Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp (Bản đẹp)
Nội dung
Bài học này trước hết trình bày về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, tiếp
theo đó là các vấn đề cơ bản liên quan đến một số loại thuế quan trọng mà doanh nghiệp
phải tính và nộp trong quá trình kinh doanh, và cuối cùng sẽ là các nội dung quản lý thu
chi trong doanh nghiệp (bao gồm quản lý thu ngân quỹ, quản lý chi ngân quỹ và cân đối
ngân quỹ).
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp (Bản đẹp)

Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp 38 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 BÀI 2 QUẢN LÝ THU CHI TRONG DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học Quản lý thu chi về bản chất chính là quản lý dòng tiền vào, ra xuất hiện trong hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, việc thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi sẽ tạo điều kiện cho sự hoạt động ổn định và trơn tru của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Bài học này có mục tiêu cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản liên quan đến công việc quản lý thu chi trong doanh nghiệp. Do dòng tiền vào, ra có mối quan hệ mật thiết với các vấn đề về doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như các khoản thuế phải nộp khác nhau của doanh nghiệp, nên bên cạnh thu và chi của doanh nghiệp, thì doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thuế cũng sẽ được trình bày cẩn thận trong bài học này. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Chương 2, trang 25 – 50, sách “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào đồng chủ biên, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013. 2. Chương 14, trang 397 – 411, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, TS. Bùi Văn Vần và TS. Vũ Văn Ninh đồng chủ biên, Nxb Tài chính, 2013. 3. Các phần tài liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong môn học “Nguyên lý kế toán” hoặc “Kế toán tài chính”. 4. Luật thuế Giá trị gia tăng, luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài học này trước hết trình bày về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, tiếp theo đó là các vấn đề cơ bản liên quan đến một số loại thuế quan trọng mà doanh nghiệp phải tính và nộp trong quá trình kinh doanh, và cuối cùng sẽ là các nội dung quản lý thu chi trong doanh nghiệp (bao gồm quản lý thu ngân quỹ, quản lý chi ngân quỹ và cân đối ngân quỹ). Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 39 Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: Trình bày được khái niệm doanh thu nói chung cũng như các bộ phận hợp thành tổng doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp nói riêng, nêu được ví dụ về từng bộ phận doanh thu ấy. Trình bày được các khái niệm đồng thời lấy được các ví dụ về chi phí nói chung và chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí khác nói riêng. Trình bày được các khoản mục và yếu tố cơ bản của chi phí sản xuất kinh doanh. Phân biệt được chi phí sản xuất kinh doanh với giá thành sản phẩm. Trình bày được các vấn đề cơ bản về thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt và thuế Thu nhập doanh nghiệp dựa theo các luật thuế hiện hành ở Việt Nam. Phân biệt được thu với doanh thu và chi với chi phí của doanh nghiệp. Lập được báo cáo ngân quỹ dựa trên các thông tin thu thập được về tình hình kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp 40 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 Tình huống dẫn nhập Người nuôi cá tra đang có nguy cơ lỗ nặng Việt Nam là nước chiếm trên 80% thị phần cá da trơn trên thế giới, và có một tương lai rất sáng sủa trong lĩnh vực nuôi và xuất khẩu loại thủy sản này. Song, thật đáng tiếc là tình trạng bỏ trống ao nuôi đang lan tràn và phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Lý do rất giản đơn: người nuôi cá tra đang có nguy cơ bị lỗ nặng. Nếu như năm 2007, giá cá tra xuất khẩu bình quân 4,93 USD/kg, thì đến năm 2014, chỉ còn 1,8 – 2,5 USD/kg, do bị chính các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh ngược, kéo xuống; và để bù đắp cho phần giảm sút này, các doanh nghiệp xuất khẩu quay lại chèn ép người nuôi, giảm giá thu mua, trong khi chi phí về thức ăn, nhân công, thuốc thú y tăng mạnh. Hậu quả là có nhiều hộ nuôi lớn – kinh doanh cá thể, khi xuất bán một lứa cá, thu về đến 2 – 3 tỷ đồng, song thực ra tổng chi phí cho lứa cá nuôi đó lại lên tới 2,2 – 3,6 tỷ; khiến họ thua lỗ 200 – 600 triệu. Hệ quả là không những họ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng, mà ngay cả khả năng trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt thường nhật của gia đình cũng bị ảnh hưởng. 1. Việc thu được 2 – 3 tỷ tiền bán cá có mang lại niềm vui thực sự cho người nông dân nuôi cá không? 2. Tại sao doanh thu lớn, nhưng người nuôi cá vẫn bị lỗ nặng? 3. Các hậu quả có thể xảy ra do tình trạng “doanh thu nhiều nhưng lỗ nặng” như trong ví dụ này là gì? Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 41 Nhận xét: Hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh rất đa dạng và phức tạp. Trong thực tiễn, để có thể quản trị được tốt các hoạt động của doanh nghiệp, người ta gần như không bao giờ “vơ đũa cả nắm” để mà quản lý, thông thường, trước khi thực hiện các công việc quản lý cụ thể, họ sẽ tiến hành phân chia cái tập hợp “cồng kềnh” các hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp này ra thành các tập hợp con (các nhóm nhỏ), rồi sau đó mới bắt đầu tiến hành quản lý. Chính việc quản lý chi tiết theo từng nhóm nhỏ kết hợp với quản lý chung như thế này mới giúp cho việc quản lý doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng, trơn tru và đạt được hiệu quả cao hơn. Trên giác độ kế toán tài chính, người ta hiện đang sử dụng cách thức phân chia hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp như sau: Trong đó: Hoạt động sản xuất kinh doanh: được hiểu là một tập hợp bao gồm các hoạt động về sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Đây là mảng hoạt động tạo nên doanh thu chủ yếu trong kỳ của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính: được hiểu là một tập hợp bao gồm các hoạt động: Huy động vốn; Đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp (Đầu tư tài chính) và Các hoạt động mang tính chất tài chính khác như chiết khấu thanh toán, kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ... Hoạt động khác: được hiểu là các hoạt động không thường xuyên, có tính chất bất thường đối với doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam hiện nay cũng như mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành đều được xây dựng dựa trên cách thức phân loại hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp như trên. Phần trình bày dưới đây cũng được thiết kế dựa trên cách thức phân chia ấy. 2.1. Doanh thu của doanh nghiệp Khái niệm Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh Hoạt động khác Hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động tài chính Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp 42 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 Các bộ phận hợp thành tổng doanh thu của doanh nghiệp Quá trình hoạt động của doanh nghiệp tất yếu sẽ làm phát sinh các lợi ích kinh tế nhất định, nếu như các lợi ích kinh tế ấy được xác định là thuộc về doanh nghiệp và có xu hướng làm gia tăng quy mô số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó, thì các lợi ích kinh tế ấy được gọi là doanh thu của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói, doanh thu chính là hệ quả