cho
các cổ đông tùy thuộc vào quyết định
của HĐQT & thay đổi theo lợi nhuận.
• Thường không phải hoàn trả vốn trừ
khi Doanh nghiệp đóng cửa.
v1.0015103206
2. PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN NGUỒN VỐN
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn của doanh nghiệp:
• Sự phát triển của thị trường tài chính.
• Trạng thái của nền kinh tế.
• Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
• Uy tín của doanh nghiệp.
• Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
• Trình độ khoa học – kỹ thuật và trình độ quản lý.
• Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.
• Thái độ của chủ doanh nghiệp.
• Chính sách thuế...
10
v1.0015103206
2. PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN NGUỒN VỐN (tiếp theo)
Ba xu hướng cơ bản về huy động vốn của doanh nghiệp:
Tài sản
ngắn hạn Nợ dài hạn
Tài sản
dài hạn
Vốn chủ
sở hữu
Tài sản
ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Tài sản
dài hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ
sở hữu
Tài sản
ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Tài sản
dài hạn Vốn chủ
sở hữu
Sử dụng toàn bộ nguồn vốn dài hạn
để tài trợ cho tổng tài sản.
Dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho
toàn bộ tài sản dài hạn, dùng nguồn
vốn ngắn hạn để tài trợ cho toàn bộ
tài sản ngắn hạn.
Toàn bộ tài sản dài hạn, một phần tài
sản ngắn hạn được tài trợ bằng
nguồn vốn dài hạn, nguồn vốn ngắn
hạn được dùng để tài trợ cho phần
tài sản ngắn hạn còn lại.
11
v1.0015103206
3. CÁC NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG
3.2. Nợ và các phương thức huy động nợ của doanh nghiệp
3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
12
v1.0015103206
3.1. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA DOANH NGHIỆP
3.1.1. Vốn góp ban đầu.
3.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia.
3.1.3. Phát hành cổ phiếu.
13
v1.0015103206
3.1.1. VỐN GÓP BAN ĐẦU
14
• Khái niệm: Là số vốn mà những người chủ sở hữu
của doanh nghiệp đã thực góp tại thời điểm doanh
nghiệp được thành lập.
• Cách thức hình thành và giới hạn huy động: tùy thuộc
loại hình doanh nghiệp.
• Vốn góp ban đầu ≥ Vốn pháp định.
Phân biệt Vốn góp ban đầu với Vốn điều lệ, Vốn pháp định và
Vốn chủ sở hữu?
v1.0015103206
3.1.1. VỐN GÓP BAN ĐẦU
15
Ưu điểm Nhược điểm
• An toàn: các chủ doanh nghiệp tự bỏ tiền
và tài sản của mình.
• Người góp vốn chịu trách nhiệm: hữu hạn
hoặc vô hạn.
• Là cơ sở để khởi đầu kinh doanh.
• Ít quy định về số vốn tối thiểu.
 rủi ro cao
• Lượng vốn ban đầu thường không cao.
v1.0015103206
3.1.2. LỢI NHUẬN KHÔNG ĐƯỢC CHIA
• Khái niệm: Lợi nhuận không chia hay lợi nhuận giữ lại là phần lợi nhuận sau thuế được
doanh nghiệp sử dụng để tích lũy bổ sung vốn, tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất –
kinh doanh trong kỳ tới, thay vì được dùng để chi trả cho các chủ sở hữu (thành viên
góp vốn, cổ đông ).
• Công ty cổ phần:
Lợi nhuận
sau thuế
Cổ tức
Tạo ra
thu nhập
hiện tại cho
cổ đông
Lợi nhuận
giữ lại
Thúc đẩy tăng
trưởng trong
tương lai
Tạo ra thu
nhập lớn hơn
cho cổ đông
16
v1.0015103206
3.1.2. LỢI NHUẬN KHÔNG ĐƯỢC CHIA (tiếp theo)
• Chính sách giữ lại lợi nhuận:
 Chính sách giữ lại lợi nhuận và cổ tức thế nào là hợp
lý để không giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu?
 Dự án có thể đem lại lợi nhuận bằng hoặc cao hơn
mức lợi tức kỳ vọng của cổ đông không?
 Giá cổ phiếu sẽ thay đổi ra sao nếu giữ lại lợi nhuận?
