Bài giảng Quản trị rủi ro - Bài 1: Rủi ro trong định chế tài chính

MỤC TIÊU

• Giới thiệu nội dung môn học và hướng dẫn sinh viên làm quen với các khái

niệm liên quan tới rủi ro trong các định chế tài chính và những ứng dụng

của nó trong thực tiễn.

• Sinh viên được hướng dẫn quy trình quản trị rủi ro trong thực tế, từ đó nắm

bắt được cách thức quản trị rủi ro trong Ngân hàng thương mại.

• Sinh viên cần nắm được một cách tổng quan nhất về rủi ro mà các định chế

tài chính có thể gặp phải và quy trình quản trị rủi ro được các tổ chức này

sử dụng.

NỘI DUNG

Tổng quan về định chế tài chính

Rủi ro trong định chế tài chính

Quản lý rủi ro

pdf 26 trang phuongnguyen 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị rủi ro - Bài 1: Rủi ro trong định chế tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị rủi ro - Bài 1: Rủi ro trong định chế tài chính

Bài giảng Quản trị rủi ro - Bài 1: Rủi ro trong định chế tài chính
v1.0012108210
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ RỦI RO
• Mục tiêu:
Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ:
 Nắm được những rủi ro mà một định chế tài chính nói chung và ngân hàng
thương mại nói riêng có thể gặp phải.
 Hiểu được cụ thể quy trình quản trị rủi ro nói chung theo chuẩn mực quốc tế.
 Hiểu sâu được về 3 loại rủi ro đặc trưng của Ngân hàng thương mại theo phân
chia của Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị
trường và rủi ro hoạt động.
 Nắm được các phương pháp đo lường 3 loại rủi ro trên.
• Nội dung nghiên cứu:
 Bài 1: Rủi ro trong định chế tài chính
 Bài 2: Rủi ro thị trường
 Bài 3: Rủi ro tín dụng
 Bài 4: Rủi ro hoạt động
1
v1.0012108210
BÀI 1
RỦI RO TRONG ĐỊNH CHẾ 
TÀI CHÍNH
ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2
v1.0012108210
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Áp dụng luật phá sản đối với ngân hàng ở Việt Nam
• Xét một tình huống cụ thể như sau: Sắp tới khi Việt Nam áp dụng luật phá sản Ngân
hàng thì nếu một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xuyên không đủ khả
năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn và con đường phá sản là
tất yếu. Như một hệ quả, rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến
hàng triệu người gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn, làm cho
nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối
loạn trật tự xã hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong
nước và khu vực.
• Theo quan điểm kinh doanh ngân hàng hiện đại, được nhiều đồng thuận, cho rằng cần
quản trị tất cả các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện. Theo đó,
quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống
nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những
ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
3
1. Vậy các định chế tài chính phải đối mặt với những loại rủi ro nào?
2. Tầm quan trọng của các rủi ro đó ra sao?
3. Quy trình quản trị rủi ro của các định chế tài chính hiện đại tiến hành qua các
bước nào?
v1.0012108210
MỤC TIÊU
• Giới thiệu nội dung môn học và hướng dẫn sinh viên làm quen với các khái
niệm liên quan tới rủi ro trong các định chế tài chính và những ứng dụng
của nó trong thực tiễn.
• Sinh viên được hướng dẫn quy trình quản trị rủi ro trong thực tế, từ đó nắm
bắt được cách thức quản trị rủi ro trong Ngân hàng thương mại.
• Sinh viên cần nắm được một cách tổng quan nhất về rủi ro mà các định chế
tài chính có thể gặp phải và quy trình quản trị rủi ro được các tổ chức này
sử dụng.
4
v1.0012108210
NỘI DUNG
5
Tổng quan về định chế tài chính
Rủi ro trong định chế tài chính
Quản lý rủi ro
v1.0012108210
1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