đầu ra từ các hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp. Do hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp lại được phân chia thành: Hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, sau đó, hoạt động kinh doanh lại tiếp tục được phân chia thành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Nên doanh thu (với tư cách là hệ quả của các hoạt động) hoàn toàn cũng có thể được phân chia thành các bộ tương ứng, với nguyên tắc phân chia: “Hoạt động nào thì doanh thu nấy”. Cụ thể như sau: o Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là bộ phận doanh thu của doanh nghiệp được hình thành từ các hoạt động sản xuất và bán hàng thông thường trong kỳ. Nói chi tiết hơn, Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt động sản xuất và bán hàng thông thường của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp tích cực sản xuất, nhưng việc tiêu thụ bị đình đốn, doanh nghiệp không bán được hàng, như vậy, sẽ không thể có doanh thu. Ngược lại, xét một doanh thương mại, họ không tiến hành hoạt động sản xuất, nhưng việc mua hàng về và bán hàng ra vẫn cứ diễn ra đều đều, thì doanh thu vẫn phát sinh và được ghi nhận bình thường. Như vậy, có thể nói, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh thực chất là được tạo ra từ hoạt động bán hành của doanh nghiệp, hoạt động sản xuất chỉ tạo ra tiền đề cho hoạt động bán hàng là thành phẩm mà thôi. Do đó, để thể hiện chính xác hơn nguồn gốc hình thành, người ta còn gọi doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh bằng một cái tên khác là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp Doanh thu hoạt động kinh doanh Doanh thu khác (Thu nhập khác) Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Doanh thu hoạt động tài chính Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 43 Bản chất của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được (sau khi đã loại bỏ đi các khoản thuế ở khâu tiêu thụ như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt) từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Công thức xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: S = ∑ (Qi Pi) Trong đó: S: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ. Qi, Pi: Lần lượt là số lượng sản phẩm bán ra và giá bán đơn vị sản phẩm của loại sản phẩm i. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Trong thực tế, quy mô của khoản tài chính này ở các doanh nghiệp khác nhau là rất khác nhau, bởi vì quy mô ấy phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố. Nếu ta nhìn vào công thức xác định vừa trên, sẽ dễ dàng nhận thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm bán ra và giá bán đơn vị tương ứng của từng loại sản phẩm. Từ đó, để nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, cũng như vai trò của từng nhân tố đó, ta cần phải tìm hiểu và phân tích xem tác nhân nào ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra và giá bán tương ứng của hàng hóa dịch vụ ấy. Qua phân tích, các nhà kinh tế đã rút ra được một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của một doanh nghiệp, cụ thể như sau: (1) Khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung ứng ra thị trường (Năng lực tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp). (2) Chất lượng của các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. (3) Quan hệ cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. (4) Phương thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phương thức thanh toán tiền hàng mà doanh nghiệp đề nghị cho khách hàng. (5) Uy tín doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. Lưu ý: Trong hoạt động thực tiễn, các nhà tài chính cần phải phân biệt được thời điểm thu tiền hàng với thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là hai thời điểm hoàn toàn khác nhau, và có vai trò, ý nghĩa riêng trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Thời điểm thu tiền là thời điểm doanh nghiệp thực sự nhận được tiền hàng của số hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là thời điểm mà quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa đã được chuyển giao hoặc dịch vụ đã được thực hiện, và người mua đã chấp nhận thanh toán số tiền hàng liên quan, không kể tại thời điểm ấy, doanh nghiệp đã thu được tiền hay chưa. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp 44 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 Trong thực tế, doanh nghiệp có thể tiến hành ghi nhận doanh thu trước, sau, hoặc trùng với thời điểm thu tiền hàng. Ví dụ: Ngày 05/01/2013, Nhà sản xuất xe đạp điện AMBIKE ký kết một hợp đồng kinh tế với công ty TNHH Hưng Thịnh về việc sẽ cung cấp cho công ty này 100 sản phẩm xe đạp điện. Trên giác độ của công ty AMBIKE, ta thấy: TT Nội dung 20/01/2013 25/01/2013 1. TH 1: Ngày 20/01/2013, AMBIKE hoàn thành việc vận chuyển và bàn giao 100 chiếc xe đạp điện cho công ty Hưng Thịnh. Đồng thời, phía Hưng Thịnh cũng đã chuyển khoản đủ tiền, trả cho AMBIKE. Thời điểm ghi nhận doanh thu. Thời điểm thu tiền. (Tiền gửi ngân hàng của AMBIKE tăng lên, đồng thời, AMBIKE cũng tiến hành ghi nhận doanh thu) 2. TH 2: Ngày 20/01/2013, AMBIKE hoàn thành việc vận chuyển và bàn giao 100 chiếc xe đạp cho phía Hưng Thịnh. Ngày 25/01/2013, Hưng Thịnh chuyển khoản đủ tiền, trả cho AMBIKE. Thời điểm ghi nhận doanh thu. (Khoản phải thu khách hàng của AMBIKE tăng lên, đồng thời, AMBIKE cũng tiến hành ghi nhận doanh thu) Thời điểm thu tiền. (Tiền gửi ngân hàng của AMBIKE tăng lên, đồng thời, Khoản phải thu khách hàng của AMBIKE giảm xuống) 3. TH 3: Ngày 20/01/2013, phía Hưng Thịnh chuyển khoản đủ tiền, trả cho AMBIKE. Ngày 25/01/2013, AMBIKE hoàn thành việc vận chuyển và bàn giao 100 chiếc xe đạp cho công ty Hưng Thịnh. Thời điểm thu tiền. (Tiền gửi ngân hàng của AMBIKE tăng lên, đồng thời, Nợ phải trả (người mua trả tiền trước) của AMBIKEcũng tăng lên) Thời điểm ghi nhận doanh thu. (Nợ phải trả (người mua trả tiền trước) của AMBIKE giảm xuống, đồng thời, AMBIKE cũng tiến hành ghi nhận doanh thu) o Doanh thu hoạt động tài chính Đây là bộ phận doanh thu được hình thành từ các hoạt động tài chính trong kỳ của doanh nghiệp. Nói chi tiết hơn, Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt động tài chính trong kỳ, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các khoản cơ bản sau: Trái tức, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia. Lãi thu được từ nhượng bán chứng khoán đầu tư. Lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Lãi cho vay được nhận Lãi từ kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ... Lãi bán hàng trả chậm. Chiết khấu thanh toán được hưởng. Lãi thu được do thay đổi tỷ giá. Chú ý: Doanh thu hoạt động kinh doanh = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 45 o Doanh thu khác Doanh thu khác (Thu nhập khác) chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt động bất thường, không thường xuyên của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh thu khác (Thu nhập khác) của doanh nghiệp bao gồm một số khoản sau: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; ... ản cố định có giá trị còn lại là 300 triệu đồng. Nửa nguồn vốn của bảng cân đối kế toán ngày 01/01/2014, bên cạnh khoản phải trả nhà cung cấp (đã được đề cập) là 50 triệu đồng, còn có chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu với giá trị còn lại là 375 triệu đồng. Trong trường hợp đơn giản nhất, bảng cân đối ngân quỹ 3 tháng đầu năm 2014 của doanh nghiệp Xuân Hòa có thể được thiết lập như sau: Biểu 2.6 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Dư tiền đầu