Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 4: Phân tích tài chính - Trần Thị Thùy Dung

NỘI DUNG

Chủ thể và mục tiêu phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính

Quy trình phân tích tài chính

Nội dung phân tích tài chính

Khái niệm và ý nghĩa của ph

pdf 34 trang phuongnguyen 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 4: Phân tích tài chính - Trần Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 4: Phân tích tài chính - Trần Thị Thùy Dung

Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 4: Phân tích tài chính - Trần Thị Thùy Dung
v1.0015103206
BÀI 4
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Tên giảng viên: TRẦN THỊ THÙY DUNG
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015103206
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Thông tin về Báo cáo tài chính của CTCP Dược Hậu Giang
CTCP Dược Hậu Giang là công ty dược phẩm đứng đầu trong số các công ty trong nước
cùng ngành tại Việt Nam, với mạng lưới khắp các tỉnh thành cả nước, và doanh số các
mặt hàng chính chiếm 57% tổng doanh thu từ sản phẩm tự sản xuất trong nước. Trong
thời gian qua, công ty Dược Hậu Giang (DHG) đang là công ty được rất nhiều nhà đầu tư
quan tâm. Hàng năm, DHG phải công bố thông tin tài chính giúp các cơ quan quản lý, nhà
đầu tư, nắm được tình hình tài chính của công ty. Mặc dù thông tin tài chính công bố là
như nhau tới các đối tượng quan tâm, song họ lại ra các quyết định khác nhau, đặc biệt
đối với các nhà đầu tư.
Tại sao cùng một công ty với các thông tin tài chính công bố là như nhau
nhưng các đối tượng khác nhau lại ra các quyết định khác nhau?
2
v1.0015103206
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:
• Mô tả được mục tiêu của những đối tượng quan tâm khác nhau khi phân tích
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
• Trình bày được quy trình phân tích tài chính và các nguồn thông tin cho
phân tích.
• Trình bày được các phương pháp cơ bản sử dụng trong phân tích tài chính.
• Trình bày được các nội dung cơ bản của phân tích tài chính.
• Phân được tình hình tài chính cơ bản của một doanh nghiệp bất kỳ ngoài
thực tế.
3
v1.0015103206
HƯỚNG DẪN HỌC
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
• Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
• Đọc tài liệu:
 Chương 3, sách “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS
Vũ Duy Hào đồng chủ biên, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013.
 Chương 4, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, TS Bùi Văn Vần và TS Vũ
Văn Ninh đồng chủ biên, Nxb Tài chính, 2013.
 Chương 13, sách “Quản trị Tài chính doanh nghiệp”, Nguyễn Hải Sản, Nxb Thống
kê, 2010.
 Các báo cáo phân tích tài chính có thể thu thập được.
• Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
• Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
4
v1.0015103206
NỘI DUNG
Chủ thể và mục tiêu phân tích tài chính
Phương pháp phân tích tài chính
Quy trình phân tích tài chính
Nội dung phân tích tài chính
Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính
5
v1.0015103206
1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
• Khái niệm: Phân tích tài chính là việc sử dụng một
tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ để
thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông
tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá
tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh
nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra được
các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
• Ý nghĩa: Giúp giảm bớt các nhận định chủ quan, dự
đoán và những trực giác trong quản lý, đầu tư hoặc
kinh doanh, từ đó, góp phần hạ thấp tính không chắc
chắn cho các hoạt động quản lý, đầu tư và kinh doanh.
6
v1.0015103206
2. CHỦ THỂ VÀ MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
• Chủ thể có nhu cầu phân tích tài chính doanh nghiệp: Về cơ bản, tất cả những chủ
thể mà lợi ích của họ trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến doanh nghiệp thì đều sẽ có
nhu cầu tiến hành việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Họ có thể là
các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai, các
đối tác kinh doanh, các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, người lao động
trong doanh nghiệp...
• Mục tiêu phân tích tài chính: Đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh
nghiệp để có cơ sở ra những quyết định hợp lý.
 Đối với nhà quản trị tài chính doanh nghiệp.
 Đối với nhà đầu tư.
 Đối với nhà cho vay.
 Đối với cơ quan của Nhà nước (thuế).
7
v1.0015103206
2. CHỦ THỂ VÀ MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
8
Nhà quản 
lý doanh 
nghiệp
Đánh giá toàn diện tình hình
tài chính, tình hình hoạt
động, xác định điểm mạnh,
điểm yếu của doanh nghiệp.
Đưa ra các quyết định quản
lý cần thiết giúp cải thiện và
nâng cao tình hình tài chính
và tình hình hoạt động của
doanh nghiệp.
Nhà đầu
tư
Đánh giá khả năng sinh lợi và
triển vọng phát triển của
doanh nghiệp.
Đưa ra các quyết định liên
quan đến vấn đề đầu tư vốn
vào doanh nghiệp.
Người 
cho vay
Đánh giá khả năng trả nợ của
doanh nghiệp, đánh giá mức
độ rủi ro mất vốn khi cho
doanh nghiệp vay
Đưa ra các quyết định liên
quan đến vấn đề cấp tín
dụng cho doanh nghiệp.
v1.0015103206
3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Thu thập 
thông tin
Xử lý
thông tin
Dự đoán
và ra
quyết định
9
v1.0015103206
3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
10
• Điều kiện – kinh tế xã hội.
• Thông tin về ngành kinh doanh.
• Thông tin về doanh nghiệp.
 Thông tin tài chính – kế toán (BCTC);
 Thông tin chung về Doanh nghiệp;
 Khả năng điều hành của Ban lãnh đạo;
 Tình hình giao dịch với tổ chức tín dụng;
 