6
1.2. Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam
1.1. Phân loại định chế tài chính
1.3. Chức năng của ngân hàng đa năng (hiện đại)
v1.0012108210
1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH (tiếp theo)
7
• Hệ thống tài chính: là khuôn khổ bao gồm các quy định pháp lý, thể chế và tác nhân
kinh tế chính thức và không chính thức cùng nhau tạo điều kiện cho dòng vốn luân
chuyển cho các mục đích đầu tư và thương mại.
 Cơ quan quản lý: NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán
 Định chế tài chính: NHTM, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty tài
chính, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí
 Khách hàng: tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân
• Thị trường tài chính là nơi các định chế tài chính và
khách hàng có thể trao đổi/mua bán chứng khoán, hàng
hoá và các món giá trị có thể thay thế khác với chi phí
giao dịch và giá cả nhất định, phản ánh cung cầu.
 Chứng khoán: cổ phiếu và trái phiếu, và giấy tờ có
giá khác.
 Hàng hóa: kim loại quý hoặc hàng hóa nông nghiệp.
v1.0012108210
1.1. PHÂN LOẠI ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
• Tổ chức tín dụng:
 Ngân hàng:
 Ngân hàng thương mại;
 Ngân hàng chính sách;
 Ngân hàng hợp tác xã.
 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
 Quỹ tín dụng;
 Tổ chức tài chính vi mô.
• Bảo hiểm:
 Bảo hiểm nhân thọ;
 Bảo hiểm phi nhân thọ;
 Rủi ro thường gặp.
• Công ty chứng khoán.
• Ngân hàng đầu tư.
• Quỹ đầu tư.
8
v1.0012108210
1.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM 
9
Hệ thống tổ chức tín dụng
Ngân hàng TCTD phi NH
NHTM Nhà nước
NHTM Cổ phần
Chi nhánh NHNNg
NHNNg
Ngân hàng liên doanh
Tổ chức tài chính vi mô
Quỹ TD nhân dân
Công ty cho thuê tài chính
Công ty tài chính
Ngân hàng HTX 
NH Chính sách
v1.0012108210
1.3. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG ĐA NĂNG (hiện đại)
10
Ngân hàng hiện đại
Môi giới Bảo hiêm
Tín dụng
Thanh toán
NH Đầu tư và 
bảo lãnhTiết kiệm
Ủy thác 
và tư vấn 
Quản lý 
ngân quĩ
Lập kế hoạch 
đầu tư
v1.0012108210
2. RỦI RO TRONG ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
11
2.2. Phân loại rủi ro
2.1. Rủi ro là gì
v1.0012108210
2.1. RỦI RO LÀ GÌ? 
• Rủi ro là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kỳ vọng theo kế hoạch.
• Theo Bernard Manso, “Rủi ro là tác động của những biến cố xảy ra trong tương lai lên
giá trị ròng của một chủ thể kinh tế hoặc một danh mục tài sản mà khả năng xảy ra biến
cố đó có thể dự đoán trước nhưng không thể dự đoán chính xác biến cố đó sẽ xảy ra
như thế nào”.
12
v1.0012108210
2.2. PHÂN LOẠI RỦI RO
• Rủi ro lãi suất
• Rủi ro thị trường (Rủi ro giá cả)
• Rủi ro tín dụng
• Rủi ro ngoại bảng
• Rủi ro ngoại hối
• Rủi ro công nghệ
• Rủi ro hoạt động
• Rủi ro thanh khoản
13
v1.0012108210 14
Source: McKinsey
THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ
Phân loại rủi ro
Rủi ro thị trường Rủi ro tín dụng Rủi ro hoạt động Rủi ro thanh khoản
• Lãi suất
• Tỷ giá hối đoái
• Chứng khoán
• Vỡ nợ
• Sự cố tín dụng
• Giao dịch 
thất bại
• Giao dịch bất 
hợp pháp
• Rủi ro thanh 
khoản trong 
ngắn hạn
• Rủi ro thanh 
toán trước hạn
v1.0012108210
3. QUẢN LÝ RỦI RO
15
3.2. Quy trình quản lý rủi ro
3.1. Khái niệm quản lý rủi ro
3.3. Tổ chức quản lý rủi ro
v1.0012108210
3.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ RỦI RO
Quản lý rủi ro là quá trình nhận diện, đo
lường, kiểm soát và xử lý rủi ro nhằm hạn chế
tổn thất về thu nhập hoặc vốn của Định chế tài
chính khi rủi ro xảy ra.
16
v1.0012108210
3.2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO
Nhận diện
Đo lường
Kiểm soát
Xử lý
17
v1.0012108210
3.2.1. NHẬN DIỆN RỦI RO