tháng 15 41 91 Chênh lệch thu chi 26 50 30 Dư tiền cuối tháng 41 91 121 Ngoài ra, căn cứ trên các số liệu đã thu thập và tính toán, ta còn có thể lập được bảng cân đối kế toán tại thời điểm đầu và cuối quý 1 năm 2014 của doanh nghiệp Xuân Hòa theo dạng nguyên lý giản đơn như sau: Biểu 2.7 Đơn vị: Triệu đồng Tài sản 01/01/2014 31/03/2014 Nguồn vốn 01/01/2014 31/03/2014 Tiền 15 121 Phải trả người bán 50 44 Phải thu khách hàng 80 110 Phải nộp NSNN 0 12 Hàng tồn kho 30 50 Vốn chủ sở hữu (*) 375 435 GTCL của TSCĐ 300 210 Tổng Tài sản 425 491 Tổng Nguồn vốn 425 491 (*) Khoản lợi nhuận sau thuế (60 triệu đồng) được tạo ra trong kỳ đã qua, đã được doanh nghiệp Xuân Hòa giữ lại toàn bộ, bổ sung tăng vốn chủ sở hữu, đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động trong tương lai. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 69 Tóm lược cuối bài Quá trình hoạt động kinh doanh trong kỳ có khả năng tạo ra cho doanh nghiệp các lợi ích kinh tế nào đó (các lợi ích kinh tế ấy được gọi là doanh thu), đồng thời, cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra những hao phí nhất định về vật chất và lao động sống (biểu hiện bằng tiền của các hao phí này gọi là chi phí của doanh nghiệp). Phần chênh lệch giữa doanh thu ghi nhận trong kỳ với tất cả những chi phí mà doanh nghiệp phải chịu để tạo nên lượng doanh thu đó được gọi là lợi nhuận. Lợi nhuận chính là phần lợi ích kinh tế “ròng” mà doanh nghiệp nhận được sau mỗi kỳ hoạt động, đây chính là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp bù đắp các khoản lỗ của các năm trước theo quy định của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp với Ngân sách Nhà nước, chi trả lợi tức cho các chủ sở hữu và bổ sung tăng vốn đáp ứng các nhu cầu về mở rộng hoạt động trong tương lai. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước. Trong số các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp, phổ biến nhất là ba loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp. Các loại thuế nói chung chính là một thành tố quan trọng tham gia cấu thành nên các dòng tiền vào, ra trong kỳ của doanh nghiệp, do vậy, chúng cần phải được quan tâm đúng mức khi doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch ngân quỹ của mình. Báo cáo ngân quỹ của doanh nghiệp thường bao gồm ba phần cơ bản là: Thu ngân quỹ, chi ngân quỹ và cân đối ngân quỹ. Việc doanh nghiệp lập được các báo cáo ngân quỹ có chất lượng cho các kỳ khác nhau sẽ tạo điều kiện cho việc đảm bảo khả năng chi trả cũng như tính ổn định, trơn tru trong suốt quá trình tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp 70 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 Câu hỏi ôn tập Câu hỏi tự luận 1. Phân biệt doanh thu với thu, chi phí với chi của doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa. Trên cơ sở đó, hãy chứng minh tầm quan trọng của quản trị ngân quỹ đối với doanh nghiệp. 2. Hãy trình bày khái quát các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, hãy đề xuất một số giải pháp giúp gia tăng lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. 3. Hãy trình bày khái quát phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận xét về vấn đề này tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 4. So sánh 2 phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng: trực tiếp và khấu trừ thuế. 5. So sánh thuế Giá trị gia tăng và thuế Tiêu thụ đặc biệt. 6. Hãy trình bày khái quát các nhân tố ảnh hưởng tới thu và chi ngân quỹ trong kỳ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, hãy đề xuất một số giải pháp giúp tăng thu, giảm chi trong kỳ của doanh nghiệp. Câu hỏi bình luận 1. Bình luận ý kiến: “Việc doanh nghiệp trả lãi vay cho ngân hàng và cổ tức cho cổ đông đều tạo nên khoản tiết kiệm thuế TNDN”. (Khoản tiết kiệm thuế TNDN đã được đề cập khi phân tích nguyên tắc “Tác động của thuế” trongquản lý tài chính, ở bài “Tổng quan về tài chính doanh nghiệp). 