• Cách thức giữ lại lợi nhuận:
 Tăng khoản mục lợi nhuận giữ lại.
 Thưởng cổ phiếu.
• Điều kiện để giữ lại lợi nhuận:
 Doanh nghiệp làm ăn có lãi.
 Các chủ sở hữu đồng ý để lại lợi nhuận.
17
v1.0015103206
3.1.2. LỢI NHUẬN KHÔNG ĐƯỢC CHIA (tiếp theo)
18
Ưu điểm Nhược điểm
• Bổ sung cho vốn góp ban đầu, đáp ứng
nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
• Không làm thay đổi số lượng và cơ cấu
cổ đông hiện tại
• An toàn, tăng mức độ độc lập, tự chủ
về tài chính.
• Chủ động, dễ dàng, nhanh chóng.
• Không tận dụng được đòn bẩy tài chính.
• Quy mô tài trợ nhỏ.
• Làm giảm mức cổ tức của cổ đông. 
 Giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong
ngắn hạn.
v1.0015103206
3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
19
• Khái niệm:
 Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn cổ phần của
tổ chức phát hành.
 Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là
phương tiện để hình thành vốn chủ sở
hữu ban đầu và cũng là phương tiện để
huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu.
 Cổ phiếu là chứng khoán vốn.
v1.0015103206
3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo)
20
• Phân loại cổ phiếu:
 Dựa vào tình hình phát hành và lưu
hành: Cổ phiếu được phép phát hành,
cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu đang
lưu hành và cổ phiếu quỹ.
 Dựa vào tính hữu danh của cổ phiếu:
Cổ phiếu ghi tên (hữu đanh) và cổ
phiếu không ghi tên (vô danh).
v1.0015103206
3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo)
21
• Phân loại cổ phiếu:
 Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nắm giữ:
Cổ phiếu
Cổ phiếu thường
Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi 
biểu quyết
Cổ phiếu ưu đãi 
cổ tức (Cổ phiếu 
ưu tiên)
Cổ phiếu ưu đãi 
hoàn lại
Cổ phiếu ưu đãi 
khác do Điều lệ 
công ty quy định
v1.0015103206
3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo)
• Phát hành cổ phiếu thường:
 Khái niệm: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần cho phép
người nắm giữ nó được hưởng những quyền lợi thông thường trong công ty.
 Đặc điểm:
 Không có thời gian đáo hạn (Không xác định thời hạn hoàn trả vốn gốc).
 Cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, và không được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế của công ty.
 Đem lại cho các cổ đông thường các quyền: Quyền quản lý và kiểm soát công
ty; Quyền đối với tài sản của công ty; Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ
phần; Quyền khác quy định trong Điều lệ công ty.
 Phương thức phát hành: Chào bán riêng lẻ; Chào bán ra công chúng.
22
v1.0015103206
3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo)
• Phát hành cổ phiếu ưu đãi:
 Khái niệm: Là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần cho phép
người nắm giữ nó được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường.
 Phân loại:
 Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ
phần phổ thông.
 Cổ phiếu ưu đãi cổ tức (cổ phiếu ưu tiên) là cổ phần được trả cổ tức với mức cao
hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.
 Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào
theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của
cổ phần ưu đãi hoàn lại.
23
v1.0015103206
3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo)
24
• Phát hành cổ phiếu ưu đãi:
 Cổ phiếu ưu đãi cổ tức (cổ phiếu ưu tiên):
 Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty so với cổ đông thường.
 Thường có cổ tức cố định, thường có sự tích lũy cổ tức.
 Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại
hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
 Cổ phiếu ưu tiên là loại chứng khoán lai ghép giữa cổ phiếu thường và trái phiếu
doanh nghiệp.
v1.0015103206
3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo)
Điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng: (theo Luật
chứng khoán 2006)
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm
đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên
tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng
ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế
tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn
thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông
thông qua;
d) Các điều kiện khác nếu thuộc các trường hợp đặc thù.
25
v1.0015103206
3.1.3. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU (tiếp theo)
26
Ưu điểm Nhược điểm
• An toàn; Không tạo ra các căng
thẳng về mặt tài chính như khi huy
động nợ, không phải hoàn trả gốc.
• Có khả năng huy động được lượng
vốn lớn.
