Bài giảng Quản trị dự án phần mềm - Bài 6: Giai đoạn thực hiện - Đào Kiến Quốc

CÁC CÔNG VIỆC và CÁC TÀI LIỆU

TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

 Thiết kế chi tiết

 Lập trình

 Kiểm thử ở mức

module

 Mua sắm phần cứng

 Mua sắm phần mềm,

hiệu chỉnh và tích hợp

 Làm tài liệu

 Tài liệu thiết kế chi tiết

 Dự toán mua sắm

 Mua sắm (sửa đổi,

thích nghi, tích hợp)

 Kế hoạch kiểm thử

 Biên bản kiểm thử

 Tài liệu người dùng

 Mã nguồn

pdf 14 trang phuongnguyen 13300
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị dự án phần mềm - Bài 6: Giai đoạn thực hiện - Đào Kiến Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị dự án phần mềm - Bài 6: Giai đoạn thực hiện - Đào Kiến Quốc

Bài giảng Quản trị dự án phần mềm - Bài 6: Giai đoạn thực hiện - Đào Kiến Quốc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Bộ môn Công nghệ Phần mềm
BÀI GIẢNG
QUẢN TRỊ DỰ ÁN PHẦN MỀM
Giảng viên: ĐÀO KIẾN QUỐC
Mobile 098.91.93.980 
Email: dkquoc@vnu.edu.vn
BÀI 6. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
NỘI DUNG 
 Mục tiêu
 Các công việc cần thực hiện
 Tài liệu 
 Hỏi đáp
CÁC CÔNG VIỆC và CÁC TÀI LIỆU
TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN 
 Thiết kế chi tiết 
 Lập trình
 Kiểm thử ở mức 
module
 Mua sắm phần cứng
 Mua sắm phần mềm, 
hiệu chỉnh và tích hợp
 Làm tài liệu
 Tài liệu thiết kế chi tiết
 Dự toán mua sắm
 Mua sắm (sửa đổi, 
thích nghi, tích hợp)
 Kế hoạch kiểm thử
 Biên bản kiểm thử
 Tài liệu người dùng
 Mã nguồn
QUẢN LÝ LẬP TRÌNH 
 Trong giai đoạn thực hiện, công việc của người quản trị dự án 
thiên về quản trị kỹ thuật nhằm đảm bảo lập trình đúng theo thiết 
kế, giữ được tiến độ, đảm bảo được chất lượng của phần mềm 
 Lập trình không phải là một việc mà người quản lý phải trực tiếp 
quản lý, việc quản lý lập trình được quản lý từ khâu trước là thiết 
kế và khâu sau là kiểm thử
 Chú trọng đến sự phối hợp nhịp nhàng của các chuyên viên lập 
trình
 Chú trọng tới tiến độ và chất lượng hơn là sa vào các chi tiết kỹ 
thuật
 Chưa nên bắt đầu lập trình ngay khi thiết kế chưa xong. Càng thiết 
kế chi tiết càng tốn ít công sửa sau này. 
 Tránh nôn nóng, gây sức ép 
 Tránh can thiệp sâu vào công việc lập trình 
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI VÀO LẬP TRÌNH 
 Rà soát kỹ lưỡng thiết kế xem có chỗ nào phải làm lại 
không 
 Rà soát sự sẵn sàng về nhân sự. Suy nghĩ kỹ về sử 
dụng nhân lực. Một chuyên viên lập trình tốt có thể 
cho năng suất gấp nhiều lần (8-10)một nhân viên 
bình thường. Dự phòng các thay đổi bất thường về 
nhân sự
 Đào tạo để các chuyên viên hiểu yêu cầu về dự án. 
Đào tạo về công nghệ sẽ được sử dụng để phát triển 
hệ thống
 Kiểm tra tài nguyên phục vụ cho dự án
 Không thể kiểm soát đựơc nếu hệ thống không được phân rã ở 
mức thoả đáng. Một trong các công việc quản trị là tham gia 
vào quá trình phân rã hệ thống, vì nó còn liên quan đến việc 
điều phối các tài nguyên cho các nhóm
 Thiết kế module theo một sơ đồ phân cấp. Các module sẽ 
được đặc tả bằng tài liệu. Với mỗi module phải có mô tả sơ bộ 
và làm rõ input, output, giao tiếp người máy, các yêu cầu phi 
chức năng, các yêu cầu về an toàn, các module nào gọi đến, 
các module con nào được mô đun này gọi, các file được sử 
dụng, mode sử dụng file (đọc/ghi), các tương tác trong 
module 
 Mức độ chi tiết của thiết kế phụ thuộc vào cả khả năng của lập 
trình viên và cả khả năng kiểm soát trong quản lý và còn có thể 
phụ thuộc vào những yêu cầu cụ thể do khách hàng yêu cầu
 Nhất thiết phải rà soát (review) lại thiết kế các module
THIẾT KẾ MODULE
CÁC CÔNG ĐOẠN TRONG LẬP TRÌNH 
 Lập kế hoạch kiểm thử module. Kế hoạch bao gồm 
việc chuẩn bị các tài nguyên (con ngươi, phương tiện, 
phần mềm, dữ liệu kiểm thử), thời gian, tài chính, 
 Kiểm thử module. kiểm thử tích hợp ở mức độ thấp 
với hai phương pháp là kiểm kê hộp trắng (white box) 
nhằm khẳng định các kiểm soát của chương trình là 
đúng đắn và đầy đủ theo thiết kết; phương pháp kiểm 
tra hộp đen để tìm lỗi theo input và output. 
 Các kết quả kiểm thử cần được lưu giúp cho việc 
lượng hoa quản trị, một công việc rất quan trọng của 
quản trị dự án 
LÀM TÀI LIỆU
 Tài liệu hướng dẫn cài đặt (môi trường, công 
cụ cài đặt, set up các tính năng của hệ 
thống, xử lý các tình huống cài đặt
 Làm tài liệu hướng dẫn sử dụng. Có thể có 
hai cấp, chi tiết hoặc đại thể
 Làm tài liệu hướng dẫn bảo trì
 Làm tài liệu khai thác và quản lý hệ thống
 Làm tài liệu đào tạo
CÔNG CỤ TRỢ GIÚP
 Môi trường lập trình
 Hệ hỗ trợ lập trình (các công cụ kiểu CASE)
 Quản lý cấu hình
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý
 Tiến độ và sự chủ quan của lập trình viên. 
Lập trình viên thường ước lượng sai, thường 
hiểu sai về mức độ đã hoàn thành
 Các mốc quan trọng
– Thiết kế chi tiết được phê duyệt
– Lập trình, test và xác nhận bới người quản lý dự 
án
– Kiểm thử tích hợp ở mức ban đầu để có cơ sở 
xây dựng kế hoạch kiểm thử hệ thống
– Biên soạn xong tài liệu bước đầu
QUẢN LÝ MUA SẮM
 Các hình thức mua sắm: chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, 
đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi, thầu EPC.
 Các bước thực hiện đấu thầu
 Soạn hồ sơ mời thầu (giới thiệu mẫu quy định của Bộ KHĐT)
 Mời thầu và nhận hồ sơ chào thầu
 Đánh giá hồ sơ (1 giai đoạn hoặc 2 giai đoạn)
 Chọn thầu
 Thương thảo hợp đồng
 Thực hiện
 Kiểm tra chấp nhận
 Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
TÓM TẮT
HỎI VÀ ĐÁP
HẾT BÀI 5

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_du_an_phan_mem_bai_6_giai_doan_thuc_hien.pdf