• Phương pháp dựa vào mục tiêu:
Bất kỳ những gì cản trở việc thực hiện mục tiêu được coi là “rủi ro”.
• Phương pháp đưa ra tình huống:
Đặt giả thiết nếu một việc xảy ra thì sẽ như thế nào?
• Phương pháp dựa vào kinh nghiệm/tiền lệ.
• Phương pháp hỗn hợp: kết hợp các phương pháp nêu trên.
18
v1.0012108210
3.2.2. ĐO LƯỜNG RỦI RO
• Phân tích định tính (lịch sử, sở hữu, mô hình tổ chức, đội
ngũ Quản trị - Điều hành, đánh giá tín nhiệm bên ngoài
(Moody’s, S&P), đánh giá tín nhiệm nội bộ, chế độ kế
toán - kiểm toán...
• Phân tích định lượng (xây dựng các mô hình đo lường và
dự báo rủi ro).
• Phân tích ngành, đối thủ cạnh tranh (thị phần, so với đối thủ
cạnh tranh).
• Phân tích xu hướng (tốt nhất là 3 năm trở lên).
• Yếu tố khác (mức độ tập trung, tính đa dạng).
19
v1.0012108210
3.2.3. KIỂM SOÁT RỦI RO
• Tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro cẩn
trọng (các nguyên tắc quản lý rủi ro của
Basel và các thông lệ tốt nhất).
• Đánh giá rủi ro và xác lập hạn mức (Hạn
mức tín dụng, hạn mức ngoại hối, hạn mức
ngành nghề).
• Xác lập trạng thái giao dịch.
• Xác lập sản phẩm/dịch vụ không được
phép cung ứng.
• Xác lập lượng vốn tương ứng mức rủi ro
(Hệ số Vốn tối thiểu – CAR).
• Xây dựng “văn hóa rủi ro” trong tổ chức.
• Thiết lập chiến lược, chính sách và nguồn
lực (con người, công nghệ, quy trình quản
lý rủi ro).
20
v1.0012108210
3.2.4. XỬ LÝ RỦI RO
• Xử lý theo quy trình: trước, trong và sau giao dịch 
xử lý rủi ro: bộ phận chuyên trách.
• Tận dụng cơ chế giám sát bên ngoài (kiểm toán độc
lập, cơ quan quản lý và sự giám sát của thị trường).
• Chiến lược quản lý rủi ro của ACB: “Chỉ tăng trưởng
trên cơ sở kiểm soát được rủi ro”.
• Với SSI: “Chúng tôi tuân thủ khắt khe các chuẩn
mực đạo đức kinh doanh trên mọi phương diện”.
21
v1.0012108210
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết được khủng hoảng tài chính, đòi hỏi toàn bộ hệ thống tài chính của 1 quốc
gia phải chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro tài chính, vì nguyên nhân sâu xa và cơ
bản nhất của khủng hoảng là do hệ thống kiểm soát rủi ro hoạt động yếu kém. Nên nếu
các NHTM không có sự chuẩn bị cận thận cho vấn đề xây dựng quy trình quản trị rủi ro
đúng chuẩn mực quốc tế thì sẽ phải đối mặt với kịch bản xấu nhất là phá sản khi Luật
phá sản Ngân hàng được áp dụng.
22
v1.0012108210
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Ủy ban Basel chia rủi ro thành mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. 3
23
v1.0012108210
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Quản trị rủi ro tín dụng gồm mấy bước cơ bản?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. 4
24
v1.0012108210
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Hãy cho biết Ngân hàng thương mại có thể gặp phải những loại rủi ro nào? Rủi ro
nào là lớn nhất trong hoạt động của một ngân hàng thương mại ở Việt Nam?
Lời giải:
• Ngân hàng thương mại thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như: Rủi ro tín dụng,
rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường
• Trong đó rủi ro tín dụng đang là rủi ro lớn nhất đối với các NHTM Việt Nam.
25
v1.0012108210
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Bài này cung cấp cho chúng ta những thông tin khái quát nhất về các định chế tài chính,
rủi ro của các định chế tài chính và quy trình quản trị rủi ro trong các định chế tài chính.
Những nội dung này là cơ sở để chúng ta đi sâu nghiên cứu cụ thể từng loại rủi ro (được
phân chia theo Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel) trong các bài tiếp theo.
26

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_rui_ro_bai_1_rui_ro_trong_dinh_che_tai_ch.pdf