• Chủ động (Thời gian, quy mô, cách
thức phát hành...).
• Không tận dụng được đòn bẩy tài chính.
• Cổ tức trích từ lợi nhuận sau thuế, không
tạo ra khoản tiết kiệm thuế.
• Có thể làm thay đổi số lượng và cơ cấu cổ
đông thường hiện tại.
• Phải đáp ứng được các điều kiện phát
hành theo quy định của Nhà nước.
• Phát sinh nhiều chi phí (in ấn, quảng cáo,
bảo lãnh).
• Cổ đông của công ty phải đối mặt với hiệu
ứng loãng giá cổ phiếu.
• Cổ tức trích từ lợi nhuận sau thuế, không
tạo ra khoản tiết kiệm thuế.
• Chi phí vốn cao.
v1.0015103206
3.2. NỢ VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG NỢ CỦA DOANH NGHIỆP
3.2.1. Tín dụng thương mại.
3.2.2. Tín dụng ngân hàng.
3.2.3. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
27
v1.0015103206
3.2.1. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
• Khái niệm: Tín dụng thương mại
được hiểu là các khoản tín dụng phát
sinh trong quan hệ mua chịu hàng
hóa. Đó chính là các khoản phải trả
nhà cung cấp.
Doanh nghiệp có mất chi
phí huy động vốn từ tín
dụng thương mại không?
28
Ưu điểm Nhược điểm
• Đơn giản, dễ thực hiện, tiện dụng và linh
hoạt trong kinh doanh.
• Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của
doanh nghiệp.
• Tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp
tác kinh doanh một cách lâu bền.
• Chi phí huy động rất rẻ.
• Thúc đẩy lưu thông hàng hóa, khuyến
khích sản xuất kinh doanh.
• Quy mô giới hạn, phụ thuộc vào khối
lượng hàng hóa dịch vụ được mua chịu
của nhà cung cấp.
• Thời hạn thường ngắn.
• Phạm vi huy động hẹp.
• Tăng rủi ro tài chính.
• Tác động dây chuyền khi một doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán.
v1.0015103206
3.2.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 
• Khái niệm: Tín dụng ngân hàng là hình thức huy
động vốn thông qua một thỏa ước tín dụng dưới dạng
hợp đồng giữa người vay (chủ thể huy động vốn) và
ngân hàng thương mại (chủ thể cung cấp vốn), theo
đó, người vay có nghĩa vụ phải thanh toán khoản lợi
tức tiền vay và hoàn trả tiền gốc vay theo một lịch
trình đã thỏa thuận.
• Khi cân nhắc huy động vốn tín dụng ngân hàng, cần
lưu ý các vấn đề về:
 Đảm bảo an toàn tín dụng.
 Sự kiểm soát của ngân hàng.
 Lãi suất vốn vay.
29
v1.0015103206
3.2.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (tiếp theo)
• Điều kiện vay vốn của Ngân hàng thương mại:
(theo Quy chế cho vay của TCTD đối với khách
hàng, 2005)
 Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự.
 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời
hạn cam kết.
 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh
hoặc đời sống khả thi và phù hợp với quy định của
pháp luật.
 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo
quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân
hàng nhà nước Việt Nam.
30
v1.0015103206
3.2.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (tiếp theo)
31
Ưu điểm Nhược điểm
• Tạo ra khoản tiết kiệm thuế. Phát huy
tác dụng của đòn bẩy tài chính.
• Không làm thay đổi số lượng và cơ
cấu các chủ sở hữu hiện tại.
• Có khả năng huy động được những
khoản vốn lớn, với thời hạn sử dụng
vốn đa dạng.
• Nhiều dịch vụ tiện ích đi kèm.
• Làm tăng rủi ro tài chính. Gia tăng áp lực lên
các hoạt động kinh doanh thường ngày.
• Điều kiện và thủ tục vay vốn khắt khe và
phức tạp, nhất là yêu cầu về tài sản đảm bảo.
• Chịu sự kiểm soát của Ngân hàng về mục
đích và tình hình sử dụng vốn vay.
v1.0015103206
3.2.3. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
• Khái niệm: Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do
doanh nghiệp phát hành, thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của
doanh nghiệp trong việc thanh toán số lợi tức và tiền vay vào
những thời hạn đã xác định cho người nắm giữ trái phiếu.