2. Bình luận ý kiến: “Một doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ cao, chắc chắn không thể bị mất khả năng thanh toán”. 3. Bình luận ý kiến: “Thuế Giá trị gia tăng vừa là doanh thu vừa là chi phí của doanh nghiệp”. 4. Bình luận ý kiến: “Thuế Giá trị gia tăng và thuế Tiêu thụ đặc biệt đều điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cuối cùng”. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 71 Bài tập ôn tập Bài 1. Công ty An Thái kinh doanh mặt hàng thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng (GTGT) (thuế suất 10%) và thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (thuế suất 50%). Tháng 1/2010, tiền bán hàng theo giá thanh toán của công ty là 660 triệu. Cũng trong tháng đó, An Thái phải mua các nguyên vật liệu để sản xuất với giá chưa thuế TTĐB là 340 triệu. Tổng số thuế TTĐB trên hóa đơn mua hàng là 60 triệu. Các nguyên vật liệu này đều chịu thuế GTGT với thuế suất bằng 10%. Giả sử các hàng hóa, dịch vụ khác công ty phải mua để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đều không thuộc diện chịu thuế GTGT và thuế TTĐB. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tất cả các giao dịch đều được thanh toán ngay 50%, phần còn lại trả vào tháng 2/2010. Yêu cầu: a. Tính doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và số tiền thực thu từ hoạt động bán hàng trong tháng 1/2010 của công ty An Thái. b. Tính số tiền thực chi để mua nguyên vật liệu của công ty An Thái trong tháng 1/2010. c. Tính thuế GTGT phải nộp và thuế TTĐB phải nộp của công ty An Thái trong tháng 1/2010 (giả định: toàn bộ số thuế TTĐB phát sinh trên hóa đơn mua hàng trong kỳ đều được khấu trừ hết). Trong trường hợp nào thì toàn bộ số thuế TTĐB phát sinh trên hóa đơn mua hàng trong kỳ sẽ được khấu trừ hết ngay trong kỳ đó? Bài 2. Ngày 1/1 năm N, doanh nghiệp Z có số vốn góp 600 triệu, vay ngắn hạn ngân hàng 200 triệu, vay dài hạn ngân hàng 200 triệu Doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ 600 triệu, dự trữ vật tư hàng hoá 200 triệu, còn lại là dự trữ tiền. Cho biết thông tin về hoạt động kinh doanh trong quý I/năm N như sau: 1. Tiền bán hàng theo giá có thuế GTGT cả quý 990 triệu, khách hàng trả ngay 70%, còn lại được trả vào quý sau. 2. Tiền mua vật tư, hàng hóa theo giá có thuế GTGT cả quý bằng 66% tiền bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT cả quý. Doanh nghiệp thanh toán ngay 60% tiền mua hàng, phần còn lại được trả vào quý sau. 3. Chi phí trực tiếp (Không kể chi phí vật tư và khấu hao) 45 triệu/quý được trả ngay. 4. Chi phí gián tiếp (Không kể khấu hao, mua ngoài, lãi vay và thuế khác) 30 triệu/quý được trả ngay. 5. Khấu hao cơ bản trong quý 30 triệu, được phân bổ 50% vào chi phí trực tiếp, còn lại vào chi phí gián tiếp. 6. Dự trữ vật tư hàng hoá cuối quý 220 triệu. 7. Tiền dịch vụ mua ngoài (Chưa có thuế GTGT) 30 triệu/quý được trả ngay trong quý. 8. Doanh nghiệp tính thuế GTGT với thuế suất 10% cho hoạt động bán, mua và dịch vụ mua ngoài theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT thu hộ (Đầu ra) và thuế GTGT trả hộ (Đầu vào) được tính ngay trong quý phát sinh hoạt động mua, bán và mua ngoài. Thuế GTGT còn Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp 72 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 phải nộp được nộp vào quý sau. Thuế khác (Được tính vào chi phí gián tiếp) trong quý 10 triệu được nộp ngay trong quý. Thuế thu nhập doanh nghiệp 25% được nộp vào ngày cuối quý. 9. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, lãi được trả ngay trong quý, vốn trả vào quý sau. Lãi vay dài hạn 15%/năm, được trả thành 4 lần bằng nhau trong năm, lần đầu vào tháng 3; gốc trả 1 lần vào năm sau. 10. Thu nhập trước thuế từ hoạt động khác trong quý 10 triệu được thu vào quý sau. 11. Bỏ qua chênh lệch sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. Yêu cầu: a. Tính tổng số thuế nộp Nhà nước trong quý I/N. b. Lập Bảng cân đối kế toán ngày 1/1/N. c. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/N. d. Lập Báo cáo ngân quỹ quý 1/N. f. Lập Bảng cân đối kế toán ngày 31/3/N. Bài 3. Ngày 1/1 năm N, Doanh nghiệp Z có số vốn góp 600 triệu, vay ngắn hạn ngân hàng 200 triệu, vay dài hạn ngân hàng 200 triệu, Doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ 700 triệu, dự trữ vật tư hàng hoá 190 triệu, còn lại là dự trữ tiền. Cho biết thông tin về hoạt động kinh doanh trong quý I/năm N như sau: 1. Tiền bán hàng theo giá chưa có thuế (thuế GTGT & thuế TTĐB) cả quý 900 triệu, trong đó, 300 triệu thuộc diện tính thuế TTĐB. 50% tiền bán hàng (Theo giá thanh toán) được khách hàng thanh toán ngay, còn lại được thanh toán vào quý sau. 2. Tiền mua vật tư, hàng hóa theo giá chưa có thuế GTGT cả quý bằng 60% tiền bán hàng theo giá có thuế GTGT cả qúy. Doanh nghiệp thanh toán ngay 40% tiền mua hàng (Theo giá thanh toán), phần còn lại được trả vào quý sau. 3. Chi phí trực tiếp (Không kể chi phí vật tư và khấu hao) 25 triệu/quý được trả ngay. 4. Chi phí gián tiếp (Không kể khấu hao, mua ngoài, lãi vay và thuế khác) 20 triệu/quý được trả ngay. 5. Khấu hao cơ bản trong quý 20 triệu, được phân bổ 50% vào chi phí trực tiếp, còn lại vào chi phí gián tiếp. 6. Dự trữ vật tư hàng hoá cuối quý 210 triệu. 7. Tiền dịch vụ mua ngoài trong quý (chưa có thuế GTGT) 20 triệu được trả vào quý sau. 8. Doanh nghiệp tính thuế GTGT 10% cho hoạt động bán, mua và dịch vụ mua ngoài theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT thu hộ (Đầu ra) và thuế GTGT trả hộ (Đầu vào) được tính ngay trong quý phát sinh hoạt động mua, bán và dịch vụ mua ngoài. Thuế GTGT còn phải nộp được nộp vào quý sau. Thuế TTĐB có thuế suất 60%, thuế TTĐB đầu vào trên hóa đơn mua hàng được khấu trừ cả quý 50 triệu. Thuế TTĐB được tính và nộp ngay trong quý mua, bán hàng. Thuế khác (Được tính vào chi phí gián tiếp) trong quý 10 triệu được nộp ngay trong quý. Thuế thu nhập doanh nghiệp 25% được nộp vào quý sau. 9. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, lãi được trả ngay trong quý, vốn trả vào quý sau. Lãi vay dài hạn 15%/năm, được trả thành 4 lần bằng nhau theo quý; gốc trả 1 lần vào năm sau. 10. Thu nhập trước thuế từ hoạt động khác trong quý 20 triệu được thu ngay trong quý. Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 73 11. Bỏ qua chênh lệch sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. Yêu cầu: a. Tính tổng số thuế nộp Nhà nước. b. Lập Bảng cân đối kế toán ngày 1/1/N. c. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/N. d. Lập Báo cáo ngân quỹ quý 1/N. f. Lập Bảng cân đối kế toán ngày 31/3/N. Bài 4. Ngày 1/1/N, doanh nghiệp An An có số vốn góp 500 triệu, vay ngắn hạn ngân hàng 200 triệu, vay dài hạn ngân hàng 200 triệu. Doanh nghiệp đầu tư TSCĐ 600 triệu, dự trữ vật tư hàng hóa 200 triệu, còn lại là dự trữ tiền. Cho biết các thông tin về hoạt động kinh doanh trong quý 1/N như sau: 1. Tiền bán hàng theo giá có thuế GTGT mỗi tháng 770 triệu, khách hàng thanh toán ngay 80%, còn lại trả vào tháng sau. 2. Tiền mua vật tư hàng hóa theo giá chưa có thuế GTGT mỗi tháng 400 triệu. Doanh nghiệp phải trả ngay 50% tiền mua hàng, còn lại trả vào tháng sau. 3. Chi phí trực tiếp (chưa kể vật tư, khấu hao) mỗi tháng 10 triệu, trả ngay. 4. Chi phí gián tiếp (chưa kể khấu hao, dịch vụ mua ngoài, lãi vay và thuế khác) mỗi tháng 5 triệu, thanh toán ngay. 5. Khấu hao TSCĐ mỗi tháng 20 triệu, phân bổ 70% vào chi phí trực tiếp, còn lại vào chi phí gián tiếp. 6. Dự trữ hàng hóa cuối quý 180 triệu. 