Nội bộ
- Hệ thống sổ sách kế toán;
- Quan sát trực tiếp;
- Phỏng vấn.
Ngoài Doanh nghiệp
- Tổ chức chuyên nghiệp;
- Chuyên gia phân tích;
- Phương tiện truyền thông;
- Thuế, thanh tra, kiểm toán, đối tác
v1.0015103206
4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
• Phương pháp so sánh.
• Phương pháp tỷ lệ.
• Phương pháp phân tích tách đoạn (Dupont).
• Phương pháp khác.
11
• Phương pháp so sánh
 Phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống
nhất về không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán).
 Xác định được gốc so sánh: Gốc so sánh được chọn phụ thuộc vào mục đích phân
tích (Dựa vào từng mục tiêu phân tích khác nhau, gốc so sánh có thể là chỉ tiêu kỳ
trước, chỉ tiêu kỳ kế hoạch, giá trị trung bình của ngành).
 Nội dung so sánh:
 So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước.
 So sánh số thực hiện với số kế hoạch.
 So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành.
 Kỹ thuật so sánh: So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối.
v1.0015103206
4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH (tiếp theo)
• Phương pháp tỷ số
 Xác định và tính toán các tỷ số tài chính phù hợp
với giác độ và mục tiêu phân tích.
 Xác định được định mức/ngưỡng để nhận xét.
 So sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp với
giá trị các ngưỡng tham chiếu và đánh giá.
12
• Phương pháp phân tích tách đoạn (Dupont)
Bản chất của phương pháp này là: Tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của
doanh nghiệp (như thu nhập sau thuế trên tổng tài sản (ROA), hay thu nhập sau thuế trên
vốn chủ sở hữu (ROE)) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với
nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
v1.0015103206
5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH
5.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
5.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 
5.3. Phân tích tỷ số tài chính
5.4. Phân tích Dupont 
13
v1.0015103206
5.1. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
• Phân tích kết cấu tài sản và kết cấu nguồn vốn.
 Phân tích kết cấu tài sản: nhằm rút ra các đánh giá về: Đặc điểm kinh doanh, năng
lực hoạt động, chiến lược đầu tư, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
 Phân tích kết cấu nguồn vốn: nhằm rút ra các đánh giá về: Chiến lược tài trợ, mức
độ tự chủ tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng trả nợ, khả năng
huy động vốn trong tương lai của doanh nghiệp.
14
v1.0015103206
5.1. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tiếp theo)
• Phân tích Vốn lưu động ròng (Net working
capital – NWC)
Nhằm đánh giá 2 vấn đề quan trọng:
 Một là, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn không?
 Hai là, tài sản cố định của doanh nghiệp có
được tài trợ một cách vững chắc bằng
nguồn vốn dài hạn không?
• Phân tích diễn biến nguồn vốn và tình hình
sử dụng vốn.
Nhằm đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn
trong 1 kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, và
cách thức doanh nghiệp tài trợ vốn cho các hoạt
động sử dụng vốn ấy.
15
v1.0015103206
5.1. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tiếp theo)
16
• Phân tích DHG của Công ty Chứng khoán
VP Bank vào tháng 5/2014.
v1.0015103206
5.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
• Bản chất: Việc phân tích tình hình doanh
thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp.
• Mục tiêu của việc phân tích: Xác định mối
liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo
cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh
chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và
với số liệu trung bình ngành (nếu có) để đánh
giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu, cũng
như đánh giá kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
17
v1.0015103206
5.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (tiếp theo)
18
Nguồn: DHG
v1.0015103206
5.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (tiếp theo)
19
Nguồn: DHG
v1.0015103206
5.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (tiếp theo)
Nguồn: DHG
20
v1.0015103206
5.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (tiếp theo)
21
Nguồn: DHG
v1.0015103206
5.3. PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH
• Phân tích nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán.
• Phân tích nhóm tỷ số phản ánh khả năng cân đối vốn.
• Phân tích nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động.
• Phân tích nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi.
22
v1.0015103206
5.3. PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH (tiếp theo)
• Phân tích nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán
23
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời 
(Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =
Tiền + Đầu tư TC ngắn hạn + Phải thu ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời =
Tiền
Nợ ngắn hạn
Nguồn: DHG
v1.0015103206
5.3. PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH (tiếp theo)
• Phân tích nhóm tỷ số phản ánh khả năng cân đối vốn
24
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) =
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Tỷ số VCSH trên tổng tài sản 
(hệ số VCSH, hệ số tự tài trợ) =
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Tỷ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu =
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE) =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Lãi vay
Chỉ số khả năng cân đối vốn của DHG
2009 2010 2011 2012 2013
Nguồn: DHG
v1.0015103206
5.3. PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH (tiếp theo)
• Phân tích nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động
25
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Kỳ thu tiền trung bình =
Khoản phải thu bình quân
Doanh thu thuần bình quân ngày
Vòng quay Tài sản cố định
(Hiệu suất sử dụng tài sản cố định) =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định ròng bình quân
Vòng quay Tổng tài sản
(Hiêu suất sử dụng tổng tài sản) =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Chỉ số khả năng hoạt động của DHG
2011 2012 2013 2014F
Nguồn: DHG
v1.0015103206
5.3. PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH (tiếp theo)
• Phân tích nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi
26
Tỷ suất doanh lợi doanh thu
(ROS) (Lợi nhuận ròng biên) =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản
(Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản) (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất doanh lợi Vốn chủ sở hữu
(Tỷ suất sinh lợi Vốn chủ sở hữu) (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Thu nhập một cổ phần thường (EPS) =
(Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông 
ưu đãi)
Số cổ đông thường lưu hành bình quần
v1.0015103206
5.3. PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH (tiếp theo)