• Đặc điểm:
 Trái phiếu là chứng khoán nợ.
 Chủ sở hữu trái phiếu (trái chủ) chính là chủ nợ của
doanh nghiệp.
 Chủ sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia quản lý
và điều hành doanh nghiệp phát hành.
 Trái phiếu có kỳ hạn xác định.
 Trái phiếu thường có lợi tức cố định, không phụ thuộc
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phát hành.
 Lợi tức trái phiếu được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế của doanh nghiệp.
32
v1.0015103206
3.2.3. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
33
• Phân loại:
 Dựa vào lãi suất trái phiếu:
 Trái phiếu có lãi suất cố định.
 Trái phiếu có lãi suất thay đổi.
 Trái phiếu có lãi suất bằng không.
 Dựa vào hình thức trái phiếu:
 Trái phiếu vô danh.
 Trái phiếu ghi danh.
v1.0015103206
3.2.3. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
34
• Phân loại:
 Dựa vào sự đảm bảo thanh toán của người phát hành:
 Trái phiếu có bảo đảm.
 Trái phiếu không bảo đảm (Trái phiếu tín chấp).
 Dựa vào tính chất của trái phiếu:
 Trái phiếu thông thường.
 Trái phiếu có thể chuyển đổi.
 Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.
 Trái phiếu có thể thu hồi.
v1.0015103206
3.2.3. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
• Sự hấp dẫn của trái phiếu đối với nhà đầu tư:
Sự hấp dẫn 
của trái phiếu
Lãi suất của 
trái phiếu
Kỳ hạn của 
trái phiếu
Mệnh giá 
trái phiếu
Uy tín của 
doanh nghiệp
35
v1.0015103206
3.2.3. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
• Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng của công ty cổ phần và công ty
TNHH (theo Luật chứng khoán 2006)
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ
đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá
hạn trên một năm;
c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán
được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện
phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều
kiện khác.
e) Các điều kiện khác nếu thuộc các trường hợp đặc thù.
36
v1.0015103206
3.2.3. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
37
Ưu điểm Nhược điểm
• Tạo ra khoản tiết kiệm thuế. Phát huy
tác dụng của đòn bẩy tài chính.
• Không làm thay đổi số lượng và cơ
cấu các chủ sở hữu hiện tại.
• Chủ động (Thời gian, quy mô, cách
thức phát hành...).
• Mức độ kiểm soát tiền vay của người
cho vay thấp hơn so với tín dụng
ngân hàng.
• Làm tăng rủi ro tài chính. Gia tăng áp
lực lên các hoạt động kinh doanh
thường ngày.
• Phải đáp ứng được các điều kiện phát
hành theo quy định của Nhà nước
• Phát sinh nhiều chi phí (in ấn, quảng
cáo, bảo lãnh...).
v1.0015103206
SO SÁNH NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
Nợ
– Chủ nợ chỉ kiểm soát về mục đích và tình
hình sử dụng tiền vay.
– Tiết kiệm thuế TNDN nhờ chi phí lãi vay.
– Tận dụng đươc đòn bảy tài chính làm gia
tăng lợi nhuận cho cổ đông.
– Chi phí vốn xác định trên cơ sở lãi suất
vay vốn.
– Rủi ro tài chính đồi với doanh nghiệp
cao, rủi ro của nhà đầu tư thấp.
Vốn chủ sở hữu
– Làm thay đổi cơ cấu chủ sở hữu, ảnh
hưởng tới quyền lợi cổ đông hiện tại.
– Cổ tức được trả từ lợi nhuận sau
thuế, không tiết kiệm thuế.
– Không tận dụng được đòn bảy tài chính.
– Chi phí vốn xác định trên mức độ rui
ro của chủ sở hữu, thường lớn hơn chi
phí nợ.
– Rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp
thấp, rui ro của nhà đầu tư cao.
38
v1.0015103206
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Những yếu kém còn tồn đọng của thị trường chứng khoán Việt nam là gì?