7. Tiền dịch vụ mua ngoài (chưa có thuế GTGT) mỗi tháng 25 triệu. 8. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, lãi trả hàng tháng. Lãi vay dài hạn 15%/năm, trả thành 4 lần bằng nhau trong năm, lần đầu vào tháng 3. 9. Thu nhập trước thuế từ hoạt động khác trong quý bằng 20 triệu, thu vào tháng 2. 10. Doanh nghiệp phải tính và nộp các loại thuế: 11. Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10% cho cả hàng hóa bán ra, vật tư mua vào và dịch vụ mua ngoài. Thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được tính ngay khi phát sinh doanh thu, chi phí. Thuế GTGT còn phải nộp được nộp chậm 1 tháng. 12. Thuế khác (được tính vào chi phí gián tiếp) cả quý 5 triệu, nộp trong tháng 2. 13. Thuế TNDN 25%, nộp vào quý sau. 14. Bỏ qua chênh lệch sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. Yêu cầu: a. Lập Bảng cân đối kế toán đầu và cuối quý 1/N của doanh nghiệp AN AN. b. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh và cân đối ngân quỹ quý 1/N của doanh nghiệp AN AN. Bài 5. Ngày cuối năm N, Doanh nghiệp Z có số vốn góp 900 triệu, vay ngắn hạn ngân hàng 200 triệu, vay dài hạn ngân hàng 200 triệu. Doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ 800 triệu, dự trữ vật tư hàng hoá 350 triệu, còn lại là dự trữ tiền. Ngày 1/1/N+1 doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh. Cho biết các thông tin quý I năm N+1 như sau: Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp 74 TXNHTC02_Bai2_v1.0014112202 1. Tiền bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT mỗi tháng 1000 triệu, trong đó, 600 triệu là tiền bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT mỗi tháng của mặt hàng thuộc diện tính thuế TTĐB. 75% tiền bán hàng (Theo giá thanh toán) được khách hàng thanh toán ngay, còn lại được thanh toán sau 1 tháng. 2. Tiền mua vật tư theo giá chưa có thuế GTGT mỗi tháng bằng 70% tiền bán hàng theo giá chưa thuế (thuế GTGT & thuế TTĐB) mỗi tháng, 60% tiền mua vật tư (Theo giá thanh toán) phải thanh toán ngay, còn lại được thanh toán sau 1 tháng. 3. Chi phí trực tiếp (Không kể chi phí vật tư và khấu hao) mỗi tháng 40 triệu và được trả ngay. 4. Chi phí gián tiếp (Không kể khấu hao, dịch vụ mua ngoài, lãi vay và thuế khác) mỗi tháng 35 triệu và được trả ngay. 5. Khấu hao cơ bản mỗi tháng 15 triệu, được phân bổ 50% vào chi phí trực tiếp và 50% vào chi phí gián tiếp. 6. Dự trữ vật tư hàng hoá cuối quý 300 triệu 7. Dịch vụ mua ngoài theo giá có thuế GTGT mỗi tháng 110 triệu, được trả chậm 1 tháng. 8. Doanh nghiệp tính thuế GTGT thuế suất 10% cho hoạt động bán, mua và dịch vụ mua ngoài theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT được tính ngay trong tháng mua, bán hàng, thuế GTGT còn phải nộp được nộp chậm 1 tháng. Thuế TTĐB thuế suất 50%, thuế TTĐB đầu vào trên hóa đơn mua hàng được khấu trừ mỗi tháng 70 triệu. Thuế TTĐB được tính và nộp ngay trong tháng mua, bán hàng. Thuế khác (được tính vào chi phí) trong quý 20 triệu, nộp vào tháng 3. Thuế TNDN thuế suất 25% được nộp vào quý sau. 9. Lãi vay ngắn hạn 1%/tháng, lãi được trả hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1, gốc ngắn hạn trả vào ngày cuối quý. Lãi vay dài hạn 15%/năm, được trả thành 2 lần bằng nhau, lần đầu vào tháng 6, gốc dài hạn trả vào năm sau. 10. Thu nhập trước thuế từ hoạt động khác trong quý 40 triệu và được thu vào tháng 1. 11. Bỏ qua chênh lệch sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. Yêu cầu: a. Tính tổng số thuế nộp Nhà nước và lập Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/N+1. b. Cân đối ngân quỹ hàng tháng quý I/N+1. c. Lập bảng cân đối kế toán đầu năm và cuối quý I/N+1.
File đính kèm:
bai_giang_quan_tri_tai_chinh_bai_2_quan_ly_thu_chi_trong_doa.pdf