• Phân tích nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi
Nguồn: DHG
27
Nguồn: DHG
v1.0015103206
5.4. PHÂN TÍCH DUPONT (đẳng thức 1)
28
ROA = LNST / TS
Doanh thu / Tài Sản
Tỷ suất doanh lợi 
doanh thu
Vòng quay 
tổng tài sản
LNST / Doanh thu
v1.0015103206
5.4. PHÂN TÍCH DUPONT (đẳng thức 2)
ROE = LNST / VCSH
Tài sản / VCSH
Tỷ suất sinh lợi tổng 
tài sản (ROA)
Hệ số nhân vốn chủ 
sở hữu
LNST / Tài sản
29
v1.0015103206
5.4. PHÂN TÍCH DUPONT (đẳng thức 3)
30
ROE = LNST / VCSH Doanh thu / Tài sản
Tài sản / VCSH
Tỷ suất doanh lợi 
doanh thu
Hệ số nhân vốn
chủ sở hữu
Vòng quay 
tổng tài sản
LNST / Doanh thu
v1.0015103206
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vấn đề đặt ra: Tại sao cùng một công ty với các thông tin tài chính công bố là như nhau
nhưng các đối tượng khác nhau lại ra các quyết định khác nhau?
Giải thích:
Mỗi một chủ thể khi tiến hành phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp đều
nhằm đến một mục tiêu nhất định. Các nhóm chủ thể khác nhau thì mục tiêu phân tích
cũng sẽ khác nhau, dẫn đến quyết định đưa ra sẽ không giống nhau. Thậm chí, kể cả có
cùng thuộc về một nhóm chủ thể, và mục tiêu phân tích tài chính về cơ bản là đồng nhất,
nhưng do mỗi chủ thể có thể có trình độ chuyên môn khác nhau, quan điểm cá nhân khác
nhau, hoàn cảnh xã hội khác nhau, lựa chọn nội dung và phương pháp phân tích khác
nhau, nên họ hoàn toàn có thể đưa ra các quyết định khác nhau, mặc dù sử dụng cùng
một bộ thông tin đầu vào.
31
v1.0015103206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Các yếu tố khác không đổi, hành động nào sau đây sẽ làm tăng tỷ số khả năng thanh
toán ngắn hạn?
A. Tăng khoản phải thu.
B. Tăng khoản phải trả.
C. Tăng tài sản cố định ròng.
D. Tăng giấy nợ phải trả.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Tăng khoản phải thu.
• Giải thích: Trên bảng cân đối kế toán, tăng khoản phải thu làm gia tăng tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp.
32
v1.0015103206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
MPC vừa phát hành thêm cổ phiếu thường mới và sử dụng số tiền thu được để thanh
toán một số giấy nợ ngắn hạn. Hành động này không ảnh hưởng tới tổng tài sản và
lợi nhuận hoạt động của công ty. Những tác động nào dưới đây có thể xuất hiện như
là hệ quả của hành động này?
A. Tỷ số khả năng sinh lời cơ bản của công ty tăng.
B. Tỷ số TIE giảm xuống.
C. Tỷ số Nợ của công ty tăng lên.
D. Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng lên.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng lên.
• Giải thích: Hành động này khiến nợ ngắn hạn giảm và theo đó khả năng thanh toán
ngắn hạn tăng.
33
v1.0015103206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Phân tích tài chính có nhiệm vụ tạo ra các tiền đề khoa học cho việc ra các quyết định
quản lý, đầu tư và kinh doanh hợp lý.
• Mục tiêu của phân tích tài chính là khác nhau đối với từng chủ thể phân tích khác nhau.
• Quy trình phân tích: thu thập thông tin; xử lý thông tin; dự báo và ra quyết định.
• Phương pháp phân tích tài chính: phương pháp so sánh; phương pháp tỷ số; phương
pháp tách đoạn (Dupont); phương pháp khác.
• Phân tích tài chính bao gồm các nội dung cơ bản sau:
 Phân tích bảng cân đối kế toán.
 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
 Phân tích các nhóm tỷ số tài chính.
 Phân tích Dupont.
34

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_bai_4_phan_tich_tai_chinh_tran.pdf