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn chưa phát triển: quy mô thị trường còn nhỏ; hàng
hóa còn đơn điệu về chủng loại và chất lượng chưa cao; cơ cấu quản lý thị trường còn
nhiều bất cập; các tổ chức trung gian hoạt động trên thị trường vừa thiếu, vừa yếu; cấu
trúc thị trường giao dịch thiếu hoàn thiện và thị trường thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ
chức, đặc biệt các nhà tạo lập thị trường.
2. Tại sao có nhiều doanh nghiệp phải hủy niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán?
Doanh nghiệp có thể hủy niêm yết tự nguyện, do chuyển sàn, do chuẩn bị cho sáp nhập
doanh nghiệp (như NKD), do không còn thấy sự hấp dẫn từ TTCK, để đảm bảo quyển lợi
cho cổ đông, Doanh nghiệp có thể bị hủy niêm yết bắt buộc, do giải thể, do vi phạm quy
định của sở giao dịch chứng khoán bao gồm vi phạm công bố thông tin, không đáp ứng
được yêu cầu vốn điều lệ, không đáp ứng đủ số cổ đông, không có giao dịch trong thời hạn
12 tháng, lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ,
3. Những biện pháp nào có thể được sử dụng để khắc phục những yếu kém trên?
Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường chứng khoán, kích cầu và
khơi thông dòng vốn, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và hiện đại hóa cấu
trúc thị trường,
39
v1.0015103206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trong các phương thức huy động vốn sau, phương thức nào tạo ra khoản tiết kiệm
thuế cho doanh nghiệp:
A. giữ lại lợi nhuận.
B. phát hành cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông).
C. phát hành cổ phiếu ưu tiên (cổ phiếu ưu đãi cổ tức).
D. phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
• Giải thích: Lợi tức trái phiếu (Trái tức) phải trả cho trái chủ là chi phí hợp lý, hợp lệ
trong kỳ của doanh nghiệp, và được trừ khỏi thu nhập chịu thuế, từ đó, làm giảm thu
nhập tính thuế và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
40
v1.0015103206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Trên giác độ doanh nghiệp phát hành, hãy sắp xếp các loại chứng khoán cổ phiếu thường,
cổ phiếu ưu tiên và trái phiếu doanh nghiệp theo thứ tự mức độ rủi ro tăng dần.
A. Cổ phiếu ưu tiên < Cổ phiếu thường < Trái phiếu doanh nghiệp.
B. Cổ phiếu thường < Trái phiếu doanh nghiệp < Cổ phiếu ưu tiên.
C. Cổ phiếu thường < Cổ phiếu ưu tiên < Trái phiếu doanh nghiệp.
D. Trái phiếu doanh nghiệp < Cổ phiếu ưu tiên < Cổ phiếu thường.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Cổ phiếu thường < Cổ phiếu ưu tiên < Trái phiếu doanh nghiệp.
• Giải thích: Cổ phiếu thường an toàn nhất vì: Không có thời hạn hoàn trả vốn gốc, lợi tức
trả cho cổ đông thường và thời điểm chi trả phụ thuộc kết quả kinh doanh. Cổ phiếu ưu
tiên có mức độ rủi ro trung bình vì: Không có thời hạn hoàn trả vốn gốc, lợi tức trả cho cổ
đông ưu tiên mặc dù cố định, nhưng thời điểm chi trả thì phụ thuộc kết quả kinh doanh.
Trái phiếu doanh nghiệp rủi ro nhất vì: Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hoàn trả cả gốc và lãi
đầy đủ, đúng hạn theo một lịch trình đã định từ trước, không phụ thuộc kết quả kinh doanh.
41
v1.0015103206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong quá trình hoạt động, không một doanh nghiệp nào muốn phát triển mà lại không tiến
hành vay vốn, bổ sung thêm cho số vốn sẵn có của mình. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế xã hội, các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng hơn, tạo cho
doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn khi cần tăng vốn (họ có thể vay vốn ngân hàng, phát
hành các loại trái phiếu và cổ phiếu khác nhau...), tuy nhiên, các nhà quản lý tài chính phải
luôn luôn ý thức được rằng mỗi nguồn vốn đều có ưu và nhược điểm riêng, thế nên, các
quyết định huy động vốn trước khi được đưa ra phải cân nhắc kỹ tới các ưu và nhược điểm
ấy, từ đó mà bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp.
42

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_bai_5_nguon_von_cua_doanh_nghie.pdf